Hiện nay, tỉ lệ gieo trồng các giống lúa chất lượng thấp ở Việt Nam còn cao và không có dấu hiệu sụt giảm. Điển hình là vào vụ Đông Xuân năm 2012 giống lúa IR50404 chiếm tới 27,6% dù bộNN&PTNT đã có những khuyến cáo nên giảm diện tích trồng các giống lúa chất lượng thấp dưới 10%. Do đó, để làm giảm đi vấn đề
này, bộ NN&PTNT mà điển hình là cục Trồng trọt cần liên kết chặt chẽ với HHLT VN tuyên truyền và khuyến cáo nông dân rộng rãi hơn nữa để người nông dân chủ động chuyển đổi giống lúa theo hướng tăng các giống lúa có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
Không dừng lại ở việc nâng cao ý thức cải tạo cơ cấu giống trong nông dân, Bộ
NN&PTNT cần có những việc làm thiết thực hơn đểđưa giống tốt tới tận tay người
nông dân. Trước tiên, Bộ NN&PTNT phối hợp với HHLT VN cần tổ chức quy
hoạch, cơ cấu lại mạng lưới các cơ sở nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng
công nghệ kĩ thuật trong nông nghiệp để cải thiện tình trạnghoạt độngchưa thật sự
hiệu quảcác cơ sở nghiên cứu giống lúa ởnước ta.Từđó, xây dựng chiến lược phát
triển khoa học công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học để tạo ra các giống lúa
mới, năng suất cao, chất lượng tốt và thích hợp cho từng vùng miền. Bộ cần phối
hợp với HHLT VN đầu tư xây dựng các trung tâm cung ứng giống lúa đúng chuẩn và sạch cho nông dân. Bên cạnh đó, các giống lúa mới trước khi đưa vào sản xuất
đại trà, Bộ NN&PTNT cùng với HHLT VN cần tiến hành khảo nghiệm giống lúa
thật cẩn thận để tránh những rủi ro cho nông dân. Giống lúa sau khi đã kiểm nghiệm
cần được phân phối tới từng địa phương cho nông dân sản xuất. Tránh tình trạng
phân phối giống lúa theo kiểu hình chóp và hình thức như hiện nay. Bộ cần kiểm tra gắt gao việc phân phối giống lúa ởcác địa phương. Để giúp người dân mạnh dạn áp dụng giống lúa mới, Bộ cần có những chính sách khuyến khích người nông dân như
đảm bảo đầu ra cho nông dân, giảm giá mua giống lúa mới cho nông dân. Sau khi
định, người dân sẽ tự gieo trồng mà không cần những chính sách khuyến khích hay hỗ trợ của chính phủ.
Cải thiện được giống lúa sẽ giúp cho gạo Việt Nam có thể khắc phục được
nhược điểm về chất lượng hạt gạo đồng thời có thểtăng năng suất cao hơn nữa, duy
trì và tăng sản lượng gạo xuất khẩu trước tình trạng diện tích gieo trồng lúa ngày càng bị thu hẹp như hiện nay.