Ứng dụng khoa học kĩ thuật

Một phần của tài liệu luận văn năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo việt nam xuất khẩu sang thị trường trung đông (Trang 49 - 51)

Thứ nhất là trong hệ thống thủy lợi phục vụ trồng lúa. Đối với trồng lúa, chủ

động được nguồn nước là vấn đề cực kỳ quan trọng. Trong các năm qua, nhờ vào

những tiến bộ khoa học kĩ thuật và sự nỗ lực của nhà nước và nhân dân, chúng ta đã xây dựng được hệ thống đê bao khép kín tại các vùng sản xuất lúa, tránh được hiện

tượng lũ lụt xảy ra ở các tỉnh ven sông như khu vực quanh đồng bằng sông Hồng và các tỉnh ĐBSCL. Hơn nữa, một hệ thống đê điều kênh rạch phục vụ tưới tiêu cũng đã được xây dựng và hoàn thiện giúp dẫn nước vào tận đồng ruộng, cung cấp đầy

đủnước cho cánh đồng.

Thứ hai là việc cơ giới hóa vào trong nông nghiệp. Hiện có thể thấy, từ khâu

làm đất tới khâu gieo cấy, thu hoạch, bảo quản chế biến đều có sự tham gia của máy móc hiện đại thay cho sức lao động tay chân. Tuy nhiên, cơ giới hóa chủ yếu được áp dụng phổ biến rộng rãi trong khâu làm đất và thu hoạch, các khâu còn lại người dân chủ yếu vẫn thực hiện thủ công. Tuy nhiên, do điều kiện sản xuất nông nghiệp

ở nước ta còn nhỏ lẻ, manh mún nên việc áp dụng các biện pháp cơ giới hóa còn

nhiều khó khăn và bất cập.

Thứ ba là việc áp dụng các loại phân bón vào trồng lúa. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, ngày càng có nhiều loại phân bón hóa học và thuốc trừ sâu hỗ

trợ cho việc gieo trồng lúa. Việc bón phân là yếu tố tác động mạnh làm tăng sản

lượng và nâng cao phẩm chất hạt gạo. Tuy nhiên thực trạng bón phân trồng lúa tại

nước ta cho thấy việc bón phân chủ yếu là phân hóa học, người nông dân chưa chú

trọng kết hợp cả hai loại phân hữu cơ và phân hóa học. Nông dân vẫn tiến hành bón phân theo tập quán, kinh nghiệm dẫn đến lượng phân bón có khi quá thừa hoặc quá

thiếu, tỷ lệcân đối giữa các loại phân đạm, lân, kali không hợp lý. Điều này đã làm

cho đất thâm canh lúa ở Việt Nam ngày càng giảm độ phì nhiêu màu mỡ, ảnh

hưởng đến việc gieo trồng lúa trong tương lai cũng như ảnh hưởng đến năng suất và

chất lượng gạo.

Vấn đề thuốc trừ sâu cũng là một vấn đềđáng lưu tâm trong việc trồng lúa xuất

khẩu ởnước ta. Hạt gạo của ta chưa được đánh giá cao trên thịtrường gạo thế giới

một phần do dư lượng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học đối với hạt gạo còn ở mức

rất cao.

Kinh doanh xuất khẩu mặt hàng gạo đòi hỏi các DN phải có nguồn vốn lớn. Nhu cầu vay vốn để sản xuất và kinh doanh nông nghiệp là rất lớn nhưng khảnăng

tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng đối với DN và nông dân còn rất hạn chế do lãi suất tại Việt Nam quá cao, cơ chế cho vay còn nhiều điểm bất cập. Bên cạnh nguồn vay vốn từ phía ngân hàng, nguồn vốn FDI và ODA cũng chiếm tỉ trọng khá lớn. Tuy nhiên hai nguồn này có xu hướng giảm xuống. Nhà nước có nhiều chính sách cho vay hỗ trợ xóa đói giảm nghèo cho người dân nhưng các nguồn này chỉ

đóng vai trò hỗ trợchưa đủ tạo ra một sựthay đổi lớn trong ngành nông nghiệp Việt

Nam.

Một phần của tài liệu luận văn năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo việt nam xuất khẩu sang thị trường trung đông (Trang 49 - 51)