Hiện nay, các DN xuất khẩu gạo Việt Nam khi có hợp đồng xuất khẩu mới tiến hành thu mua từ các thương lái, điều này làm giảm tính chủđộng và làm giảm chất
lượng gạo xuất khẩu. Do thương lái khi mua lúa từ các hộ sản xuất lúa gạo đã không tiến hành phân loại các giống lúa khác nhau mà trộn chung với nhau trong khi lúa gạo ở Việt Nam được gieo trồng chủ yếu nhỏ lẻ dẫn đến hạt gạo không được
đồng nhất về chất lượng, hỗn tạp nhiều giống lúa khác nhau, giảm phẩm chất hạt lúa
đầu vào. Vì vậy DN cần cải thiện chất lượng lúa đầu vào thông qua liên kết với hộ
nông dân sản xuất lúa và tổ chức lại khâu thu mua lúa.
Các DN xuất khẩu cần liên kết chặt chẽ với hộ nông dân trồng lúa ở các địa
phương cụ thể nhằm sản xuất lúa tập trung cho xuất khẩu vào Trung Đông. Hiện nhu cầu ởTrung Đông bên cạnh các thịtrường truyền thống đòi hỏi chất lượng gạo trung bình như I-rắc, Yemen…tồn tại nhu cầu rất lớn đối với gạo chất lượng cao
như thịtrường các nước GCC. Do đó, về lâu dài, đểtăng NLCT của gạo Việt Nam
XK vào thịtrường này, các DN nên hợp tác với hộ nông dân quy hoạch vùng trồng lúa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu gạo vào khu vực này. Khi DN hợp tác với các hộ nông dân sẽ giúp người nông dân an tâm sản xuất và mạnh dạn trồng các giống lúa chất lượng cao. DN cần hướng dẫn người dân áp dụng Hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn Global GAP và đăng kí chứng nhận này để tạo uy tín cho mặt hàng gạo xuất khẩu của DN. DN cần giám sát chặt chẽ các hộ nông dân trong tất cả
các khâu từ chọn giống, chăm sóc, thu hoạch đến bảo quản để nông dân có thể tạo ra hạt lúa có chất lượng phù hợp với nhu cầu của DN và phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn Global GAP.
Bên cạnh đó, DN cần xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho các hạt lúa mà mình
thu mua theo hướng tuân thủ nghiêm ngặt những tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh
an toàn thực phẩm mà nhà nước ban hành và yêu cầu của đối tác NK nhằm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, tạo nguồn nguyên liệu đầu vào đồng nhất về chất lượng. DN cần tiến hành phân loại hạt lúa thu mua theo các phẩm chất khác nhau bằng cách quy
định tiêu chuẩn cụ thể cho từng cấp phẩm chất lúa và thu mua ở các mức giá khác
nhau. Làm được như trên sẽ giúp hạt gạo xuất khẩu đạt được độ đồng nhất về chất
lượng. Đồng thời các tiêu chuẩn trên phải được phổ biến rộng rãi từ khâu gieo trồng
cho các hộ nông dân biết để hộ nông dân có thể chủ động sản xuất đạt được chất
lượng hạt lúa như yêu cầu của DN.
Bên cạnh đó, DN cần đầu tư vốn xây dựng hệ thống kho bảoquản đủ lớn, đáp ứng tốt các yêu cầu về bảo quản nông sản nhằm đảm bảo duy trì chất lượng gạo trong quá trình lưu kho bảo quản.