Dân cư và nguồn lao động

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp thu hút fdi vào lĩnh vực nông nghiệp kinh nghiệm của một số nước asean và bài học cho việt nam (Trang 28 - 94)

Dân số ASEAN hiện nay trên 600 triệu người, chiếm khoảng 1/10 dân số thế

giới. Indonesia là quốc gia đông dân nhất khu vực với 237,6, triệu người, đứng thứ tư trên thế giới. Với lực lượng lao động khoảng 285 triệu người(ASEAN Labour Ministers Meeting, 2008),đây được coi là một trong những khu vực cónguồn lao

động dồi dào, giá rẻ trên thế giới. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với sản xuất nông nghiệp do đây là ngành đòi hỏi nhiều lao động, trong bối cảnh nền nông nghiệp ở hầu hết các nước ASEAN còn lạc hậu, tỷ trọng công nghiệp hóa, cơ giới hóa trong nông nghiệp chưa cao.

Ngày nay, các dự án FDI không chỉ tập trung vào sản xuất nguyên liệu đầu vào, mà còn đầu tư vào công nghiệp chế biến, đặc biệt còn mở rộng sang nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ sinh học. Do vậy, bên cạnh việc tận dụng những lợi thế về nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, thì việc xây dựng đội ngũ lao động, cán bộ có trình độ ngày càng trở nên quan trọng.

2.1.3. Cơ sở hạ tầng

Đây là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Cơ sở hạ tầng phát triển tạo thuận lợi cho việc vận chuyển, liên lạc, có tác động đến hầu hết các quy trình trong một dựán đầu tư, nhờđó giúp nhà đẩu tư giảm chi phí,

nâng cao năng lực sản xuất cũng như lợi nhuận đạt được.

Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển cơ sở hạ tầng trong việc thu hút

đầu tư nước ngoài, trong những năm qua các nước ASEAN đã có nhiều đầu tư đáng

kể để phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng trong nước. Các quốc gia đã xây dựng sân bay quốc tế, cảng biển, hệ thống đường cao tốc và viễn thông, thông tin liên lạc...

đến cả những vùng khó khăn nhất của đất nước. Chẳng hạn như Thái Lan đã phát triển hệ thống vận tải hàng không với hệ thống sân bay thương mại rộng khắp, biến tất cả các vùng của đất nước chỉ cách thủđô Bangkok khoảng 1 giờ bay. Ngoài ra Thái Lan cũng có hệ thống đường bộ phát triển dài 390.206 km, trong đó có 98.5% là đường bê tông trải nhựa đến các vùng của đất nước; hay như Malaysia cũng có hệ

Trên phạm vi khu vực, bên lề hội nghị thường niên Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) diễn ra tại Washington, các bộ trưởng Tài chính ASEAN ngày 24/9/2011 đã nhất trí thành lập Quỹ cơ sở hạ tầng trị giá gần 500 triệu USD nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa khu vực năng động này và các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới, theo đó các quốc gia thành viên có thể đề nghị

Quỹ cơ sở hạ tầng cấp các khoản vay để xây dựng đường bộ, đường sắt hay thực hiện các dự án khác vềcơ sở hạ tầng.

2.1.4. Thị trường sản phẩm

Dân sốđông không chỉđáp ứng nhu cầu vềlao động cho sản xuất nông nghiệp mà còn đảm bảo yếu tố thịtrường tiêu thụ cho sản phẩm. Tuy nhiên, các dự án FDI vào lĩnh vực nông nghiệp hiện nay không chỉ góp phần đảm bảo nhu cầu trong nước mà còn tập trung hướng về xuất khẩu. Do vậy, việc mở rộng quan hệ thương mại với các nước trên thế giới có vai trò quan trọng trong việc tạo thị trường cho sản phẩm nông nghiệp. Cùng với xu hướng hội nhập kinh tế thế giới, tất cả các nước ASEAN hiện nay, trừ Lào, đều đã là thành viên của WTO; có 7 nước tham gia APEC. Các quốc gia ASEAN cũng đã ký kết các thoả thuận tựdo thương mại với rất nhiều quốc gia, khu vực, tổ chức khác trên thế giới như Trung Quốc (ACFTA), Hàn Quốc (AKFTA), Nhật Bản, Úc, New Zealand và gần đây nhất là Ấn Độ.... Ngoài ra, hiện nay tổ chức này đang đàm phán thoả thuận tự do thương mại với Liên minh châu Âu, khi thỏa thuận tự do thương mại ASEAN-EU được ký kết sẽ

càng mở rộng thịtrường cho các sản phẩm nông nghiệp của ASEAN vào thị trường EU.

2.1.5. Luật pháp

Môi trường pháp lý, thủ tục cấp giấy phép, triển khai, quản lý dựán đầu tư.

Vềmôi trường pháp lý, các quốc gia đều tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư với các bộ luật của mình. Luật Lao động Thái Lan cho phép các nhà đầu tư được tuyển

lao động trực tiếp và không quy định lương tối thiểu cũng như thủ tục tuyển dụng. Các dự án đầu tư được quyền quyết định các điều kiện, điều khoản, phương thức, số lượng lao động tuyển dụng. Tuy nhiên, đối với lao động nước ngoài có một số hạn chế nhất định về thủ tục xin cấp giấy phép. Trong khi đó Malaysia cho phép nhà

đầu tư nước ngoài sử hữu đất đai, mặc dù phải qua thủ tục phê duyệt nhưng cũng là một ưu đãi lớn cho phép nhà đầu tư được tự do trong quá trình kinh doanh của mình.

Vềđơn giản hóa thủ tục pháp lý, cấp giấy phép, triển khai, quản lý dự án, thủ

tục, quy trình thông thoáng, đơn giản không chỉ giúp các nhà đầu tư tiết kiệm thời gian, chi phí trong quá trình làm thủ tục, cấp phép đầu tư mà còn đẩy nhanh quá trình thực hiện dự án, đưa dự án vào hoạt động, qua đó giúp nhà đầu tư nhanh

chóng nắm bắt cơ hội cũng như tạo lợi thế cạnh tranh trên thịtrường.

Chính sách liên quan đến thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp

Về hình thức đầu tư, các quốc gia áp dụng đa dạng hóa các hình thức đầu tư,

tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp nhất với đặc điểm lĩnh vực mà họ muốn hoạt động kinh doanh, với quy mô vốn và mục

đích đầu tư.

Về lĩnh vực thu hút đầu tư, một số quốc gia như Thái Lan, Indonesia đã chuyển việc quản lý dự án, lĩnh vực đầu tư theo hình thức danh mục khuyến khích

đầu tư sang hạn chế đầu tư. Thay vì quy định chung chung các danh mục khuyến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khích đầu tư như trước đây, hiện nay danh mục hạn chếđầu tư đã quy định rõ ràng những địa bàn, hình thức đầu tư, các ngành, các lĩnh vực không được phép đầu tư.

Khi sử dụng danh mục này, các nhà đầu tư có thể lựa chọn đầu tư vào bất kỳ dự án, lĩnh vực nào không thuộc danh mục hạn chếđầu tư, qua đó lĩnh vực đầu tư được mở rộng hơn rất nhiều và cũng tạo thuận lợi cho nhà đầu tư trọng quá trình làm thủ tục

đăng ký đầu tư.

Vềđịa bàn đầu tư, bên cạnh việc tích cực mở rộng các hình thức, lĩnh vực đầu

tư, các nước cũng rất chú trọng đến cân đối nguồn vốn đầu tư giữa các vùng miền

trong nước, đặc biệt là tăng cường thu hút FDI vào các khu vực vùng sâu vùng xa. Thái lan là một trong những quốc gia đã có những chính sách rất hợp lý trong vấn

đề này với việc chia đất nước ra thành ba khu vực đầu tư với những sựưu đãi khác nhau, những khu vực vùng sâu, vùng xa, xa trung tâm kinh tế sẽđược hưởng ưu đãi

Vềchính sách ưu đãi đầu tư, các nước đều sử dụng các chính sách khác nhau

như ưu đãi về thuế, ưu đãi về tài chính và các ưu đãi phi tài chính để khuyến khích FDI.

2.2. Thực trạng thu hút FDI vào nông nghiệp của các nước ASEAN

2.2.1. Thực trạng chung

2.2.1.1. Xu hướng thu hút FDI

Biểu đồ 2.1: Dòng vốn FDI vào nông nghiệp các nước ASEAN giai đoạn 2000-2010

Đơn vị: triệu USD

Nguồn: Statistics of Foreign Direct Investment in ASEAN 2006- ASEAN Investment Report 2011

Giai đoạn 2000- 2005: dòng vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp ASEAN tương đối ổn định nhưng ở mức thấp. Cụ thể là năm 2001 với số vốn chỉđạt 12.71 triệu USD, thấp nhất trong cả giai đoạn, chiếm tỷ trọng 0.07% trong tổng vốn FDI vào ASEAN. Nguyên nhân một phần là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998 đã tác động lớn đến nguồn vốn FDI đổ vào khu vực ASEAN nói chung, FDI vào lĩnh vực nông nghiệp nói riêng. Sau đó,dòng vốn FDI vào nông

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

nghiệp các nước ASEAN đã có bước tăng trưởng đáng kể trong năm 2002 với số

vốn đạt 522.41 triệu USD, tỷ trọng đạt 3.3%. Từ năm 2003 đến 2005, dòng vốn

tương đối ổn định, mặc dù có giảm so với năm 2002 nhưng vẫn ở mức cao hơn so

với năm 2000 và 2001.

Giai đoạn 2006- 2010: Giai đoạn này dòng vốn FDI vào nông nghiệp các nước ASEAN có những biến động lớn. Năm 2006, dòng vốn tăng so với năm 2005, đạt 325 triệu USD. Đặc biệt năm 2007, vốn FDI vào nông nghiệp đạt kỷ lục là 4780 triệu USD, chiếm 6.4% tổng vốn FDI vào khối. Nguyên nhân khách quan của sự tăng vọt này là năm 2007 cũng là năm dòng vốn FDI trên thế giới có sự gia tăng

mạnh mẽđạt 1.500 tỷ USD. Sự gia tăng này diễn ra ở tất cả các nhóm nước chính và khu vực ASEAN cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Về nguyên nhân chủ

quan, là nhờ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực; môi trường đầu tư được cải thiện; việc tư nhân hoá thành công tài sản Nhà nước ở một số nước; giá dầu tăng cao…Ngoài ra, đây cũng là năm kỉ niệm 40 năm thành lập khối ASEAN.

Sau 40 năm thành lập và phát triển, bên cạnh việc mở rộng quan hệ với các nước, khu vực bên ngoài, ASEAN đang đẩy mạnh hợp tác, liên kết nội khối, xây dựng thị trường chung thống nhất, làm tăng sức hấp dẫn với các nhà đầu tư và tăng cường sức mạnh kinh tế của khối. Cụ thể, hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN tháng 5/2007 đã nhất trí hoàn tất kế hoạch khung hội nhập kinh tế trong khuôn khổ Cộng

đồng kinh tế ASEAN (AEC), nhằm thực thi hội nhập sớm hơn dự định, từ năm 2020 lên năm 2015. Một trong những hoạt động chính của quá trình hội nhập là

điều chỉnh Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) nhằm phối hợp hoạt

động đầu tư nội khối, nơi toàn bộ các ngành sẽ mở cửa cho đầu tư từ các nước

ASEAN vào năm 2010 và cho tất cả các nhà đầu tư vào năm 2020 (Trung Việt, 2007). Tuy nhiên, giai đoạn 2008- 2010, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế

giới, vốn FDI vào nông nghiệp giảm mạnh trong năm 2008 và 2009, tăng trở lại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.1.2. Cơ cấu vốn

Cơ cấu vn theo nước nhận đầu tư

Bảng 2.1: FDI vào nông nghiệp ASEAN theo nước nhận đầu tư

Đơn vị: triệu USD

2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Bruney 2,23 1,07 0,02 0,01 0 - - - - Campuchia 32,44 0,82 9,94 12,45 131 118 72 88 157 Indonesia 385,44 180,14 141,46 37,15 230 2412 173 -44 337 Lào 0,57 0,32 0,48 6,89 10 74 9 6 4 Malaysia - -67,32 13,84 98,71 -101 2016 77 -68 28 Myanmar 0,99 0,17 1,08 - - - 1 0 - Philippin -0,03 0,19 -0,06 0,13 0 4 1 0 2 Singapore 13,50 -1,50 -790 -5,90 6 -3 3 2 3 Thái Lan 3,20 28,22 5,72 12,60 -2 3 9 7 6 Việt Nam 87,28 42,42 56,06 55,60 52 156 347 44 9

Nguồn: Statistics of Foreign Direct Investment in ASEAN 2006- ASEAN Investment Report 2011

Qua bảng, có thể thấy rõ sự phân bổ không đều của dòng vốn FDI vào lĩnh

vực nông nghiệp trong khối. FDI chủ yếu chảy vào các nước có nền nông nghiệp phát triển nhưViệt Nam, Thái Lan, Indonesia…,trong khi các nước như Bruney,

Lào, Campuchia lại chỉthu hút được lượng vốn rất thấp.

Indonesia dẫn đầu về thu hút FDI vào nông nghiệp trong ba năm liên tiếp từ 2002 đến 2004 với số vốn lần lượt là 385,44 triệu USD, 180,14 triệu USD và 141,46 triệu USD. Nguồn vốn FDI vào nông nghiệp Việt Nam cũng ở mức cao với vị trí dẫn đầu trong các năm 2000 và 2001 đạt 90.96 triệu USD và 120.33 triệu USD. Vốn FDI vào nông nghiệp Malaysia đứng đầu trong năm 2005 với 98,71 triệu

như Brunei, Philippin chiếm tỷ trọng không đáng kể trong dòng FDI vào khối, cụ

thể Philippin số vốn cao nhất chưa đạt 1 triệu USD, Bruney là 2.23 triệu USD.

Cơ cấu vn theo chđầu tư

Bảng 2.2: FDI vào nông nghiệp ASEAN theo chủ đầu tư

Đơn vị: triệu USD

Nhật Bản Hoa Kỳ EU Hàn Quốc Hong Kong Đài Loan Trung Quốc ASEAN 2000 0.45 15.51 20.64 4.59 3.47 30.19 3.50 26.05 2001 -9.25 -42.97 95.79 2.93 -41.69 23.45 4.49 24.79 2002 -11.92 27.17 40.49 185.96 8.35 7.08 4.09 171.18 2003 -23.44 125.71 -3.78 2.41 20.47 -0.09 1.20 76.15 2004 -6.57 6.24 -11.92 10.44 4.09 8.27 0.10 106.73 2005 1.68 -0.07 148.03 2.07 10.29 10.78 3.64 6.46 2006 9.01 34.52 46.06 11.71 54.93 23.82 9.42 118.91

Nguồn: ASEAN Secretariat – ASEAN FDI Database

Qua bảng chúng ta có thể rút ra một số nhận xét sau:

Thứ nhất, Nhật Bản được biết đến là nhà đầu tư lớn tại ASEAN, tuy nhiên

điều này lại không đúng trong lĩnh vực nông nghiệp. Cụ thể dòng vốn FDI từ Nhật Bản vào nông nghiệp ASEAN luôn ở mức thấp hơn các quốc gia còn lại, thậm chí trong giai đoạn 2001-2004 dòng vốn này mang dấu âm. Ngoài nguyên nhân chủ

quan do nông nghiệp không phải là lĩnh vực đầu tư hấp dẫn thì nguyên nhân khách quan là Nhật Bản cũng không phải là nước có nền nông nghiệp phát triển.

Thứ hai, Hoa Kỳ, EU cũng dành sự quan tâm cho nông nghiệp ASEAN. Mặc dù có những năm dòng vốn FDI từ Hoa Kỳ, EU vào ASEAN mang dấu âm nhưng

bù lại đóng góp của những năm khác rất đáng kể, điển hình là Hoa Kỳnăm 2003 (

125.71 triệu USD) và EU năm 2005 (148.03 triệu USD). Một đặc điểm đáng lưu ý nữa là Hoa Kỳ, EU vốn có nền nông nghiệp rất phát triển, do vậy đi kèm với nguồn vốn FDI là sự chuyển giao công nghệ tiên tiến trong sản xuất, điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nền nông nghiệp còn khá lạc hậu tại các nước ASEAN.

Thứ ba, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan cũng dành sự quan tâm nhất định cho nông nghiệp ASEAN. FDI từ Hàn Quốc vào nông nghiệp ASEAN năm 2002 đạt 185.96 triệu USD, cao nhất trong số các quốc gia. Dòng vốn FDI từ Trung Quốc tuy không lớn nhưng tương đối ổn định qua các năm.

Đầu tư trong nội khối ASEAN vào lĩnh vực nông nghiệp cũng chiếm một vị trí quan trọng. Tuy nhiên, lượng vốn này có xu hướng không ổn định qua các năm, đặc biệt trong hai năm 2004, 2005 khi giảm từ 106.73 triệu USD xuống 6.46 triệu USD.

2.2.2. Tình hình thu hút FDI vào nông nghiệp của một số nước ASEAN

2.2.2.1. Thái Lan

Cũng như Việt Nam, ngành nông nghiệp Thái Lan chiếm một vị trí quan trọng với nền kinh tế.Khủng hoảng tài chính 1997 – 1998 đã ảnh hưởng nặng nềđến nền kinh tếThái Lan, trong đó có ngành nông nghiệp. Từ đó đến nay, cùng với sự phục hồi, phát triển của nền kinh tế, ngành nông nghiệp Thái Lancũng đã đạt được những thành tựu đáng kể, trở thành một trong những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới (Thái Lan hiện là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới)

Biểu đồ 2.2: FDI vào nông nghiệp Thái Lan giai đoạn 2000-2011 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị: triệu USD

Nguồn: Bank of Thailand

-10 -5 0 5 10 15 20 25 30 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Qua biểu đồ 2.2, ta có thể thấy dòng vốn FDI vào nông nghiệp Thái Lan giai

đoạn 2000-2011 biến động mạnh, tăng giảm với biên độ lớn. Giai đoạn 2000-2002 cho thấy ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng 1997- 1998 khi dòng vốn FDI rất thấp,

đặc biệt năm 2001 mang giá trị âm. Tuy nhiên đến năm 2003, vốn FDI tăng kỷ lục

đạt 28.17 triệu USD. Đây là năm nền kinh tế Thái Lan có mức tăng trưởng cao, đạt

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp thu hút fdi vào lĩnh vực nông nghiệp kinh nghiệm của một số nước asean và bài học cho việt nam (Trang 28 - 94)