Xây dựng chiến lược thu hút và nâng cao hiệu quả quản lý FDI

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp thu hút fdi vào lĩnh vực nông nghiệp kinh nghiệm của một số nước asean và bài học cho việt nam (Trang 74 - 76)

của ngành

3.5.1.1. Xây dựng chiến lược thu hútFDI của ngành

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần kết hợp với các Bộ, Ban, Ngành hữu quan khác nhằm tiến hành rà soát, xây dựng quy hoạch vùng, sản phẩm chủ lực trên cơ sở gắn kết với mục tiêu, phương hướng phát triển của ngành. Bộ cần phải

đưa ra một chiến lược cụ thể thu hút bao nhiêu vốn cho phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh thu hút từ những đối tác nào, ưu tiên thu hút vốn vào địa phương nào, vùng

nào, nguồn vốn sẽđược sử dụng vào lĩnh vực nào.

Một chiến lược rõ ràng không chỉ giúp các ban, ngành trực thuộc, các địa

phương xác định cụ thể được mục tiêu, chiến lược thu hút FDI, mà còn tạo sự rõ ràng, minh bạch cho các nhà đầu tư nước ngoài trước khi quyết định đầu tư. Trên cơ

sở chiến lược và quy hoạch đã đề ra, Bộ sẽcùng các địa phương xây dựng các dự án trọng điểm đểưu tiên thu hút vốn. Danh mục các dự án trọng điểm được đưa ra dựa

trên đề xuất của các địa phương và những đánh giá nghiên cứu của cơ quan quản lý

đầu tư nước ngoài của Bộ. Việc xây dựng danh mục các dựán đầu tư trọng điểm sẽ

góp phần hạn chế hiện tượng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả, gây lãng phí nguồn vốn,

đồng thời tạo điều kiện phát huy tối đa các tiềm năng, thế mạnh của từng địa

Đặc biệt, cần có chiến lược thu hút hiệu quả theo vùng, miền, địa phương nhận

đầu tư, qua đó đẩy mạnh ưu tiên thu hút ngồn vốn vào các vùng kinh tế khó khăn,

vùng sâu vùng xa, tránh hiện tượng phân bổ nguồn vốn không đồng đều. Thái Lan

là nước thực hiện rất hiệu quả vấn đề này bằng việc chia đất nước ra thành ba khu vực với những ưu đãi đầu tư riêng cho từng khu vực.

3.5.1.2. Nâng cao hiệu quả quản lý FDI của ngành

Hoàn thiện, tiến tới đơn giản hóa bộ máy quản lý FDI, nâng cao chất lượng quản lý, tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận liên quan. Đối với thủ tục cấp

phép đầu tư, cần nghiên cứu cắt giảm các tiêu chí để xem xét, thẩm định dự án nhằm rút ngắn thời gian xét duyệt, thẩm định, cấp phép đầu tư. Việc quản lý hoạt

động đầu tư phải theo hướng giảm bớt các thủ tục liên quan đến giấy tờ, đảm bảo hiệu quả mà không gây phiền nhiễu, lãng phí thời gian của doanh nghiệp. Các thủ

tục hành chính cải tiến cho phù hợp với xu thế phát triển và điều kiện của doanh nghiệp. Cơ chế quản lý “một cửa” với việc quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ

quan, ban ngành trong việc quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài của Malaysia, Thái Lan cần được quan tâm xem xét.

Theo quyết định số 17/2005/QD-BNN ngày 22/2/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, quy hoạch, cơ

chế chính sách, theo dõi, giám sát, kiểm tra và tổng hợp công tác quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn là Vụ hợp tác quốc tế. Các cơ quan hỗ trợ cho Vụ hợp tác quốc tế là Vụ kế hoạch, các Cục chuyên ngành, các Tham tán nông nghiệp ở nước ngoài. Vụ kế hoạch là bộ phận chuyên nghiên cứu đưa ra các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch hoạt động của ngành trong

đó có hoạt động thu hút FDI. Các Cục chuyên ngành chịu trách nhiệm đưa ra chiến

lược quy hoạch, kế hoạch cho các tiểu ngành. Hệ thống Tham tán thương mại sẽ hỗ

trợ cho các doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin vềđối tác đầu tư, khả năng

tiếp cận, hỗ trợ xúc tiến đầu tư ởnước ngoài. Để tăng cường hiệu quả của hoạt động quản lý FDI, trong thời gian tới, cần tăng cường phối hợp hoạt động của các cơ

quan này hơn nữa, trong đó đặc biệt là hoạt động của các Tham tán nông nghiệp ở nước ngoài với vai trò là cầu nối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Tăng cường phối hợp giữa Bộ và cơ quan quản lý FDI ở các địa phương để

bao quát, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp FDI trong nông nghiệp. Tuy nhiên cần tránh can thiệp quá sâu vào hoạt động của các doanh nghiệp, hạn chế

thanh tra, kiểm tra nhiều lần, dễ gây ra các hiện tượng tiêu cực, ảnh hưởng đến quyền tự chủ của nhà đầu tư.

Cần xây dựng một cơ quan chuyên trách trong việc hỗ trợcác nhà đầu tư thực hiện các thủ tục đầu tư và giải quyết các vướng mắc gặp phải trong quá trình đầu tư. Đây là một việc làm rất cần thiết khi mà hệ thống chính sách, pháp luật liên quan

đến đầu tư nước ngoài ở Việt Nam còn chưa hoàn thiện, không tránh khỏi những trở

ngại gây ra cho các nhà đầu tư. Điều này đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải am hiểu về thủ

tục đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đầu tư nước ngoài vào ngành nông nghiệp thì mới có thể giúp các doanh nghiệp giải quyết những vướng mắc phát sinh, tạo niềm

tin đối với nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp thu hút fdi vào lĩnh vực nông nghiệp kinh nghiệm của một số nước asean và bài học cho việt nam (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)