Quy mô, tốc độ tăng trưởng

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp thu hút fdi vào lĩnh vực nông nghiệp kinh nghiệm của một số nước asean và bài học cho việt nam (Trang 51 - 53)

Bảng 3.1: Vốn FDI vào nông nghiệp giai đoạn 2000-2011

Năm Số dự án đăng ký Vốn đăng ký

(triệu USD) Vốn thực hiện (triệu USD) 2000 79 137,1 59,6 2001 78 214,3 53,4 2002 90 171,4 17,1 2003 101 178,3 141,0 2004 104 380,2 194,5 2005 101 148,9 215,1 2006 66 161,6 137,4 2007 80 286,8 201,2 2008 53 332,0 153,2 2009 32 84,9 40,0 2010 12 36,2 19,5 2011 30 130,7 71,1

Nguồn: Trần Nam Bình (2004), Báo cáo FDI nông nghiệp 1988-2003 và định

hướng 2010 Số liệu từ Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Về vốn đăng ký

Trong giai đoạn 2000-2010,FDI vào lĩnh vực nông nghiệp chiếm khoảng 2,3% tổng vốn FDI của cả nước. Cơ cấu vốn FDI trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ

trọng rất nhỏ và ngày càng có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Tính đến 15/12/2011, số dự án lũy kế là 496 dự án, với vốn đầu tư là 3.218.267.739,00 USD, vốn điều lệ là 1.551.774.601 USD. Cụ thể tình hình thu hút vốn FDI vào nông nghiệp các năm qua như sau.

Giai đoạn 2000-2006: Năm 2000, có 79 dự án FDI đăng ký vào nông nghiệp với số vốn đăng ký là 137,1 triệu USD. Năm 2001, FDI vào ngành nông nghiệp có khởi sắc với lượng vốn đăng ký đạt 214,3 triệu USD và 78 dự án. Tiếp đó, năm 2002 thu hút được 90 dự án với tổng số vốn giảm xuống còn 171,4 triệu USD; năm 2003 thu hút được 178,3 triệu USD với 54 dự án. Vốn đăng ký tăng lên 380,2 triệu USD với 104 dự án năm 2004. Tuy nhiên 2 năm tiếp theo là 2005, 2006, dòng vốn FDI vào nông nghiệp tiếp tục giảm cả về số lượng dự án lẫn vốn đăng ký, cụ thể

2005 là 101 dự án với số vốn đăng ký là 148,9 triệu USD, 2006 là 66 dự án với số

vốn 161,6 triệu USD.

Giai đoạn 2007-2011: mặc dù năm 2007, dòng vốn FDI vào Việt Nam

tăngmạnh với những dự án có vốn đầu tư hàng tỷ USD được cấp phép, nhưng chỉ

một phần rất ít trong sốđó là đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Số dựán đăng ký là 80 với tổng vốn là 286.7 triệu USD, tuy nhiên đây cũng là con số tăng đáng kể so với 2 năm trước đó. Năm 2008, số dự án giảm với 53 dựán nhưng vốn đăng ký tăng

so với 2007 đạt xấp xỉ 332 triệu USD. Năm 2009 FDI giảm mạnh cả về số dự án lẫn vốn đăng ký với 84,9 triệu USD trong 32 dự án. Năm 2010, vốn FDI vào nông nghiệp tiếp tục giảm, với 12 dự án và 36,2 triệu USD vốn đăng ký, chiếm 1% trong tổng vốn FDI vào Việt Nam. Tuy nhiên, năm 2011 đánh dấu sựtăng trở lại của vốn FDI với 30 dự án và 130,7 triệu USD vốn đăng ký.

Về vốn giải ngân

Theo Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn (NNPTNT), tỷ trọng vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp trong tổng vốn FDI vào nước ta liên tục giảm từ 21.6% giai

khoảng 3%, giảm xuống 1% năm 2010 và trong năm 2011 chỉ còn 0.89%. Không những vốn đăng ký thấp, mà tỷ lệ vốn giải ngân còn thấp hơn nhiều. Trong tổng số

vốn đăng ký 4.8 tỷ USD của 977 dự án FDI vào nông nghiệp tính đến 19/12/2008, chỉ có khoảng 2 tỷUSD được giải ngân so với tổng vốn FDI giải ngân của cảnước là 30 tỷ USD.

Cụ thể, năm 2000 lượng vốn giải ngân là 59,6 triệu USD, thì đến năm 2001,

giảm xuống còn 53,4 triệu USD và có xu hướng xấu đi trong hai năm tiếp theo.

Năm 2002 toàn ngành có 223 dựán được thực hiện với số vốn giải ngân là 17 triệu

USD. Đến năm 2003 thì chỉ có duy nhất 1 dự án được thực hiện với số vốn là 1 triệu USD. Từnăm 2004-2007, số vốn FDI giải ngân trong nông nghiệp vô cùng nhỏ bé. Cụ thể, cả giai đoạn 1988-2003, cả nước có 528 dự án được thực hiện với tổng vốn vào khoảng 1.75 tỷ USD thì đến năm 2007, con số này mới chỉ dừng lại ở

mức khoảng 2 tỷ USD tính đến 31/12/2007. Những năm tiếp theo, vốn giải ngân tiếp tục giảm xuống 153,2 triệu USD năm 2008, 40 triệu USD năm 2009, 19,5 triệu

USD năm 2010 và tăng lên 71,1 triệu USD năm 2011.

Tóm lại, xét trong cả giai đoạn 2000-2011, dòng vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp thấp, chiếm tỷ trọng nhỏ so với vốn FDI vào các lĩnh vực kinh tế khác.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp thu hút fdi vào lĩnh vực nông nghiệp kinh nghiệm của một số nước asean và bài học cho việt nam (Trang 51 - 53)