Những nét tương đồng

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp thu hút fdi vào lĩnh vực nông nghiệp kinh nghiệm của một số nước asean và bài học cho việt nam (Trang 49 - 50)

Vềđiều kiện tự nhiên, cùng nằm trong khu vực Đông Nam Á, do đó mang đặc

điểm về điều kiện tự nhiên chung của khu vực là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm với

hai mùa đặc trưng là mùa khô lạnh, mát và mùa mưa tương đối nóng và ẩm. Cũng

giống như điều kiện chung của khu vực ASEAN, điều kiện tự nhiên của Việt Nam thuận lợi cho phát triển cảnông, lâm, ngư nghiệp.

Về khí hậu, nằm trong vành đai nội chí tuyến, nhiệt độ cao và độ ẩm lớn

quanh năm. Phía Bắc chịu ảnh hưởng của lục địa Trung Hoa nên ítnhiều mang tính khí hậu lục địa với mùa đông lạnh. Biển Đông ảnh hưởng sâu sắc đến tính chấtnhiệt

đới gió mùa ẩm của đất liền. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm khôngthuần nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam, hình thành nên các miền và vùngkhí hậu khác nhau rõ rệt. Khí hậu Việt Nam thay đổi theo mùa và theo vùngtừ thấp lên cao, từ Bắc vào Nam và từ Đông sang Tây. Đặc điểm khí hậu này thuận lợi cho phát triển đa dạng các loại cây trồng, đặc biệt là các loại cây lương thực.

Vềtài nguyên, nước ta được thiên nhiên ưu đãi với nguồn tài nguyên vô cùng phong phú. Với ¾ diện tích là đồi núi trong đó 30% được che phủ bởi rừng, có hệ động thực vật đa dạng, nhiều loại cây gỗ quý, là điều kiện thuận lợi cho lâm nghiệp phát triển. Diện tích mặt nước kể cả nước ngọt, nước lợ, nước mặn là nguồn tài nguyên phong phú cho phát triển nuôi trồng, khai thác, đánh bắt thủy hải sản. Ngoài ra, diện tích mặt nước lớn, phân bổđều ở các vùng với hệ thống sông suối, hồđầm, kện rạch…còn là nguồn cung cấp nước cho trồng trọt, chăn nuôi.

Điều kiện tự nhiên là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cả về nông lâm

ngư nghiệp, nên khu vực ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng luôn được coi là

điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Vềđiều kiện kinh tế, giống như hầu hết các nước ASEAN, xuất phát điểm của Việt Nam khi tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa đều là từ nền kinh tế nông

nghiệp lạc hậu. Vì vậy, để phát triển kinh tế, các nguồn vốn đầu tư, trong đó có

nguồn vốn FDI, giữ một vai trò quan trọng.

Trong xu thế hội nhập, hợp tác cùng phát triển trên thế giới, Việt Nam cùng

các nước khác trong khối cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Tất cả các quốc gia trong khối đều chủtrương tăng cường phát triển kinh tếđối ngoại, tựdo hóa thương

mại đầu tư, đẩy mạnh liên kết song phương, đa phương, nhằm mục tiêu đưa đất

nước ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, tận dụng tối đa các

nguồn lực từbên ngoài để phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, xuất phát điểm thấp cũng gây ra những hạn chế trong việc thu hút

đầu tư nước ngoài, như cơ sở hạ tầng kém phát triển, trình độđội ngũ cán bộ nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư. Đây là các hạn chế mà Việt

Nam và các nước ASEAN đang tập trung khắc phục đểtăng cường thu hút nguồn vốn FDI.

Về dân cư, nguồn lao động, ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng từ lâu vốn được xem là có dân sốđông, nguồn lao động dồi dào, giá rẻ. Cụ thể dân số Việt

Nam năm 2011 là 87,84 triệu người, tăng 1,04% so với năm 2010. Lực lượng lao

động từ 15 tuổi trở lên chiếm 51,39 triệu người, tăng 1,97% so với năm 2010, lực

lượng lao động trong độ tuổi lao động là 46,48 triệu người, tăng 0,12%(Tổng cục Thống kê, 2011). Đây là một lợi thế trong việc thu hút FDI, đặc biệt trong lĩnh vực cần nhiều lao động như nông nghiệp. Tuy nhiên, trong bối cảnh yêu cầu về trình độ, tay nghề người lao động của các dự án FDI ngày càng cao, thì phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực là mục tiêu quan trọng mà Việt Nam cũng như các nước ASEAN đang hướng tới.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp thu hút fdi vào lĩnh vực nông nghiệp kinh nghiệm của một số nước asean và bài học cho việt nam (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)