Hoàn thiện cơ chế chính sách về khuyến khích ĐTNN vào lĩnh vực

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp thu hút fdi vào lĩnh vực nông nghiệp kinh nghiệm của một số nước asean và bài học cho việt nam (Trang 76 - 94)

vực nông nghiệp

Để tăng cường thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp, bên cạnh những giải pháp tổng thể về phát triển nông nghiệp nông thôn đã được xây dựng trong kế

hoạch của ngành, cần phải có hệ thống cơ chế, chính sách đồng bộ nhằm khuyến khích FDI vào lĩnh vực nông nghiệp theo các hướng cơ bản sau:

3.5.2.1. Chính sách hỗ trợ, ưu đãi, đảm bảo ĐTNN trong lĩnh vực nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp chịu nhiều rủi ro, trong khi mục tiêu hàng đầu của nhà

đầu tư nước ngoài là tìm kiếm lợi nhuận, do vậy đề tăng cường thu hút FDI vào nông nghiệp, cần có hệ thống chính sách ưu đãi, hỗ trợđủ sức hấp dẫn để nhà đầu

tư bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vực nhiều rủi ro này.

Cũng như hầu hết các quốc gia ASEAN khi thu hút FDI vào nông nghiệp, Việt

Nam đã áp dụng một loạt các biện pháp ưu đãi đầu tư dưới các hình thức như miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, tiền thuê đất, mặt nước và nhiều hình thức hỗ trợ khác, tập trung chủ yếu vào các hình thức hỗ trợ tài chính. Tuy nhiên, với việc Việt Nam gia nhập WTO thì các hình thức trợ cấp nói chung, trợ cấp

trong nông nghiệp nói riêng sẽ phải cắt giảm và tiến tới loại bỏtrong tương lai gần. Do vây, nhiệm vụ quan trọng, cấp bách hiện nay là phải xây dựng chính sách khuyến khích FDI vào nông nghiệp theo hướng vào đảm bảo mục tiêu tăng cường thu hút nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp nông thôn, vừa thực hiện đúng cam kết quốc tế.

Thứ nhất, duy trì và mở rộng các ưu đãi, hỗ trợđầu tư hiện hành đối với các dự án FDI vào lĩnh vực nông nghiệp, đồng thời giảm dần tiến tới loại bỏ các tiêu chí liên quan khuyến khích xuất khẩu, ưu tiên sử dụng nguyên liệu trong nước thay thế

hàng nhập khẩu.

Thứ hai, vận dụng tối đa các biện pháp được WTO cho phép để tăng cường thu hút FDI vào ngành như:

 Tăng cường trợ cấp cho nông dân đểđầu tư phát triển nguồn nguyên vật liệu

trong nước dưới hình thức cho vay ưu đãi ( nằm trong trợ cấp màu xanh lá cây)

 Đẩy mạnh, hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động R&D, phục vụ

công nghiệp chế biến.

 Bảo hộ một số sản phẩm trong nước bằng việc áp dụng hạn ngạch thuế quan thay thế cho biến pháp cấm, hạn ngạch đã dỡ bỏ theo cam kết.

Thứ ba, tiếp tục ưu tiên đầu tư cho các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, dự án R&D, dự án xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ

nông nghiệp, nông thôn

Thứ tư, ngoài việc tuân thủ cam kết của WTO, cũng cần phải vận dụng tối đa

các hỗ trợ, các thỏa thuận tự do thương mại khi gia nhập WTO đểtăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

3.5.2.2. Chính sách về thịtrường vốn và tín dụng đầu tư

Trong những năm qua, nguồn vốn phục vụ cho đầu tư vào nông nghiệp chủ

yếu là vốn tín dụng từ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Ngoài ra, các hộ nông dân và doanh nghiệp trong nước còn được hỗ trợ vốn thông qua các quỹ tín dụng nhân dân, các dựán, chương trình theo mục tiêu của Nhà nước…Tuy nhiên, một thực tế là nguồn vốn này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn dành cho

đầu tư và phát triển trong lĩnh vưc nông nghiệp. Do vậy, một trong những yêu cầu

đặt ra là phải phát triển nhanh thị trường vốn, tín dụng dành cho phát triển nông

thôn theo các hướng sau:

Một là, xem xét lại chính sách tín dụng theo hướng tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, không phân biệt doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong việc tiếp cận nguồn vốn, tín dụng. Theo đó, các dự án FDI trong nông nghiệp nếu đáp ứng đủ điều kiện, cũng được hưởng ưu đãi về tín dụng từ

Ngân hàng phát triển dưới các hình thức như: cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất, và bảo lãnh tín dụng. Ngoài ra, cũng cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân được tiếp cận nguồn vốn, tín dụng ưu đãi này. Hầu hết các nước ASEAN đều áp dụng sự ưu đãi tiến dụng này.

Hai là, tạo kênh hỗ trợ vốn cho các dự án liên doanh trong nông nghiệp nhằm

đáp ứng đủ nguồn vốn cho doanh nghiệp trong nước tham gia góp vốn liên doanh, thực hiện một số dự án thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư như tạo giống, sản xuất phục vụ xuất khẩu…

Ba là, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có vốn FDI vay vốn hiệu quả qua việc áp dụng cơ chế bảo lãnh, thế chấp, điều kiện vay vốn thuận lợi.

Bốn là, trong phân bổ nguồn vốn ODA, có thể xem xét cho các doanh nghiệp

FDI vay khi đầu tư vào các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư, các dự án vào các vùng kinh tế, xã hội khó khăn, các dự án trọng điểm quốc gia. Đối với các dự án

trong điều kiện sản xuất khó khăn, cần xem xét hỗ trợ bổ sung vốn kịp thời, tránh hiện tượng giải thể, phá sản, dẫn đến tác động tiêu cực cho nền kinh tế và tâm lý không tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài.

3.5.2.3. Chính sách vềđất đai, rừng, mặt nước trong nông nghiệp

Đất đai là TLSX quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay công tác quản lý đất đai dành cho các dự án đầu tư trong nông nghiệp nói chung, dự án FDI trong nông nghiệp nói riêng vẫn còn nhiều bất cập, hạn chếnhư

tình trạng thiếu đất sản xuất, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng chậm, gây ảnh

hưởng không nhỏ tới hoạt động đầu tư. Để khắc phục những vấn đề còn tồn tại trên cần thực hiện các biện pháp sau:

Chính phủ, các địa phương cần có quy định ưu tiên tạo quỹđất cho các dự án, tạo điều kiện thuận lợi, ưu tiên cho nhà đầu tư khi xem xét mở rộng diện tích đất để

mở rộng dự án. Thực hiện nhất quán chính sách giao đất, rừng, mặt nước cho nhà

đầu tư theo hướng vừa quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên, vừa khuyến khích, đảm bảo cam kết trong việc giao đất, rừng, mặt nước thực hiện các dự án đầu tư. Xây

dựng quy trình vềgiao đất, giao rừng cho các địa phương thống nhất thực hiện, theo quy hoạch đã được phê duyệt và gắn liền với bảo vệmôi trường sinh thái. Có những biện pháp nhằm hỗ trợnhà đầu tư đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, đặc biệt

là đền bù đất cho nông dân. Trong các dự án liên doanh, có thể hỗ trợ bằng nguồn vốn ngân sách hoặc cho vay ưu đãi đối với bên Việt Nam trong việc thực hiện công tác giải tỏa, đền bù, sớm đưa đất vào góp vốn để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

Mở rộng, củng cố quyền của người được giao đất, thuê đất, đảm bảo khảnăng tiếp cận lâu dài đối với đất đai. Đơn giản hóa thủ tục trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đảm bảo cho rừng, đất rừng có sử hữu cụ thể, đồng thời cũng tạo điều kiện cho nhà đầu tư có tài sản thế chấp vay vốn để phát triển dự án.

3.5.2.4. Các biện pháp đảm bảo đầu tư

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tham gia các thể chế quốc tế về đầu tư, đảm bảo

đầu tư, ký kết các hiệp định bảo hộ đầu tư đa phương, song phương, tạo niềm tin

cho nhà đầu tư khi đầu tư vào nước ta nói chung, vào lĩnh vực nông nghiệp nói riêng. Indonesia là quốc gia đã thực hiện rất tốt hoạt động này với việc ký thảo thuận song phương vềđầu tư với 55 nước trên thế giới, đồng thời cũng là thành viên của MIGA- cơ quan bảo hộ đầu tư đa phương, nhằm bảo vệ các nhà đầu tư nước ngoài tránh khỏi những rủi ro chính trị.

Hoàn thiện và tăng cường thực hiện quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ bản quyền. Thực tế tình trạng vi phạm bản quyền là một trong những nguyên nhân khiến nhà

đầu tư nước ngoài mới chỉ tập trung vào các dự án khai thác các tiềm năng, thế

mạnh hiện có, sử dụng nhiều lao động. Thái Lan, Indonesia, Malaysia ngoài việc ký kết các hiệp định bảo hộđầu tư đều đã sớm ban hành các luật về bảo hộ quyền sở

hữu trí tuệ, thương hiệu, bản quyền. Việt Nam cũng cần có những cơ chế chính sách mạnh mẽhơn trong vấn đề này, nhằm tăng dựán FDI có hàm lượng công nghệ cao.

3.5.3. Cải thiện cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn

Để thu hút nguồn vốn ĐTNN, các chính sách ưu đãi đầu tư được coi là điều kiện cần. Về dài hạn, để giữchân nhà đầu tư, khuyến khích nhà đầu tư mở rộng quy mô dự án và thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư mới, thì các yếu tốcăn bản như cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, thịtrường mới là quan trọng, quyết định.

Xác định rõ tầm quan trọng của phát triển cơ sở hạ tầng trong chiến lược tăng cường thu hút FDI, khu vực ASEAN nói chung, các nước ASEAN như Thái Lan, Malaysia nói riêng đều dành sự quan tâm lớn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Ở

Việt Nam, trong những năm gần đây, hệ thống cơ sở hạ tầng cũng đã có những chuyển biến tích cực cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Hệ thống đường giao thông, hệ

thống điện, thông tin liên lạc, đặc biệt tại các vùng nông thôn đã được quan tâm đầu

tư phát triển. Vềcơ sở hạ tầng nông nghiệp, hệ thống giao thông thủy lợi được cải thiện đã phần nào đáp ứng nhu cầu tưới tiêu nước cho sản xuất nông nghiệp, góp phần hình thành các vùng chuyên canh như cao su, cafe ở miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, vùng chè ở trung du miền núi phía Bắc. Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn cũng được quan tâm xây dựng.

Tuy nhiên, đểtăng cường hơn nữa thu hút FDI vào nông nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh phải cạnh tranh gay gắt về thu hút nguồn vốn FDI hiện nay, thì cần tiếp tục

đẩy mạnh đầu tư cho cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông

thôn.Trước tiên, cần tăng nguồn vốn cho đầu tư phát triển các công trình kết cấu hạ

tầng cho ngành nông nghiệp. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hàng năm, từ phát hành trái phiếu trong nước, quốc tế, trái phiếu công trình…khuyến khích các dự án,

chương trình phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn dưới hình thức nhà

nước và nhân dân cùng làm. Nguồn vốn vay thương mại, vốn ODA, đặc biệt khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân và các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các

dự án BOT, BT, BTO để phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, theo quy hoạch thống nhất, đáp ứng kịp thời sự phát triển kinh tế xã hội. Các công việc cần làm cụ thể là:

 Xây dựng, kiên cố hóa, mở rộng mạng lưới giao thông trong cảnước. Chính sách hỗ trợ của nhà nước, cùng với các địa phương, đóng góp của nhân dân

để phát triển nhanh hệ thống giao thông nông thôn, nâng cấp các tuyến

đường hiện có, xây dựng hệ thống cầu, cống …phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa, đặc biệt tại các vùng nguyên liệu phục vụ cho các dự án.

 Xây dựng, mở rộng lưới điện quốc gia, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của nhân dân, doanh nghiệp, tránh tình trạng thiếu điện dành cho sản xuất vào mùa khô.

 Phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông, thông tin liên lạc, internet, từng

bước ứng dụng công nghệ thông tin trong nông nghiệp, nông thôn.

 Đặc biệt ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi theo hướng sử dụng tổng hợp tài nguyên đất nước để cấp nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt, và cải thiện môi trường, phòng chống, hạn chế, giảm nhẹ thiên tai. Áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ tưới tiêu nước tiết kiệm trong việc xây dựng và quản lý các công trình thủy lợi.

3.5.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nông nghiệp

Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư, đặc biệt trong những dựán đòi hỏi trình độ, tay nghề cao là một trong những rào cản đối với dòng vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp trong thời giạn qua. Các nước Thái Lan, Malaysia bên cạnh việc tạo thuận lợi cho người lao động nước ngoài là các

chuyên gia đến sống và làm việc ởnước mình, thì cũng rất quan tâm đến việc phát triển nguồn nhân lực trong nước. Ởnước ta, để khắc phục hạn chế về chất lượng đội ngũ lao động này, cần phải có chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho lực lượng lao

động hiện tại, cũng như đối với lực lượng lao động trong tương lai, từđội ngũ cán

bộ quản lý nhà nước về FDI, cán bộ tham gia quản lý doanh nghiệp FDI, đến lao

động làm việc trong các dự án FDI trong lĩnh vực nông nghiệp.

Thứ nhất, phát triển hệ thống đào tạo nghề ở nông thôn, hệ thống khuyến nông, khuyến ngư, đào tạo chuyển giao kỹ thuật, kiến thức kinh tế, quản lý sản xuất, kiến thức về thịtrường, thông tin. Kết hợp tập trung đào tạo nghề phi nông nghiệp

Thứ hai, hỗ trợ việc làm cho khu vực nông nghiêp và phi nông nghiệp, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Đây là hướng đi quan trọng đểtăng thu nhập cho dân cư nông thôn.

Thứ ba, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao. Có chiến lược

đào tạo thích hợp đối với các trường đào tạo về lĩnh vực nông lâm, ngư nghiệp. Ngoài việc đào tạo chuyên môn, cần đẩy mạnh đào tạo ngoại ngữ, tin học, tạo cơ

hội cho các học viên sau này có thể làm việc trực tiếp với các chuyên gia nước ngoài, tiếp cận với các nguồn tài liệu nước ngoài khi tham gia các dự án FDI.

Xây dựng đội ngũ lao động chất lượng cao không chỉ đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ phát triển kinh tế, nâng cao khảnăng thu hút FDI của nông nghiệp Việt Nam mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ thông qua FDI trong nông nghiệp, góp phần thực hiện chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

KẾT LUẬN

Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nền nông nghiệp kém phát triển, do vậy để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,thì công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn phải được xác định là nhiệm vụ hàng đầu. Đây là yêu cầu tất yếu khách quan đểđưa nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, văn minh.

Để thực hiện nhiệm vụ đó, bên cạnh phát huy tối đa nội lực, thì việc thu hút, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài giữ một vai trò quan trọng. Thực tế

trong những năm qua, nông nghiệp Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực, một phần nhờ các nguồn lực từ bên ngoài đó, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được, vẫn còn một số hạn chế

trong việc thu hút, sử dụng nguồn vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam như

hiệu quả các dựán chưa cao, phân bổ nguồn vốn không đều... Ngoài ra, việc thiếu chiến lược thu hút FDI dài hạn, cơ sở hạ tầng yếu kém, chất lượng nguồn nhân lực

chưa cao…đang là những trở ngại lớn đối với dòng vốn FDI vào nông nghiệp, mà thực tế là vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với các ngành kinh tếkhác, và ngày càng có xu hướng giảm.

Qua việc nghiên cứu tình hình thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp của các

nước ASEAN, mà cụ thể là tại ba nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia, chúng ta có

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp thu hút fdi vào lĩnh vực nông nghiệp kinh nghiệm của một số nước asean và bài học cho việt nam (Trang 76 - 94)