nước ASEAN
2.4.2.1. Thái Lan
Thái Lan đặc biệt ưu tiên đến phát triển nông nghiệp, do vậy hoạt động đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp của Thái Lan luôn dành được những ưu đãi về
chính sách đầu tư.
Luật Xúc tiến Đầu tư 2001 (Investment Promotion Act B.E 2544, 2001) sửa
đổi từ Luật Xúc tiến Đầu tư 1992, quy định những ưu đãi về thuế và phi thuế đối với hoạt động đầu tư của nhà đầu tư trong và ngoài nước, cụ thểưu đãi với nhà đầu
tư nước ngoài như sau:
Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, Thái Lan chia đất nước thành ba khu vực với những mức ưu đãi khác nhau (xem phụ lục 1). Cụ thể, các dựán đầu tư vào
khu vực 1được miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm; khu vực 2 là 3
năm và có thể kéo dài đến 5 năm; khu vực 3 là 8 năm (ASEAN Investment
Guidebook, 2009, tr 249).
Ưu đãi về thuế nhập khẩu hàng hóa vốn như máy móc, trang thiết bị phục vụ
sản xuất: các dự án FDI vào khu vực 1, khu vực 2 được giảm 50% thuế nhập khẩu máy móc thiết bị nếu những loại máy móc, thiết bị này phải chịu mức thuế lớn hơn
Đối với nhập khẩu nguyên vật liệu thô phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, khu vực 1, khu vực 2 được miễn thuế trong vòng 1 năm, khu vực 3 được miễn thuế
trong 5 năm.
Ưu đãi về tín dụng, không hạn chế việc vay vốn của các dự án FDI từ các tổ
chức tín dụng, bao gồm các ngân hàng thương mại, tập đoàn tài chính công nghiệp Thái Lan (IFCT), các công ty tài chính, tín dụng, chứng khoán…
Chính sách về đất đai, lao động, luật Đất đai Thái Lan không cho phép nhà đầu tư, công ty nước ngoài sở hữu đất đai. Tuy nhiên, đối với các công ty mà sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài nhỏ hơn hoặc bằng 50% vẫn có thể sở hữu đất đai như quy định trong chương 27 Luật Xúc tiến Đầu tư 2011 và thông báo số 2/2546 của Bộ Đầu tư Thái Lan (BOI). Luật Xúc tiến Đầu tư cũng cho phép công dân nước
ngoài đến Thái Lan nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư; các dự án FDI có thể đem theo
các chuyên gia, kỹsư nước ngoài cùng với gia đình của họ…
Bên cạnh ưu đãi về thuếlà các ưu đãi về dịch vụ. Thái Lan giảm giá thuê nhà
đất, văn phòng, cước viễn thông, vận tải...Giá dịch vụ, các chi phí cho tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh ở Thái Lan cũng thuộc loại hấp dẫn nhất trong khu vực (xem phụ lục 2).
Về thủ tục pháp lý, quy trình đầu tưđều là thủ tục một cửa đơn giản, với những
hướng dẫn cụ thể tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư. Ở Thái Lan có Luật xúc tiến
thương mạiquy định rõ ràng cơ quan nào, ngành nào có nhiệm vụ gì trong việc xúc tiến đầu tư.
Các biện pháp đảm bảo đầu tư, tháng 10 năm 2000, Thái Lan trở thành thành viên của MIGA- cơ quan bảo hộ đầu tư đa phương nhằm bảo vệ các nhà đầu tư nước ngoài tránh những rủi ro chính trị. Thái Lan cũng sớm thông qua các luật về
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu, bản quyền như Trademark Act B.E 2534 (A.D. 1991), Patent Act B.E 2522 (A.D. 1992, Copyright Act B.E 2537 (A.D 1994).
Thái Lan cũng là thành viên của Công ước Paris (02/08/2008), Hiệp định TRIPS về
Bên cạnh những biện pháp ưu đãi, đảm bảo đầu tư, Thái Lan cũng áp dụng một số hạn chế nhất định đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp. Cụ thểđối với các dự án đầu tư vào các lĩnh vực như trồng lúa, trồng trọt, làm vườn, chăn nuôi gia súc, các dự án về khai thác lâm sản, hải sản, khai thác muối… trong lãnh thổ Thái Lan, nhà đầu tư chỉđược phép đầu tư khi được những dự án đó được Hội đồng đầu tư cho phép. Trong những dự án này cũng chỉ cho phép đầu tư dưới hình thức liên doanh và các nhà đầu tư nước ngoài không được nắm phần sở hữu đa số.
Thái Lan cũng hạn chếđầu tư nước ngoài trong những ngành nghề nhất định
mà chưa thực sự sẵn sàng hợp tác với nước ngoài như: sản xuất bột mỳ, đánh bắt thủy sản, khai thác lâm sản…
Hiện nay, Thái Lan là một trong những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế
giới, đặc biệt xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới. Nguyên nhân có được điều đó là do Thái Lan đã biết định hướng vốn FDI vào việc khai thác đặc sản của từng vùng, thậm chí cả những vùng khó khăn nhất. Chính chính sách này đã làm cho nền nông nghiệp Thái Lan có được những lợi thế cạnh tranh cả về chất lượng và giá sản phẩm, xây dựng thương hiệu nông sản quốc gia trên thịtrường thế giới.
2.4.2.2. Indonesia
Ngành nông nghiệp Indonesia đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế với
hơn một nửa số dân phục vụ trong nông nghiệp. Do vậy, để phát triển, tăng thu hút
FDI vào lĩnh vực nông nghiệp, Indonesia đã có hàng loạt các chính sách ưu đãi
dành cho nhà đầu tư nước ngoài.
Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài là Luật đầu tư số 25
năm 2007. Theo đó các công ty có vốn FDI được hoạt động trong vòng 30 năm kể
từ ngày thành lập. Trong thời gian hoạt động nếu cam kết tăng vốn thì thời gian hoạt động sẽ được tăng thêm 30 năm. Luật cũng không giới hạn về tỷ lệ nắm giữ
phần sở hữu đối với nhà đầu tư và số vốn đầu tư tối thiểu. Đối với loại hình công ty 100% vốn nước ngoài, sau 15 năm hoạt động phải bán tối thiểu 5% cổ phần cho phía Indonesia.
Indonesia thực hiện giảm mức thu nhập chịu thuế tới 30% tổng giá trị vốn đầu
tư trong 6 năm, tương đương 5% 1 năm. Chẳng hạn một công ty có tổng vốn đầu tư
là 1 tỷ USD sẽ được giảm 50 triệu USD (5% x 1 tỷ USD) 1 năm khi tính thu nhập chịu thuế. Lỗ được chuyển sang kỳ tiếp theo nhưng không quá 10 năm. Thuế nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất được giảm đến 5% nếu các hàng hóa này chịu mức thuế lớn hơn 5% . Ngoài ra, các dự án FDI không bị hạn chế
trong việc tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng (ASEAN Investment Guidebook, 2009, tr 83).
Đất sử dụng cho nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi gia súc và thủy sản,
nhà đầu tư có quyền sử dụng trong vòng 35 năm và được kéo dài thêm 25 năm nếu
đất được sử dụng đúng mục đích và quản lý tốt. Quyền sử dụng đất có thểđược thế
chấp hoặc chuyển nhượng nếu được phép của nhà chức trách. Khi được phép đầu tư
vào các lĩnh vực như khai thác rừng, trồng trọt, nhà đầu tư có thể sử dụng đất trong phạm vi được phép.
Chính phủIndonesia đã ký thỏa thuận song phương vềđầu tư với 55 nước trên thế giới, đồng thời cũng là thành viên của MIGA. Ngoài ra, Indonesia cũng thông
qua các luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệnhư luật bản quyền số 6 năm 1997, luật thương hiệu, nhãn hiệu số15 năm 2001, luật về bằng phát minh sáng chế số14 năm
2001.
2.4.2.3. Malaysia
Ở Malaysia, các ưu đãi về thuếđối với hoạt động đầu tư được quy định trong luật thuế thu nhập 1967, luật thuế môn bài 1976, luật xúc tiến đầu tư năm 1986, các
danh mục khuyến khích đầu tư được Bộ Công nghiệp và Thương mại (MITI) Malaysia công bốhàng năm. Cụ thể, miễn thuế thu nhập cho các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực nông nghiệp từ 3-5 năm, đối với các dự án trồng rừng được miễn thuế thu nhập trong vòng 10 năm; cho phép chuyển lỗ sang năm sau và trừ vào chi
phí trong 5 năm, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 50% trong 5 nămsau thời gian miễn thuế(ASEAN Investment Guidebook, 2009, tr 139).
Miễn thuế nhập khẩu các máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất mà trong
nước chưa sản xuất được; miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên vật liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu.
Cũng giống như Thái Lan, Malaysia thực hiện chính sách “một cửa” đối với hoạt động đầu tư trên toàn lãnh thổ. Cơ quan chính được quyền phê chuẩn, cấp phép
đầu tư là Cơ quan Phát triển Đầu tư (MIDA), được thành lập từ năm 1967, trực thuộc Bộ Công nghiệp và thương mại quốc gia. MIDA hoạt động như một đầu mối duy nhất, là trung tâm điều phối đầu tư để giúp chủđầu tư thực hiện các thủ tục đầu
tư cần thiết. Chính sự thống nhất này đã giảm được các thủ tục hành chính chồng chéo, rườm rà, hạn chế nạn quan liêu, tham nhũng, tạo thuận lợi và là yếu tố thu hút
hơn nữa nguồn vốn FDI nói chung và FDI vào nông nghiệp nói riêng.
Vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đang rất được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Về vấn đề này, Malaysia đã tham gia ký kết công ước Paris, Công ước Berne, Hiệp định TRIPS về sở hữu trí tuệ liên quan đến thương maị; là thành viên của tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO). Malaysia cũng xây dựng hệ thống luật pháp về bảo vệ quyền sử hữu trí tuệ bao gồm: luật về phát minh, sáng chế 1983 và
quy định về phát minh, sáng chế 1996; luật vềthương hiệu, nhãn hiệu 1976 và quy
định về thương hiệu, nhãn hiệu 1997; luật bản quyền 1987; luật về thiết kế công nghiệp 1996.
Bên cạnh những chính sách khuyến khích đầu tư, cũng có những hạn chế nhất
định đối với các nhà đầu tư nước ngoài, không cấp phép hoặc chỉ cấp phép đầu tư khi có điều kiện đối với các dự án phát triển nguồn nguyên liệu, đầu tư trên địa bàn nhất định…
Malaysia gần như đóng cửa hoàn toàn đối với các dự án tinh chế đường. Hạn chế với các ngành tinh chế dâu cọ, sợi mỳ chế biến, nước chấm, gia vị… để bảo vệ
các sản phẩm mang tính chất dân tộc.
Ngoài ra, một số dự án đòi hỏi phải đánh giá tác động đến môi trường trước
khi được phê duyệt như dự án chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp có diện tích trên 500 ha; các dự án phát triển bất động sản nông nghiệp có diện tích trên 500 ha; các dựán đòi hỏi tái định cư cho từ 100 hộgia đình trở lên.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM DỰA TRÊN BÀI HỌC KINH NGHIỆM
TỪ MỘT SỐNƯỚC ASEAN
3.1. Những nét tương đồng, khác biệt của Việt Nam so với các nước ASEAN trong việc thu hút vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp