2.2.2.1. Thái Lan
Cũng như Việt Nam, ngành nông nghiệp Thái Lan chiếm một vị trí quan trọng với nền kinh tế.Khủng hoảng tài chính 1997 – 1998 đã ảnh hưởng nặng nềđến nền kinh tếThái Lan, trong đó có ngành nông nghiệp. Từ đó đến nay, cùng với sự phục hồi, phát triển của nền kinh tế, ngành nông nghiệp Thái Lancũng đã đạt được những thành tựu đáng kể, trở thành một trong những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới (Thái Lan hiện là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới)
Biểu đồ 2.2: FDI vào nông nghiệp Thái Lan giai đoạn 2000-2011
Đơn vị: triệu USD
Nguồn: Bank of Thailand
-10 -5 0 5 10 15 20 25 30 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Qua biểu đồ 2.2, ta có thể thấy dòng vốn FDI vào nông nghiệp Thái Lan giai
đoạn 2000-2011 biến động mạnh, tăng giảm với biên độ lớn. Giai đoạn 2000-2002 cho thấy ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng 1997- 1998 khi dòng vốn FDI rất thấp,
đặc biệt năm 2001 mang giá trị âm. Tuy nhiên đến năm 2003, vốn FDI tăng kỷ lục
đạt 28.17 triệu USD. Đây là năm nền kinh tế Thái Lan có mức tăng trưởng cao, đạt
6,4%, vượt xa các nước trong khu vực ASEAN (Singapore là 1,1%). Mặc dù năm
2004 giảm xuống còn 5.68 triệu USD, sau đó tăng lên mức 12.56 triệu USD năm 2005 nhưng vẫn ở mức cao so với giai đoạn trước. Trước khủng hoảng kinh tế thế
giới 2008, vốn FDI giảm xuống mức thấp với giá trị âm năm 2006 và chỉđạt 3.11 triệu USD năm 2007. Sau đó tăng lên 9.26 triệu USD năm 2008. Từ đó đến nay, dòng vốn FDI tiếp tục trong xu hướng giảm với 7.32 triệu USD năm 2009, 5.9 triệu
USD năm 2010 và 1,07 triệu USD tính đến tháng 6 năm 2011.
Tóm lại, dòng vốn FDI vào nông nghiệp Thái Lan tương đối biến động.Trong khối ASEAN, Thái Lan là nước có điều kiện cơ sở hạ tầng tốt, cộng với chính sách
ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp của chính phủ. Tuy nhiên, dòng vốn FDI vào nông nghiệp Thái Lan vẫn chưa tương xứng với các lợi thế đó. Một trong những nguyên nhân là do tình hình chính trị - xã hội Thái Lan rất bất ổn, làm giảm sức hấp dẫn của nông nghiệp Thái Lan với nhà đầu tư nước ngoài.
2.2.2.2. Indonesia
Indonesia là quốc gia lớn nhất và cũng là nền kinh tế lớn nhất trong khu vực
Đông Nam Á. Là quốc gia có điều kiện thuận lợi cả về tự nhiên, kinh tế xã hội cho phát triển nông nghiệp, chính vì vậy mà lượng vốn FDI vào nông nghiệp Indonesia luôn ở mức cao trong khối ASEAN.
Biểu đồ 2.3: FDI vào nông nghiệp Indonesia giai đoạn 2000-2010
Đơn vị: triệu USD
Nguồn: Statistics of Foreign Direct Investment in ASEAN 2006- ASEAN Investment Report 2011
Qua biểu đồ 2.3 ta thấy, trong giai đoạn 2000-2001, FDI vào nông nghiệp
Indonesia tương đối thấp, giá trị âm năm 2001, nguyên nhân một phần là do ảnh
hưởng của khủng hoảng tài chính châu á 1997-1998 mà Indonesia là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất khiến nền kinh tế suy giảm 13.7% trong
năm 1998. Tuy nhiên những năm tiếp theo, dòng vốn FDI vào nông nghiệp Indonesia luôn ở mức cao so với các nước còn lại trong khối, liên tiếp đứng đầu
trong ba năm 2002, 2003 và 2004. Nguyên nhân quan trọng nhất cho sựtăng trưởng này là việc thay đổi thể chế có liên quan đến các dự án đầu tư cũ trong nước(được
nước ngoài mua lại), thay vì các dự án đầu tư mới hoàn toàn.Cụ thểtrong năm 2003 đã có 99 dự án quốc nội được chuyển đổi thành dự án FDI với số vốn 3,8 tỷ USD, gấp 3 lần cùng kỳnăm trước. Đồng thời, có 726 dự án FDI mới được cấp phép với số vốn 4,6 tỷ USD, so với 898 dự án với tổng vốn 4,1 tỷUSD năm 2002 (FDI vào
Indonesia tăng bất thường, 2003).Đặc biệt trong năm 2007, cùng với xu hướng tăng
mạnh của dòng vốn FDI vào khu vực, vốn FDI vào nông nghiệp Indonesia cũng đạt
-500 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
mức kỉ lục là 2412 triệu USD. Tuy nhiên sau đó, khủng hoảng kinh tế thế giới 2008
đã ảnh hưởng mạnh đến dòng vốn FDI. Năm 2008, FDI giảm xuống còn 173 triệu USD, nhận giá trịâm năm 2009 và chỉtăng lên 337 triệu USD năm 2010.
Nhìn chung, với lợi thế về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, cùng với cơ chế, chính sách hợp lí, nền nông nghiệp Indonesia luôn nhận được sự
quan tâm từcác nhà đầu tư nước ngoài so với phần còn lại của khu vực ASEAN.
2.2.2.3. Malaysia
Biểu đồ 2.4: FDI vào nông nghiệp Malaysia giai đoạn 2002-2010
Đơn vị: triệu USD
Nguồn: Statistics of Foreign Direct Investment in ASEAN 2006- ASEAN Investment Report 2011
Trong khu vực Đông Nam Á, nông nghiệp Malaysia ít được biết đến với những sản phẩm xuất khẩu như Thái Lan, Indonesia. Thực tế hiện nay cũng không
có phân ngành nào của nông nghiệp được xếp vào danh mục khuyến khích đầu tư
của Malaysia. Tuy nhiên, thu hút FDI vào nông nghiệp của Malaysia vẫn đạt mức khá cao trong những năm gần đây.
-500 0 500 1000 1500 2000 2500 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Giống như các quốc gia ASEAN khác, giai đoạn 2002- 2004, dòng vốn FDI vào nông nghiệp Malaysia cũng chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực. Năm 2002 đạt 3.5 triệu USD, sau đó nhận giá trị âm năm 2003, tăng đáng
kể trong hai năm tiếp theo lên 14 triệu USD năm 2004 và 98 triệu USD năm 2005. Tương tựnhư Thái Lan và Indonesia, năm 2007 đánh dấu sự tăng vọt của vốn FDI vào nông nghiệp Malaysia với số vốn lên đến 2016 triệu USD, chiếm tỷ trọng 3.7% tổng vốn FDI vào Malaysia trong năm đó. Năm 2008 giảm xuống còn 77 triệu USD, nhận giá trịâm năm 2009 và đạt 28 triệu USD năm 2010.
Mặc dù dòng vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp của Malaysia nhìn chung thấp
hơn Indonesia và Thái Lan, nhưng vẫn ở mức khá cao trong khu vực ASEAN.