3.3.1.1. Bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp
Mặc dù tỷ trọng vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp so với các ngành kinh tế khác không cao nhưng đây vẫn là một nguồn vốn bổ sung quan trọng cho việc đầu
tư phát triển nông nghiệp nông thôn.
Nông nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tếở Việt Nam. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều bất cập trong quá trình phát triển, một trong số đó là nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Mức đầu tư vào nông nghiệp thời gian qua không tương xứng với vai trò của ngành đối với phát triển kinh tế cũng như chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất nông nghiệp hiện đại. Trong giai đoạn 2000-2010, tỷ trọng trong tổng vốn đầu
tư xã hội cho ngành nông nghiệp giảm từ 13,8% GDP năm 2000 xuống còn 7,5%
GDP vào năm 2005; và chỉ còn 6,26% GDP vào năm 2010. Cụ thể, giai đoạn 5 năm
từ2002 đến 2007, tổng vốn đầu tư cho phát triển chỉđạt 113,116 ngàn tỷđồng, chỉ đáp ứng 17% nhu cầu và chiếm 8.7% trong tổng đầu tư cả nước; giai đoạn 2006-
2010, đầu tư cho nông nghiệp chỉ đạt 116 ngàn tỷ đồng. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong năm 2011, chính phủ chỉ cấp cho Bộ 3,873 tỷđồng, chỉ đáp ứng 35% nhu cầu đầu tư toàn ngành (Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2010)
Vì vậy, vấn đề là phải đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư từnước ngoài vào,
trong đó nguồn vốn FDI giữ một vị trí quan trọng. Năm 2000, tỷ trọng vốn FDI chiếm 10.2% tổng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, năm 2001 là 20.7%, 2002 là
15.4% và 2003 là 8.9% ( Chu Tiến Quang, 2005). Tuy tỷ lệchưa cao nhưng vẫn là nguồn vốn hỗ trợ quan trọng cho đầu tư phát triển nông nghiệp trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp còn thiếu như hiện nay.
3.3.1.2. Góp phần thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp gồm: đối tượng (cây trồng, vật nuôi), loại sản phẩm và quy mô sản xuất. Nguồn vốn FDI vào nông nghiệp đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo cả3 phương diện trên.
Vềđối tượng, thông qua các dự án FDI, nhiều giống vật nuôi, cây trồng mới đã xuất hiện, làm phong phú hệ thống vật nuôi, cây trồng như như giống dứa Cayen, giống mía ấn Độ, Đài Loan, châu Mỹ La tinh. Không chỉ dừng lại ở việc phát triển sản xuất, một số dự án FDI đã tập trung vào các dự án nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ gen nhằm tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện Việt Nam. Điều này không chỉgiúp gia tăng giá trị công nghệ trong sản phẩm mà còn tạo điều kiện để thực hiện chủtrương phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa, đồng thời giảm dần sự phụ thuộc của nông nghiệp
vào điều kiện tự nhiên.
Về sản phẩm, nếu như trước đây, các sản phẩm trong nông nghiệp chủ yếu là sản phẩm thô, sơ chế, giá trị thấp, thì hiện nay, cơ cấu sản phẩm nông nghiệp đang thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến, giảm tỷ trọng sản phẩm thô, kéo dài chuỗi giá trị sản phẩm. Thực tế FDI vào lĩnh vực trồng trọt, chế biến nông sản chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn FDI vào nông nghiệp.
Về quy mô sản xuất, cũng có những chuyển biến quan trọng, từ nền sản xuất với trồng trọt, chăn nuôi nhỏ lẻ, đã xuất hiện các dự án trồng trọt, chăn nuôi quy mô
lớn. Ngày càng xuất hiện nhiều các nhà máy chế biến nông, thủy sản, sản xuất thức
ăn chăn nuôi với công nghệ tiên tiến hiện đại của đối tác nước ngoài như công ty
Cargill Vietnam (vốn đầu tư từ Mỹ), công suất 1triệu tấn thức ăn gia súc/năm, tương đương 10% thị phần hiện tại. Đặc biệt, thông qua các dựán FDI, đã góp phần
thay đổi nhận thức sản xuất của nông dân theo hướng mở rộng quy mô sản xuất,
ứng dụng khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
3.3.1.3. Tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Thu hút FDI nhằm tạo thêm việc làm cho xã hội là một trong những mục tiêu của chính sách thu hút FDI.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tính đến 1/7/2011, lao động làm việc trong khu vực kinh tế có vốn FDI là 26367,7 nghìn người, trong đó nông nghiệp chiếm 7,9% số lao động. Không chỉ tạo việc làm cũng như nguồn thu nhập ổn định cho một lực lượng lao động làm việc trong các khu chế xuất, khu công nghiệp…mà các dự án FDI trong nông nghiệp còn giải quyết vấn đề đầu ra cho nông sản ở các vùng nguyên liệu như mía, khoai mỳ, qua đó gián tiếp tạo việc làm cho nông dân các vùng này.
Ngoài ra, các dự án FDI trong nông nghiệp cũng có vai trò tích cực trong việc
đào tạo đội ngũ lao động cho ngành nông nghiệp nước ta. Thực tế lực lượng lao
động trong nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lao động cảnước, tuy nhiên tỷ lệ lao động qua đào tạo lại rất thấp. Trong khi đó, hầu hết các dự án FDI
được triển khai tại các vùng nông thôn hoặc vùng lân cận đô thị, nhưng nguồn nhân lực tại chỗđạt chất lượng, đủ trình độ đáp ứng yêu cầu nhà đầu tư lại quá thiếu. Do vậy, trong bối cảnh nguồn lao động giá rẻđã không còn là yếu tố cạnh tranh hàng
đầu thì chất lượng lao động, đặc biệt là lao động có tay nghề, chất lượng cao càng phải được quan tâm.
3.3.1.4. Góp phần cải thiện công nghệ của ngành
Một trong những đặc điểm quan trọng của nguồn vốn FDI là đi kèm với chuyển giao công nghệ. Trong lĩnh vực nông nghiệp, nguồn vốn FDI đã thổi một luồng gió mới, không những bổ sung nguồn vốn quan trọng, mà còn góp phần cải thiện công nghệ sản xuất vốn rất còn lạc hậu ởnước ta hiện nay. Nếu như trước đây,
sản xuất trong ngành nông nghiệp chủ yếu là lao động chân tay đơn thuần, máy móc
thô sơ, thì nhờ có hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhiều dây chuyền công nghệ mới đã được chuyển giao vào Việt Nam. Các dây chuyền như dây chuyền chế
biến thịt của Australia; dây chuyền sản xuất bột mỳ của Singapore, Indonesia; dây chuyền xay xát gạo của Nhật Bản; dây chuyền chế biến thức ăn gia súc của Mỹ, Pháp, Hà Lan, dây chuyền chế biến chè của Nhật, Bỉ, Đài Loan,…đã tạo ra những chuyển biến quan trọng, tăng năng lực, hiệu quả sản xuất, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, có chất lượng và giá trị gia tăng cao. Ngoài ra, việc đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ gen trong nông nghiệp đã
trên cơ sở áp dụng các kết quả nghiên cứu, tuyển chọn, lai tạo giống cây trồng, vật nuôi.
3.3.1.5. Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản
Với việc áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại, các dự án FDI giúp
tăng chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt các mặt hàng xuất khẩu chủ
lực, tăng sức cạnh tranh, khẳng định thương hiệu của nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới. Ngoài ra, việc xuất khẩu thông qua các dự án FDI còn tận dụng
được lợi thế về thị trường, hệ thống phân phối của chủ đầu tư, tạo thuận lợi cho nhãn hiệu nông sản Việt Nam thâm nhập các thịtrường xuất khẩu mới.