Giải pháp ở tầm vi mô

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp quan hệ thương mại giữa việt nam và các nước châu phi (Trang 69 - 80)

V. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC CHÂU PH

2.Giải pháp ở tầm vi mô

2.1. Theo sát biến động trên thị trường để tổ chức nguồn cung hàng hoa phù hợp

Nắm bắt được nhu cẩu và xu thế chuyển dịch tiêu thụ hàng hoa trên thị trường Châu Phi nói chung và từng nước nói riêng là yêu cấu xuất phát từ lý luận cung - cầu đối với hoạt động thương mại trong cơ chế thị trường. "Cẩu" và "Cung" ở đây thể hiện không chỉ về tổng lượng m à cả về cơ cấu chùng loại, chất lượng và giá cả... trong xu thế vận động của thị trưởng nhập khẩu. Với tốc độ gia tăng dân số vẫn duy trì ở mức cao, tốc độ tăng trường kinh tế hạn chế, tỷ lệ nghèo đói vẫn chưa cải thiện đáng kể, khả năng canh tác yếu kém... thì tình trạng thiếu lương thực (đắc biệt là gạo) vẫn là thách thức của đa số các nước Châu Phi. Chính vì vậy m à trong l o năm tới nhu cẩu nhập khẩu gạo của Châu Phi dự kiến sẽ vẫn tăng khoảng 10%năm nhưng chỉ tập trung các loại gạo có phẩm cấp trung bình (tỷ lệ tấm > 2 5 % ) và giá cả phải chăng tập trung chủ yếu ở khu vực Tây Phi, Trung Phi và một phần Đông Phi. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp tận thu các nguồn gạo trong nước để xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, đối với yêu cầu mắt hàng hạt tiêu của A i Cập (thị trường chính) thì ngày càng đòi hỏi về chất lượng và tăng cường nhập khẩu loại tiêu trắng phục vụ nhu cầu thị trường nội địa và khách du lịch. Cháu Phi là khu vực hầu như không trồng được tiêu, trong khi nhiều nước khu vực Bắc phi là các quốc gia đạo hồi, gia vị (chủ yếu là hạt tiêu) là thứ không thể thiếu trong bữa ăn do vậy nhu cầu nhập khẩu hạt tiêu sẽ không giảm m à có xu hướng tâng nhẹ qua từng năm. Trong khi đó, để phát triển kinh tế nhiều nước

Châu Phi tập trung đầu tư ngành công nghiệp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên nhu cầu về nguyên liệu như cao su trong tương lai sẽ rất lớn vì nguồn cung trong nước hạn chế. Trước mắt, nhu cầu nhập khẩu cao su thiên nhiên sẽ

tăng mạnh ở các nước có nền k i n h tế phát triển như khu vực Nam Phi, Bắc Phi

và nhu cấu các sản phẩm cao su khác sẽ tăng ở các nước đang và kém phát triển vì phục vụ trực tiếp cho sản xuất trong nước...

Việc nắm bắt xu thế tiêu thụ từng mứt hàng của cả khu vực cũng như từng nước sẽ giúp doanh nghiệp chủ động nguồn cung đáp ứng, xây dựng kế hoạch đẩu tư cho sản xuất và chế biến, tổn trừ... mang tính chiến lược lâu dài.

Đây là cái m à doanh nghiệp nước ta hiện nay vãn còn nhiều hạn chế. Đồng

thời nắm bắt được xu thế tiêu thụ cũng là nắm bắt được nhu cầu, nắm bắt được cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.

2.2. Nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm hàng hoa xuất khẩu

Châu Phi là thị trường lớn, yêu cẩu chất lượng hàng hóa không cao như Mỹ, các nước EU... nhưng nền kinh tế còn kém phát triển, thu nhập đẩu người không cao. Vì thế, muốn thâm nhập thị trường này, điều cốt lõi là các doanh nghiệp phải tạo ra những sản phẩm phù hợp, có sức cạnh tranh về năng suất, chất lượng, phải có độ ổn định và đức biệt là giá rẻ. Cạnh tranh về giá thành sản phẩm đang là điểm yếu của các doanh nghiệp nước ta trước các đối thủ cạnh tranh trong khu vực nhất là Trung Quốc. Muốn cải thiện hạn chế này cẩn

đổi mới từ khâu thiết kế, tổ chức sản xuất, phân loại, bao gói và dự trữ cũng

như thực hiện áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất. Đố i với vấn đề này, ngoài việc Nhà nước đứng ra xây dựng chiến lược, quy hoạch, hỗ trợ đẩu tư cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ, chính sách... thì mỗi doanh nghiệp cũng cần có những nỗ lực và biện pháp cụ thể sau:

- Đẩ u tư đổi mới công nghệ hiện đại, đồng bộ đúng hướng, có trọng điểm. Trong điều kiện tài chính còn hạn chế cần xác định các khâu quan trọng

cùa dây chuyển sản xuất có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm và giá thành để hiện đại hoa, nâng cao tỷ lệ nội địa nhằm cắt giảm chi phí.

- Hạch toán giá thành một cách chính xác, nghiêm túc cắt giảm các chi phí không cần thiết, thực hành tiết kiệm.

- Thực hiện tốt công tác tiêu chuẩn hoa và kiểm tra chất lượng sản phẩm, công tác đóng gói và nhãn mác sản phẩm... đây là biện pháp quan trẫng để quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Nghiên cứu phát triển đa dạng chủng loại, mẫu mã, tạo sức cạnh tranh mạnh mẽ cho sản phẩm.

- Thực hiện liên kết giữa các kinh doanh xuất khẩu, chế biến, sản xuất để tập trung và tích tụ cho sản xuất và kinh doanh.

Điều cẩn lưu ý là không phải cứ công nghệ cao hiện đại là tốt, m à quan trẫng là doanh nghiệp lựa chẫn cho mình công nghệ phù hợp với điều kiện sản xuất, trình độ tay nghề của người lao động nhằm tối ưu hoa năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.

2.3. Đẩy mạnh công tác quảng bá và tiếp cận thị trường Châu Phi

Mặc dù có nhiều hình thức và biện pháp để tiếp cận thị trường Châu Phi, song công tác tiếp cận thị trường này của nhiều doanh nghiệp vẫn yếu. Bên cạnh việc tháp các đoàn lãnh đạo của nước ta tại các chuyên thăm chính thức, các doanh nghiệp cẩn tổ chức đi nghiên cứu thị trường, tham gia triển lãm trong và ngoài nước, tham dự các cuộc hội thảo, qua đó tìm k i ế m cơ hội hợp tác và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Triển lãm Saitex (Nam Phi), hội chợ Cairo ( A i Cập) hàng năm là nơi tập trung rất nhiều doanh nghiệp từ khắp nơi trên thế giới đến tham dự nhằm tìm k i ế m cơ hội kinh doanh, các doanh nghiệp Việt Nam cấn tích cực tham dự các hội chợ, triển lãm kết hợp với việc mời các đối tác Châu Phi sang tham dự triển lãm và tham quan nước ta.

Thông qua các thương vụ của ta tại Châu Phi, doanh nghiệp nên gửi hàng mẫu sang chào bán kết hợp với quảng bá và các hình thức xúc tiến thương mại

khấc. Hiện nay đa số các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm chủ yếu bằng sử dụng tờ roi, ấn phẩm, catalogue... Thông qua việc phát hành với số lượng nhỏ tại các hội chợ m à doanh nghiệp tham gia. Hình thức này bự giới hạn bởi không gian, thời gian và khối lượng thông tin cần truyền tải và ít có tác dụng đối với thự trường rộng lớn và đa dạng như Châu Phi. Gần đây nhiều doanh nghiệp đã xây dựng trang Web để giói thiệu quảng bá sản phẩm của mình, đây là hình thức có những ưu điểm hơn hẳn so với hình thức in ấn phát hành thông thường và mang lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp vì hai bên có thể không cần gặp nhau trực tiếp vẫn có thể ký được hợp đổng. Hơn nữa, chi phí duy trì trang web này rẻ hơn rất nhiều so với kinh phí hoạt động của chi nhánh hay văn phòng đại diện ở nước ngoài. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể tận dụng các cổng thông tin hỗ trợ của Chính phù, các trang web xúc tiến thương mại để tâng cường thúc đẩy hợp tác, buôn bán, tìm kiếm đối tác giữa hai bên. Đây cũng là một hình thức tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm hàng hóa khi xuất sang Châu Phi.

2.4. Đa dạng hoa mặt hàng di đôi với việc xây dựng thương hiệu hàng hoa xuất khẩu sang Châu Phi

Hiện nay, các sản phẩm hàng hoa xuất khẩu của ta sang Châu Phi chỉ dừng lại ở một vài loại hàng hóa như gạo, cà phê, hạt tiêu, cao su, chè, rau quả, giầy dép, hàng điện tử... Trong đó mỗi loại sản phẩm chỉ có một hoặc một vài chủng loại nên không đáp ứng nhu cẩu đa dạng của từng thự trường. M ỗ i thự trường, mỗi tầng lớp dân cư có thu nhập khác nhau họ cũng có đòi hỏi khác nhau về chủng loại, chất lượng, số lượng và giá cả từng loại hàng hoa khác nhau. Thực tế hiện nay là đa số các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam sang Châu Phi là xuất khẩu thực hiện với khối lượng lớn theo từng lô hàng, từng tàu m à chưa tiến hành phân nhỏ, đóng gói theo nhiều trọng lượng khác nhau bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Do vậy ngoài đổi mới công nghệ, các doanh nghiệp nước ta cẩn chú trọng khâu nghiên cứu và phát triển sản

phẩm mới, hiện đại hoa khâu thiết k ế sản phẩm, đa dạng hoa các chủng loại hàng hoa, tăng giá trị sử dụng của sản phẩm nhằm đáp ứng một cách tốt nhất những nhu cầu của ngưậi tiêu dùng Châu Phi.

Bên cạnh nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm thì thương hiệu là điểu kiện tiên quyết để phát triển bền vững, phương tiện hữu hiệu giúp doanh nghiệp phân phối, thâm nhập những thị trưậng mới, nhằm xác lập sự nhận diện, khuấy động cảm giác và dê dàng tạo dựng mối quan hệ khách hàng - sản phẩm. Xây dựng thương hiệu hàng hoa thực chất là một hoạt động đầu tư, là cơ sở cạnh tranh với đối thủ, làm cho quảng cáo tin cậy hơn. Do đó, các doanh nghiệp cần phải quan tâm đúng mức đến đãng ký bản quyền, thương hiệu sản phẩm tại thị trưậng nước ngoài; tránh tình trạng phải xử lý bị động khi phát hiện có doanh nghiệp khác đăng ký mới hối thúc làm thủ tục kiện cáo đòi quyền sở hữu nhãn hiệu hợp pháp; vừa vất vả tốn kém không cần thiết thậm chí "sôi hỏng bỏng không". Thiệt hại lúc đó sẽ khó có thể lưậng trước được. Trưậng hợp cà phê Trung Nguyên bị công ty Rice Field Corp (Mỹ) nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoa "Trung Nguyên, cà phê hàng đẩu của Buôn M ê Thuật" và nhãn hiệu gấm Thái Tuấn là những ví dụ cụ thể. cán lưu ý rằng, các doanh nghiệp Tây  u và Mỹ đều làm ăn khá lâu ở thị trưậng Châu Phi và tận dụng những "mánh khoe" này rất tốt.

2.5. Áp dụng nhiều phương thức kinh doanh hàng hóa khác nhau đế thâm nhập thị trường Châu Phi

Trong phần phân tích thực trạng của xuất khấu hàng hóa sang Châu Phi ta đã nhận thấy những yếu kém về nhiều mặt của các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan còn có những nguyên nhân chủ quan và nội tại của nền kinh tế nước ta. Chính vì vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trưậng này, các doanh nghiệp cẩn nghiên cứu và áp dụng nhiều phương thức kinh doanh trên cơ sở phát huy nội lực, tận dụng tranh thủ những thuận lợi từ bên ngoài.

- Xuất khẩu qua trung gian là hình thức m à các doanh nghiệp đang áp

dụng chủ yếu và trong vài năm tới, hình thức này vẫn là phương tiện chính đưa hàng hóa nước ta vào thị trường Châu Phi. Mặc dù, hình thức thông qua trung gian là các công ty của Tây  u và M ỹ này có nhiều hạn chế như dễ tạo thế bị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

động cho các doanh nghiệp của ta, đội giá thành sản phẩm... Tuy nhiên nhỉng công ty này đã có kinh nghiệm làm ăn lâu năm tại thị trường Châu Phi, có t i ề m lực tài chính mạnh, hệ thống kho bãi và phân phối hoàn chỉnh, có quan hệ chặt chẽ với các ngân hàng lớn và chính quyền sở tại. Trong khi đó, các ngân hàng của các nước này chi phối và kiểm soát các hoạt động tài chính của

phần lớn các nước Châu Phi. Do đó nhỉng hợp đổng xuất khẩu hàng hóa lớn

với các đối tác ở đây nhất là thiết phải có sự hỗ trợ và chia phần của một số tài phiệt Châu Âu, Mỹ, nếu không thì sẽ rất khó khăn để thực hiện cũng như rủi ro rất lớn.

Khi nước ta tiến hành cổ phán hóa và sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà

nước từng bước hình thành nên các tập đoàn kinh tế mạnh, lúc đó các doanh

nghiệp này có thể nghiên cứu xem xét trở thành thành viên của các công ty xuyên quốc gia, xuyên lục địa làm ăn tại Châu Phi. Bằng cách này, các doanh

nghiệp có thể xâm nhập trực tiếp vào hệ thống phân phối chủ đạo của thị

trường Châu Phi vì các công ty xuyên quốc gia đóng vai trò chủ yếu trong các kênh phân phôi này, từ đó tích l ũ y vốn, kinh nghiệm để dần tách ra hoạt động

độc lập. Tuy nhiên phương thức này cần có thời gian, còn trước mắt cấc doanh nghiệp có thể liên doanh liên kết với các công ty nước ngoài có uy tín, có kinh nghiệm kinh doanh tại thị trường Châu Phi để đưa hàng hóa Việt Nam vào thị

trường châu lục này. Mặt khác, do năng lực cạnh tranh hiện tại của hàng hóa

nước ta còn yếu nên liên doanh dưới hình thức sử dụng giấy phép, nhãn hiệu, tên thương phẩm hoặc chung thương hiệu để tiêu thụ là giải pháp cẩn thiết

trước mắt.

- Xuất khẩu trực tiếp là hình thức doanh nghiệp cần phải hướng tới,

nhưng hiện nay áp dụng còn hạn chế chỉ với một số nước, m à nước ta có quan

hệ hữu nghị lâu dài, có cơ quan ngoại giao, thương vụ hoặc những nước có hệ

thống tài chính ngân hàng phát triển như A i Cập, Nam Phi, Angola, Algeria,

Maroc... Điều quan trọng là các doanh nghiệp nước ta thiết lập duy trì và xây

dựng uy tín trong kinh doanh buôn bán với các đối tác nước ngoài. Nhà nước

cũng nên tăng cường các hình thức hổp tác cấp Chính phủ, thông qua các

chương trình của Liên hiệp quốc, các tổ chức quốc tế... từ đó tổ chức đấu thầu

cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa trong nước tham gia cung ứng hàng

cho Châu Phi như các chương trình "Đổi dầu lấy lương thực" của Liên hiệp

quốc áp dụng cho Iraq m à chúng ta đã áp dụng rất thành công và mang lại

hiệu quả kinh tế cao. Trong điều kiện chưa mở rộng đưổc nhiều thị trường, khi

giao dịch và ký kết các hổp đổng kinh tế, các doanh nghiệp có thể chấp nhận

dành cho các nhà môi giới phí môi giới hổp lý để dẩn từng bước thâm nhập và

tiếp cận với các kênh phân phối của thị trường này.

- Đẩ u tư là m ô hình kinh doanh hiệu quả m à các doanh nghiệp nước ta

cần áp dụng để thâm nhập thị trường Châu Phi cũng như chuẩn bị cho giai

đoạn phát triển cao hơn trong tương lai. Như chúng ta đều biết, Châu Phi cũng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

có nguồn nguyên liệu rất phong phú nhưng hạn chế về công nghệ, kỹ thuật

sản xuất, chế biến, một số doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có khả năng liên

doanh với doanh nghiệp tại nước sở tại đầu tư cơ sở, nhà máy chế biến. Trước

mắt là chế biến các sản phẩm, nguyên liệu khai thác tại chỗ nhưng tiến tới có

thể nhập khẩu nguyên liệu từ Việt Nam để chế biến tiêu thụ tại thị trường này

cũng như xuất khẩu sang các nước lân dân. Ví dụ: hiện nay hàng năm chúng

ta vẫn phải nhập khẩu từ Châu Phi 20.000 - 30.000 tấn hạt điều thô, 5000-

10.000 tấn bông thiên nhiên... vì thế cần xem xét đầu tư các nhà máy chế biến

tại các nước Châu Phi như một hình thức thâm nhập và tạo thế đứng vững chắc

cho nông sản Việt Nam.

Nam có nhu cẩu lớn như dầu mỏ, phân bón, hoa chất, hạt điểu thô, nguyên liệu thuốc lá, k i m loại màu.... trong khi các doanh nghiệp nhập khẩu của Châu Phi cũng như của ta là hạn chế về tài chính. Phương thức đổi hàng lấy hàng là giải pháp có tính khả thi, hiệu quả cao và dễ áp dụng khừc phục được hạn chế chủ yếu trong khâu thanh toán giữa hai bên.

2.6. Đẩu tư xây hoặc thuê kho ngoại quan tiến tã mở chi nhánh hoặc

văn phòng đại diện tại Châu Phi

Trừ một số nước có nền k i n h tế phát triển như Nam Phi, A i Cập, Algeria... còn lại hầu hết các nước Châu Phi khác thì hầu như có ít hoặc không

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp quan hệ thương mại giữa việt nam và các nước châu phi (Trang 69 - 80)