Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 107 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
107
Dung lượng
1,5 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA MÔI TRƢỜNG NGUYỄN ĐÌNH KHÔI XÂY DỰNG CHỈ SỐ TIẾP CẬN THÔNG TIN MÔI TRƢỜNG NƢỚC ĐỊA PHƢƠNG (ALWEII) VÀ THỬ NGHIỆM ÁP DỤNG TẠI BA XÃ VEN ĐÔ HUYỆN THANH LIÊM, TỈNH HÀ NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY Ngành: Khoa học Môi trƣờng Cán bộ hƣớng dẫn: PGS.TS. Vũ Quyết Thắng Hà Nội – 2009 _____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____ 1 LỜI CẢM ƠN Để khóa luận này được hoàn thành phải kể đến trước hết đóng góp to lớn của thầy hướng dẫn PGS.TS.Vũ Quyết Thắng. Tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ văn phòng dự án CEDO Hà Nam vì sự giúp đỡ nhiệt tình trong chuyến đi thực địa; tới Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam vì đã cung cấp nhiều tài liệu quý báu, và đặc biệt tới gia đình và bạn học – những người đã góp ý và ủng hộ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận. Nguyễn Đình Khôi _____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____ 2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Alweii: Access to Local Water Environmental Information Index (chỉ số tiếp cận thông tin môi trƣờng nƣớc địa phƣơng) TAI: The Access Initiative (tên tổ chức, đồng thời là tên bộ chỉ thị) _____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____ 3 MỤC LỤC DANH MỤC HỘP, BẢNG, HÌNH 5 MỞ ĐẦU 6 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 8 1.1 TIẾP CẬN THÔNG TIN 8 1.1.1 Các khái niệm 8 1.1.2 Vai trò của tiếp cận thông tin trong quản lý môi trƣờng 9 1.1.3 Vƣợt chƣớng ngại vật 14 1.2 THE ACCESS INITIATIVE VÀ ĐÁNH GIÁ BAN ĐẦU VỀ TIẾP CẬN THÔNG TIN TẠI VIỆT NAM 19 1.2.1 The Access Initiative 19 1.2.2 Đánh giá ban đầu về tiếp cận thông tin tại Việt Nam 20 2 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN 21 2.1 BỘ CHỈ THỊ TAI 2.0 21 2.1.1 Cấu trúc 21 2.1.2 Nhận xét 23 2.2 PHƢƠNG PHÁP KIẾN TẠO CHỈ SỐ 24 2.2.1 Bản chất và các khái niệm 24 2.2.2 Công thức tính chỉ số 26 2.3 CÁC PHƢƠNG PHÁP KHÁC 30 2.3.1 Phiếu trƣng cầu ý kiến 30 2.3.2 Phỏng vấn không chính thức 30 2.3.3 Đánh giá nhanh môi trƣờng qua quan sát thực tế 31 2.3.4 Thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp 31 3 CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG CHỈ SỐ TIẾP CẬN THÔNG TIN MÔI TRƢỜNG NƢỚC ĐỊA PHƢƠNG ALWEII 32 3.1 PHẠM VI ÁP DỤNG 32 3.2 CẤU TRÚC CƠ BẢN 32 3.3 LỰA CHỌN CHỈ THỊ VÀ CÔNG THỨC TÍNH 33 _____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____ 4 3.4 NỘI DUNG CHI TIẾT 34 3.5 PHÂN HẠNG 49 4 CHƢƠNG 4: NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP-ĐÁNH GIÁ TIẾP CẬN THÔNG TIN MÔI TRƢỜNG NƢỚC BA XÃ VEN ĐÔ HUYỆN THANH LIÊM, HÀ NAM 51 4.1 KHU VỰC NGHIÊN CỨU 51 4.1.1 Đặc điểm kinh tế-xã hội 51 4.1.2 Hiện trạng môi trƣờng nƣớc 54 4.2 THU THẬP THÔNG TIN 56 4.3 TÍNH TOÁN CHỈ SỐ 57 4.4 NHẬN XÉT 73 4.5 MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TIẾP CẬN THÔNG TIN CHO KHU VỰC ĐÁNH GIÁ TRÊN CƠ SỞ NGHIÊN CỨU ALWEII 74 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 PHỤ LỤC 1: CHÚ GIẢI THUẬT NGỮ 83 PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VÙNG NGHIÊN CỨU 85 PHỤ LỤC 3: PHIẾU LẤY Ý KIẾN 87 PHỤ LỤC 4: DANH SÁCH NGƢỜI ĐƢỢC THAM KHẢO Ý KIẾN 92 PHỤ LỤC 5: BỘ CHỈ THỊ TAI 2.0 94 _____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____ 5 DANH MỤC HỘP, BẢNG, HÌNH DANH MỤC HỘP Hộp 1: Hạt tử thần ở Paraguay………………………………………………… 11 Hộp 2: Chì trong nƣớc của chúng ta…………………………………………………… 16 DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Cấu trúc bộ chỉ thị TAI 2.0 22 Bảng 2: Phân hạng chỉ số 30 Bảng 3: Cấu trúc và nội dung chỉ số tiếp cận thông tin môi trƣờng nƣớc địa phƣơng 34 Bảng 4: Công thức tính chỉ số Alweii 49 Bảng 5: Phân hạng Alweii 50 Bảng 6: Tính toán chỉ số Alweii tại ba xã nghiên cứu 57 Bảng 7: Kết quả phân hạng 72 DANH MỤC HÌNH Hình 1: Trạng thái hệ thống trong không gian pha……………………………………… 25 Hình 2: Cấu trúc Alweii…………………………………………………… 33 Hình 3: Bản đồ hành chính tỉnh Hà Nam……………………………………… 52 Hình 4: Bản đồ hành chính huyện Thanh Liêm…………………………………………. 53 Ảnh 1: Nƣớc mƣơng bẩn ở xã Thanh Hà………………………………………………. 85 Ảnh 2: Nƣớc máy nhiễm sắt ở Liêm Tuyền………………………….…………………. 85 Ảnh 3: Dụng cụ làm bún nhà anh Hoàng Văn Lƣợng…….…………………………… 86 Ảnh 4: Bà Tạ Thị Thuận, chủ một cơ sở thêu ở Thanh Hà và ngƣời viết.…………… 86 _____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____ 6 MỞ ĐẦU Công dân có quyền hiểu và tác động lên các quyết định của nhà nƣớc ảnh hƣởng tới cuộc sống của họ và tiếp cận thông tin là điều kiện cần để thực hiện quyền này. Đối với dân cƣ trong vùng ô nhiễm nƣớc, tiếp cận thông tin lại càng quan trọng. Nƣớc ô nhiễm nhƣ thế nào? tại sao lại ô nhiễm? ô nhiễm nhƣ vậy thì tác động ra sao? chính quyền sẽ làm gì với vấn đề này? là các câu hỏi thƣờng xuyên đƣợc đặt ra, và – xét tình hình ô nhiễm nƣớc ngày càng phổ biến ở Việt Nam – sẽ đƣợc dấy lên gay gắt hơn nữa trong tƣơng lai. Tiếp cận thông tin môi trƣờng nƣớc là nhu cầu chính đáng của công chúng mà chính quyền có trách nhiệm đáp ứng. Muốn cung cấp tiếp cận hiệu quả cần phải đánh giá đƣợc tình trạng hiện tại của tiếp cận. Bộ chỉ thị TAI 2.0 của tổ chức The Access Initiative hiện là công cụ hữu ích nhất để đánh giá toàn diện tiếp cận thông tin nói riêng và tiếp cận môi trƣờng nói chung. Song đánh giá của TAI 2.0 vẫn nặng về định tính, mô tả, không phù hợp để theo dõi diễn biến của tiếp cận, so sánh tiếp cận ở các khu vực khác nhau. Xét thấy phƣơng pháp kiến tạo chỉ số là thích hợp nhất để định lƣợng hóa tiếp cận thông tin, tôi quyết định chọn mục tiêu khóa luận là: xây dựng chỉ số tiếp cận thông tin môi trường nước địa phương – Alweii (Access to Local Water Environmental Index). Với nền tảng là bộ chị thị TAI 2.0, chỉ số này đƣợc kì vọng sẽ là công cụ đánh giá đơn giản, định lƣợng, hỗ trợ công việc hoạch định chính sách, cải thiện tiếp cận thông tin. Nhằm đánh giá khả năng áp dụng đại trà của Alweii, một nghiên cứu trƣờng hợp đã đƣợc thực hiện tại ba xã ven đô huyện Thanh Liêm, Hà Nam là Thanh Hà, Thanh Tuyền và Liêm Tuyền. Cấu trúc khóa luận này nhƣ sau: chƣơng đầu giới thiệu tổng quan về tiếp cận thông tin, The Access Initiative và đánh giá ban đầu về tiếp cận thông tin tại Việt Nam. Chƣơng 2 trình bày phƣơng pháp luận xây dựng Alweii, với hai nội dung chính là phƣơng pháp luận của bộ chỉ thị TAI 2.0 và phƣơng pháp kiến tạo chỉ số dùng hàm tích và logarit của tích. Alweii đƣợc xây dựng ở chƣơng 3 và đƣợc áp dụng vào nghiên cứu trƣờng hợp ở chƣơng 4. Kết luận trình bày các ƣu điểm và tiềm năng ứng dụng của Alweii cũng nhƣ các vấn đề cần nghiên cứu thêm. Để hoàn thành khóa luận, những nhiệm vụ sau đây đã đƣợc thực hiện: Phân tích phƣơng pháp luận của TAI 2.0 _____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____ 7 Xây dựng Alweii Chuẩn bị phiếu hỏi Khảo sát và phỏng vấn chuyên gia và nhân dân địa phƣơng tại ba xã Thanh Hà, Thanh Tuyền, Liêm Tuyền trong thời gian 1 tuần vào cuối tháng 3/2009 Tổng hợp tài liệu để xây dựng khóa luận _____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____ 8 1 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 TIẾP CẬN THÔNG TIN 1.1.1 Các khái niệm Con ngƣời có quyền hiểu và tác động đến các quyết định của chính quyền ảnh hƣởng đến môi trƣờng của họ. Các điều kiện để đảm bảo quyền này – đƣợc biết tới dƣới cái tên chung là tiếp cận môi trƣờng – lần đầu tiên đƣợc diễn đạt một cách đầy đủ và trực tiếp tại Nguyên tắc 10, Tuyên bố Rio về Môi trƣờng và Phát triển: “Các vấn đề môi trường được giải quyết tốt nhất khi có sự tham gia ở mức độ thích hợp của tất cả các công dân quan tâm. Ở cấp quốc gia, mỗi cá nhân phải được cung cấp một cách hợp lý khả năng tiếp cận thông tin về môi trường của chính quyền, bao gồm thông tin về các vật chất và hành vi nguy hại trong cộng đồng của họ và cơ hội tham gia vào quá trình ra quyết định. Nhà nước phải tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích nhận thức và sự tham gia của công chúng bằng việc cung cấp thông tin rộng rãi. Tiếp cận có hiệu quả đến các thủ tục tư pháp và hành chính, bao gồm bồi thường và khắc phục hậu quả, phải được cung cấp cho công chúng.” 12 [41] Nhƣ Nguyên tắc 10 chỉ ra, tiếp cận môi trƣờng là khả năng và quyền của công chúng trong (1) thu thập và sử dụng thông tin môi trƣờng, (2) tham gia quá trình ra quyết định của chính quyền, và (3) sử dụng các cơ chế trọng tài chính thức để giải quyết tranh chấp môi trƣờng và khắc phục thiệt hại môi trƣờng. Ba yếu tố trên lần lƣợt đƣợc gọi là tiếp cận thông tin, tham gia công chúng, và tiếp cận tƣ pháp – ba trụ cột của tiếp cận môi trƣờng. 1 Nguyên văn: ““Environmental issues are best handled with participation of all concerned citizens, at the relevant level. At the national level, each individual shall have appropriate access to information concerning the environment that is held by public authorities, including information on hazardous materials and activities in their communities, and the opportunity to participate in decision-making processes. States shall facilitate and encourage public awareness and participation by making information widely available. Effective access to judicial and administrative proceedings, including redress and remedy, shall be provided.” 2 Từ đây về sau, các trích đoạn các điều ước quốc tế, trong trường hợp không có bản tiếng Việt chính thức, đều được chú thích nguyên văn. _____ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP_____ 9 1.1.2 Vai trò của tiếp cận thông tin trong quản lý môi trƣờng 1.1.2.1 Tiếp cận thông tin trong mối quan hệ với tham gia công chúng, tiếp cận tư pháp và dân chủ môi trường Tiếp cận thông tin, tham gia công chúng và tiếp cận tƣ pháp gắn bó mật thiết với nhau và với dân chủ môi trƣờng. Để có cái nhìn toàn cảnh về vai trò của tiếp cận thông tin, không cách nào hơn là xem xét nó trong mối quan hệ với hai yếu tố kia và xuất phát từ khái niệm bao quát nhất: dân chủ. Dân chủ là sự thực thi quyền làm chủ của nhân dân, mà cốt lõi là quyền lựa chọn đƣờng lối và mục tiêu của xã hội. Quyền lực “lựa chọn” đƣợc thực thi chủ yếu qua phản hồi của công chúng đối với nhà nƣớc, bao gồm các hình thức nhƣ bầu cử, kiến nghị, biểu tình và nhiều hình thúc khác. Hình thức căn bản nhất là bầu cử: ngƣời dân sẽ trao quyền cho những ngƣời theo đuổi hệ tƣ tƣởng, mục tiêu hoặc chính sách mà họ ủng hộ. Nói cách khác, bầu cử trung thực là điều kiện cần của một nền dân chủ đại diện Tuy nhiên, chỉ riêng bầu cử không đủ để duy trì một nền dân chủ hiệu quả. Trƣớc hết, nếu bầu cử là phƣơng tiện duy nhất để bộc lộ ý chí và nguyện vọng của nhân dân, thì những nhóm thiểu số sẽ bị lấn át bởi nhóm đa số. Bảo vệ quyền lợi của nhóm thiểu số bằng cách nào? Ba biện pháp quan trọng nhất là (1) luật hóa quyền của nhóm thiểu số, (2) tăng cƣờng khả năng bảo vệ quyền lợi công dân thông qua hệ thống tƣ pháp, và (3) bổ sung các yếu tố dân chủ trực tiếp, nói cách khác là tăng cƣờng sự tham gia của các công chúng vào các quá trình ra quyết định của nhà nƣớc. Mặt khác, bầu cử chỉ đƣợc tổ chức vài năm một lần. Giữa các kì bầu cử, ngƣời dân cần có phƣơng tiện khác đề bảo vệ quyền hợp pháp của mình. Tƣ pháp là phƣơng tiện quan trọng nhất. Chẳng hạn tòa án có thể đình hoãn hoặc vô hiệu hóa các quyết định của chính quyền; giải quyết xung đột trong nội bộ công chúng hoặc giữa một bộ phận công chúng và chính quyền; cung cấp bồi thƣờng cho bên bị hại và yêu cầu bên vi phạm khắc phục hậu quả. Tất cả đều nhằm phục vụ chức năng duy nhất: bảo vệ tính pháp quyền của nhà nƣớc dân chủ. Song, cả bầu cử, tham gia của công chúng và tiếp cận tƣ pháp sẽ mất ý nghĩa nếu chúng đƣợc thực thi bởi một công chúng thiếu thông tin. Công chúng cần thông tin để hiểu đƣợc bối cảnh, đánh giá các lựa chọn và đƣa ra quyết định phù hợp với ý chí và nguyện vọng của mình, dù ở hòm phiếu hay ở bàn tham nghị. Công chúng [...]... thập và phân tích tài liệu thứ cấp Các tài liệu thứ cấp, bao gồm cả các văn bản quy phạm pháp luật, đóng vai trò quan trọng trong cả xây dựng chỉ số và nghiên cứu trƣờng hợp 31 _ALWEII & NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP _ 3 CHƢƠNG 3 XÂY DỰNG CHỈ SỐ TIẾP CẬN THÔNG TIN MÔI TRƢỜNG NƢỚC ĐỊA PHƢƠNG ALWEII 3.1 PHẠM VI ÁP DỤNG Chỉ số đƣợc xây dựng sau đây áp dụng để đánh giá tiếp cận thông tin môi trƣờng nƣớc ở các địa. .. thị tiếp cận thông tin được sử dụng trong nghiên cứu trường hợp ở chương 4 được đánh dấu bằng nền màu xám Xây dựng dựa theo bảng các chỉ thị TAI 2.0 [34] Nhóm Tiếp cận thông tin Chủ đề Tham gia Tiếp cận tƣ Xây dựng công chúng pháp năng lực Hiến pháp LUẬT Luật cơ sở Luật đặc thù Xây dựng năng lực 6/6 Phạm vi và chất lƣợng của tiếp cận 2/2 1/1 1/2 Giới hạn tiếp cận 1/1 2/2 2/2 Phạm vi và chất lƣợng tiếp. .. khoảng cách giữa chỉ số /chỉ thị và thực tế mà chúng phản ánh 2.2.2 Công thức tính chỉ số Bên cạnh việc xác định các yếu tố lập chỉ thị, cách mà chỉ số đƣợc xây dựng từ các chỉ thị thành phần có ý nghĩa rất quan trọng đến khả năng phản ánh hiện thực của chỉ số Phần tiếp theo sẽ khảo sát sơ lƣợc ba cách tính chỉ số và chọn ra cách thích hợp nhất để tính chỉ số tiếp cận môi trƣờng 2.2.2.1 Hàm tổng Một ví... 1 Tiếp cận thông tin 2 Tham gia công chúng 3 Tiếp cận tư pháp 4 Xây dựng năng lực Ba hạng mục đầu đại diện cho ba thành tố của tiếp cận thông tin môi trƣờng, tuy nhiên hạng mục thứ 4 không kém phần quan trọng: kinh nghiệm cho thấy xây dựng năng lực là điều kiện thiết yếu để đảm bảo tiếp cận bền vững Hạng mục này chỉ có một số ít chỉ thị đứng riêng còn phần lớn mang tính chất “kiêm nhiệm” ví dụ các chỉ. .. dụ các chỉ thị xây dựng năng lực trong tiếp cận thông tin thuộc hạng mục tiếp cận thông tin Mỗi hạng mục chia thành ba nhóm chỉ thị: các chỉ thị luật14 đánh giá khả năng đảm bảo tiếp cận của khung pháp lý; các chỉ thị nỗ lực đánh giá các hoạt động cung cấp tiếp cận của chính phủ, bao gồm cả các hoạt động thi hành luật; các chỉ thị hiệu quả đánh giá mức độ luật và nỗ lực chuyển hóa thành kết quả thực... tích và tổng hợp dữ liệu Năm 2006, tổ chức cho ra đời phiên bản 2.0 sau khi thảo luận với các đối tác và rút kinh nghiệm từ hoạt động nghiên cứu thực tế Chỉ số tiếp cận thông tin môi trường nước được xây dựng trong khóa luận này cũng dựa trên cơ sở phiên bản TAI cải tiến 1.2.2 Đánh giá ban đầu về tiếp cận thông tin tại Việt Nam Năm 2006, chƣơng trình đánh giá tiếp cận môi trƣờng đƣợc khởi động tại Việt... lổ hổng trong tiếp cận thông tin Cuốn cẩm nang về tiếp cận thông tin của tổ chức đã làm tăng đáng kể số yêu cầu thông tin từ phía công dân và cải thiện hoạt động cung cấp thông tin của chính phủ [35] Tất cả các đánh giá tiếp cận của The Access Initiative và đối tác đều sử dụng hệ phƣơng pháp luận thống nhât với nòng cốt là bộ chỉ thị TAI Phiên bản 1.0 của bộ chỉ thị này đƣợc xây dựng vào năm 2003,... thông tin này thành những đánh giá khái quát hơn Nhƣ vậy việc quan sát chiều hƣớng thay đổi của tiếp cận theo thời gian cũng nhƣ so sánh tiếp cận giữa các đối tƣợng cùng loại (ví dụ so sánh tiếp cận thông tin ở hai huyện, hai tỉnh) đều gặp khó khăn Làm thế nào để có thể đánh giá một cách tổng thể và định lƣợng hóa tiếp cận môi trƣờng nói chung và tiếp cận thông tin nói riêng? Một trong các giải pháp... này diễn tiến theo đúng ý chí và nguyện vọng của xã hội 1.1.2.2 Quyền tiếp cận thông tin và nhân quyền: những ghi nhận của luật pháp quốc tế Nhiều văn kiện quốc tế, trực tiếp hoặc gián tiếp, đều cho rằng quyền tiếp cận thông tin nằm trong số các quyền của con ngƣời Theo đó, quyền tiếp cận thông tin là bộ phận không thể tách rời của quyền tự do ngôn luận và quyền tự do thông tin, nhƣ đƣợc nêu trong điều... cáo, pháp luật Việt Nam nhìn chung “đã lưu ý khá đầy đủ” quyền tiếp cận thông tin nhƣng “chưa quan tâm đúng mức đến việc hỗ trợ kĩ thuật, hướng dẫn và đào tạo công chúng về kĩ năng tiếp cận thông tin [6] Về hoạt động thực tế, báo cáo cho rằng các tổ chức xã hội dân sự và truyền thông đã “hỗ trợ tốt” tiếp cận môi trƣờng, nhƣng các cơ quan nhà nƣớc “chưa chú trọng nâng cao năng lực tiếp cận thông tin cho . HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA MÔI TRƢỜNG NGUYỄN ĐÌNH KHÔI XÂY DỰNG CHỈ SỐ TIẾP CẬN THÔNG TIN MÔI TRƢỜNG NƢỚC ĐỊA PHƢƠNG (ALWEII) VÀ THỬ NGHIỆM ÁP DỤNG TẠI BA. phƣơng pháp kiến tạo chỉ số là thích hợp nhất để định lƣợng hóa tiếp cận thông tin, tôi quyết định chọn mục tiêu khóa luận là: xây dựng chỉ số tiếp cận thông tin môi trường nước địa phương –. Tiếp cận thông tin trong mối quan hệ với tham gia công chúng, tiếp cận tư pháp và dân chủ môi trường Tiếp cận thông tin, tham gia công chúng và tiếp cận tƣ pháp gắn bó mật thiết với nhau và