Tóm tắt
1. Tổng quan về blended-learning (tạm dịch là học kết hợp) 2. Lợi ích và hạn chế khi dùng mô hình học kết hợp
3. Các dạng mô hình học kết hợp
4. Thực tế việc dạy và học của đại học Việt Nam
5. Áp dụng mô hình học kết hợp vào ngữ cảnh đại học Việt Nam Nam
- Trang 26-
1. Tổng quan về blended-learning (tạm dịch là học kết hợp) [7]
1.1 Một số định nghĩa về học kết hợp
Có rất nhiều định nghĩa về học kết hợp, và việc đưa ra định nghĩa cho nó cũng là một vấn đề đang gây tranh cãi nhiều, ở phần này chúng tôi giới thiệu đến các bạn sự khảo sát của 3 nhà nghiên cứu giáo dục của trường đại học Glamorgan, UK (Esyin Chew, David-A.Turner, Norah Jones)
Học kết hợp bao gồm sự kết hợp của 2 lĩnh vực cần quan tâm là công nghệ và lý thuyết sư phạm: công nghệ và công cụ cần xem xét là gì, đến mức độ nhiều hay ít, kết hợp với phương pháp sư phạm và lý thuyết giáo dục. Kết quả của điều này là học kết hợp gặp phải khó khăn lớn từ việc định nghĩa nó, và nền tảng lý thuyết tương ứng với nó là tương đối thiếu. Vì vậy, việc chỉ ra tính triết lý và nền tảng lý thuyết của học kết hợp để giới hạn phạm vi nghiên cứu là rất cần thiết. Để tạo ra một cơ sở cho học kết hợp sẽ bao gồm việc kiểm tra mức độ chênh lệch giữa mô hình và thực tiễn của lý thuyết giáo dục và công nghệ giáo dục. Kết quả sẽ tạo ra một không gian mà trong đó các học giả từ các ngành học đa dạng có thể tham gia để thảo luận và giải quyết vấn đề của họ. Sau đây nhóm sẽ giới thiệu đến các bạn một số định nghĩa về học kết hợp (blended-learning) của các nhà nghiên cứu lý thuyết sư phạm.
Học kết hợp là sự tích hợp các tiến bộ của công nghệ vào học trực tuyến kết hợp với sự tham gia tương tác của học truyền thống. [Thorne (2003)]
Hình 7 : Mô phỏng việc học kết hợp
Là sự kết hợp giữa giảng dạy mặt - đối - mặt (face to face) với học trực tuyến dưới sự hỗ trợ của các phương tiện truyền thông. [Littlejohn and Pegler (2007)]
Là sự tích hợp của mặt – đối –mặt (face - to - face) trong lớp học (dùng lời nói) và internet. Đây là cách tiếp cận tối ưu để tăng cường và mở rộng việc học bằng việc xem xét lại và chuyển đổi cấu trúc giữa việc dạy và học để tạo ra việc học kết hợp có hiệu quả cao.[ Vaughan and Garrison (2005)]
- Trang 27-
Sự kết hợp của việc học truyền thống mặt – đối –mặt (face - to - face) với sự hướng dẫn trực tuyến.[Graham, Allen and Ure (2003)]
Vào năm 2006, Sharpe đã cố gắng để vượt qua những khó khăn trong việc thiếu sự đồng thuận về một định nghĩa của học tập kết hợp bằng cách đề xuất rằng khái niệm này dựa trên một số tiêu chuẩn, và đó là một khái niệm đa chiều có thể chứa các định nghĩa khác nhau . Vì vậy, dù được định nghĩa như thế nào ,học kết hợp bao gồm các đặc điểm sau:
Mô hình truyền đạt kiến thức khác nhau (mặt đối mặt hoặc đào tạo từ xa) Có sự kết hợp của công nghệ (cơ sở là web).
Có cơ sở thực hành giống như phòng học.
Có những hoạt động đồng bộ(chat online), không đồng bộ (email, blog, wiki) Làm việc theo nhóm.
Kết hợp các phương pháp dạy học khác nhau.
Người học là chủ đạo, người học phải tự làm chủ quá trình học của mình
Hình 8 : Mô hình học kết hợp tổng quát 1.2 Tình hình phát triển blended learning trên thế giới
Blended learning là xu hướng nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu giáo dục trên thế giới
Trong một báo cáo tổng hợp “Research and Quality Assurance in Blended Learning” của Charles D. Dziuban và Patsy D. Moskal – University of Central Florida (2010) đã đưa ra các kết quả về việc áp dụng mô hình học kết hợp được áp dụng ở trường của họ .Báo cáo đánh giá mức độ thành công, mức độ hài hài lòng của sinh viên trong khóa học của trường 2009-2010
Từ mùa xuân 2009 đến hè 2010, tỉ lệ sinh viên thành công trong 3 môi trường F2F (truyền thống), blended learning ( học kết hợp), fully online (trực tuyến hoàn toàn) được thể hiện qua biểu đồ ở hình 9
- Trang 28-
Hình 9 : biểu đồ thể hiện tỉ lệ sinh viên thành công ở 3 môi trường học tập được áp dụng ở University of Central Florida
Bên cạnh đó là việc thống kê mức độ hài lòng của sinh viên trong 2 môi trường blended learning, fully online. Được thể hiện ở hình 10
Hình 10 : biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên trong 2 môi trường học tập fully online và blended ở University of Central Florida
- Trang 29-
EDUCAUSE LEARNING INITIATIVE là tổ chức giáo dục đang nghiên cứu và đưa ra các giải pháp tích hợp công nghệ vào trong giảng dạy đại học . Vào 2010, tổ chức này đã tổ chức các hội nghị với nhiều báo cáo về giải pháp dạy và học kết hợp cũng như cách thức tổ chức môi trường học kết hợp. Các bạn có thể vào các trang web sau để tham khảo và tôi chắc rằng nếu bạn quan tâm đến học kết hợp thì đây là trang web hữu ích.
http://www.educause.edu/ http://net.educause.edu/eli103
Làn sóng nghiên cứu về học kết hợp không chỉ xảy ra ở các trường đại học hàng đầu, nó là lĩnh vực đang được các nhà nghiên cứu giáo dục trên thế giới quan tâm, từ Hàn quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, đến châu Phi , châu Âu, châu Mỹ … Ở Việt Nam học kết hợp đang có những biểu hiện phát triển ban đầu, các trường đại học cũng đưa các trang web hỗ trợ tài liệu cho sinh viên học tập như đại học kinh tế Đà Nẵng (http://elearning.due.edu.vn/) , đại học Bách Khoa thành phố HCM (http://e- learning.hcmut.edu.vn/), đại học Ngoại thương Hà Nôi (http://elearning.ftu.edu.vn/) … bên cạnh đó môi trường học truyền thống vẫn tồn tại song song. Đáng lưu ý ở đây đó chỉ đơn thuần là một trang web thông báo các thông tin của trường và hỗ trợ tài liệu, có rất ít sự tương tác qua lại giữa giảng viên và học sinh.
Môi trường học kết hợp cũng như những môi trường học tập khác, đều có những ưu nhược điểm riêng của nó, để đánh giá được chất lượng của việc học kết hợp ta đi sang xét những lợi ích và hạn chế của riêng nó.
2. Lợi ích và hạn chế khi dùng mô hình học kết hợp
2.1 Lợi ích của việc dùng mô hình học kết hợpĐứng về góc nhìn nhà quản lý giáo dục Đứng về góc nhìn nhà quản lý giáo dục
Học kết hợp phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt là những người bận rộn muốn sử dụng thời gian rảnh của mình học qua internet.
Giảm chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, số lượng học viên tham gia không hạn chế. Nhiều khóa học một lúc có thể hoạt động trên khuôn viên trường ảo. Sinh viên chỉ đến lớp khi cần thiết, ngoài ra có thể tự học và nghiên cứu ở bất
cứ nơi nào.
Tránh được một số bất cập của e-Learing về kiểm tra, đánh giá, sự nhàm chán của sinh viên trong học tập…
Đứng về góc nhìn của giáo viên/giảng viên
Kết hợp được các chiến lược học tập chủ động vào các buổi thảo luận trong lớp, như hỏi đáp, học nhóm, các dự án, và bài tập về nhà.
- Trang 30-
Biên soạn các tài liệu giảng dạy ,cải tiến việc trình bày/ biểu diễn nội dung bài dạy , kết hợp toàn bộ tài liệu học tập và nội dung môn học chuyển thành dạng dữ liệu điện tử cho sinh viên.
Giảm khối lượng giảng dạy và tăng cường trợ giảng (phần thực hành,phần hỗ trợ trực tuyến, chấm điểm bài tập về nhà, thi giữa khóa và thi cuối khóa). Cung cấp dữ liệu điện tử cho tất cả giảng viên để cập nhật chương trình đào
tạo, chương trình học và các tài liệu học tập liên quan. Đứng về góc nhìn sinh viên/ học sinh
Sinh viên được tiếp cận với công nghệ mới, phát triê n những kĩ năng và khả năng câ n thiê t trong thế kỉ 21, cụ thể là đảm bảo sinh viên có những kĩ năng “văn hoá sô ” (digital literacy skills) đươ c đòi hỏi trong chương tri nh ho c và nghề nghiê p tương lai…
Có môi trường hỗ trợ học tập tốt với nguồn tài liệu phong phú , trao đổi thắc mắc với bạn bè, hoặc tham khảo ý kiến hỗ trợ của thầy...
Ngoài ra sinh viên làm chủ được thời gian học tập và tri thức mà mình muốn đạt được, giảm chi phí học tập và đi lại .
2.2 Những hạn chế khi dùng mô hình học kết hợp[7]
Hiện tại việc áp dụng mô hình học kết hợp vào môi trường học thực tế còn nhiều khó khăn
Thiếu một tầm nhìn chung, kế hoạch hoặc mục tiêu chiến lược, các thể chế liên quan để học kết hợp.
Các vấn đề về hệ thống quản lý khóa học, phần mềm để lên lịch cho các khóa học và các khoa cũng đang gặp phải vướng mắc vì đã có một thời gian dài theo cơ chế quản lý hiện tại, cộng với tâm lý ngại thay đổi của nhiều cán bộ chuyên trách nên khó triển khai thực hiện.
Ngoài ra việc phát triển và sử dụng một mô hình cho thiết kế khóa học, kiểm tra, đánh giá cần phải có một đội ngũ giảng viên chuyên môn để giảng dạy một khóa học kết hợp.
Sinh viên phải hiểu / biết những gì giảng viên đang làm trong môi trường kết hợp và nắm vững những thực hành cần thiết cho việc học của mình.
Các nhà giáo dục muốn triển khai chương trình học kết hợp cần phải có chiến lược truyền thông hiệu quả cho các thành viên trong môi trường kết hợp như giảng viên, sinh viên, và các quản trị viên về lợi ích của việc học kết hợp.
- Trang 31-
3. Các dạng mô hình học kết hợp
Công nghệ giáo dục là cần thiết nhưng đồng thời gây nguy hiểm nếu không có sự hiểu biết lẫn nhau về tính nhiều mặt của quá trình phát triển chương trình giảng dạy. Nếu không nắm rõ mối quan hệ giữa giáo dục và công nghệ ở mức độ rộng hơn sẽ không có nền tảng lý thuyết giáo dục. Mô hình học kết hợp phải được căn cứ trên nền tảng lý thuyết giáo dục với sự hiểu biết tuân theo những quy luật và tính đa dạng. Dưới đây là một số mô hình học kết hợp của các nhà nghiên cứu giáo dục của các trường đại học trên thế giới.
3.1 Mô hình kết hợp theo nội dung[7]
Giáo dục là cấu trúc kinh nghiệm học tập được thiết kế, để những dự kiến ban đầu nhanh chóng đạt hiệu quả. Nhưng thách thức lớn nhất của giáo dục là việc nắm bắt trí tưởng tượng của người học, để thiết kế các hoạt động kết hợp học tập nhằm khuyến khích người học học tập tích cực hơn. Koehler đưa ra mô hình TPCK cho việc học kết hợp, điểm nhấn mạnh của mô hình này là phương pháp tiếp cận kết nối và tương tác giữa các yếu tố : nội dung (content C ), kỹ thuật (technological T ), phương pháp sư phạm (pedagogical P) và kiến thức (knowledge K).
- Trang 32- 3.2 Mô hình học kết hợp theo mục đích học tập[4]
Khi đã có kế hoạch dạy học cho riêng mình, giáo viên có thể sử dụng các công cụ của LMS theo mục đích của mình để đạt được kết quả tốt nhất.
Hình 12 : Mô hình học kết hợp theo mục đích học tập 3.3 Mô hình học kết hợp theo môi trường học tập[4]
- Trang 33-
Mô hình thể hiện tính hoàn hảo của mình ở chỗ, việc kết hợp các phương thức học tập tùy theo điều kiện cụ thể sẵn có của môi trường giáo dục tại trường mình. Từ đó,giảng viên đưa ra hình thức học phù hợp với môn học , cũng như các hoạt động bổ trợ cho việc học.
Từ môi trường thực tế của địa phương và mục đích giáo dục của trường đại học, sẽ dẫn đến việc lựa chọn các công nghệ sẽ hỗ trợ cho môn học trong một học kì. Khi có kết quả đạt được của khóa học trường sẽ đánh giá chất lượng học sinh, nhận phản hồi từ những người tham gia khóa học, hoàn thiện môi trường giáo dục kết hợp của mình.
Hình 14 : Mô hình lập kế hoạch áp dụng công nghệ cho việc giáo dục ở trường đại học[4] 3.4 Bảng tóm tắt công nghệ cho việc học kết hợp[6]
Khi đã có kế hoạch cho công nghệ , ta phải hệ thống lại các công nghệ cho phù hợp với môi trường giáo dục và mục đích giáo dục của trường , của khoa mình.
Các nhà nghiên cứu lập luận rằng nhìn vào bảng công nghệ sẽ truyền cảm hứng cho các giáo viên thay đổi cách tiếp cận của mình về mô hình học kết hợp để tạo thiết kế chương trình dạy theo hướng tích cực cho người học, bất kể số lượng. Dưới đây là bảng kết hợp các công nghệ tổng quát
- Trang 34-
Bảng 4: Các công nghệ cho việc học kết hợp
4. Thực tế việc dạy và học của đại học Việt Nam [5]
Lớp học truyền thống (face-to-face) không còn tạo nhiều hứng thú cho cả người dạy lẫn người học
Với phương pháp giảng dạy không hiệu quả, phụ thuộc nhiều vào các bài thuyết trình và ít sử dụng các kỹ năng học tích cực dẫn đến các phương pháp học truyền thống có rất ít sự tương tác giữa sinh viên và giảng viên trong và ngoài lớp học .Việc giảng dạy và học tập ở bậc đại học chủ yếu sử dụng phương pháp giảng dạy truyền thống hoàn toàn phụ thuộc vào việc giảng dạy trực tiếp từ thầy tới trò. Hình thức của phương pháp này là diễn thuyết trong hai đến bốn tiết (45 phút/tiết), tập trung giới thiệu kiến thức thuần túy trong khi đó sinh viên ghi chép một cách rất thụ động. Phương pháp dạy học ở đây tập trung vào giảng viên, người thầy trở thành trung tâm trực tiếp truyền đạt kiến thức cho sinh viên. Việc học chỉ yêu cầu sinh viên ghi nhớ kiến thức máy móc và sẽ kiểm tra vào cuối kỳ. Thông thường, ít bài tập được giao về nhà để củng cố lại những kiến thức được học trong các phần diễn thuyết hoặc để thực hành ứng dụng các kiến thức được học. Vì vậy, các bài diễn thuyết dài cộng với một ít bài tập về nhà đã làm giảm đi sự hứng thú và kết quả học tập của sinh viên.
- Trang 35-
Hình 15: Sinh viên thiếu tập trung và chán nản trong một buổi học truyền thống
Tài liệu học tập không nhiều,phần lớn các sách đã cũ ,không có nhiều nguồn tài liệu viết hoặc nguồn tài liệu điện tử (cũng như các cán bộ hỗ trợ chuyên nghiệp) để giúp đào tạo các phương pháp giảng dạy và học tập mới nhất, chi phí cho tài liệu lại cao. Việc tiếp cận tài liệu của sinh viên rất khó khăn, chủ yếu là tài liệu cũ chuyền tay, hay sách cũ vì giá thành rẻ, hoặc sinh viên phải ngồi hàng giờ ở thư viện để mượn và đọc những tài liệu mình cần. Trang thiết bị thư viện và các nguồn lực không phù hợp (như thiếu không gian, thiếu các sách báo, tạp chí chuyên ngành dưới dạng ấn phẩm và điện tử, sử dụng Internet băng thông rộng còn hạn chế, và quá ít máy vi tính).
Quá nhấn mạnh vào ghi nhớ kiến thức theo kiểu thuộc lòng mà không nhấn mạnh vào việc học khái niệm hoặc học ở cấp độ cao (như phân tích và tổng hợp), dẫn đến hậu quả là học hời hợt thay vì học chuyên sâu. Sinh viên thụ động trong cách học (nghe trình bày, ghi chép, nhớ lại thông tin đã học trong lúc khi làm bài thi). Những sinh viên muốn học chuyên sâu hoặc mở rộng thêm kiến thức thì không có một môi trường tốt để học tập. Phần lớn sĩ số ở các lớp đại học quá đông. Việc học thì nặng nề, mỗi ngày phải học trên lớp từ 3-5 tiếng có khi từ 6-8 tiếng, thời gian tự học theo nguyên tắc phải gấp 2 lần thời gian học trên lớp. Sinh viên mất nhiều thời gian học ở lớp mỗi ngày và phải học nhiều môn trong một học kỳ nên không có thời gian để tiếp thu hết kiến thức của các