1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý tiền lương công ty cổ phần tập đoàn thành nam

77 605 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 6 MB

Nội dung

Quá trình xử lí dữ liệu trong một hệ thống thường gồm nhiều tiến trìnhkhác nhau và mỗi tiến trình thực hiện một phần chức năng nghiệp vụ nào đó.Tiến trình có thể được xem xét là vật lý n

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

Tiền lương là biểu hiện bằng tiền hay sản phẩm mà xã hội trả cho ngườilao động tương ứng với thời gian chất lượng và kết quả lao động mà họ đã cốnghiến Như vậy tiền lương thực chất là khoản thù lao mà doanh nghiệp trả chongười lao động trong thời gian mà họ cống hiến cho doanh nghiệp Tiền lương cóchức năng vô cùng quan trọng nó là đòn bẩy kinh tế vừa khuyến khích người laođộng chấp hành kỷ luật lao động, đảm bảo ngày công, giờ công, năng suất laođộng giúp tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Đây cũng là vấn đề quan trọng của

Công ty cổ phần tập đoàn Thành Nam.

Công ty cổ phần tập đoàn Thành Nam là công ty chuyên cung cấp thép

không gỉ dạng tấm, cuộn, ống với chủng loại đa dạng

Do vậy, hình thức tính lương thủ công ngày càng không phù hợp Ngoài

ra, cùng với sự phát triển lớn mạnh của công ty, khối lượng thông tin cần xử lýngày càng nhiều và đòi hỏi đáp ứng nhanh chóng, kịp thời cho nhu cầu quản lý.Việc tin học hóa hệ thống quản lý nói chung và hệ thống quản lý lương nói riêng

có thể đáp ứng được những yêu cầu đó Với mục tiêu xây dựng hệ thống quản lýlương trong đơn vị đạt hiệu quả cao hơn, đồ án đã được xây dựng với đề tài:

“Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý tiền lương Công ty cổ phần tập đoàn Thành Nam”.

Do thời gian không cho phép, em chỉ tập trung vào phân tích, thiết kế hệthống và thực hiện một số chức năng của chương trình, sử dụng ngôn ngữ lậptrình và hệ quản trị cơ sở dữ liệu Visual Foxpro

Đồ án gồm 3 phần:

Chương 1: Lý luận chung về phân tích thiết kế hệ thống thông tin, công tác quản

lý lương, các khoản trích theo lương, và thuế thu nhập cá nhân

Chương 2: Thực trạng quy trình quản lý lương tại Công ty cổ phần tập đoànThành Nam

Chương 3: Xây dựng phần mềm quản lý lương tại Công ty tập đoàn Thành Nam

Trang 2

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN, CÔNG TÁC QUẢN LÝ LƯƠNG, CÁC

KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG VÀ THUẾ TNCN

1.1 HỆ THỐNG THÔNG TIN

1.1.1 Khái niệm hệ thống thông tin.

HTTT là tập hợp những con người, các thiết bị phần cứng phần mềm, dữliệu… thực hiện hoạt động thu thập, lưu trữ xử lý, phân loại thông tin trongmột tập hợp các ràng buộc gọi là môi trường Như trên đã minh họa, mỗi HTTTđều có 4 bộ phận: bộ phận đưa dữ liệu vào, bộ phận xử lý, kho dữ liệu và bộphận đưa dữ liệu ra Đầu vào (Inputs) của HTTT được lấy từ các nguồn (source)

và được xử lý bởi hệ thống sử dụng nó cùng các dữ liệu đã được lưu trữ từ trước.Kết quả chưa xử lý được chuyển đến các đích (destination) hoặc kho dữ liệu(Store)

Trang 3

1.1.2 Tầm quan trọng của một hệ thống thông tin tốt:

Như chúng ta đã biết từ trước, quản lý có hiệu quả của một tổ chức dựaphần lớn vào chất lượng thông tin do hệ thống thông tin chính thức sản sinh ra

Dễ thấy rằng từ sự hoạt động kém chất lượng của một hệ thống thông tin sẽ lànguồn gốc gây ra những hậu quả nghiêm trọng

Một hệ thông tin tốt hay xấu được đánh giá thông qua chất lượng thông tin

mà nó cung cấp Tiêu chuẩn chất lượng như sau:

Độ tin cậy: Thể hiện qua độ chính xác và độ xác thực Thông tin ít độ tin

cậy sẽ gây cho tổ chức những hậu quả xấu Các hậu quả đó sẽ kéo theo hàng loạtcác vấn đề khác của tổ chức như uy tín, hình ảnh tổ chức… trước các đối tác

Tính đầy đủ: Thể hiện sự bao quát các vấn đề để đáp ứng yêu cầu của

nhà quản lý Nhà quản lý sử dụng thông tin không đầy đủ có thể dẫn tới cácquyết định hành động không đáp ứng đòi hỏi của tình hình thực tế Điều này sẽgây tổn hại lớn cho tổ chức

Tính thích hợp và dễ hiểu: Một hệ thống thông tin không thích hợp hoặc

khó hiểu do có quá nhiều thông tin không thích ứng với người nhận, thiếu sựsáng sủa, dùng nhiều từ viết tắt hoặc đa nghĩa, do các phần tử thông tin bố tríchưa hợp lý Một HTTT như vậy sẽ dẫn đến hoặc làm hao tổn chi phí cho việctạo ra các thông tin không cần thiết hoặc ra các quyết định sai do thiếu thông tincần thiết

Tính được bảo vệ: Thông tin vốn là nguồn lực quý giá của tổ chức Vì

vậy không thể để cho bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận thông tin Do vậy, thông tincần được bảo vệ và chỉ những người có quyền mới được phép tiếp cận thông tin

Sự thiếu an toàn về thông tin có thể cũng gây thiệt hại lớn cho tổ chức

Tính kịp thời: Thông tin có thể là đáng tin cậy, dễ hiểu, thích ứng và

được bảo vệ an toàn nhưng nó sẽ vẫn không có ích gì khi nó không được gửi tớingười sử dụng lúc cần thiết

Để có được một hệ thống thông tin hoạt động tốt, có hiệu quả cao là mộttrong những công việc của bất kỳ nhà quản lý nào Để giải quyết được vấn đề đó

Trang 4

cần xem xét kỹ cơ sở kỹ thuật cho các hệ thống thông tin, phương pháp phân tíchthiết kế và cài đặt một HTTT.

1.1.3 Phương pháp phát triển một hệ thống thông tin.

Thời đại ngày nay là một thời đại của khoa học Công nghệ thông tinHTTT đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống quản lý sản xuất xã hội HTTTmới sử dụng cung cấp cho các thành viên của tổ chức những công cụ hỗ trợ quản

lý một cách hữu hiệu nhất Phát triển một HTTT bao gồm việc phân tích HTTTđang tồn tại, thiết kế một HTTT mới, thực hiện và tiến hành cài đặt HTTT mới.Phương pháp phát triển một HTTT

Một phương pháp được định nghĩa như là một tập hợp các bước và cáccông cụ cho phép tiến hành một quá trình phát triển hệ thống chặt chẽ nhưng dễquản lý hơn Phương pháp phát triển một HTTT được đề nghị ở đây dựa vàonguyên tắc cơ bản chung của nhiều phương pháp hiện đại có cấu trúc để pháttriển HTTT Ba nguyên tắc đó là:

+ Nguyên tắc 1: Sử dụng các mô hình Đó là sử dụng các mô hình logic, môhình vật lý trong và mô hình vật lý ngoài

+ Nguyên tắc 2: Chuyển từ cái chung sang cái riêng Đây là nguyên tắc của sựđơn giản hóa Thực tế chứng minh rằng để hiểu tốt một hệ thống trước hết phảihiểu các mặt chung sau đó mới xem xét các chi tiết

+ Nguyên tắc 3: Chuyển từ mô hình logic sang mô hình vật lý khi thiết kế,chuyển từ mô hình vật lý sang mô hình logic khi phân tích

1.2 QUÁ TRÌNH PHÂN TÍCH HỆ THỐNG THÔNGNG TIN :

Quá trình phân tích HTTT gồm 4 giai đoạn:

+ Khảo sát hiện trạng của hệ thống

+ Xác định mô hình nghiệp vụ

+ Phân tích hệ thống và đặc tả yêu cầu

+ Thiết kế hệ thống

Trang 5

1.2.1 Khảo sát hiện trạng hệ thống.

Trong phần này sẽ trình bày các bước thực hiện quá trình khảo sát cáccông cụ được sử dụng để thu thập thông tin Về nguyên tắc việc khảo sát hệthống được chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn khảo sát sơ bộ: Nhằm hình thành dự án phát triển hệ thốngthông tin

Giai đoạn khảo sát chi tiết: Nhằm thu thập các thông tin chi tiết của hệthống phục vụ phân tích yêu cầu thông tin làm cơ sở cho bước thiết kế sau này.Các bước khảo sát thu thập thông tin: Quá trình khảo sát hệ thống cần trải quacác bước sau:

+ Tiến hành thu thập thông tin bằng các phương pháp khác nhau

+ Củng cố, bổ sung và hoàn thiện kết quả khảo sát

+ Tổng hợp kết quả khảo sát

+ Hợp thức hóa kết quả khảo sát

1.2.2 Xác định mô hình nghiệp vụ của hệ thống.

Trong phần này tiến hành mô tả các thông tin dữ liệu của tổ chức dạngtrực quan và có tính hệ thống hơn Nhờ vậy, khách hàng có thể hiểu được và qua

đó có thể bổ sung và làm chính xác hóa hoạt động nghiệp vụ của tổ chức hiệnthời

Các thành phần của một mô hình nghiệp vụ:

+ Biểu đồ ngữ cảnh

+ Biểu đồ phân rã chức năng

+ Danh sách các hồ sơ dữ liệu sử dụng

+ Ma trận thực thể dữ liệu chức năng

+ Mô tả chi tiết chức năng lá trong biểu đồ phân rã chức năng

Các công cụ này giúp làm rõ hơn thực trạng của tổ chức, xác định phạm vimiền nghiên cứu phát triển hệ thống Từ đó đi đến quyết định xây dựng một dự

án về phát triển hệ thống thông tin, đưa ra yêu cầu cho hệ thống cần xây dựng.Biểu đồ ngữ cảnh :

Trang 6

Là một cách mô tả hệ thống gồm các thành phần:

Tiến trình hệ thống: Mô tả toàn bộ hệ thống

Kí pháp: Là một hình chữ nhật chia làm hai phần: Phần trên ghi số 0, phần dướighi tên hệ thống

Tên hệ thống: cụm động từ có chữ hệ thống

Các tác nhân: Mô tả các yếu tố môi trường có tương tác với hệ thống

Tác nhân phải xác định 3 tiêu chí:

+ Tác nhân phải là người, nhóm người, một tổ chức, một bộ phận của một tổchức hay một hệ thống thông tin khác

+ Nằm ngoài hệ thống: Không thực hiện chức năng của hệ thống

+ Có tương tác với hệ thống: Gửi dữ liệu vào hệ thống hoặc nhân dữ liệu từ hệthống

Tên gọi: Phải là danh từ chỉ người, nhóm người hoặc tổ chức

Kí pháp: Hình chữ nhật có tên bên trong

Các luồng dữ liệu: Là các dữ liệu di chuyển từ nơi này sang nơi khác (từnơi nguồn sang nơi đích)

Tên gọi: là một danh từ, khi dữ liệu di chuyển thường ở trên vật mang tinnên thường lấy tên vật mang tin làm tên luồng dữ liệu

Kí pháp:

Nguồn Tên luồng dữ liệu Đích

Biểu đồ phân rã chức năng

Biểu đồ phân rã chức năng bao gồm các chức năng và các liên kết

0 TÊN HỆ THỐNG

TÊN TÁC NHÂN

Trang 7

Chức năng: Mô tả một dãy các hoạt động kết quả là một sản phẩm dịch vụ thôngtin

Liên kết: Đường gấp khúc hình cây liên kết một chức năng ở trên với một chứcnăng con của nó

Nguyên tắc phân rã chức năng gộp:

+ Mỗi chức năng con phải thực sự tham gia thực hiện chức năng cha

+ Việc thực hiện chức năng con thì đảm bảo thực hiện chức được chức năng cha

Ma trận thực thể chức năng

Các cột: Mỗi cột tương ứng với một hồ sơ dữ liệu

Các dòng: Mỗi dòng tương ứng với một chức năng

Các ô: Ghi vào một trong các chữ sau:

+ R(Read) Nếu chức năng dòng đọc hồ sơ cột

+ U(Update) Nếu chức năng dòng cập nhật hồ sơ cột

+ C(Create) Nếu chức năng dòng tạo ra hồ sơ cột

Phân tích làm rõ yêu cầu và đặc tả yêu cầu (Mô hình hóa quá trình xử lý)Phần này làm rõ yêu cầu bằng cách sử dụng các mô hình và công cụ hình thứchóa hơn, như các biểu đồ luồng dữ liệu để mô tả các tiến trình xử lý Đến đây tađược mô hình khái niệm của hệ thống Với mô hình này, một lần nữa khách hàng

có thể bổ sung làm đầy đủ hơn các yêu cầu về HTTT cần xây dựng

TÊN CHỨC NĂNG

CHỨC NĂNG CHA

Trang 8

Mô hình hóa tiến trình nghiệp vụ (modeling businees process) là sự biểudiễn đồ thị các chức năng của quá trình để thu thập, thao tác, lưu trữ và phân phối

dữ liệu giữa các bộ phận trong hệ thống nghiệp vụ cũng như giữa hệ thống vàmôi trường của nó

Biểu đồ luồng dữ liệu

Một biểu đồ luồng dữ liệu bao gồm: luồng dữ liệu, kho dữ liệu, tiến trình

và tác nhân

Luồng dữ liệu: là các dữ liệu di chuyển từ một vị trí này đến một vị trí kháctrong hệ thống trên một vật mang tin nào đó

Một luồng dữ liệu có thể biểu diễn các dữ liệu trên một vật mang tin hoặc

có thể là kết quả truy vấn nhận được từ một cơ sở dữ liệu truyền trên mạng haynhững dữ liệu cập nhật vào máy tính được thể hiện ra màn hình hay in ra máy in.Như vậy, luồng dữ liệu có thể bao gồm nhiều mảng dữ liệu riêng biệt được sinh

ra ở cùng một thời gian và di chuyển đến cùng một đích Trong biểu đồ luồng dữliệu vật lý, luồng dữ liệu là các dữ liệu được lưu trữ trên vật mang vật lý và vì thếtên luồng dữ liệu được chọn là tên của chính vật mang tên

Ký pháp

Tên luồng dữ liệu Tên luồng dữ liệu

Tên luồng dữ liệu phải là một mệnh đề danh từ và phải thể hiện được sựtổng hợp các phần tử dữ liệu riêng biệt chứa trong đó

Kho dữ liệu: là các dữ liệu được giữ tại một vị trí Một kho dữ liệu có thể

biểu diễn các dữ liệu được lưu trữ ở nhiều vị trí không gian khác nhau

D Tên kho dữ liệu Tên kho dữ liệu D

D là số hiệu kho dữ liệu Tên kho dữ liệu phải là một mệnh đề danh từ ví dụnhư:

“Bảng lương”, “Báo cáo”

Trang 9

Tiến trình: Là một hay một số công việc hoặc hành động có tác động lên

các dữ liệu làm cho chúng di chuyển, thay đổi được lưu trữ hay phân phối

Quá trình xử lí dữ liệu trong một hệ thống thường gồm nhiều tiến trìnhkhác nhau và mỗi tiến trình thực hiện một phần chức năng nghiệp vụ nào đó.Tiến trình có thể được xem xét là vật lý nếu có chỉ ra con người hay phương tiệnthực thi chức năng dó Trong trường hợp ngược lại ta có tiến trình logic

Kí pháp:

n là số hiệu của tiến trình; Tên tiến trình phải là một mệnh đề động từ và

bổ ngữ Ví dụ: “tính lương”, “lập bảng lương”…

Tác nhân: của một phạm vi hệ thống được nghiên cứu có thể là một

người, một nhóm người, một bộ phận, một tổ chức hay một hệ thống khác nằmngoài phạm vi này và có tương tác với nó về mặt thông tin (nhận hay ghi dữliệu) Có thể nhận biết tác nhân là nơi xuất phát (nguồn) hay nơi đến (đích) của

dữ liệu từ phạm vi hệ thống được xem xét

Ký pháp:

Tên tác nhân phải là một danh từ như: “Ban giám đốc”

Phát triển luồng dữ liệu mức 0

Đầu vào:

+ Biểu đồ ngữ cảnh

+Biểu đồ phân rã chức năng

+ Danh sách các hồ sơ dữ liệu sử dụng

+ Ma trận thực thể chức năng

n Tên tiến trình

n Tên tiến trình

Phương tiện thực hiện

Tên tác nhân

Trang 10

+Mô tả chi tiết chức năng lá.

Qui trình: Xuất phát từ biểu đồ ngữ cảnh

Thay thế: Tiến trình hệ thống của biểu đồ ngữ cảnh bằng các tiến trình contương ứng với các chức năng mức 1 của biểu đồ phân rã chức năng

Giữ nguyên: Tác nhân luồng dữ liệu từ biểu đồ ngữ cảnh chuyển sangbiểu đồ mới và đặt lại đầu mút của các luồng dữ liệu vào tiến trình con một cáchthích hợp

Thêm vào: Các kho dữ liệu được thêm vào mỗi kho tương ứng với một hồsơ

Các luồng dữ liệu từ các tiến trình đến các kho (dựa vào ma trận thực thể chứcnăng) và giữa các tiến trình (dựa vào các Mô tả chi tiết chức năng lá)

Thiết kế logic và thiết kế vật lý

Trong bước này cần tìm giải pháp công nghệ cho các yêu cầu đã được xácđịnh ở bước phân tích Các công cụ ở đây mang tính hình thức hóa cao cho phépđặc tả các bản thiết kế để có thể ánh xạ thành cấu trúc chương trình, các chươngtrình, các cấu trúc dữ liệu và các giao diện tương tác Các công cụ ở đây baogồm: Mô hình dữ liệu quan hệ E_R, mô hình luồng dữ liệu hệ thống, các phươngpháp đặc tả nội dung xử lý của mỗi tiến trình, các hướng dẫn thiết kế cụ thể

Thiết kế logic

Mô hình thực thể mối quan hệ E_R (Entity- Relationship model)

Mô hình E_R là mô hình mô tả dữ liệu của thế giới thực, không quan tâmđến cách thức tổ chức và khai thác dữ liệu mục tiêu chủ yếu là mô tả thế giớithực đúng như nó tồn tại

Mô hình E_R gồm 3 thành phần: Thực thể dữ liệu, mối quan hệ giữa cácthực thể, các thuộc tính của thực thể và mối quan hệ

Thực thể dữ liệu: thực thể là một khái niệm mô tả lớp gồm các vật thể của thếgiới thực và các khái niệm độc lập có những đặc trưng chung

Tên thực thể là danh từ được viết hoa (để phân biệt với đặc trưng của nó)

Ký pháp: Hình chữ nhật có tên bên trong

Trang 11

Các thuộc tính của thực thể: Thuộc tính là khái niệm chỉ các đặc trưng củathực thể mà ta quan tâm Thuộc tính gồm 3 loại: thuộc tính tên gọi, thuộc tínhlặp, thuộc tính định danh.

Bản số của thực thể tham gia mối quan hệ: là số các bản thể của thực thể

có thể tham gia vào một quan hệ cụ thể trong mối quan hệ

Trang 12

Các bước phát triển mô hình E_R từ các hồ sơ dữ liệu.

Gồm 4 bước:

Bước 1: Liệt kê, chính xác chọn lọc mục tin

+ Liệt kê đầy đủ hoặc mục tin, không liệt kê dữ liệu

+ Chính xác hóa: Thêm từ cho mục tin đủ nghĩa, 2 mục tin chỉ cùng mộtđối tượng thì cùng tên, 2 mục tin chỉ 2 đối tượng khác nhau thì tên khác nhau

+ Chọn lọc: Mỗi mục tin chỉ chọn 1 lần (Loại mục tin lặp lại) Loại đimục tin không đặc trưng cho cả 2 lớp hồ sơ, loại mục tin có thể suy ra trực tiếp

từ các mục tin đã chọn

Bước 2: Xác định thực thể, thuộc tính:

+ Tìm thuộc tính tên gọi: Tên thực thể

+ Xác định thuộc tính của nó: Là thuộc tính có mang tên thực thể, khôngmang tên thực thể khác và không chứa động từ

+Xác định định danh: Là thuộc tính có tính chất như định nghĩa, hoặcthêm vào có tính chất như định nghĩa

Bước 3: Xác định mối quan hệ và thuộc tính của nó:

Xác định mối quan hệ tương tác

Xác định mối quan hệ phụ thuộc

Bước 4: Vẽ biểu đồ mô hình

Trang 13

system-DBMD) Hệ thống này phải được xây dựng trên mô hình dữ liệu, môhình dữ liệu như vậy người ta gọi là mô hình dữ liệu logic hay mô hình quan hệ.

Mô hình quan hệ gồm 2 thành phần cơ bản : Quan hệ (relation) và cácthuộc tính của quan hệ (attributes)

Quan hệ: quan hệ là một bảng dữ liệu gồm 2 chiều: Các cột có tên là thuộc tính,các dòng không có tên là các bộ dữ liệu (bản ghi)

Thuộc tính: Thuộc tính của một quan hệ là tên các cột, các giá trị của thuộc tínhthuộc vào một miền xác định

Các chuẩn cơ bản:

Chuẩn của một quan hệ là các đặc trưng, cấu trúc cho phép chúng ta nhậnbiết được các cấu trúc đó

Chuẩn 1- 1NF: là quan hệ không chứa thuộc tính lặp

Chuẩn 2-2 NF: một quan hệ là 2 NF nếu đã là 1NF và không chứa thuộc tính phụthuộc vào một phần khóa

Chuẩn 3-3NF: Một quan hệ là 3NF nếu đã là 2NF và không chứa thuộc tính phụthuộc bắc cầu vào khóa

Chuẩn hóa:

Chuẩn hóa là 1 quá trình để chuyển 1 quan hệ thành những quan hệ đơngiản hơn và có thể có chuẩn cao hơn

Tiến trình chuẩn hóa như sau:

Quan hệ chưa là 1NF: Tách các thuộc tính thành 2 quan hệ

QH1: Gồm các thuộc tính lặp và phần khóa xác định nó

Trang 14

QH2:Gồm các thuộc tính còn lại và toàn bộ khóa nhưng không chứa thuộctính lặp

Quan hệ đã là 1NF nhưng chưa là 2NF: Tách thành 2 quan hệ: có thuộctính phụ thuộc vào một phần khóa Chuẩn hóa bằng cách tách các thuộc tính phụthuộc vào một phần khóa để được hai quan hệ:

QH1: gồm các thuộc tính phụ thuộc vào một phần khóa và phần khóa xác định.QH2: gồm các thuộc tính còn lại và toàn bộ khóa

Quan hệ là 2NF nhưng chưa là 3NF: Có thuộc tính phụ thuộc bắc cầu vàokhóa chuẩn hóa bằng cách tách thuộc tính phụ thuộc bắc cầu ta được 2 quan hệ:QH1: gồm các thuộc tính phụ thuộc bắc cầu và thuộc tính cầu

QH2: gồm các thuộc tính còn lại và thuộc tính cầu

Thiết kế mô hình quan hệ

Đầu vào: Mô hình E_R

Vẽ biểu đồ:

Mối quan hệ biểu diễn bằng hình chữ nhật có chia làm 2 phần: Phần trênghi tên quan hệ, phần dưới ghi tên các thuộc tính khóa (khóa chính #, khóa ngoạidùng dấu gạch chân)

Nối các cặp quan hệ với nhau nếu quan hệ chứa thuộc tính là khóa chínhcủa quan hệ kia

Chuẩn hóa 3NF

Kết quả Chuẩn 3NF

Mô hình

Trang 15

Xác định bản số:

Thiết kế vật lý

Xác định luồng hệ thống:

Đầu vào: Biểu đồ luồng dữ liệu

Cách làm: Phân định rõ các công việc do người và do máy thực hiện

Thiết kế các Giao diện nhập liệu

Đầu vào: Mô hình E_R

Cách làm: Mỗi thực thể hay 1 mối quan hệ khác 1 thành một Giao diện.Thiết kế các Giao diện xử lý

Xét các biểu đồ hệ thống: Mỗi tiến trình tương tác với tác nhân ngoài xácđịnh một giao diện xử lý

Tích hợp các Giao diện

Phân tích các Giao diện nhận được, tiến hành bỏ đi những Giao diện trùnglặp hoặc không cần thiết và kết hợp các Giao diện có thể thành hệ thống giaodiện cuối cùng

Thiết kế kiến trúc

Ký pháp:

TÊN QUAN HỆ

# Khóa chính

Khóa ngoại

TÊN QUAN HỆ

# khóa chính

Khóa ngoại

Chỉ số

Tên màn hình Chỉ số màn hình quay về

Trang 16

Dựa vào các biểu đồ dữ liệu từ mức 0 đến trước mức cơ sở kiến trúc của

hệ thống có dạng hình cây, với mỗi nút các biểu đồ mức dưới nó cho ta mức biểu

đồ tiếp theo

1.3 TỔNG QUAN VỀ VISUAL FOXPRO:

VisualFoxpro (VFP) là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu, kiểu quan hệ củaMicroSoft chạy trên hệ điều hành Windows, với các đặc điểm như sau:

Trong VFP tích hợp cả chức năng quản trị dữ liệu và chức năng của mộtngôn ngữ lập trình

Tính bảo mật của VFP không cao

Có thể phát triển ứng dụng bằng VFP trong môi trường mạng và chonhiều người người dùng

Đang được sử dụng rất phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước trên Thế Giới

để phát triển các ứng dụng trong quản lí: Quản lí tài chính, quản lí kế toán, quản

lí nhân sự, quản lí vật tư…

Sự tồn tại của các hệ cơ sở dữ liệu họ FOX đã trải qua một quá trình gồmnhiều phiên bản (version) phát triển theo nhiều hướng tương thích đi lên từ FoxBase (ra đời năm 1984 của Fox Technologies) đến Foxpro (năm 1992 MicroSoftmua lại bản quyền) rồi VisualFoxpro 3.0…9.0 Cho đến thời điểm này phiên bảnVFP 9.0 là phiên bản mới nhất của VFP

MicroSoft VisualFoxpro là hệ quản trị cơ sở dữ liệu có nhiều công cụ hỗtrợ chức năng lập trình cho phép chúng ta truy xuất thông tin một cách nhanhchóng, thuận tiện với một bộ lệnh lập trình phong phú, cho phép người dùng tạonhững chương trình quản lí chức năng đa dạng, giao diện ưa nhìn VFP giúp triểnkhai các ứng dụng một cách dễ dàng, giảm bớt khối lượng lập trình nặng nhọc

mà người lập trình phải thực hiện khi ứng dụng các phiên bản FOXPRO cũ.VisualFoxpro được nâng cấp từ Foxpro cho nên nó vẫn duy trì cách thiết kếtruyền thồng của Foxpro

Trang 17

Điểm mạnh của VFP là những phương thức xử lý, tổ chức mới mang tínhhiện đại như những ngôn ngữ lập trình bậc cao khác, mặc dù nó chưa thực sự linhđộng và phong phú.

1.4 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG

1.4.1 Cơ sở lý luận về tiền lương

Trong giai đoạn hiện nay, tiền lương luôn được coi là một bộ phận quantrọng của giá trị hàng hoá Nó chịu tác động bởi nhiều yếu tố như kinh tế, chínhtrị, xã hội, lịch sử Ngược lại tiền lương cũng tác động đến phát triển sản xuất, cảithiện đời sống và ổn định kinh tế xã hội Chính vì thế, không chỉ nhà nước (ở tầm

vĩ mô) mà cả doanh nghiệp và người lao động (ở tầm vi mô) đều quan tâm đếnchính sách và hệ thống quản lý lương

Tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn với người lao động, tiền tệ và nềnsản xuất hàng hoá trong điều kiện có sự biểu hiện bằng tiền của bộ phận sảnphẩm xã hội mà người lao động được sử dụng để bù đắp hao phí về sức lao độngcủa mình trong quá trình lao động Thực chất đây là một khoản tiền cần phải trảcho người lao động tương ứng với số lượng, chất lượng kết quả lao động của họ.Trong điều kiện tồn tại nền sản xuất hàng hoá nhiều thành phần, tiền lương làmột bộ phận cấu thành giá trị của hàng hoá, đó là một phần chi phí sản xuất, kinhdoanh của doanh nghiệp Còn với người lao động, tiền lương là một bộ phận cơbản của thu nhập người lao động

Tiền lương là giá trị sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sứclao động và nguồn sử dụng lao động Để bù đắp phần hao phí lao động đó, họ cần

có một lượng nhất định các vật phẩm tiêu dùng đáp ứng nhu cầu ăn ở, mặc, đilại… Như vậy người sử dụng lao động phải đáp ứng nhu cầu đó cho người laođộng đúng mức hao phí mà họ đã bỏ ra thông qua tiền lương Tiền lương đảmbảo cho người lao động có thể tái sản xuất sức lao động để họ có thể tham giavào quá trình sản xuất tiếp theo Thu nhập là nguồn sống chủ yếu của bản thânngười lao động và gia đình họ, Như vậy bản chất của tiền lương là toàn bộ phần

Trang 18

thu nhập từ lao động mà người lao động nhận được sau thời gian lao động mà họ

đã bỏ ra

1.4.2 Cơ sở lý luận về các khoản trích theo lương

- Quỹ bảo hiểm xã hội: Được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quyđịnh trên tổng số quỹ lương cơ bản và các khoản phụ cấp (Chức vụ, khu vực…)của người lao động thực tế phát sinh trong tháng

Theo chế độ hiện hành, tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội là 22%, trong đó 16%

do đơn vị hoặc chủ sử dụng lao động nộp, được tính vào chi phí kinh doanh, 6%còn lại do người lao động đóng góp và được tính trừ vào thu nhập của họ

Quỹ bảo hiệm xã hội được chỉ tiêu cho các trường hợp người lao động ốmđau thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, quĩ này do cơquan bảo hiểm xã hội quản lý

- Quỹ bảo hiểm y tế: Được sử dụng để thanh toán các khảon tiền khámchữa bệnh, thuốc chữa bệnh, viện phí… cho người lao động trong thời gian ốmđau, sinh đẻ… Quĩ này được hình thành bằng cách trích theo tỉ lệ quy định trêntổng số tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp của người lao động thực tế phátsinh trong tháng

Tỷ lệ trích bảo hiểm y tế hiện hành là 4,5%, trong đó 3% tính vào chi phísản xuất kinh doanh và 1,5% trừ vào thu nhập của người lao động

- Kinh phí công đoàn: Hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định trêntổng số tiền lương thực tế phải trả cho người lao động thực tế phát sinh trongtháng, 1% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh

Tỷ lệ trích kinh phí công đoàn theo chế độ hiện hành là 1% Số kinh phícông đoàn doanh nghiệp trích được, một phần nộp lên cơ quan quản lý công đoàncấp trên, một phần để lại doanh nghiệp chi tiêu cho hoạt động công đoàn tạidoanh nghiệp

- Quỹ bảo hiểm thất nghiệp: được hình thành từ 3% tiền lương, tiền côngtháng của người lao động Trong đó, người lao động đóng 1%, người sử dụng laođộng đóng 1% và Nhà nước lấy từ ngân sách hỗ trợ 1%

Trang 19

1.4.3 Cơ sở lý luận thuế thu nhập cá nhân

Đối tượng nộp thuế:

Đối tượng nộp thuế đối với người có thu nhập cao (dưới đây gọi tắt là thuếthu nhập cá nhân) bao gồm:

- Công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi công tác, lao động ở nướcngoài có thu nhập

- Cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng định cư khôngthời hạn tại Việt Nam có thu nhập (sau đây gọi là cá nhân khác định cư tại ViệtNam )

- Người nước ngoài có thu nhập tại Việt Nam bao gồm:

+ Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam trong các doanh nghiệp, các tổchức kinh tế, văn hoá xã hội, các văn phòng đại diện, các chi nhánh công ty nướcngoài tại Việt Nam, các cá nhân hành nghề độc lập tại Việt Nam có thời hạn lưutrú quá 183 ngày

+ Người nước ngoài tuy không hiện diện tại Việt Nam nhưng có thu nhậpphát sinh tại Việt Nam

Thu nhập chịu thuế:

Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây:

a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quyđịnh của pháp luật về ưu đãi người có công, phụ cấp quốc phòng, an ninh, phụcấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc

có yếu tố độc hại, nguy hiểm, phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy địnhcủa pháp luật, trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghềnghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suygiảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôiviệc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động, các khoản trợ cấpkhác do Bảo hiểm xã hội chi trả, trợ cấp giải quyết tệ nạn xã hội;

c) Tiền thù lao dưới các hình thức;

Trang 20

d) Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, bankiểm soát, hội đồng quản lý và các tổ chức;

đ) Các khoản lợi ích khác mà đối tượng nộp thuế nhận được bằng tiềnhoặc không bằng tiền;

e) Tiền thưởng, trừ các khoản tiền thưởng kèm theo các danh hiệu đượcNhà nước phong tặng, tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởngquốc tế, tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan nhànước có thẩm quyền công nhận, tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi

vi phạm pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Giảm thuế

Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnhhiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứngvới mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp

Kì tính thuế

1 Kỳ tính thuế đối với cá nhân cư trú được quy định như sau:

a) Kỳ tính thuế theo năm áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh; thunhập từ tiền lương, tiền công;

b) Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với thu nhập

từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn, trừ thu nhập từ chuyển nhượngchứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ trúngthưởng; thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhượng quyền thương mại; thu nhập

từ thừa kế; thu nhập từ quà tặng;

c) Kỳ tính thuế theo từng lần chuyển nhượng hoặc theo năm đối với thu nhập từchuyển nhượng chứng khoán Trường hợp cá nhân áp dụng kỳ tính thuế theo nămthì phải đăng ký từ đầu năm với cơ quan thuế

2 Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú được tính theo từng lần phátsinh thu nhập áp dụng đối với tất cả thu nhập chịu thuế

Căn cứ tính thuế

a Đối với cá nhân cư trú

Trang 21

1 Giảm trừ gia cảnh

- Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khitính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộpthuế là cá nhân cư trú Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây:

+ Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng (48 triệuđồng/năm);

+ Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/tháng

- Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiệntheo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đốitượng nộp thuế

- Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôidưỡng, bao gồm:

+ Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;

+ Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quyđịnh, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyênnghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hếttuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơinương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng

Chính phủ quy định mức thu nhập, kê khai để xác định người phụ thuộcđược tính giảm trừ gia cảnh

2.Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo

- Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo được trừ vào thu nhập trước khitính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộpthuế là cá nhân cư trú, bao gồm:

+ Khoản đóng góp vào tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnhđặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa;

+ Khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học

- Tổ chức, cơ sở và các quỹ quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điềunày phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công

Trang 22

nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học, không nhằm mụcđích lợi nhuận.

Thuế suất

Thu nhập thường xuyên: thuế suất đối với thu nhập thường xuyên ápdụng theo biểu thuế luỹ tiến từng phần quy định tại khoản 4 điều 1 pháp lệnh sửađổi,bổ sung một số điều của pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhậpcao như sau:

Đối với công dân Việt Nam và các cá nhân khác định cư tại Việt Nam

Bậc Tổng thu nhập 1 năm Thu nhập bình quân

Nợ TK 241: Tiền lương trả cho bộ phận xây dựng cơ bảnNợ TK 622: Nếutiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm

Nợ TK 623(6231): Tiền lương trả cho công nhân sử dụng máy

Nợ TK 627(6271): Tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý và phục vụsản xuất ở phân xưởng sản xuất

Nợ TK 641(6411): Tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng

Trang 23

Nợ Tk 642(6421): Tiền lương phải trả cho nhân viên các phòng, ban quản lýdoanh nghiệp

Có TK 334: Tổng số tiền lương trả cho người lao động trong tháng

- Tiền thưởng phải trả cho người lao động, ghi:

Nợ TK 431(4311): Thưởng thi đua từ quĩ khen thưởng

Nợ TK 622,627,641,642…: Thưởng tính vào chi phí kinh doanh

Có TK 334: Tổng số tiền thưởng phải trả

- Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ hàng tháng, ghi:

Nợ TK 622,627,641,642…: Phần tính vào chi phí sản xuất kinh doanh

Nợ TK 334: Phần trừ vào thu nhập của người lao động

Có TK 338(3382,3383,3384): Tính tổng các khoàn KPCĐ, BHXH,BHYT, BHTN phải trích lập

- Bảo hiểm xã hội phải trả người lao động

+ Trường hợp doanh nghiệp được giữ lại một phần bảo hiểm xã hội để trực tiếpchi tại doanh nghiệp, thì số phải trả trực tiếp cho công nhân viên, kế toán ghi sổtheo định khoản:

Nợ TK 338(3383)

Có TK 334: Phải trả người lao động

+ Trường hợp doanh nghiệp phải nộp toàn bộ số trích BHXH cho cơ quan bảohiểm xã hội, doanh nghiệp có thể chi hộ (ứng hộ) cơ quan bảo hiểm xã hội để trảcho công nhân viên và thanh quyết toán khi nộp các khoản kinh phí này dối với

cơ quan bảo hiểm xã hội, kế toán ghi sổ:

Nợ TK 138(1388)

Có TK 334: Phải trả người lao động

- Các khoản khấu trừ vào thu nhập của công nhân viên, kế toán ghi:

- Nợ TK 334: Phải trả người lao động: Tổng số các khoản khấu trừ

Có TK 333(3338): Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

Có Tk 141, 138

Trang 24

- Thanh toán tiền lương, bảo hiểm xã hội cho công nhân viên, kế toán ghi

sổ theo định khoản

+ Nếu thanh toán bằng tiền:

Nợ TK 334: Phải trả người lao động

Có TK 111,112

+ Nếu thanh toán bằng vật tư, hàng hóa, kế toán ghi:

Giá vốn của vật tư, hàng hóa:

Nợ TK 632: Giá vốn vật tư hàng hóa

Có TK 152, 153, 154, 155

Ghi nhận giá thanh toán

Nợ TK 334: Phải trả người lao động

Có TK 512: Doanh thu nội bộ

Trang 25

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ LƯƠNG TẠI CÔNG

TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÀNH NAM

2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY

Giới thiệu về đơn vị:

Quá trình hình thành phát triển

Tên Tiếng Việt: Công ty cổ phần tập đoàn Thành Nam

Tên giao dịch : THÀNH NAM GROUP JOINT STOCK COMPANY

Tên viết tắt: THÀNH NAM GROUP

Trụ sở chính: Tầng 18, Tòa tháp Văn phòng Crown, Lô X7, đường Lê Đức Thọ,

Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Chi nhánh HCM : Phòng J8-6, Sky Garden 1, Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Quận 7,

TP Hồ Chí Minh, Việt Nam

Thành Nam Group tiền thân là Công ty TNHH Thành Nam, được thànhlập vào ngày 15 tháng 07 năm 2004 Trải qua một quá trình phấn đấu khôngngừng, Thành Nam từ một doanh nghiệp quy mô nhỏ nay đã trở thành một Tậpđoàn hàng đầu chuyên cung cấp các loại thép không gỉ ở Việt Nam Thành Nam Group chuyên cung cấp thép không gỉ dạng tấm, cuộn, ốngvới chủng loại và đặc điểm kỹ thuật đa dạng Với tốc độ tăng trưởng nhanhchóng, Thành Nam đã duy trì và không ngừng mở rộng thị phần của mình ởtrong nước và nước ngoài Sản phẩm của Thành Nam đã có mặt tại thị trườngnhư: Hàn Quốc, Malaysia, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ,Italy, Hy Lạp, UAE, Ả-rập Xê-út, Syria v.v…

Trang 26

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty:

Hinh 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

Sơ đồ bộ máy kế toán công ty

Hình 2: Sơ đồ bộ máy kế toán công ty

Trang 27

2.2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC QUẢN LÝ LƯƠNG VÀ THUẾ TNCN TẠI CÔNG TY:

+ Bảng cân đối kế toán

+ Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

+ Thuyết minh báo cáo tài chính

- Phương pháp hạch toán Hàng tồn kho: Theo phương pháp Kê khai thườngxuyên

- Phương pháp trích khấu hao: trích khấu hao theo phương pháp đườngthẳng

- Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ

3338: Thuế thu nhập cá nhân

Nhiệm vụ của bộ phận kế toán:

- Thu thập xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung côngviệc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán

Trang 28

- Kiểm tra giám sát các khoản thu chi tài chính các nghĩa vụ thu nộp thanhtoán nợ, kiểm tra việc quản lí, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, pháthiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.

- Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải phápphục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán

- Cung cấp thông tin số liệu kế toán theo quy định của pháp luật

2.2.2 Các tham số tính lương tại Công ty:

Công làm ngày thường :

Là số công mà cán bộ, nhân viên đi làm trong tháng những ngày bắt buộc

Công làm thêm ngày nghỉ

Là số công mà cán bộ, nhân viên đi làm trong tháng những ngày nghỉ thứ 7 hoặcchủ nhật

Trang 29

bảo hiểm xã hội của các Cán bộ viên chức với Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam

và trích vào quỹ công đoàn Phần này tính là 9,5% x Lương hệ số

Thuế suất

Là mức thuế suât mà những cán bộ, nhân viên có thu nhập chịu thuế thunhập cá nhân theo quy định

Thuế suất

Bậc Tổng thu nhập 1 năm Thu nhập bình quân

30 %

Công thức tính lương và thu nhập tại Công ty

Số ngày làm việc quy định trong công ty là 22 ngàyLương cơ bản = mức lương theo hợp đồng * số ngày đi làm/số ngày chuẩn - BảoHiểm

Trong đó Bảo Hiểm bao gồnm BHXH và BHYT

+ BHXH = 6% lương cơ bản

+ BHYT = 1.5% lương cơ bản

+ KPCĐ = 1%

+ BHTN = 1%

Lương ngoài giờ = Mức lương theo hợp đồng/số ngày chuẩn

* (số ngày làm thêm ngày nghỉ*1.5 + sô ngày làm thêm ngày lễ tết*2)

Tiền ăn ca = 20 000 đồng/ ngày* số ngày làm việc thực tế

Thu nhập chịu thuế TNCN = tổng thu nhập chưa tính thuế – 4000000 – sôngười phụ thuộc * 1.600.000 – các khoản giảm trừ

Trang 30

Tổng thu nhập chưa tính thuế = Lương cơ bản +lương ngoài giờ + Tiền ăn

ca + Thưởng - BHXH,BHYT - Các khoản khấu trừ (Giảm trừ gia cảnh, làm từthiện)

Thuê TNCN = Thu nhập chịu thuế * thuế suất

Với những người có mức thu nhập chưa tính thuế > 0 sẽ có một mức thuếsuất quy định theo khung chuẩn của Bộ Tài Chính ban hành, để từ đó tính mứcthuế thu nhập cá nhân mà cán bộ công nhân viên phải nộp cho cơ quan thuế

Thuế thu nhập cá nhân = thuế suất* Tổng thu nhập

2.2.3 Hiện trạng tổ chức công tác quản lý lương và thuế TNCN tại Công ty

Công ty cổ phần tập đoàn Thành Nam việc tổ chức quản lý lương mộtcách có hiệu quả là một vấn đề cần thiết của công ty để khuyến khích nhân viênlàm việc hăng say và phù hợp với năng lực của mình; bên cạnh đó để góp phầngiảm chi phí quản lý Hiện nay quy mô chưa lớn, và không phát sinh nhiềunghiệp vụ nên quản lý các phân hệ kế toán nói chung và quản lý lương nói riêngđều bằng phềm mềm Exel Ưu nhược điểm của phần mềm này như sau:

Ưu điểm:

Phần mềm Microsoft Office Excel sử dụng có nhiều tiện ích, rất phù hợpvới doanh nghiệp vừa và nhỏ Các chương trình tính toán quản lý lương được xử

lý rất nhanh với điều kiện số bản ghi ít

Phần mềm Microsoft Office Excel có tốc độ lọc dữ liệu nhanh và rất dễ sửdụng trong trường hợp số bản ghi không nhiều lắm Phần mềm này hiện nay đangđược áp dụng phổ biến đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đồng thời doanhnghiệp không phải tốn nhiều chi phí để mua bản quyền của phần mềm

Thực tế cho thấy mặc dù phần mềm Microsoft Office Excel sử dụng cónhiều tiện lợi nhưng các doanh nghiệp hiện nay đang dần từng bước áp dụngphần mềm Visual Foxpro Lý do rất đơn giản vì các doanh nghiệp hiện đang thấyrất rõ những khuyết điểm mà phần mềm Microsoft Office Excel mang lại Vậy

Trang 31

những khuyết điểm của phần mềm Microsoft Office Excel được thể hiện nhưsau:

Nhược điểm

Phần mềm excel hoạt động độc lập, không có sự kết nối dữ liệu vì thếkhông đáp ứng được tiêu chuẩn tin cậy của một hệ thống thông tin hoạt động tốt.chẳng hạn, khi có sự sửa chữa hoặc xoá danh mục nhân viên, rất có thể sẽ bỏ sótthông tin trong một tệp có liên quan nào đó, do việc cập nhật hoàn toàn là thủcông

Phần mềm excel không có tính năng phân quyền, thông tin dễ dàng bị canthiệp trái phép bởi bất kỳ người dùng nào Sự thiếu an toàn này có thể sẽ gây ranhững thiệt hại khôn lường

Việc tính toán hàng tháng dựa trên excel có thể mất thời gian tới vài ngày,

sự chậm chạp này có thể gây nên việc thanh toán lương cho các cán bộ côngnhân viên không kịp thời.Chưa có sự đồng bộ dữ liệu với các phân hệ kế toánkhác trong đơn vị

2.2.4 Các hồ sơ thu thập được tại Công ty:

Hồ sơ cán bộ:

hình 3: hồ sơ cán bộ

Trang 32

Bảng lương tháng

Hình 4: Bảng lương tháng

Bảng trích nộp các khoản trích theo lương

Hình 5: Bảng trích nộp các khoản trích theo lương

Trang 33

Danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp TNCN

Hình 6: Danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp TNCN

Bảng chấm công:

Trang 34

Hình 7: Bảng chấm công

2.3 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Tên đề tài

Trong quá trình thực tập tại công ty em nhận thấy việc phân tích thiết kế

hệ thống thông tin quản lý lương sẽ có tính thực tiễn cao vì nó có thể giải quyếtđược những khó khăn nêu trên nên em đã chọn đề tài:” Phân tích thiết kế HTTTquản lý tiền lương” tại công ty cổ phần tập đoàn Thành Nam làm đề tài cho đồ ántốt nghiệp của mình

Ý nghĩa của đề tài

Từ việc phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý lương để đi đến 1phần mềm vô cùng hữu ích đối với mọi doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay.Nhờ những tiện ích của phần mềm này mà công việc tính lương, thu nhập cánhân trở nên đơn giản, chính xác, linh hoạt, tiết kiệm chi phí, thời gian và nhânlực cho doanh nghiệp đồng thời nó còn được áp dụng rộng rãi cho các doanhnghiệp khác

Từ việc phân tích thiết kế HTTT quản lý tiền lương sẽ giúp chúng ta xâydựng phần mềm quản lý lương sẽ giúp cho công ty có thêm một công cụ quản lýlương hữu hiệu, phần mềm này thực hiện việc tính toán và chi trả lương cho nhânviên một cách chính xác và nhanh chóng, đồng thời đưa ra những báo cáo cầnthiết về tiền lương sẽ giúp giám đốc công ty có những quyết định đúng đắn vềtiền lương và chế độ đãi ngộ với nhân viên Mặt khác lương là một công cụ vậtchất hữu hiệu để khuyến khích nhân viên Việc công ty trả lương đúng đắn, khenthưởng kịp thời sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho nhân viên làm việc hăng say và gắn

bó hơn với công ty

Mục tiêu của đề tài

Quản lý lương là một việc làm cần thiết đối với mọi doanh nghiệp Vì vậyviệc phân tích thiết kế HTTT quản lý tiền lương để xây dựng phần mềm quản lýlương cho công ty sẽ cung cấp cho lãnh đạo công ty đặc biệt là bộ phận kế toánlương một công cụ tính lương hữu hiệu Tính và trả lương cho công nhân viên

Trang 35

một cách chính xác và kịp thời Mặt khác chương trình được xây dựng cũngnhằm đưa ra những báo cáo như bảng thanh toán lương và báo cáo thuế…Thông qua đó giúp cho lãnh đạo công ty có thể đánh gía được sự tích cực củangười lao động trên khía cạnh đi làm đầy đủ, đúng giờ, tham gia làm thêm…

Trang 36

CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ LƯƠNG TẠI CÔNG

3.1.2 Mô tả bài toán và xác định yêu cầu:

Mô tả bài toán:

Công ty cổ phần tập đoàn Thành Nam quy định cách tính lương trongcông ty như sau:

Công ty áp dụng cách tính lương cho mọi công nhân trong công ty là nhưnhau Tức là mức lương nhân viên được hưởng phụ thuộc vào mức lương theohợp đồng và mức lương phụ cấp chức vụ, tiền thưởng, tiền nghỉ tết, số ngày làmviệc thực tế và những khoản thưởng, phạt, các khoản khấu trừ mà công nhânđược hưởng Các tham số này phụ thuộc vào chức vụ và kết quả hoạt động sảnxuất kinh doanh của công ty Ngoài ra để khuyến khích nhân viên làm việc, Công

ty có thêm các khoản thưởng, phạt, phù hợp với chất lượng làm việc của cán bộcông nhân viên

Cách tính lương áp dụng trong công ty:

Công ty áp dụng hình thức trả lương 1 lần trong tháng

Lương chính = mức lương theo hợp đồng * số ngày đi làm/số ngày

Trong đó Bảo Hiểm bào gồnm BHXH, BHYT, BHTN

Trang 37

Tiền ăn ca = 20 000 đồng/ ngày* số ngày làm việc thực tế

Thu nhập chịu thuế TNCN = tổng thu nhập chưa tính thuế – 4000000 – sôngười phụ thuộc * 160000 – các khoản giảm trừ

Thuê TNCN = Thu nhập chịu thuế * thuế suất

Tổng thu nhập chưa tính thuế = Lương cơ bản + lương ngoài giờ + Tiền ăn ca +Thưởng – BH, KPCĐ - Các khoản khấu trừ (Giảm trừ gia cảnh, làm từ thiện)

Với những người có mức thu nhập tính thuế > 0 sẽ có một mức thuế suấtquy định theo khung chuẩn của bộ tài chính ban hành, để từ đó tính mức thuế thunhập cá nhân mà cán bộ công nhân viên phải nộp cho cơ quan thuế

Thuế thu nhập cá nhân = thuế suất* Tổng thu nhập

20 %

4 Trên 300.000.000 đến

480.000.000 Trên 25.000.000 đến40.000.000 30 %

3.2 PHÂN TÍCH YÊU CẦU

+ Quản lý hồ sơ đối tượng trả lương

+ Quản lý cách xác định thu nhập của người lao động

+ Quản lý các phương pháp tính thuế thu nhập cho người lao động

+ Quản lý các thông tin báo cáo:

Trang 38

Báo cáo thường xuyên:

+Bảng lương tháng;

+ Báo cáo Cục Thuế;

+ Báo cáo Bảo hiểm;

Báo cáo không thường xuyên:

+ Báo cáo theo yêu cầu của cán bộ

+ Báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan chức năng khác

3.2.1 Các hồ sơ thu thập được:

+ hồ sơ cán bộ

+ Bảng chấm công

+ Bảng lương tháng

+ Bảng kê trích nộp BH, KPCĐ

+ Báo cáo thuế

+ Bảng phân bổ tiền lương

+ Danh sách các phòng ban

3.2.2 Mô hình nghiệp vụ của bài toán

Biểu đồ ngữ cảnh:

Hình 8 :Biểu đồ ngữ cảnh

Ngày đăng: 21/10/2014, 03:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty: - phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý tiền lương công ty cổ phần tập đoàn thành nam
Sơ đồ c ơ cấu tổ chức của công ty: (Trang 26)
Hình 3: hồ sơ cán bộ - phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý tiền lương công ty cổ phần tập đoàn thành nam
Hình 3 hồ sơ cán bộ (Trang 31)
Hình 4: Bảng lương tháng - phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý tiền lương công ty cổ phần tập đoàn thành nam
Hình 4 Bảng lương tháng (Trang 32)
Bảng trích nộp các khoản trích theo lương - phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý tiền lương công ty cổ phần tập đoàn thành nam
Bảng tr ích nộp các khoản trích theo lương (Trang 32)
Bảng chấm công: - phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý tiền lương công ty cổ phần tập đoàn thành nam
Bảng ch ấm công: (Trang 33)
Hình 6: Danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp TNCN - phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý tiền lương công ty cổ phần tập đoàn thành nam
Hình 6 Danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp TNCN (Trang 33)
Hình 8 :Biểu đồ ngữ cảnh - phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý tiền lương công ty cổ phần tập đoàn thành nam
Hình 8 Biểu đồ ngữ cảnh (Trang 38)
Hình 9: Biểu đồ phân rã chức năng - phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý tiền lương công ty cổ phần tập đoàn thành nam
Hình 9 Biểu đồ phân rã chức năng (Trang 39)
Hình 10: ma trận thực thể - phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý tiền lương công ty cổ phần tập đoàn thành nam
Hình 10 ma trận thực thể (Trang 41)
Hình 11: Biểu đồ luồng dữ liệu mức 0 - phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý tiền lương công ty cổ phần tập đoàn thành nam
Hình 11 Biểu đồ luồng dữ liệu mức 0 (Trang 42)
Hình 12 Biểu đồ của tiến trình 1.0 “Cập nhật thông tin” - phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý tiền lương công ty cổ phần tập đoàn thành nam
Hình 12 Biểu đồ của tiến trình 1.0 “Cập nhật thông tin” (Trang 43)
Hình 13: Biểu đồ của tiến trình 2.0 “Xử lý” - phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý tiền lương công ty cổ phần tập đoàn thành nam
Hình 13 Biểu đồ của tiến trình 2.0 “Xử lý” (Trang 44)
Hình 14: Biểu đồ của tiến trình 3.0 “Báo cáo” - phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý tiền lương công ty cổ phần tập đoàn thành nam
Hình 14 Biểu đồ của tiến trình 3.0 “Báo cáo” (Trang 45)
BẢNG LƯƠNG CÓ THÔNG TIN LƯƠNG - phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý tiền lương công ty cổ phần tập đoàn thành nam
BẢNG LƯƠNG CÓ THÔNG TIN LƯƠNG (Trang 49)
Hình 17: Menu Hệ thống - phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý tiền lương công ty cổ phần tập đoàn thành nam
Hình 17 Menu Hệ thống (Trang 60)
Hình 18: Menu Quản lý người dùng - phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý tiền lương công ty cổ phần tập đoàn thành nam
Hình 18 Menu Quản lý người dùng (Trang 60)
Hình 19: Menu cập nhật thông tin - phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý tiền lương công ty cổ phần tập đoàn thành nam
Hình 19 Menu cập nhật thông tin (Trang 61)
Hình 20: Menu  Báo cáo - phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý tiền lương công ty cổ phần tập đoàn thành nam
Hình 20 Menu Báo cáo (Trang 61)
Hình 22:  Menu Trợ giúp - phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý tiền lương công ty cổ phần tập đoàn thành nam
Hình 22 Menu Trợ giúp (Trang 62)
Hình 24: Giao diện Thay đổi mật khẩu - phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý tiền lương công ty cổ phần tập đoàn thành nam
Hình 24 Giao diện Thay đổi mật khẩu (Trang 63)
Hình 23: Giao diện Đăng ký người dùng - phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý tiền lương công ty cổ phần tập đoàn thành nam
Hình 23 Giao diện Đăng ký người dùng (Trang 63)
Hình 25a: Giao diện cập nhật chức vụ - phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý tiền lương công ty cổ phần tập đoàn thành nam
Hình 25a Giao diện cập nhật chức vụ (Trang 64)
Hình 26a: Giao diện cập nhật danh mục phòng ban - phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý tiền lương công ty cổ phần tập đoàn thành nam
Hình 26a Giao diện cập nhật danh mục phòng ban (Trang 65)
Hình 27a: Giao diện biểu thuế TNCN - phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý tiền lương công ty cổ phần tập đoàn thành nam
Hình 27a Giao diện biểu thuế TNCN (Trang 66)
Hình 29: Giao diện cập nhật bảng chấm công - phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý tiền lương công ty cổ phần tập đoàn thành nam
Hình 29 Giao diện cập nhật bảng chấm công (Trang 68)
Hình 30a: Giao diện thông tin lương - phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý tiền lương công ty cổ phần tập đoàn thành nam
Hình 30a Giao diện thông tin lương (Trang 68)
Hình 31a: Giao diện in bảng trích nộp các khoản theo lương - phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý tiền lương công ty cổ phần tập đoàn thành nam
Hình 31a Giao diện in bảng trích nộp các khoản theo lương (Trang 69)
Hình 31d: Báo cáo thuế Tncn - phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý tiền lương công ty cổ phần tập đoàn thành nam
Hình 31d Báo cáo thuế Tncn (Trang 71)
Hình 31f: báo cáo bảng phân bổ tiền lương - phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý tiền lương công ty cổ phần tập đoàn thành nam
Hình 31f báo cáo bảng phân bổ tiền lương (Trang 72)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w