1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xuất khẩu cà phê của VN sang thị trường anh

88 1,2K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 283,53 KB

Nội dung

Thị trường Anh là thị trường phát triển và là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại Liên minh châu Âu. Trong những năm qua, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Anh có xu hướng không ngừng gia tăng; trong đó, cà phê là một trong những mặt hàng có tiềm năng lớn khi xuất khẩu sang thị trường này. Theo số liệu thu thập từ Tổ chức Cà phê thế giới, bình quân đầu người tại anh tiêu thụ khoảng 3 kg cà phê trong năm 2010. Hơn nữa, nhu cầu nhập khẩu cà phê của Anh là rất lớn do điều kiện tự nhiên tại quốc gia này không đáp ứng tốt cho việc canh tác cà phê. Hiện Anh đang nhập khẩu ròng về cà phê từ các quốc gia như Đức, Colombia, Brazil, Netherlands, và Việt Nam. Nhìn chung, thị trường Anh không tồn tại nhiều rào cản thương mại, ngoại trừ các luật lệ và quy định áp dụng chung cho các thành viên thuộc khối Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, Anh đặc biệt chú trọng đến vấn đề chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, và bao gói, nhãn mác cho hàng hóa nhập khẩu. Điều đáng mừng là Việt Nam cho đến nay chưa gặp phải nhiều vướng mắc từ những quy định nêu trên. Từ những đặc điểm nêu trên, thị trường Anh sẽ là một trong những thị trường mục tiêu đầy tiềm năng cho cà phê Việt Nam trong giai đoạn sắp tới.

Trang 1

CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-*** -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh quốc tế

XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM

SANG THỊ TRƯỜNG ANH

Họ và tên sinh viên: Triệu Lệ Quân

Trang 2

Ý KIẾN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ANH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ANH 4

1.1 Giới thiệu về thị trường cà phê tại Anh 4

1.1.1 Thị trường cà phê tại Anh 4

1.1.2 Một số quy định về nhập khẩu cà phê vào thị trường Anh 9

1.2 Sự cần thiết phải đầy mạnh xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường Anh 13

1.2.1 Lợi thế từ hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam 13

1.2.2 Tiềm năng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Anh 14

1.2.3 Quan hệ thương mại Việt Nam – Anh 14

1.3 Kinh nghiệm của Colombia về xuất khẩu cà phê sang thị trường Anh và bài học cho Việt Nam 16

1.3.1 Lý do chọn Colombia 16

1.3.2 Kinh nghiệm rút ra 16

1.3.3 Bài học cho Việt Nam 19

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ANH GIAI ĐOẠN 2006 – 2011 21

2.1 Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Anh giai đoạn 2006 – 2011 21

2.1.1 Khối lượng xuất khẩu 21

2.1.2 Kim ngạch xuất khẩu 23

2.1.3 Cơ cấu mặt hàng cà phê xuất khẩu 25

2.1.4 Chất lượng cà phê xuất khẩu 26

2.1.5 Giá cả xuất khẩu 28

2.1.6 Kênh phân phối xuất khẩu 30

Trang 3

2.1.8 Hoạt động quảng bá và xúc tiến xuất khẩu 31

2.1.9 Nguồn cung cà phê xuất khẩu tại Việt Nam 33

2.2 Đánh giá về thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Anh giai đoạn 2006 – 2011 38

2.2.1 Những thuận lợi và thành tựu đạt được 38

2.2.2 Hạn chế và thách thức 40

CHƯƠNG 3 ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ANH GIAI ĐOẠN 2012 – 2016 45

3.1 Cơ sở, quan điểm và mục tiêu đề xuất giải pháp 45

3.1.1 Cơ sở của việc đề xuất giải pháp 45

3.1.2 Quan điểm khi đề xuất giải pháp 50

3.1.3 Mục tiêu của giải pháp 52

3.2 Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Anh giai đoạn 2012 – 2016 52

3.2.1 Tăng cường liên kết bốn nhà 52

3.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam 55

3.2.3 Nhóm giải pháp ổn định nguồn cung hàng xuất khẩu 63

3.2.4 Nhóm giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại 65

3.2.5 Nhóm giải pháp tăng cường sự quản lý và điều phối của Nhà nước và Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam đối với hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê 68

KẾT LUẬN 71

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

Trang 4

Trang 5

Trang 6

STT Từ viết tắt Nội dung

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT (Tiếng Anh) STT Từ viết tắt Nội dung Nghĩa tiếng Việt

1 CIF Cost, Insurance, and

Freight

Giá thành, bảo hiểm, và Cước phí

Organization

Tổ chức Lương Nông Liên hiệp quốc

Growers’ Federation (La Federación Nacional deCafeteros de Colombia)

Liên đoàn Nông dân trồng

cà phê quốc gia Colombia

6 GSP The Generalized System of

Preferences

Hệ thống Ưu đãi Thuế suất phổ cập

7 HACCP Hazard Analysis and

Critical Ccontrol Points

Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn

11 ISO International Organization

for Standardization

Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá

Trang 7

quốc tế

13 LIFFE London International

Financial Futures and Options Exchange

Thị trường kỳ hạn quốc tế Luân Đôn

phê

Advantage

Lợi thế so sánh biểu hiện

16 SPS Sanitary and Phytosanitary

measures

Quy định về Biện pháp kiểm dịch động thực vật

17 UKTI UK Trade & Investment Cơ quan thương mại và đầu

tư Anh

18 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế

giới

Trang 8

STT Tên bảng biểu Trang Bảng 1.1. Cơ cấu mặt hàng cà phê nhập khẩu của Anh giai đoạn

2006 – 2011

7

Bảng 1.2. Biểu thuế nhập khẩu cà phê của vương quốc Anh 10

Bảng 1.3. Chỉ số RCA của cà phê Việt Nam giai đoạn 2006 – 2011 13

Bảng 1.4. Số liệu thương mại giữa Việt Nam – Anh trong giai đoạn

Bảng 2.4. Tiêu chuẩn phân loại cà phê nhân theo TCVN 4193:2005 27

Bảng 2.5. Diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam trong giai đoạn

2006 – 2011

34

Bảng 3.1 Dự báo sản lượng cà phê của một số nước xuất khẩu

chính trên thế giới niên vụ 2011/2012

45

Biểu đồ 1.1. Khối lượng nhập khẩu mặt hàng cà phê của vương quốc

Anh giai đoạn 2006 – 2011

5

Biểu đồ 1.2. Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng cà phê của vương quốc

Anh giai đoạn 2006 – 2011

6

Biểu đồ 1.3. Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng cà phê vào Anh

giai đoạn 2006 – 2011

9

Biểu đồ 2.1. Biến động giá cả cà phê thế giới giai đoạn 2006 – 2010 28

Biểu đồ 2.2. Giá xuất khẩu trung bình của Cà phê thô Việt Nam, niên

vụ 1990/1991 – 2010/2011

29

Biểu đồ 3.1 Lượng tiêu thụ cà phê tại Anh giai đoạn 2006 – 2010 49

Sơ đồ 2.1 Kênh phân phối cà phê tại thị trường Anh 30

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)năm 2007, tình hình thương mại của Việt Nam đã có nhiều thuận lợi và bước tiến rõrệt Đặc biệt, năm 2011 chứng kiến sự hồi phục của nền kinh tế thế giới nói chung,cũng như nền kinh tế Việt Nam nói riêng Trong năm này, tổng trị giá xuất khẩu củaViệt Nam đạt 96,91 tỷ USD, tăng 34,2% so với năm 2010 và vượt 22% so với kếhoạch đặt ra của năm 2011; trong đó, xuất khẩu cà phê Việt Nam đóng góp 2,75 tỷUSD, tăng 48,7% so với năm 2010 Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quanViệt Nam, cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo, chiếm 20%trong tổng giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam, đứng vị trí thứ ba sau mặt hànggạo và cao su (Thống kê hải quan, 2012) Các thị trường xuất khẩu truyền thống của

cà phê Việt nam như Hoa Kỳ, Đức, Bỉ và Italia đạt giá trị cao và có mức tăngtrưởng khá ổn định qua các năm Tuy nhiên, trong tình hình xuất khẩu cà phê ViệtNam bắt đầu có dấu hiệu bão hòa tại các thị trường này do sự cạnh tranh gay gắt vớicác thương hiệu cà phê lớn trên thế giới và các quy định khắt khe về hàng nhậpkhẩu cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm tại các quốc gia này, điều cần thiết chocác nhà xuất khẩu Việt Nam hiện nay là định hướng xuất khẩu đến các thị trườngmới hơn, có tiềm năng phát triển trong thời gian tới

Thị trường Anh là thị trường phát triển và là một trong những thị trường xuấtkhẩu lớn nhất của Việt Nam tại Liên minh châu Âu Trong những năm qua, kimngạch thương mại giữa Việt Nam và Anh có xu hướng không ngừng gia tăng; trong

đó, cà phê là một trong những mặt hàng có tiềm năng lớn khi xuất khẩu sang thịtrường này Theo số liệu thu thập từ Tổ chức Cà phê thế giới, bình quân đầu ngườitại anh tiêu thụ khoảng 3 kg cà phê trong năm 2010 Hơn nữa, nhu cầu nhập khẩu càphê của Anh là rất lớn do điều kiện tự nhiên tại quốc gia này không đáp ứng tốt choviệc canh tác cà phê Hiện Anh đang nhập khẩu ròng về cà phê từ các quốc gia nhưĐức, Colombia, Brazil, Netherlands, và Việt Nam Nhìn chung, thị trường Anhkhông tồn tại nhiều rào cản thương mại, ngoại trừ các luật lệ và quy định áp dụngchung cho các thành viên thuộc khối Liên minh châu Âu Tuy nhiên, Anh đặc biệtchú trọng đến vấn đề chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, và bao gói, nhãn mác

Trang 10

cho hàng hóa nhập khẩu Điều đáng mừng là Việt Nam cho đến nay chưa gặp phảinhiều vướng mắc từ những quy định nêu trên Từ những đặc điểm nêu trên, thịtrường Anh sẽ là một trong những thị trường mục tiêu đầy tiềm năng cho cà phêViệt Nam trong giai đoạn sắp tới.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Anhgiai đoạn 2006 – 2011, từ đó đề ra giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của ViệtNam sang thị trường này giai đoạn 2012 – 2016

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là hoạt động xuất khẩu cà phê củaViệtNam sang thị trường Anh

Phạm vi nghiên cứu:

- Không gian: xuất khẩu cà phê từ Việt Nam sang Anh

- Thời gian: thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Anhtrong giai đoạn 2006 – 2011 và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Namsang Anh trong giai đoạn 2012 – 2016

4 Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, diễn giải, thống

kê, so sánh và đánh giá số liệu thứ cấp từ các sách báo, tạp chí, và Internet

5 Kết cấu khóa luận

Để đạt được mục đích nghiên cứu, ngoài mục lục, danh mục các từ viết tắt,danh mục bảng biểu, và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được thực hiện baogồm 3 chương:

- Chương 1: Tổng quan về xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trườngAnh và sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sangthị trường Anh

- Chương 2: Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Anh giaiđoạn 2006 – 2011

- Chương 3: Đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Anh giaiđoạn 2012 – 2016

Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS., TS Nguyễn Xuân Minh đã

Trang 11

tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.Đồng thời, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy giáo, cô giáo trườngĐại học Ngoại thương đã tận tình giảng dạy trong suốt thời gian học tập và nghiêncứu tại trường

Ý thức được tầm quan trọng của việc thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tác giả đãchú ý đầu tư nghiêm túc để nghiên cứu và tìm hiểu Tuy nhiên, do sự hạn chế vềthời gian chuẩn bị, nguồn tài liệu tham khảo, năng lực chuyên môn cũng như kinhnghiệm thực tiễn nên khóa luận không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Tácgiả rất mong nhận được những ý kiến của quý thầy cô giáo và người đọc để khóaluận được hoàn chỉnh hơn

Sinh viên thực hiện

Triệu Lệ Quân

Trang 12

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ANH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦY MẠNH MẶT HÀNG CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ANH

1.1 Giới thiệu về thị trường cà phê tại Anh

1.1.1 Thị trường cà phê tại Anh

1.1.1.1 Tập quán và thị hiếu tiêu dùng

Mặc dù cà phê xuất hiện tại Anh từ thế kỷ 16, nhưng người Anh chỉ chínhthức biết đến loại thức uống này từ thập kỷ 50 Tuy nhiên, loại cà phê được bày bántrên thị trường bấy giờ hầu hết có chất lượng từ kém đến trung bình Lý do chínhcho việc thiếu thốn nguồn hàng cà phê chất lượng cao là do Anh vẫn còn một số hạnchế về thương mại bằng đồng đô la Mỹ; vì vậy, nguồn cà phê chủ yếu của Anhđược nhập từ Brazil bằng phương thức hàng đổi hàng (Richard Clark, 1994, tr.1, 2).Văn hóa cà phê chính thức tồn tại ở Anh từ những năm cuối thập niên 80 Vàolúc này, người tiêu dùng Anh bắt đầu mua và thưởng thức những loại cà phê chấtlượng cao, các loại cà phê hòa tan, và cà phê trở thành thức uống phổ biến khi họgặp gỡ bạn bè sau giờ làm và những khi rảnh rỗi Trong giai đoạn này, người dânAnh tiêu thụ cà phê rang là chính (Richard Clark, 1994, tr.4)

Trong những thập kỉ vừa qua, mặc dù trà vẫn là thức uống chính của ngườidân nước Anh, nhưng sự thay đổi của thời đại đã khiến cà phê ngày càng được ưachuộng và đã trở thành thức uống không thể thiếu tại các hộ gia đình, văn phònglàm việc ở Anh Quốc Theo ước tính, người dân Anh Quốc tiêu thụ 70 triệu ly càphê mỗi ngày Theo báo cáo của Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), tính theo bìnhquân đầu người năm 2010, mỗi người dân nước Anh tiêu thụ đến 3kg cà phê, chủyếu là cà phê hòa tan Cà phê hiện nay vẫn đóng vai trò là loại thức uống côngnghiệp Đối với người Anh, họ chủ yếu vẫn giữ thói quen pha thức uống tại nhà.Tuy nhiên, sự ra đời của các máy pha cà phê thế hệ mới đã góp phần làm cho việcpha cà phê tại nhà trở nên dễ dàng hơn, và vì vậy, lượng tiêu dùng cà phê rang xaycũng có xu hướng tăng trong những năm qua (International Coffee Council, 2011,tr.11, 12)

Nằm trong khu vực các nước có nền kinh tế phát triển, người tiêu dùng Anhthuộc nhóm những người tiêu dùng khó tính Họ có yêu cầu cao về chất lượng cà

Trang 13

phê, và quan tâm đặc biệt đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như các vấn

đề về nhãn mác sản phẩm hay bảo vệ môi trường; hơn nữa, để thay đổi thói quen và

tư duy tiêu dùng của họ là một việc hết sức khó khăn (The Guardian News, 2011)

1.1.1.2 Khối lượng nhập khẩu

Biểu đồ 1.1 Khối lượng nhập khẩu mặt hàng cà phê của vương quốc Anh giai

(Nguồn:Tác giả tổng hợp từ số liệu thương mại giữa các nước của Tổng cục Thống

kê Liên hiệp quốc)

Anh là một trong những nước tiêu thụ và nhập khẩu cà phê khối lượng lớn trênthế giới Mặc dù khối lượng nhập khẩu có nhiều biến động nhưng nhìn chung có xuhướng tăng trưởng qua các năm Năm 2007, khối lượng cà phê nhập khẩu của Anhgiảm 6,23% so với năm 2006 do giá cà phê thế giới tăng lên đáng kể Tuy nhiên, thịtrường cà phê nhanh chóng hồi phục trong giai đoạn 2007 – 2010 Theo đó, khốilượng cà phê các loại nhập khẩu tại Anh tăng từ 2,93% đến 12,35% Trong đó, năm

2008 và năm 2009 lần lượt có tỷ lệ tăng ở mức tương đối cao nhất và thấp nhất sovới năm trước tính cho cả giai đoạn Năm 2011, lượng nhập khẩu cà phê tại Anh có

Trang 14

xu hướng giảm nhẹ so với năm trước; trên thực tế, con số này dừng lại ở mức2,71%.

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu thương mại giữa các nước của Tổng cục

Thống kê Liên hiệp quốc giai đoạn 2006 – 2011)

Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng cà phê các loại tại Anh có xu hướng tăng giảmkhông ổn định trong giai đoạn 2006 – 2011, chủ yếu do ảnh hưởng bởi giá cà phêtrên thế giới Trong giai đoạn 2006 – 2007, tuy khối lượng nhập khẩu tại Anh có xuhướng giảm, nhưng giá cà phê trên thế giới tăng đáng kể khiến cho kim ngạch nhậpkhẩu mặt hàng này tăng tương ứng 15,16%, và kim ngạch nhập khẩu cà phê vàoAnh tiếp tục tăng 30,18% trong giai đoạn 2007 – 2008 Tuy nhiên, một lần nữa, giá

cà phê trên thế giới đã tác động đến kim ngạch nhập khẩu cà phê tại quốc gia này,khiến kim ngạch nhập khẩu giảm 5,52% trong giai đoạn 2008 – 2009 tương ứngvới sự sụt giảm về giá, mặc dù khối lượng nhập khẩu vẫn trên đà tăng trưởng Tronggiai đoạn 2009 – 2010, kim ngạch nhập khẩu tăng 14,88% là kết quả của việc tănglên đồng thời của khối lượng nhập khẩu và giá cà phê trên thế giới Năm 2011 lànăm bội thu của ngành cà phê thế giới do sản lượng và giá cả tăng cao Mặc dù

Trang 15

lượng cà phê nhập khẩu vào Anh trong năm này có dấu hiệu giảm sút, nhưng kimngạch nhập khẩu tăng lên mạnh mẽ, vượt 39,31% so với năm trước.

1.1.1.4 Cơ cấu mặt hàng cà phê nhập khẩu

Mặt hàng cà phê nhập khẩu tại Anh bao gồm 5 loại, được phân chia theo Hệthống mã HS năm 2007, trong đó quy định:

090111: Cà phê chưa rang, chưa khử chất cafein

090112: Cà phê chưa rang, đã khử chất cafein

090121: Cà phê rang, chưa khử chất cafein

090122: Cà phê rang, đã khử chất cafein

(Nguồn:Tác giả tổng hợp từ số liệu thương mại giữa các nước của Tổng cục Thống

kê Liên hiệp quốc giai đoạn 2006 – 2011)

Nhìn chung, cơ cấu mặt hàng cà phê nhập khẩu tại Anh giai đoạn 2006 – 2011thay đổi không đáng kể, chủ yếu là nhập cà phê dưới dạng thô, chưa qua chế biếnhoặc chỉ qua chế biến đơn giản Sản phẩm đầu ra đến với người tiêu dùng thườngthông qua các nhà máy rang xay, các cửa hàng bán lẻ, hoặc các siêu thị Các loại cà

Trang 16

phê chưa khử chất cafein chiếm hơn 95% tỷ trọng nhập khẩu của Anh trong giaiđoạn này; cụ thể, loại cà phê chưa rang, chưa khử chất cafein chiếm hơn 70% vàloại cà phê rang, chưa khử chất cafein chiếm từ 14,66% đến 23,35% trong tỷ trọngnhập khẩu cà phê của Anh trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2011 Trong khi

đó, loại cà phê chưa rang, đã khử chất cafein chỉ chiếm trung bình 2% tỷ trọng nhậpkhẩu của Anh Mặt khác, loại cà phê rang, đã khử chất cafein và các dạng khác của

cà phê cũng chỉ đóng góp dưới 1,5% tỷ trọng nhập khẩu đối với từng loại mặt hàngtrong giai đoạn 2006 – 2011

Ngoại trừ khối lượng nhập khẩu loại cà phê chưa rang, đã khử chất cafein có

xu hướng tăng dần qua các năm, các loại cà phê còn loại có xu hướng tăng giảmkhông ổn định; tuy nhiên, không làm thay đổi cơ cấu chung trong giai đoạn 2006 –

2011 Ngoài ra, Việt nam cũng có xuất khẩu mặt hàng cà phê hòa tan sang thịtrường Anh; tuy nhiên, lượng xuất khẩu này chiếm tỷ trọng không đáng kể trongtổng khối lượng cà phê xuất khẩu từ Việt Nam sang Anh

1.1.1.5 Nguồn cung cà phê trên thị trường Anh

Do điều kiện tự nhiên không phù hợp với việc trồng trọt, mặt hàng cà phêphục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và cả cho mục đích tái xuất khẩu ở Anh chủ yếu vẫn

là nhập khẩu từ các nước sản xuất và xuất khẩu như Colombia, Brazil, Việt Nam,Indonesia… và các nước nhập khẩu để tái xuất như Đức, Netherlands, Italia…Trong đó, Đức đứng đầu trong danh sách các nhà xuất khẩu cà phê sang Anh, chiếm13,3%, do vị trí địa lý thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa Hơn nữa, Liên minh châu

Âu có chính sách giảm rào cản, và thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh doanh giữa cácnước thành viên để tăng sức cạnh tranh chung của toàn khối Ba nhà xuất khẩu càphê hàng đầu thế giới cũng có mặt trong danh sách 5 đối tác xuất khẩu cà phê lớnnhất của Anh, theo đó, kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam chiếm 8,61% tỷ trọng.Nếu theo đuổi chính sách đầu tư và phát triển ngành cà phê hợp lý, Việt nam hoàntoàn có khả năng thăng hạng trong thời gian tới

Biểu đồ 1.3 Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng cà phê vào Anh giai

đoạn 2006 – 2011

Trang 17

(Nguồn:Tác giả tổng hợp từ số liệu thương mại giữa các nước của Tổng cục Thống

kê Liên hiệp quốc giai đoạn 2006 – 2011)

1.1.2 Một số quy định về nhập khẩu cà phê vào thị trường Anh

1.1.2.1 Hàng rào thuế quan

Ngoài biểu thuế áp dụng chung cho hàng hóa nhập khẩu từ các nước khôngphải là thành viên Liên minh châu Âu (EU), hiện nay, Anh cũng áp dụng Hệ thống

Ưu đãi Thuế suất phổ cập (GSP) cho một số mặt hàng có xuất xứ từ các nước đang

và kém phát triển Theo đó, mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam được hưởng

ưu đãi theo mức GSP tiêu chuẩn, có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2013 Do

đó, thuế suất áp dụng cho cà phê nhập khẩu từ Việt Nam sẽ thấp hơn so với mứcthuế thông thường áp dụng cho mặt hàng này Hơn nữa, Việt Nam chủ yếu xuấtkhẩu cà phê thô sang Anh – mặt hàng mà hầu như không chịu sự tác động của thuếnhập khẩu Chính điều này đã giúp gia tăng năng lực cạnh tranh của cà phê ViệtNam

Bảng 1.2 Biểu thuế nhập khẩu cà phê của vương quốc Anh

(Đơn vị tính: %)

Trang 18

Mã HS Mô tả Thuế suất

thông thường

Thuế ưu đãi GSP

090111 Cà phê chưa rang, chưa khử chất cafein 0 0

090112 Cà phê chưa rang, đã khử chất cafein 8.3 4.8

09019090 Các chất thay thế có chứa cà phê 11.5 8

(Nguồn:European Commission Taxation and Customs Union, TARIC measure

information, 2011)

1.1.2.2 Hàng rào phi thuế quan

Quy định về tiêu chuẩn chất lượng

Cũng như các nhà nhập khẩu khác trong khối EU, vương quốc Anh áp dụng hệthống quản lý ISO cho hầu hết các mặt hàng nhập khẩu Hệ thống quản lý chấtlượng này được Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) xây dựng nhằm giúp cho cácquốc gia nâng cao việc quản lý chất lượng sản phẩm vả đảm bảo duy trì sự đồngnhất về chất lượng sản phẩm cung cấp cho người tiêu dùng trên thế giới Hiện nay,hàng hóa nhập khẩu vào Anh cần đáp ứng được các yêu cầu theo tiêu chuẩn ISO9000:2005 hiện hành

Ngoài ra, Anh hiện nay cũng áp dụng tiêu chuẩn ISO 10470:2004 cho mặthàng cà phê chưa rang Theo ISO 10470:2004, chất lượng cà phê được quyết địnhdựa trên khối lượng hạt lỗi có trong cà phê gồm hạt đen, hạt nâu và hạt vỡ Theo đó,quy chuẩn TCVN 4193: 2005 của Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với các hệthống tiêu chuẩn đã nêu Hơn nữa, vấn đề môi trường cũng là một trong những tiêuchuẩn đặt ra cho các nhà xuất khẩu cà phê vào thị trường Anh khi yêu cầu về cà phê

có Chứng nhận ngày càng trở nên phổ biến như: Organic (Chứng nhận cà phê đượctrồng hữu cơ, thân thiện với môi trường), 4C hay UTZ Certified (Bộ nguyên tắc sảnxuất và chế biến cà phê theo phương pháp bền vững) Các tiêu chuẩn này tuy khôngbắt buộc nhưng sẽ trở thành ưu thế của các nhà xuất khẩu cà phê trên thế giới(International Trade Centre, 2010)

Trang 19

Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm

Là một thị trường tương đối khó tính trong nhóm thị trường EU, vương quốcAnh đặc biệt chú trọng đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe

và lợi ích cho người tiêu dùng của quốc gia này Theo đó, các nhà nhập khẩu Anhquy định chặt chẽ về việc nhập khẩu hàng hóa tuân thủ nghiêm ngặt quy định SPS

về Biện pháp kiểm dịch động thực vật của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ápdụng cho các quốc gia thành viên Hàng hóa nhập khẩu vào Anh phải được chứngnhận đáp ứng tiêu chuẩn HACCP – hệ thống quản lý vấn đề an toàn thực phẩmthông qua hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy trọng yếutrong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm – để đảm bảo chất lượng sản phẩmđược quản lý chặt chẽ trong quá trình sản xuất theo quy định EC 852/2004 Ngoài

ra, các loại mặt hàng trên thị trường Anh còn chịu sự ràng buộc của các nguyên tắcchung và yêu cầu của luật thực phẩm theo quy định EC 178/2002 và các văn bảnkhác quy định mức dư lượng hóa chất tối đa cho phép trong thực phẩm (DigbyGascoine, Lê Thanh Hòa và Nguyễn Tử Cương, 2009, tr.7)

Năm 2005, Ủy ban châu Âu đã ban hành văn bản EC No.123/2005, thay thếcho văn bản EC No.466/2001 trước đây quy định về ngưỡng Ochratoxyn A (OTA)tối đa trong cà phê, áp dụng cho các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu,trong đó có Anh kể từ ngày 1 tháng 4 năm 2005 Hiện nay, Ochratoxyn A (OTA)được biết như một loại nấm mốc có khả năng gây ung thư cho con người; theo đó,hàm lượng Ochratoxyn tối đa được phép có trong cà phê nhân rang là 5 phần tỷ, vàtrong cà phê hòa tan là 10 phần tỷ (International Coffee Organization, 2005)

Quy định về bao gói và nhãn mác

Vương quốc Anh cũng là một trong những quốc gia có quy định khắt khe vềvấn đề bao gói và nhãn mác của hàng hóa nhập khẩu Theo đó, tất cả hàng hóa nhậpkhẩu, đặc biệt đối với những hàng hóa không có xuất xứ từ châu Âu, phải có nhãnmác gắn với mặt hàng tương ứng và phải ghi rõ nguồn gốc, cân nặng, kích thước vàthành phần cấu tạo của sản phẩm nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của người tiêudùng Trong trường hợp nhãn mác không thể gắn hoặc đóng dấu trực tiếp trên sảnphẩm thì thông tin hàng hóa phải được thể hiện rõ trên phiếu đóng gói đi kèm hoặcghi trên tờ giấy riêng để giải thích thông tin về hàng hóa Riêng đối với mặt hàng cà

Trang 20

phê đã qua chế biến như cà phê rang xay, cà phê hòa tan, hay cà phê đóng lon, nhãnmác gắn với hàng hóa phải thể hiện đầy đủ tên sản phẩm, nhãn mác, danh mụcthành phẩm, thành phần, trọng lượng tịnh, thời gian và cách sử dụng, địa chỉ củanước sản xuất hoặc nơi sản xuất, cùng với các điều kiện bảo quản sản phẩm, mã số

và mã vạch để nhận dạng lô hàng Các quy định về bao gói và nhãn mác chủ yếuđược quy định trong các văn bản sau: Directives 2000/13/EEC on the Labeling,Presentation and Advertising of Foodstuffs, 90/496/EEC Directive on NutritionLabeling of Foodstuffs (Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bắc Giang,2011)

Quy định về chứng từ nhập khẩu

Thủ tục và hồ sơ nhập khẩu cà phê vào thị trường Anh nhìn chung vẫn tuântheo các quy định của Liên minh châu Âu (EU) về nhập khẩu hàng hóa Bộ hồ sơxuất trình khi nhập khẩu bao gồm chứng từ hàng hóa và chứng từ thương mại, chitiết như sau:

+ Hoá đơn thương mại;

+ Vận đơn đường biển hoặc đường hàng không;

1.2 Sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường Anh

Trang 21

1.2.1 Lợi thế từ hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam

Theo lý thuyết về “Lợi thế so sánh“ của Ricardo, quốc gia có lợi thế so sánh,tức là sản xuất ra hàng hóa với chi phí thấp hơn so với các nước khác, về mặt hàngnào thì nên chuyên môn hóa để sản xuất và xuất khẩu mặt hàng đó Lợi thế so sánhnày được thể hiện qua chỉ số lợi thế so sánh biểu hiện (Revealed ComparativeAdvantage – RCA) Hiện nay, cà phê được xem là một trong những mặt hàng xuấtkhẩu chủ lực của Việt Nam và có chỉ số RCA khá cao Do đó, Việt Nam cần tậptrung sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này

Bảng 1.3 Chỉ số RCA của cà phê Việt Nam giai đoạn 2006 – 2011

(Nguồn: Trade Competitive Map – International Trade Centre, 2012)

Hơn nữa, Việt Nam có lợi thế về điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp đểtrồng nhiều loại nông sản, trong đó có cà phê Một mặt, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm ởmiền Nam và khu vực Tây Nguyên phù hợp với việc canh tác cà phê vối (Robusta);mặt khác, khí hậu lạnh và khô hanh vào mùa đông ở các tỉnh miền Bắc lại thích hợpcho việc trồng cà phê chè (Arabica) Ngoài điều kiện về khí hậu, đất đỏ Bazan ởvùng Tây Nguyên cũng tạo điều kiện phát triển tốt cho cây trồng

Nguồn nhân lực dồi dào cũng được xem là một trong những lợi thế của ViệtNam từ trước đến nay Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2011, lựclượng lao động từ 15 tuổi trở lên của Việt Nam khoảng 51,39 triệu người, chiếm58,5% trong tổng số 87,84 triệu dân Trong đó, 46,48 triệu người trong độ tuổi laođộng và cơ cấu lao động trong khu vực nông, lâm thủy sản, chiếm 48 % Chínhnguồn lao động dồi dào và giá rẻ này đã tăng sức cạnh tranh cho ngành cà phê ViệtNam (Tổng cục thống kê, 2012)

Từ những lợi thế đã phân tích, tiềm năng cho cà phê Việt Nam là rất lớn đểtiến đến chiếm lĩnh thị trường quốc tế, và đóng góp tích cực cho quá trình hội nhậpcủa Việt nam với thế giới

1.2.2 Tiềm năng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Anh

Như đã đề cập ở trên, cà phê là ngành hàng có lợi thế xuất khẩu của Việt Nam,đứng thứ 2 thế giới về sản lượng cà phê, sau Brazil, và đứng đầu thế giới về mặt

Trang 22

hàng cà phê Robusta Năm 2011, xuất khẩu cà phê đóng góp 2,75 tỷ USD vào kimngạch xuất khẩu của Việt Nam Hơn nữa, ngành cà phê còn đóng góp vào sự pháttriển kinh tế – xã hội của Việt Nam khi giải quyết vấn đề việc làm và tận dụngnguồn lao động dồi dào trong nước Hiện nay, cà phê là một trong những mặt hàngxuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đứng thứ 2 sau gạo trong nhóm nông sản.

Thị trường Anh được đánh giá là thị trường tiềm năng cho thương mại ViệtNam nói chung, và cho xuất khẩu cà phê nói riêng Dù chè vẫn là thức uống chínhthống của quốc gia này, nhưng xu hướng tiêu dùng cà phê ngày càng tăng lên theo

sự tiến bộ và phát triển của xã hội đã mở ra cánh cửa mới cho các nhà xuất khẩu càphê Trong tình hình các thị trường xuất khẩu cà phê truyền thống của Việt Nam bắtđầu có dầu hiệu bão hòa thì việc khai thác các thị trường mới nổi như Anh nhiềukhả năng mang lại dấu hiệu khởi sắc cho xuất khẩu của cà phê Việt Nam Như sốliệu thể hiện ở Biểu đồ 1.3, trong giai đoạn 2006 – 2011, Việt Nam xếp thứ 5 trongtop 10 đối tác nhập khẩu cà phê vào thị trường Anh, và vẫn còn tiềm năng phát triểntrong thời gian tới

1.2.3 Quan hệ thương mại Việt Nam – Anh

Bảng 1.4 Số liệu thương mại giữa Việt Nam – Anh trong giai đoạn 2006 –

Kim ngạch nhập khẩu 202,1 237,0 386,3 395,5 511,1 646,1

Xuất siêu 977,6 1194,3 1194,7 933,7 1170,8 1752,1

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ số liệu của Tổng cục hải quan và Tổng cục thống kê

Việt Nam giai đoạn 2006 – 2011)

Quan hệ thương mại Việt nam – Anh đang phát triển theo đà tích cực trongthời gian qua Kim ngạch thương mại giữa hai nước tăng trưởng không ngừng, vàAnh được xem là một trong những đối tác lớn và quan trọng nhất của Việt Namtrong EU

Trang 23

Tuy nhiên, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Anh luôn ở trạng thái lạcquan và sẵn sàng hợp tác Trong những năm này, kim ngạch thương mại giữa ViệtNam và Anh có xu hướng tăng trưởng và duy trì tình trạng xuất siêu từ Việt Namsang Anh Năm 2007, bức tranh thương mại của Việt Nam và Anh khá nhộn nhịpkhi kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Anh tăng nhanh, vượt 21,33% so vớinăm 2006 Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động lên một trongnhững trung tâm tài chính hàng đầu thế giới này cũng như ảnh hưởng không ít đếncác nước đang phát triển như Việt Nam, khiến mức tăng trưởng xuất khẩu từ ViệtNam sang Anh trong năm 2008 đi chậm lại, chỉ vượt 9,49% so với năm trước Dư

âm của cuộc khủng hoảng này tiếp tục kéo dài đến năm 2009 và ảnh hưởng mạnh

mẽ đến kinh tế toàn cầu, khiến kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Anh giảmduy nhất trong năm này khi xem xét cả giai đoạn 2006 – 2011 Nhờ kế hoạch giảiquyết khủng hoảng tối ưu, Anh đã vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính một cáchnhanh chóng, và sự hồi phục của kinh tế toàn cầu đã khiến kim ngạch xuất khẩutăng vọt 26,53% trong năm 2010 và 42,59% trong năm 2011, so với cùng kỳ nămtrước Trong khi đó, cùng với những thay đổi của nền kinh tế thế giới, kim ngạchnhập khẩu hàng hóa từ Anh vào Việt Nam vẫn duy trì xu hướng tăng trưởng dùkhông đều đặn qua các năm, từ 2,38% đến 63%

Ngoài ra, Chính phủ Anh cũng tích cực hỗ trợ và tạo điều kiện cho doanhnghiệp trong nước hợp tác thương mại và đầu tư với các nền kinh tế mới nổi, trong

đó có Việt Nam Một khảo sát được thực hiện bởi Cơ quan thương mại và đầu tưAnh (UK Trade & Investment – UKTI) cho thấy Việt nam là điểm đến đầu tư hấpdẫn đứng thứ 2 sau Trung Quốc trong số các nền kinh tế mới nổi trên thế giới.Trong chuyến viếng thăm Việt Nam của mình, Thứ trưởng Bộ ngoại giao Anh cũngbày tỏ rằng Việt Nam có nền kinh tế tăng trưởng nhanh và được kỳ vọng đạt mứctăng trưởng 7% trước năm 2015 (Foreign & Common wealth Office, 2011)

Ngày 26 tháng 1 năm 2011, đại diện Chính phủ Anh và Việt Nam đã ký kếhoạch hành động Việt Nam – Anh nhằm thực thi Tuyên bố chung về việc thiết lậpquan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Anh được ký vào tháng 9 năm 2010 và đưa

ra sáng kiến hợp tác trên bảy lĩnh vực trong năm 2011 Theo đó, Chính phủ hainước sẽ tiếp tục hợp tác trong các lĩnh vực truyền thống như giáo dục, thương mại

Trang 24

và đầu tư, và mở rộng hợp tác về các vấn đề liên quan đến khu vực và toàn cầu như

tự do thương mại, phát triển quốc tế và hạn chế việc phổ biến vũ khí hủy diệt hàngloạt Kế hoạch hành động này đã mở đường cho việc thực thi cam kết giữa hai nước

về cải thiện môi trường kinh doanh, đồng thời mở rộng sự hiện diện trong lĩnh vựcđầu tư và thương mại của Anh tại Việt Nam (Thu Nguyệt, 2011)

1.3 Kinh nghiệm của Colombia về xuất khẩu cà phê sang thị trường Anh

và bài học cho Việt Nam

Tuy xếp hạng sản lượng cà phê xuất khẩu của Colombia thấp hơn so với ViệtNam, nhưng Colombia lại có lợi thế rất lớn về mặt hàng cà phê Arabica, trong khisản lượng loại cà phê xuất khẩu này của Việt Nam hầu như luôn ở mức thấp trongnhững năm vừa qua Chính sản lượng cà phê Arabia dồi dào đã mang lại choColombia nguồn thu xuất khẩu khổng lồ

Trong giai đoạn 2006 – 2011, Colombia có kim ngạch xuất khẩu cà phê đứngthứ hai vào thị trường Anh, sau Đức, và là quốc gia có kim ngạch xuất khẩu vàoAnh cao nhất trong nhóm các quốc gia sản xuất và xuất khẩu trực tiếp

1.3.2 Kinh nghiệm rút ra

Thứ nhất, Liên đoàn Nông dân trồng cà phê quốc gia Colombia - The

Colombian Coffee Growers’ Federation (La Federación Nacional de Cafeteros de

Colombia) – FNC đã đóng góp to lớn cho thành công của việc sản xuất và xuất

khẩu cà phê của quốc gia này Được thành lập từ năm 1927 bởi chính những ngườitrồng cà phê, FNC đã kết nạp hơn 500.000 thành viên, và xây dựng nhiều học việnnghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng cà phê kể từ Trung tâm nghiên cứu cà phêquốc gia thành lập năm 1938 Ngoài ra, FNC còn có hơn 800 chuyên gia cố vấnnông nghiệp, hơn 100 nhà khoa học và hóa học sẵn sàng đóng góp vào việc nghiên

Trang 25

cứu và phát triển cà phê của quốc gia, và hiện đất nước này cũng sở hữu một trongnhững trung tâm nghiên cứu và phát triển cà phê hàng đầu thế giới Nhờ vậy, chấtlượng cà phê Colombia luôn được đánh giá cao, ổn định, và là thương hiệu đượcchứng nhận trên toàn thế giới Đại diện cho các thành viên của Liên đoàn, FNC đãgiúp cho cà phê Colombia bán trên thị trường với giá tương đối cao Hơn nữa, FNCcòn thực hiện chính sách bảo đảm giá như một bước đệm giúp nông dân chống lạinhững bất thường và khó lường của thị trường cà phê quốc tế; nhờ đó, thu nhập củangười nông dân được bảo đảm đầy đủ và ổn định

Dù thế, FNC không được xem là một tổ chức từ thiện, mà là một doanh nghiệpthương mại có trách nhiệm với xã hội và cộng đồng Sự thành công của FNC cónhìn chung do các yếu tố sau:

+ Đội ngũ lãnh đạo có tầm nhìn và khả năng tổ chức; ngoài ra, họ còn có kinhnghiệm và năng lực phù hợp bởi họ xuất thân từ những nông dân trồng cà phê; và vìthế, họ có thể vận dụng chuyên môn của mình trong việc xây dựng cơ sở hạ tầngđáp ứng cho ngành

+ Cơ chế quản lý ổn định là một yếu tố quan trọng cho sự thành công của Liênđoàn Mức lương cạnh tranh và môi trường làm việc tốt là yếu tố để giữ chân cácnhân viên, các cố vấn và nhà khoa học đóng góp cho ngành

+ Khả năng tài chính là lợi thế của Liên đoàn Mức thu nhập ổn định từ cà phê

đủ để đáp ứng các yêu cầu về đầu tư mạng lưới kho hàng và vận chuyển; thậm chí

là hỗ trợ nông dân khi giá cả xuống dốc nhanh chóng

+ Hơn nữa, FNC là một tổ chức phi chính trị, không chịu sự quản lý của Chínhphủ hay bất cứ một Tổ chức quốc tế nào, và hoàn toàn dân chủ Vì thế, hoạt độngcủa Liên đoàn không bị ảnh hưởng nếu những vấn đề chính trị phát sinh trong nước.Những điểm mạnh của FNC được tóm gọn trong 3 vấn đề sau:

+ Sản xuất với khối lượng lớn mang lại lợi thế về quy mô cho nền kinh tế ,đồng thời ảnh hưởng đến giá Khi giá cà phê thế giới giảm đến mức quá thấp, Liênđoàn sẽ lựa chọn lưu giữ hàng trong mạng lưới kho hàng, và bán ra khi giá cả bắtđầu hồi phục

+ Colombia đã xây dựng mạng lưới thị trường dựa trên chất lượng cà phê tốt –với hơn 20% cà phê thượng hạng Tên thương mại Juan Valdez đã đã xây dựng nên

Trang 26

thương hiệu cho cà phê Colombia.

+ Liên đoàn đại diện cho nông dân trồng cà phê ký kết những hợp đồng lớnvới các nhà máy chế biến, điều mà những cơ sở kinh doanh nhỏ khó mà thực hiệnđược

Thứ hai, phương pháp xây dựng và quảng bá thương hiệu cũng là một yếu tố

quan trọng cho thành công của cà phê Colombia Đặc biệt, chiến dịch quảng bá sảnphẩm qua hình ảnh Juan Valdez giúp cho người tiêu dùng dễ dàng nhận diện thươnghiệu Colombia với chất lượng và hương vị tuyệt vời Thông qua các kênh thông tinđại chúng, hình ảnh người nông dân cẩn thận hái nhặt từng hạt cà phê chín trên cáccánh đồng cà phê với người dẫn chương trình Juan Valdez mang lại cho khách hàng

ấn tượng sâu đậm về việc cà phê Colombia được trồng và hái bởi những người hếtsức chuyên nghiệp, với rất ít sự trợ giúp từ máy móc Chính vì vậy, người tiêu dùng

am hiểu hơn về cà phê Colombia và tạo cơ hội thâm nhập thị trường tuyệt vời chosản phẩm của quốc gia này Chiến lược này vẫn còn được Colombia duy trì sử dụngđến hiện nay và tác động mạnh mẽ vào tiềm thức của khách hàng về một thươnghiệu uy tín, với chất lượng hảo hạng, đảm bảo, và từ đó, mang lại cho Colombia vịthế như hiện nay trên thị trường cà phê thế giới nói chung, và thị trường Anh nóiriêng (Jeffery W Bentley và Peter S Baker, 2000, tr.4,5)

Thứ ba, Colombia đứng đầu thế giới về sản xuất cà phê Arabica Ngoài điều

kiện tự nhiên thuận lợi, chính kỹ thuật canh tác và phương pháp chế biến tiên tiến

đã giúp Colombia thành công trong việc sản xuất loại cà phê có chất lượng cao vàhương vị đặc trưng Tuy thời gian qua, Colombia vẫn gây ấn tượng với người tiêudùng trên thế giới về loại cà phê thượng hạng được sản xuất bởi những ngườichuyên nghiệp, với sự trợ giúp rất ít từ máy móc, nhưng trên thực tế, cùng với sựphát triển của xã hội, việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ đãgiúp Colombia có nhiều bước tiến trong sản xuất cà phê Hiện nay, Colombia hầunhư chỉ sản xuất cà phê Arabica, và mang về cho quốc gia kim ngạch xuất khẩu dồidào mặc dù sản lượng cà phê thực tế trong những năm gần đây có xu hướng giảm

1.3.3 Bài học cho Việt Nam

1.3.3.1 Tăng cường mối liên kết giữa nông dân trồng cà phê và vai trò của Hiệp hội ngành hàng

Trang 27

Các hộ dân trồng cà phê ở Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn hoạt động theo quy

mô nhỏ lẻ, và rất cần có sự liên kết, hợp tác với nhau dưới mô hình hợp tác xã, vàchuyên môn hóa việc quản lý từ sản xuất, chế biến đến xuất khẩu nhằm tạo điềukiện tốt cho họ áp dụng những cải tiến mới về mặt khoa học kỹ thuật giúp tăng năngsuất, phòng ngừa sâu bệnh, nâng cao chất lượng cây trồng Hơn nữa, việc liên kếtnày mở ra cơ hội sản xuất với quy mô lớn, hỗ trợ tốt cho hoạt động thu mua của cácdoanh nghiệp; nhờ đó, đảm bảo nguồn cung và giúp ngành cà phê nước ta chủ động

về giá xuất khẩu trên thế giới

Có thể dễ dàng nhận thấy rằng những đóng góp của FNC từ khía cạnh chuyênmôn đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng và đẩy mạnh xuất khẩu

cà phê của Colombia ra thế giới Từ ví dụ trên, Hiệp hội Cà phê – Ca cao việt Nam(VICOFA) cần xây dựng đội ngũ cố vấn và chuyên gia để nghiên cứu và phát triểngiống cây trồng, đồng thời đầu tư vào cơ sở hạ tầng và tăng cường các hoạt động hỗtrợ sản xuất và xuất khẩu của nông dân Ngoài ra, Hiệp hội cũng cần thường xuyên

dự báo và cung cấp kịp thời thông tin về tình hình nguồn cung và biến động giá càphê trên thế giới để doanh nghiệp nắm bắt và chủ động trong kinh doanh

1.3.3.2 Chú trọng đến nâng cao chất lượng cà phê và xây dựng thương hiệu

Hiện nay, mặc dù nổi danh về xuất khẩu cà phê với khối lượng lớn, Việt Namvẫn chưa được thế giới chứng nhận về chất lượng tuyệt hảo như thành công màColombia đã gặt hái Vì vậy, hướng đi sắp tới của ngành không nên chỉ chú trọngvào việc mở rộng diện tích trồng, mà cần phải tập trung phát triển theo chiều sâu,nghĩa là đầu tư vào công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng của sản phẩm từ khâuthu hoạch cho đến chế biến

Hơn nữa, khi thế giới ngày càng đánh giá cao về vai trò của thương hiệu, nănglực cạnh tranh của cà phê Việt sẽ giảm sút đáng kể vì chưa chú trọng đúng mức vàoviệc xây dựng và quảng báo thương hiệu trên thị trường quốc tế Colombia là một ví

dụ điển hình cho việc xây dựng thương hiệu thành công, với chiến lược quảng bábền vững; nhờ đó, họ gặt hái được nhiều thành công khi xuất khẩu ra thị trường thếgiới Việc tạo dựng và đầu tư đúng mức vào quảng bá thương hiệu sẽ là bước ngoặtquan trọng để cà phê Việt Nam bước ra thế giới và phát huy hết tiềm năng của

Trang 28

1.3.3.3 Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng cà phê xuất khẩu

Tuy Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về khối lượng các phê xuất khẩu, nhưngphần lớn chỉ tập trung vào mặt hàng cà phê Robusta, đồng thời giá trị cà phê xuấtkhẩu cũng không cao Trong khí đó, mặt hàng cà phê Arabica có giá trị xuất khẩucao và được nhiều quốc gia ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon, kể cả thị trườngAnh hay châu Âu nói chung Như phân tích ở trên, Colombia đạt được nhiều thànhcông nhờ xuất khẩu mặt hàng cà phê Arabica và thu về kim ngạch xuất khẩu cao.Với điều kiện tự nhiên tương tự ở các tỉnh miền Bắc thích hợp với việc canh tác,việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng sang loại cà phê Arabica là hoàn toàn khả thi vàmong đợi sẽ mang về giá trị xuất khẩu đáng kể cho việt Nam trong những năm tới.Vấn đề trước mắt là Việt Nam phải cải tiến kỹ thuật và phương pháp canh tác, đồngthời quy hoạch hợp lý để phát triển loại cây trồng này

Tóm lại chương 1, tác giả đã nghiên cứu về thị trường nhập khẩu cà phê củaAnh, từ tập quán tiêu dùng đến các quy định về nhập khẩu, đồng thời tìm hiểu về lợithế xuất khẩu của cà phê Việt Nam và xu thế phát triển của mối quan hệ Việt Nam –Anh, từ đó xác định việc đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cà phê Việt Nam sang Anh

là hết sức cần thiết Hơn nữa, thực tế cho thấy cà phê Việt Nam đang chiếm vị trí rất

có lợi tại thị trường Anh khi luôn nằm trong top những quốc gia xuất khẩu cà phênhiều nhất sang thị trường này Ngoài ra, chương 1 cũng phân tích kinh nghiệmxuất khẩu cà phê của Colombia, từ đó rút ra những kinh nghiệm về sản xuất và xuấtkhẩu, làm cơ sở để hình thành bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi đẩy mạnhxuất khẩu sang thị trường Anh

Trang 29

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ANH GIAI ĐOẠN 2006 – 2011

2.1 Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Anh giai đoạn 2006 – 2011

2.1.1 Khối lượng xuất khẩu

Trong giai đoạn 2006 – 2011, khối lượng cà phê xuất khẩu từ Việt Nam vàothị trường Anh tăng giảm không đồng đều; tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu sang thịtrường Anh trong khối lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam có xu hướng giảm từnăm 2006 đến năm 2010 và có dấu hiệu lạc quan trở lại vào năm 2011 Sự tănggiảm không đồng đều của khối lượng và tỷ trọng xuất khẩu cà phê sang Anh chủyếu là do sự biến động của nền kinh tế toàn cầu, sản lượng và giá cả xuất khẩu của

cà phê trên thế giới

Bảng 2.1 Khối lượng cà phê xuất khẩu vào thị trường Anh giai đoạn 2006 – 2011

Trang 30

phân tích ở chương 1 Đây là một dấu hiệu tốt cho cà phê Việt Nam bởi sự phối hợpkhá tốt giữa các doanh nghiệp nội địa, không xảy ra tình trạng giao hàng ồ ạt gâyảnh hưởng xấu đến thị trường, đồng thời thể hiện tiềm năng của cà phê Việt Namtrên thị trường Anh Tuy nhiên, tỷ trọng cà phê xuất khẩu sang thị trường này trongtổng khối lượng cà phê xuất khẩu giảm đáng kể đến 0,52%, chủ yếu là do bối cảnhViệt Nam gia nhập vào WTO đã mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu sang các quốc giatrên thế giới.

Năm 2008, sản lượng cà phê Việt Nam giảm cùng với khủng hoảng kinh tếtoàn cầu đã tác động lên khối lượng xuất khẩu của một trong những mặt hàng nôngsản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Trong năm này, khối lượng xuất khẩu ra thếgiới giảm 13,89% , riêng đối với thị trường Anh, khối lượng xuất khẩu mặt hàng càphê giảm 21,1% so với năm 2007 Theo đó, tỷ trọng cà phê xuất khẩu sang Anh tiếptục giảm xuống 0,24% so với năm trước

Tuy nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng dần hồi phụctrong năm 2009, nhưng dư âm của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu vẫn

có ảnh hưởng nhất định đối với hoạt động thương mại của thế giới Mức độ tăngtrưởng của khối lượng xuất khẩu mặt hàng cà phê sang Anh so với năm 2008 chỉđạt 4,77% Nguyên nhân cho sự tăng trưởng đến từ sản lượng cà phê trong nướctăng lên đáng kể so với năm trước Trong khi đó, tỷ trọng cà phê xuất khẩu sangAnh giảm 0,15%

Thị trường cà phê ảm đạm đầu năm 2010 chủ yếu xuất phát từ sản lượng càphê thu hoạch trong nước sụt giảm do điều kiện thời tiết không thuận lợi Thêm vào

đó, sự thao túng của các nhà đầu cơ quốc tế trên sàn giao dịch LIFFE từ năm 2009cũng gây nhiều ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cà phê trên thế giới Thực tế,xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường Anh đối mặt với sự suygiảm về khối lượng là 3,37% so với năm 2009 Cuối năm 2010, thị trường cà phêbất ngờ nhộn nhịp bởi Quyết định của Chính phủ trước đó về việc dự trữ cà phê và

hỗ trợ nông dân bán tháo hàng vào cuối niên vụ (VOVnews - Radio the Voice ofVietnam, 2011) Mặc dù những hỗ trợ này mang lại dấu hiệu khởi sắc cho cà phêViệt Nam nói chung, nhưng vẫn chưa giúp khối lượng xuất khẩu sang Anh phục hồi

sự tăng trưởng Trong năm này, tỷ trọng khối lượng xuất khẩu cà phê sang Anh tiếp

Trang 31

tục sụt giảm chỉ còn 2,32%.

Năm 2011, mặc dù khối lượng nhập khẩu cà phê của Anh giảm như đã phântích ở chương 1, nhưng khối lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trườngnày đã tăng 17,32% so với năm 2010, đồng thời đạt giá trị cao nhất trong giai đoạn

2006 – 2011 Cũng trong năm này, tỷ trọng xuất khẩu cà phê sang Anh trong tổngkhối lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam có chuyển biến tốt đẹp khi tăng trưởng0,32% so với năm trước Đây là thời gian duy nhất mà tỷ trọng xuất khẩu sang Anh

có dấu hiệu tăng trưởng Nguyên nhân là nền kinh tế Việt Nam đã hồi phục tươngđối từ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trước đó, cộng với sảnlượng cà phê thu hoạch trong nước ổn định Hơn nữa, những kết quả đạt được nhưtrên chứng tỏ các nhà xuất khẩu Việt Nam đã bắt đầu quan tâm và đầu tư đúng mứccho thị trường tiềm năng này

2.1 2 Kim ngạch xuất khẩu

Bảng 2.2 Kim ngạch cà phê xuất khẩu vào thị trường Anh giai đoạn 2006 –

Trang 32

khá phù hợp với những thay đổi trong kim ngạch nhập khẩu cà phê của Anh như đãphân tích ở chương 1 Trong khi đó, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang Anh trongkim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam ra thế giới cũng có xu hướng thay đổitương tự.

Năm 2007, khối lượng xuất khẩu sang thị trường Anh và giá cà phê có xuhướng tăng nhẹ là nguyên nhân cho sự tăng trưởng của kim ngạch nhập khẩu sangAnh vượt 28,55% so với năm trước Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, việc gianhập WTO mở ra cho Việt Nam cơ hội xuất khẩu ra nhiều nước khác trên thế giới,

và mức độ tập trung cho thị trường Anh vào thời điểm này vẫn chưa cao; do đó, tỷtrọng kim ngạch xuất khẩu sang Anh giảm đến 0,59% trong tổng kim ngạch xuấtkhẩu cà phê so với năm 2006

Tuy khối lượng xuất khẩu cà phê sang Anh giảm nhanh trong giai đoạn 2007 –

2008, nhưng giá cả cà phê tiếp tục tăng cao trên thế giới đã đẩy giá trị xuất khẩu càphê sang Anh nói riêng, và giá trị xuất khẩu cà phê của Việt nam nói chung tănglên Trong năm 2008, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cà phê sang Anh tăng 8,4%.Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam cũng tăng 10,28% so vớinăm trước Do đó, tỷ trọng đóng góp của kim ngạch xuất khẩu cà phê sang Anhtrong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt nam tiếp tục giảm nhẹ, cụ thể là0,04%

Biến động mạnh mẽ của giá cà phê trong năm 2009, và khối lượng xuất khẩugiảm trong năm 2010 là hai nguyên nhân khiến cho kim ngạch xuất khẩu cà phêsang Anh giảm liên tục trong giai đoạn 2008 – 2010 Mặc dù khối lượng cà phê xuấtkhẩu có tăng nhẹ cùng với sự hồi phục dần của nền kinh tế nhưng giá cà phê trênthế giới giảm sâu trong năm 2009 khiến kim ngạch xuất khẩu cà phê ra thế giớigiảm 18,13% so với năm trước Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu cà phê sang thịtrường Anh vẫn khá ổn định so với sự biến động trên thế giới Chính vì thế, tỷ trọngxuất khẩu sang thị trường này đã tăng vọt lên 0,37% so với tình hình xuất khẩuchung Trong năm 2010, dấu hiệu sụt giảm trong khối lượng xuất khẩu sang thịtrường Anh đã kéo theo sự sụt giảm về kim ngạch đến 8,89% và tỷ lệ đóng góp vàokim ngạch xuất khẩu cà phê nói chung cũng giảm tương ứng 0,44%

Sự gia tăng mạnh mẽ trong giá trị xuất khẩu năm 2011 chủ yếu là do giá xuất

Trang 33

khẩu bình quân của mặt hàng cà phê tăng lên đột biến Một nguyên nhân nữa cho sựgia tăng này là sản lượng cà phê thu hoạch nội địa cũng như sản lượng xuất khẩusang thị trường Anh tăng đáng kể Kim ngạch xuất khẩu cà phê sang Anh năm 2011tăng trưởng 75,49% so với năm trước kéo theo sự gia tăng về tỷ trọng kim ngạchxuất khẩu mặt hàng cà phê sang thị trường Anh trong tổng kim ngạch nhập khẩu càphê của Việt Nam lên 0,45% so với năm 2010.

2.1.3 Cơ cấu mặt hàng cà phê xuất khẩu

Bảng 2.3 Cơ cấu mặt hàng cà phê xuất khẩu sang Anh giai đoạn 2006 – 2011

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu thương mại giữa các nước của Tổng cục

Thống kê Liên hiệp quốc giai đoạn 2006 – 2011)

Từ năm 2006 đến năm 2011, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu mặt hàng cà phê thôsang Anh Quốc; trong đó, tỷ trọng cà phê chưa rang, chưa khử chất cafein mặc dù

có những biến động nhỏ nhưng chiếm hầu hết trong cơ cấu cà phê xuất khẩu Ngoài

ra, mặt hàng cà phê rang, chưa khử chất cafein tuy chiếm tỷ trọng không cao nhưngvẫn được xuất khẩu đều đặn sang thị trường Anh qua các năm; và tỷ lệ này có xu

Trang 34

hướng tăng trưởng trong giai đoạn 2006 – 2011 Đối với các mặt hàng cà phê đãkhử chất cafein, rang hoặc chưa rang, và các dạng khác của cà phê chiếm tỷ trọngkhông đáng kể trong cơ cấu xuất khẩu cà phê của Việt nam sang Anh.

Như vậy, mặc dù cơ cấu mặt hàng cà phê xuất khẩu từ Việt Nam sang Anhkhông đồng đều trong giai đoạn 2006 – 2011, và chủ yếu tập trung vào các sảnphẩm thô, nhưng nhìn chung phù hợp với nhu cầu nhập khẩu cà phê của thị trườngnày như phân tích ở chương 1

2.1.4 Chất lượng cà phê xuất khẩu

Thị trường Anh thực sự là một thách thức đối với các nhà xuất khẩu trên thếgiới , đặc biệt đối với mặt hàng nông sản do những quy định khắt khe về chất lượnghàng hóa và an toàn thực phẩm Tuy nhiên, việc xuất khẩu cà phê – một trongnhững mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam – đã không gặp phảinhững khó khăn lớn do quy định SPS khi xuất khẩu vào thị trường này (DigbyGascoine, Lê Thanh Hòa và Nguyễn Tử Cương, 2009, tr.4)

Trong giai đoạn 2006 – 2007, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều áp dụngtiêu chí phân loại TCVN 4193:1993 cho xuất khẩu Tiêu chuẩn này khá lạc hậu sovới các tiêu chuẩn phân loại cà phê được áp dụng trên thế giới; và do đó, mang lạinhiều bất lợi cho xuất khẩu cà phê của Việt Nam Theo đó, tiêu chuẩn phổ biến màdoanh nghiệp áp dụng để xuất khẩu cà phê Robusta là R2, có độ ẩm 13%, tạp chất1%, hạt đen vỡ 5% và hạt trên sàn 13 đạt 90%, Những con số vừa nêu được đánhgiá là thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn của thế giới cho mặt hàng xuất khẩu này(Báo điện tử – Thời báo Kinh tế Việt Nam, 2007)

Từ tháng 10 năm 2007, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hànhTCVN 4193 : 2005 Số: 86/2007/QĐ-BNN nhằm thúc đẩy cải thiện chất lượng càphê xuất khẩu Bộ quy chuẩn này tương đối phù hợp với chỉ tiêu chất lượng của sàngiao dịch LIFFE quy định và tiêu chuẩn quốc tế ISO 10470:2004, cũng như quyđịnh về chất lượng cà phê nhập khẩu tại Anh Theo TCVN 4193:2005, cà phê nhânxuất khẩu phải có màu và mùi đặc trưng của từng loại cà phê nhân, không có mùi lạ,

và có độ ẩm nhỏ hơn hoặc bằng 12,5 %, đồng thời bộ quy chuẩn này cũng đưa raquy định cụ thể về tỷ lệ trộn lẫn cà phê khác loại như phân tích tại bảng 2.4 (BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2007)

Trang 35

Tuy nhiên, do các tiêu chuẩn trên được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện, vàhiện vẫn chưa có văn bản quy phạm pháp luật hoặc quy chuẩn kỹ thuật bắt buộc ápdụng TCVN 4193:2005 đối với cà phê nhân nên trên thực tế, tiêu chuẩn này vẫnchưa đi vào thực tiễn Hiện nay, một bộ phận doanh nghiệp vẫn thỏa thuận áp dụngTCVN 4193:1993 theo thói quen cũ (Trần Lê, 2008).

Bảng 2.4 Tiêu chuẩn phân loại cà phê nhân theo TCVN 4193:2005 Loại cà phê Hạng đặc biệt

Được lẫn R ≤5% và C ≤ 1%

Được lẫn R ≤5% và C ≤ 1%

Cà phê vối Được lẫn C ≤

0,5% và A ≤3%

Được lẫn C ≤1% và A ≤ 5%

Được lẫn C ≤5% và A ≤ 5%

Chú thích: - A: Cà phê chè (Arabica), R: Cà phê vối (Robusta), C: Cà phê mít Chari)

- % tính theo phần trăm khối lượng

(Nguồn: Quyết định về việc tạm thời sử dụng tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4193 :

2005 trong kiểm tra chất lượng cà phê nhân nhập khẩu của Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn năm 2007)

Dù Việt Nam xuất khẩu khối lượng lớn cà phê sang Anh và thế giới, nhưngthực tế cho thấy chất lượng cà phê xuất khẩu vẫn chưa đồng đều Số lượng cà phêxuất khẩu bị thải loại còn chiếm hơn 80% trong tổng số cà phê xuất khẩu bị thải loạicủa thế giới (Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, 2007) Theo Tập đoànNestlé UK, các chỉ tiêu về độ ẩm, tỷ lệ vỡ, tạp chất và sàng hạt của Việt Namthường thấp hơn tiêu chuẩn của sàn giao dịch LIFFE Vì vậy, khi bán trực tiếp trênsàn giao dịch thì giá cà phê sẽ bị giảm xuống Ngoài ra, chính sự thay đổi của thờitiết có thể làm tăng độ ẩm của sản phẩm Do đó, Việt Nam nên áp dụng kỹ thuậtcông nghệ nhằm giảm chỉ số độ ẩm của cà phê so với hiện nay

2.1.5 Giá cả xuất khẩu

Giai đoạn 2006 – 2011 chứng kiến khá nhiều biến động của giá cả cà phê thế

Trang 36

giới cũng như giá cà phê Việt Nam Nhìn chung, giá cà phê có xu hướng tăng quacác năm Trong đó, giá cà phê Arabica có xu hướng cao hơn so với cà Robusta vàmức độ tăng trưởng đồng thời cũng nhanh hơn.

Biểu đồ 2.1 Biến động giá cả cà phê thế giới giai đoạn 2006 – 2010

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu thống kê về giá cà phê theo chỉ số giá ICO

và các thị trường giao dịch tương lai của Tổ chức Cà phê Thế giới)

Với cơ cấu xuất khẩu chủ yếu là cà phê Robusta, xuất khẩu cà phê Việt Namchịu nhiều ảnh hưởng của biến động giá mặt hàng này trong giai đoạn 2006 – 2011

Từ năm 2006 đến năm 2008, giá cà phê Robusta trên thế giới tăng khá liên tục vàkhá đồng đều so với năm trước; cụ thể, năm 2007, giá cà phê tăng 28,2% và tiếp tụctăng 21,5% vào năm 2008 Năm 2009 là năm biến động mạnh của giá cà phê thếgiới khi giá Robusta giảm mạnh đến 29,14 % so với năm trước Nguyên nhân chínhdẫn đến sự sụt giảm này là sự can thiệp của các nhà đầu cơ quốc tế vào thị trường cà

Trang 37

phê, đặc biệt là trên sàn giao dịch London (LIFFE) Thị trường cà phê ảm đạm kéodài đến đầu năm 2010; tuy nhiên, vào nửa cuối năm này, thị trường có dấu hiệuphục hồi và giá cà phê được nâng lên 5,61% so với 2009 Năm 2011 mang đến tinvui cho các nhà xuất khẩu cà phê khi giá tăng vọt lên 38,7%, và mang theo sự tăngtrưởng ngoạn mục của kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này.

Biểu đồ 2.2 Giá xuất khẩu trung bình của Cà phê thô Việt Nam, niên vụ

1990/1991 – 2010/2011

(đơn vị: USD/tấn)

(Nguồn: Báo cáo về Xuất nhập khẩu cà phê Việt Nam nửa đầu niên vụ 2010/11

của Cục xúc tiến thương mại)

Trên cơ sở biến động của giá cà phê thế giới như phân tích ở trên, giá cà phêxuất khẩu của Việt Nam cũng có xu hướng biến động tương tự Theo đó, giá cà phêtăng liên tục từ niên vụ 2005/2006 đến niên vụ 2007/2008, và đột ngột giảm mạnhtrong niên vụ 2009/2010 Tuy nhiên, sản lượng cà phê thu hoạch dồi dào của niên

vụ 2010/2011 đã đẩy giá cà phê lên cao trở lại, đồng thời đạt giá trị cao nhất so với

cả giai đoạn 2006 – 2011

2.1.6 Kênh phân phối xuất khẩu

Các doanh nghiệp Việt nam chủ yếu xuất khẩu qua hai hình thức: xuất khẩu

Trang 38

Trung gian / đại diện

Các công ty rang cà phê (trong nước) hoặc thuộc

sở hữu nước ngoài

(Nước ngoài)Nhà xuất khẩu

Kênh bán lẻ (các siêu thị, các cửa hàng cà phê, các cửa hàng, thực phẩm hữu cơ)

Kênh cung cấp thực phẩm (các

cơ quan, nhà hàng, máy bán lẻ)

Biên giới EU

trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp Riêng đối với thị trường Anh, xuất khẩu qua trunggian là hình thức xuất khẩu phổ biến nhất của các doanh nghiệp Theo đó, các nhàxuất khẩu sẽ bán cà phê cho các đại lý tại Anh trước khi hàng hóa được chuyển đếncho các công ty rang xay cà phê tại quốc gia này Kênh phân phối này có ưu điểm làđơn giản, đồng thời giúp các nhà xuất khẩu Việt Nam tiết kiệm chi phí và tránh rủi

ro xuất khẩu khi các doanh nghiệp chưa thực sự am hiểu thị trường mục tiêu vàchưa đủ tiềm lực để xây dựng một mạng lưới tiêu thụ trực tiếp tại thị trường này

Sơ đồ 2.1 Kênh phân phối cà phê tại thị trường Anh

(Nguồn: Báo cáo về cơ cấu kinh doanh ngành hàng chè và cà phê EU của Cục xúc

tiến thương mại, 2009)

Tuy nhiên, hình thức này cũng mang lại một số bất lợi cho các nhà xuất khẩu

cà phê của Việt Nam như: các nhà xuất khẩu phải chia sẻ lợi nhuận cho bên trunggian, không chủ động được thị trường xuất khẩu; hơn nữa, các doanh nghiệp sẽ khó

Trang 39

phản ứng linh hoạt trước sự biến động của thị trường Mặt khác, các doanh nghiệpViệt Nam sẽ không thể xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cà phê của mình khiquá phụ thuộc vào các trung gian kinh doanh này; do đó, giảm lợi thế cạnh tranhcủa mặt hàng.

2.1.7 Phương thức vận tải

Hiện nay, thương mại giữa Anh Quốc và Việt Nam chủ yếu chiếu theo cácđiều khoản quy định trong Incoterms 2000 về vận tải Trong đó, điều khoản FOB(Free On Board) – nhà xuất khẩu có nghĩa vụ giao hàng tại lan can tàu đồng thờichuyển giao nghĩa vụ về hàng hóa – và CIF (Cost, Insurance and Freight) – nhà xuấtkhẩu có nghĩa vụ giao hàng tại cảng đến và chịu mọi chi phí về vận tải và bảo hiểmloại A – là hai điều khoản phổ biến nhất Các nhà nhập khẩu Anh Quốc thường ưachuộng phương thức giao hàng CIF; trong khi đó, các nhà xuất khẩu Việt Nam vẫn

sử dụng phương thức giao hàng FOB theo tập quán kinh doanh cũ Hơn nữa, cácdoanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn thiếu thông tin và liên kết với các hãng tàunên việc thuê tàu chở hàng hay container là khá khó khăn Theo đó, các nhà xuấtkhẩu Việt Nam trong trường hợp sử dụng FOB khi giao dịch với các doanh nghiệpAnh Quốc thường mua thêm bảo hiểm hàng hóa như một giải pháp hài hòa cho haibên (International Distribution & Transport Ltd, 2009)

2.1.8 Hoạt động quảng bá và xúc tiến xuất khẩu

2.1.8.1 Tham gia hội chợ, triển lãm

Những năm trở lại đây, Nhà nước và doanh nghiệp đã bắt đầu có chú ý vàquan tâm đến các hoạt động quảng bá và xúc tiến xuất khẩu nhằm gia tăng sứccạnh tranh cho sản phẩm cà phê Việt Nam Việc tham gia hội chợ, triển lãmtrong nước và tại chính thị trường Anh tạo điều kiện cho các doanh nghiệptham gia giới thiệu sản phẩm của mình kết hợp với quảng cáo và xúc tiến bánhàng Hơn nữa, hội chợ, triển lãm thường tập trung rất nhiều doanh nghiệp cùnglĩnh vực trong và ngoài nước, mang lại cho doanh nghiệp cơ hội nghiên cứu thịtrường, tìm kiếm đối tác và mở rộng cơ hội giao dịch thương mại quốc tế

Tại Việt Nam trong những năm vừa qua đã diễn ra Lễ hội Buôn Ma Thuộtvào các năm 2005, 2008 và 2011, Tuần lễ văn hóa cà phê tại Hà Nội và Thành phố

Hồ Chí Minh năm 2007, đã mở ra một kênh xúc tiến thương mại mới cho các

Trang 40

doanh nghiệp Việt Nam Tuy nhiên, tần suất diễn ra các hoạt động hội chợ, triểnlãm này vẫn chưa cao Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng trực tiếp thamgia hội chợ, triển lãm chuyên ngành tại Anh và xem đây là kênh quan trọng để đẩymạnh xuất khẩu cà phê sang thị trường này Tuy nhiên, việc tham gia các hội chợtriển lãm này vẫn còn hạn chế do doanh nghiệp việt Nam thường thiếu thông tin vềhoạt động của thị trường và các hội chợ, triển lãm ngoài nước Hơn nữa, các doanhnghiệp chưa liên kết chặt chẽ và chủ động trao đổi thông tin trong ngành cũng nhưthiếu sự quản lý và hỗ trợ pháp lý để tham gia hội chợ, phần lớn các doanh nghiệptham gia riêng lẻ và độc lập Điều này phần nào đã hạn chế việc tiếp cận các cơhội kinh doanh, tìm hiểu thị hiếu tiêu dùng và phương thức kinh doanh của thịtrường, do đó việc thâm nhập thị trường của mặt hàng cà phê Việt Nam vào thịtrường tiềm năng này gặp khó khăn và giá trị xuất khẩu bị ảnh hưởng Một vấn

đề nữa là các doanh nghiệp thiếu sự chuẩn bị và không tận dụng được lợi ích củahội chợ triển lãm trong quá trình tham gia và rất ít doanh nghiệp thành công trongviệc giữ mối liên hệ với đối tác, khách hàng khi hội chợ triển lãm kết thúc Vì vậy,việc tham gia hội chợ triển lãm thường không đạt hiệu quả như mong muốn (Cụcxúc tiến thương mại, 2009 A)

2.1.8.2 Xây dựng thương hiệu

Việc xây dựng và phát triển thương hiệu là một trong những yếu tố quantrọng quyết định thành công của cà phê Việt Nam trên thị trường Anh với nhữngyêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm và uy tín của thương hiệu Mặc dù doanhnghiệp Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu

cà phê trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Anh nhưng vẫn chưa có sựquan tâm và đầu tư đúng mức cho hoạt động này Vì vậy, dù cà phê của Việt Namkhi xuất khẩu sang thị trường Anh trong thời gian qua đạt giá trị khá cao nhưngvẫn chưa chiếm lĩnh được thị trường và chưa tương xứng với tiềm năng của sảnphẩm này

Trong hội thảo Coffee OutLook được tổ chức năm 2011, các chuyên gia chorằng việc xây dựng thương hiệu cà phê tại nước ngoài là rất khó khăn,do chi phí choviệc phát triển thương hiệu là khá cao trong khi doanh nghiệp Việt Nam đa phầngặp hạn chế về nguồn vốn Một vấn đề mà doanh nghiệp Việt Nam gặp phải trong

Ngày đăng: 20/10/2014, 11:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Cơ cấu mặt hàng cà phê nhập khẩu của Anh giai đoạn 2006 – 2011 - Xuất khẩu cà phê của VN sang thị trường anh
Bảng 1.1. Cơ cấu mặt hàng cà phê nhập khẩu của Anh giai đoạn 2006 – 2011 (Trang 15)
Bảng 1.2. Biểu thuế nhập khẩu cà phê của vương quốc Anh - Xuất khẩu cà phê của VN sang thị trường anh
Bảng 1.2. Biểu thuế nhập khẩu cà phê của vương quốc Anh (Trang 17)
Bảng 1.4. Số liệu thương mại giữa Việt Nam – Anh trong giai đoạn 2006 – 2011 - Xuất khẩu cà phê của VN sang thị trường anh
Bảng 1.4. Số liệu thương mại giữa Việt Nam – Anh trong giai đoạn 2006 – 2011 (Trang 22)
Bảng 2.1. Khối lượng cà phê xuất khẩu vào thị trường Anh giai đoạn 2006 – 2011 - Xuất khẩu cà phê của VN sang thị trường anh
Bảng 2.1. Khối lượng cà phê xuất khẩu vào thị trường Anh giai đoạn 2006 – 2011 (Trang 29)
Bảng 2.2. Kim ngạch cà phê xuất khẩu vào thị trường Anh giai đoạn 2006 – 2011 - Xuất khẩu cà phê của VN sang thị trường anh
Bảng 2.2. Kim ngạch cà phê xuất khẩu vào thị trường Anh giai đoạn 2006 – 2011 (Trang 31)
Bảng 2.3. Cơ cấu mặt hàng cà phê xuất khẩu sang Anh giai đoạn 2006 – 2011 - Xuất khẩu cà phê của VN sang thị trường anh
Bảng 2.3. Cơ cấu mặt hàng cà phê xuất khẩu sang Anh giai đoạn 2006 – 2011 (Trang 33)
Bảng 2.5. Diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2011 - Xuất khẩu cà phê của VN sang thị trường anh
Bảng 2.5. Diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2011 (Trang 41)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w