Hoạt động quảng bá và xúc tiến xuất khẩu

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cà phê của VN sang thị trường anh (Trang 39 - 40)

2.1.8.1. Tham gia hội chợ, triển lãm

Những năm trở lại đây, Nhà nước và doanh nghiệp đã bắt đầu có chú ý và quan tâm đến các hoạt động quảng bá và xúc tiến xuất khẩu nhằm gia tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm cà phê Việt Nam. Việc tham gia hội chợ, triển lãm trong nước và tại chính thị trường Anh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia giới thiệu sản phẩm của mình kết hợp với quảng cáo và xúc tiến bán hàng. Hơn nữa, hội chợ, triển lãm thường tập trung rất nhiều doanh nghiệp cùng lĩnh vực trong và ngoài nước, mang lại cho doanh nghiệp cơ hội nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác và mở rộng cơ hội giao dịch thương mại quốc tế.

Tại Việt Nam trong những năm vừa qua đã diễn ra Lễ hội Buôn Ma Thuột vào các năm 2005, 2008 và 2011, Tuần lễ văn hóa cà phê tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007, đã mở ra một kênh xúc tiến thương mại mới cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, tần suất diễn ra các hoạt động hội chợ, triển lãm này vẫn chưa cao. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng trực tiếp tham gia hội chợ, triển lãm chuyên ngành tại Anh và xem đây là kênh quan trọng để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang thị trường này. Tuy nhiên, việc tham gia các hội chợ triển lãm này vẫn còn hạn chế do doanh nghiệp việt Nam thường thiếu thông tin về hoạt động của thị trường và các hội chợ, triển lãm ngoài nước. Hơn nữa, các doanh nghiệp chưa liên kết chặt chẽ và chủ động trao đổi thông tin trong ngành cũng như thiếu sự quản lý và hỗ trợ pháp lý để tham gia hội chợ, phần lớn các doanh nghiệp tham gia riêng lẻ và độc lập. Điều này phần nào đã hạn chế việc tiếp cận các cơ

hội kinh doanh, tìm hiểu thị hiếu tiêu dùng và phương thức kinh doanh của thị trường, do đó việc thâm nhập thị trường của mặt hàng cà phê Việt Nam vào thị trường tiềm năng này gặp khó khăn và giá trị xuất khẩu bị ảnh hưởng. Một vấn đề nữa là các doanh nghiệp thiếu sự chuẩn bị và không tận dụng được lợi ích của hội chợ triển lãm trong quá trình tham gia và rất ít doanh nghiệp thành công trong việc giữ mối liên hệ với đối tác, khách hàng khi hội chợ triển lãm kết thúc. Vì vậy, việc tham gia hội chợ triển lãm thường không đạt hiệu quả như mong muốn (Cục xúc tiến thương mại, 2009 A).

2.1.8.2. Xây dựng thương hiệu

Việc xây dựng và phát triển thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thành công của cà phê Việt Nam trên thị trường Anh với những yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm và uy tín của thương hiệu. Mặc dù doanh nghiệp Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu cà phê trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Anh nhưng vẫn chưa có sự quan tâm và đầu tư đúng mức cho hoạt động này. Vì vậy, dù cà phê của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Anh trong thời gian qua đạt giá trị khá cao nhưng vẫn chưa chiếm lĩnh được thị trường và chưa tương xứng với tiềm năng của sản phẩm này.

Trong hội thảo Coffee OutLook được tổ chức năm 2011, các chuyên gia cho rằng việc xây dựng thương hiệu cà phê tại nước ngoài là rất khó khăn,do chi phí cho việc phát triển thương hiệu là khá cao trong khi doanh nghiệp Việt Nam đa phần gặp hạn chế về nguồn vốn. Một vấn đề mà doanh nghiệp Việt Nam gặp phải trong quá trình xây dựng thương hiệu nữa là thiếu đội ngũ marketing chuyên nghiệp, thông thạo ngoại ngữ và sự thiếu am hiểu thị hiếu tiêu dùng của người nước ngoài (Phương Linh, 2011). Hơn nữa, hầu hết xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Anh dưới dạng cà phê thô và xuất khẩu gián tiếp; vì vậy, rất khó để người tiêu dùng nơi đây nhận biết được thương hiệu cà phê Việt Nam mà đa phần họ chỉ nhớ đến tên tuổi của nhà sản xuất và cung cấp sản phẩm cuối cùng.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cà phê của VN sang thị trường anh (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w