Thứ nhất, ngành cà phê là một những những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ
lực của Việt Nam và đóng góp quan trọng cho kinh tế xã hội. Hiện kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã vượt mốc 2,7 tỷ USD, và giữ vững vị trí thứ 2 thế giới
về sản lượng và xuất khẩu cà phê trên thế giới sau Brazil. Đây là một thành tích đáng kể và là một tiến bộ vượt bậc của cà phê Việt Nam. Tuy thời gian tiếp theo, ngành có thể đối mặt với một số trở ngại về mặt khách quan và chủ quan, nhưng với những điều kiện thuận lợi vốn có, kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu qua nhiều năm, cùng với sự hỗ trợ tích cực từ Nhà nước, Hiệp hội, và sự đầu tư mạnh mẽ từ phía doanh nghiệp và người nông dân, sản xuất và xuất khẩu cà phê sẽ tiếp tục phát triển và đóng góp quan trọng vào sự phát triển của kinh tế xã hội.
Thứ hai, thị trường Anh là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu cà phê nói
riêng và là một trong những thị trường trọng điểm của thương mại Việt Nam. Hơn nữa, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Anh ngày càng phát triển theo hướng tích cực. Kim ngạch thương mại giữa Việt Nam – Anh duy trì tình trạng xuất siêu trong suốt giai đoạn 2006 – 2011. Năm 2011, kế hoạch hành động Việt Nam – Anh đã được ký kết giữa hai nước nhằm thực thi Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Anh được ký vào tháng 9/2010 và đưa ra sáng kiến hợp tác trên bảy lĩnh vực trong năm 2011, trong đó có thương mại, nhờ đó đã mở rộng cơ hội hợp tác giữa đôi bên. Vì vậy, Việt Nam cần tận dụng môi trường thuận lợi này để phát huy lợi thế so sánh của mình và cải thiện vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường Anh, đặc biệt là xuất khẩu cà phê
Thứ ba, chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm là yếu tố hàng đầu
quyết định hiệu quả của việc đẩy mạnh xuất khẩu cà phê và nâng cao kim ngạch xuất khẩu. Tuy khối lượng xuất khẩu cà phê của Việt ở mức cao và có xu hướng tăng trưởng, nhưng chất lượng cà phê việt Nam chưa ổn định do quy hoạch sản xuất trong nước không đồng bộ và kỹ thuật chế biến còn thô sơ.. Năm 2009, 80% cà phê bị thải loại trên sàn giao dịch LIFFE có xuất xứ từ Việt Nam. Vì vậy, cần xem việc nâng cao chất lượng cà phê Việt Nam toàn diện bao gồm việc quy hoạch đất trồng, nghiên cứu và phát triển giống cây trồng, canh tác, chế biến và đóng gói là đòn bẩy đẩy mạnh xuất khẩu và tạo dựng thương hiệu cà phê trên thế giới nói chung, và thị trường Anh nói riêng. Ngoài ra, mặc dù Việt Nam chưa vướng mắc vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm khi xuất khẩu, nhưng doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến vấn đề này vì đây là mối quan tâm hàng đầu của các nhà nhập khẩu cà phê Anh.
Thứ tư, việc đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang thị trường Anh cần chú trọng
đến sự phát triển bền vững của ngành, theo hướng phát triển toàn diện trong hiện tại nhưng vẫn đảm bảo sự phát triển trong tương lai. Ở đây, sự phát triển của ngành cần hướng đến sự cân bằng giữa 3 vấn đề: tăng trưởng của ngành, bảo vệ môi trường và sự phát triển của xã hội. Theo đó, ngoài lợi ích kinh tế đơn thuần mang lại từ hoạt động xuất khẩu cà phê, cần lưu ý đến việc phát triển sản xuất không gây hại đến môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động và bảo vệ các nguồn lực khác cho mục đích phát triển lâu dài và ổn định.
Thứ năm, sự liên kết giữa Nhà nước, Doanh nghiệp, Nông dân và Nhà khoa
học đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Anh. Đây là yếu tố quyết định đến sự phát triển ổn định của cà phê Việt nam. Trong đó, Nhà nước đóng vai trò chỉ đạo và điều phối toàn bộ hoạt động của ngành, Doanh nghiệp liên kết tiêu thụ sản phẩm và hỗ trợ nông dân về khối lượng và giá cả tiêu thụ trong dài hạn, Nông dân đầu tư vào sản xuất, và Nhà khoa học tích cực nghiên cứu và chuyển giao ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chế biến.