1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế

22 4,3K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 110,25 KB

Nội dung

Nội dung • Y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế, được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy phục vụ, hết lòng thương yêu, chăm sóc người bệnh, coi họ đau đớn n

Trang 1

Please purchase a personal license.

Mục tiêu Học xong bài này, sinh viên có khả năng:

1 Liệt kê được 12 tiêu chuẩn đạo đức của

người làm công tác y tế

2 Phân tích được nội dung trong từng tiêu

chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế.

Trang 2

TIÊU CHUẨN ĐẠO ĐỨC

II Nội dung

• Y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế, được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy phục vụ, hết lòng thương yêu, chăm sóc người bệnh, coi họ đau đớn như mình đau đớn, như lời chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Lương y như từ mẫu “

• Phải thật thà, đoàn kết, khắc phục khó khăn, học tập vươn lên để hoàn thành nhiệm vụ, toàn tâm toàn ý xây dựng nền y học Việt Nam.

• Y đức phải thể hiện qua những tiêu chuẩn,

Trang 3

TIÊU CHUẨN ĐẠO ĐỨC

T iêu chuẩn 1 C hăm sóc sức khỏe cho mọi người là nghề cao quý.Khi đã tự nguyện đứng trong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ

Phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc,

không ngừng học tập và tích cực nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn,

sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ vì

sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Trang 4

TIÊU CHUẨN ĐẠO ĐỨC

• Đảng và Nhà nước đã giao cho ngành chúng ta một tài sản vô

giá, đó là “sức khỏe” Nó là vốn quý của con người Mỗi chúng

ta đều phải có trách nhiệm bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân và từng bước cải thiện giống nòi.

• Mỗi chúng ta phải tích cực học tập để nâng cao trình độ chuyên môn cả về kiến thức, kỹ năng, hăng say tham gia công tác NCKH để tự học và góp phần đưa KHKT vào đơì sống, sinh hoạt của nhân dân.

• Mỗi người phải luôn rèn luyện đạo đức, tác phong với tinh

thần “ mình vì mọi người và mọi người vì mình”, luôn luôn phấn đáu tự vươn lên, sẵn sàng giúp đỡ bạn và đồng nghiệp.

• Cuối thế kỷ thứ XVIII, Hải Thượng Lãn ông đã viết:”Thầy thuốc là người bảo vệ sinh mạng con người, sống chết một tay mình nắm, phúc họa một tay mình giữ Thế thì dẫu có thể kiến thức không đầy đủ, đức hạnh không trọn vẹn, tâm hồn không rộng lớn, hành động không thận trọng mà dám liều lĩnh học đòi cái nghề cao quý đó chăng?”

Trang 5

TIÊU CHUẨN ĐẠO ĐỨC

Người thầy thuốc phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân Hải Thượng Lãn Ông nói :” Người thầy thuốc đứng đắn, dù chữa ghẻ lở là chứng nhỏ cũng phải cẩn thận tìm đến gốc mà chữa mới được vẹn toàn.

• Khi gặp bệnh rất khó khăn đã mời là đi, đã đến là

chữa; nếu gặp bệnh khó mà chối từ thì làm thầy thuốc để làm gì?

• Trông thấy bệnh nguy mà chạy vì sợ chê bai thì

không phải là thầy thuốc mà là kẻ mua danh bán tiếng.

Trang 6

TIÊU CHUẨN ĐẠO ĐỨC

Không ngừng học tập, tích cực nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn.

• ‘’Đọc sách biết nghĩa là khó Nhưng biết nghĩa

không khó, việc biết được lý mới khó, mà thấy rộng được ngoài lý lại càng khó hơn”.

• ‘’Cho thuốc chữa bệnh chỉ cứu được từng người, còn viết sách truyền phương thì giúp đời vô tận.Tác dụng càng rộng thì trách nhiệm càng to Nếu nhỡ thiếu sót sai lầm một tí thì tai hại không phải nhỏ”.

• ‘’Như vậy người thầy thuốc nếu không có lòng

nhân từ, sáng suốt, đức hạnh, khôn khéo, độ lượng, thành thật, liêm khiết, siêng năng thì không nên làm thầy thuốc Không có quan niệm sâu sắc làm sống người, chỉ chăm chăm về kể lợi tính công, lấy của hại người thì không khác gì bọn giặc cướp”.

Trang 7

TIÊU CHUẨN ĐẠO ĐỨC

Trang 8

TIÊU CHUẨN ĐẠO ĐỨC

1 Phải nắm vững pháp luật, thực hiện nghiêm những quy định về chuyên môn như: chức trách cụ thể của từng người, từng vị trí công tác trong bệnh viện, khoa phòng : chức trách y tá, hộ lý, bác sỹ phòng cấp cứu, bác sỹ phòng điều trị, bác sỹ phòng khám, bác sỹ trực, sinh viên thực tập tại bệnh viện có như vậy chúng ta mới không bị chồng chéo lên nhau, theo dõi, xử lý kịp thời những diễn biến của bệnh.

.2 Không được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho các phương pháp chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ y tế và sự chấp nhận của người bệnh.

• Chúng ta phải luôn nhớ rằng thầy thuốc dù có tài thần

thánh gì đi chăng nữa thì phương pháp nhìn, sờ, gõ, nghe

và kết quả các xét nghiệm cận lâm sàng, chẩn đoán hình

ảnh ta không bỏ sót một điểm nào, phải có tư duy tổng

hợp-lôgic để giúp ta có chẩn đoán đúng bệnh, xong mới cho thuốc và phương pháp điều trị Chớ có coi mạng người

Trang 9

TIÊU CHUẨN ĐẠO ĐỨC

Tiêu chuẩn 3:

*Tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân.

• Tôn trọng những bí mật riêng tư của người bệnh.

Khi thăm khám và chăm sóc cần phải bảo đảm

K hông được có thái độ ban ơn, lạm dụng nghề

nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh

• Phải trung thực khi thanh toán các chi phí khám

bệnh, chữa bệnh

Trang 10

TIÊU CHUẨN ĐẠO ĐỨC

1 Tất cả mọi người dân đều được quyền chăm sóc sức khỏe Dù người đó là tội phạm, là kẻ thù, là tù binh khi ốm đau chúng ta đều phải chăm sóc theo đúng lương tâm của người thầy thuốc.

2 Khi thăm khám, chúng ta phải tôn trọng những bí mật riêng tư của người bệnh, không được nói những diễn biến xấu của bệnh cho người bệnh biết, những cái gì có hại cho tập thể, hại đến sức khỏe người bệnh, thầy thuốc không được che dấu.

• Đồng thời khi thăm khám, chăm sóc người bệnh, mỗi

chúng ta phải thận trọng và lịch sự Từ lời nói, cái nhìn, cử chỉ, thái độ, tác phong của người thầy thuốc

đều gây cho người bệnh không khí ấm áp, tin tưởng.

Ngược lại sẽ làm cho người bệnh lo âu, bi quan, chán nản dẫn tới mất ngủ thường xuyên, ăn uống không ngon, sức khỏe giảm sút nhanh, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển, ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh.

Trang 11

TIÊU CHUẨN ĐẠO ĐỨC

3 Chúng ta thực sự thông cảm, chia sẻ sự đau đớn của họ, phải hết sức chu đáo khi thăm khám, chăm sóc bệnh nhân là nữ, bệnh nhân là trẻ em, bệnh nhân là người dân tộc thiểu số Phải quan tâm đặc biệt đến họ trong quá trình chửa, đẻ, nuôi con và đau

ốm do bệnh tật.

4 Đặc biệt lưu tâm tới những người bệnh thuộc diện chính sách ưu đãi: người có công với nước, bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, thân nhân gia đình liệt sỹ, bệnh nhân là người dân tộc thiểu số Vì họ

là những người đã và đang được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm chăm sóc và

Trang 12

TIÊU CHUẨN ĐẠO ĐỨC

5 Chúng ta không được phân biệt đối xử người bệnh: giàu, nghèo, sạch, bẩn Sự phân biệt đối xử làm ảnh hưởng không ít tới sự hồi phục sức khỏe của người bệnh.

* H?i Thu?ng Lan Ong:” Phàm người đi thăm bệnh, nên tùy bệnh cần kíp hay không mà sắp đặt đi khám trước hay sau Chớ nên vì giàu sang hay nghèo hèn mà nơi đến trước, chỗ tới sau, hoặc bốc thuốc lại phân biệt hơn kém Khi lòng mình có chỗ không thành thật thì không mong thu được hiệu quả” “Khi chữa cho ai khỏi bệnh, chớ có mưu cầu quà cáp, nghề thuốc là nghề thanh cao, cần phải giữ khí tiết cho trong sạch”.

• “ Đã gửi mình vào nghề thuốc thì phải nghĩ cách

dốc sức làm những việc đáng làm, ngõ hầu những lúc ngẩng lên, cúi xuống, nhìn trời, ngó đất không

đến nỗi phải hổ thẹn, còn dám đâu suy bì lời chê,

tiếng khen để cho xong trách nhiệm của mình có

Trang 13

TIÊU CHUẨN ĐẠO ĐỨC

Tiêu chuẩn 4:

Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tận tình.Trang phục phải chỉnh

tề, sạch sẽ để tạo niềm tin nơi người bệnh.

Phải giải thích tình hình bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều trị.

Phổ biến cho họ về chế độ chính sách, quyền lợi

và nghĩa vụ của người bệnh.

Phổ biến cho họ về chế độ chính sách, quyền lợi

và nghĩa vụ của người bệnh.

Động viên, an ủi, khuyến khích người bệnh điều trị, tập luyện để chóng hồi phục.

Trong trường hợp bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và chăm sóc đến cùng, đồng thời thông báo cho gia đình người bệnh biết.

Trang 14

TIÊU CHUẨN ĐẠO ĐỨC

1 Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ phải luôn có thái độ niềm nở Trang phục chỉnh tề, sạch sẽ.

* Có như vậy mới gây được lòng tin giữa người thầy thuốc với người bệnh và người thân của họ.

* Có như vậy mới tạo điều kiện để họ chia sẻ với chúng ta những nguyên nhân dẫn tới bệnh, những diễn biến, những triệu chứng, những yếu tố môi trường, những nguy cơ tác

thức, giúp cho họ có thái độ đúng để giúp họ thay đổi hành

vi có lợi cho sức khỏe của chính họ và cộng đồng.

“ Đạo làm thuốc là một nhân thuật, có nhiệm vụ giữ gìn tính mạng người ta, phải lo cái lo của người và vui với cái vui của người, chỉ lấy việc giúp người làm phận sự của mình

mà không cầu lợi, kể công Đối với người giàu sang cũng dám coi thường.”

Trang 15

TIÊU CHUẨN ĐẠO ĐỨC

2 Những trường hợp bệnh nhân nặng hoặc tiên lượng xấu chúng ta cũng phải nói rõ để người nhà bệnh nhân biết, hợp tác cùng thầy thuốc cứu chữa bệnh nhân đến cùng.

“ Hễ gặp một chứng bệnh không chữa được, tôi tuyệt không dám vì cớ không chữa được mà chối từ, mà chỉ lấy tình thực báo với người nhà bệnh nhân rồi góp bụng vắt óc, lo tìm thang chạy thuốc giành cái sống

từ chỗ chết, dốc sức cứu vãn người bệnh cho đến khi dương khô âm kiệt mới thôi Người ta vì sợ chết mà phải gõ cửa thầy, thầy thấy triệu chứng chết mà không chịu chữa, thế thì còn làm nghề thuốc để làm

gì ? ”

3 Chúng ta phải phổ biến cho họ biết những chế độ chính sách họ được hưởng, nghĩa vụ và quyền lợi người bệnh và người nhà người bệnh tới bệnh viện phải chấp hành Có như vậy thì mọi người cả thầy thuốc và người bệnh cùng nhau thực hiện sẽ đem lại

Trang 16

TIÊU CHUẨN ĐẠO ĐỨC

Tiêu chuẩn 5 Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn

đoán, xử trí kịp thời, không được đun đẩy người

bệnh.

1 Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán ngay, đồng thời phải xử trí kịp thời tùy theo mức độ, diễn biến của bệnh, có như vậy mới cứu họ thoát khỏi những tai biến, những diễn biến nặng hơn cứu sống được người bệnh

2 Không được đun đẩy người bệnh Do sức ta chưa xác

định được triệu chứng bệnh thuộc về lĩnh vực chuyên

khoa nào, do đó định hướng chuyển bệnh nhân tới

điều trị tại khoa nào đó gặp khó khăn, dẫn đến việc

lưu giữ bệnh nhân hoặc chuyển bệnh nhân không

đúng khoa cần thiết Điều này dẫn đến việc đun đẩy

bệnh nhân đi hết khoa này tới khoa khác, có trường hợp bệnh nhân bị tử vong trên đường di chuyển Do vậy, là thầy thuốc dù ở tuyến nào, bệnh nhân vào viện chúng ta phải khẩn trương khám và xử trí,

Trang 17

TIÊU CHUẨN ĐẠO ĐỨC

Tiêu chuẩn6: Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý,an toàn; không vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phẩm chất, thuốc không đúng với yêu cầu, mức độ bệnh.

1 Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán.Kê đơn phải chú

2 Tư vấn giúp cho bệnh nhân biết được:

* Không được sử dụng thuốc quá hạn dùng; * Không

được dùng thuốc kém phẩm chất; * Không được dùng thuốc giả; * Không được dùng thuốc không có

Trang 18

TIÊU CHUẨN ĐẠO ĐỨC

Tiêu chuẩn 7 K hông được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử lý kịp thời các diễn biến của người bệnh.

• 1 Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ.

• Trong giờ làm việc: được phân công đảm nhận vị trí nào, luôn phải có mặt để giải quyết các công việc được phân công ở vị trí đó Không được bỏ vị trí đi chỗ khác, khi cần không tìm thấy sẽ làm ảnh hưởng đến công việc chung.

• Trong khi trực: không được rời bỏ vị trí ( kể cả

không có bệnh nhân ) Khi có bệnh nhân tới sẽ không tìm thấy người trực để giải quyết công việc

sẽ ảnh hưởng tới chất lượng công việc, tới tính mạng của người bệnh.

Trang 19

TIÊU CHUẨN ĐẠO ĐỨC

• Tiêu chuẩn 8: Khi người bệnh ra viện phải dặn

dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị , tự

chăm sóc và giữ gìn sức khỏe.

1 Khi bệnh nhân ra viện phải dặn dò chu đáo, tùy mỗi bệnh nhân mắc các bệnh khac nhau mà người thầy thuốc có lời dặn dò người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân cách điều trị tiếp theo theo đơn,

cách ăn uống, cách phòng bệnh khác nhau, phù

hợp với tình hình bệnh tật của người bệnh.

2 Hướng dẫn người bệnh, người nhà người bệnh

cách luyện tập phục hồi chức năng đơn thuần,

luyện tập phục hồi kết hợp dùng thuốc, lý liệu

pháp

Trang 20

TIÊU CHUẨN ĐẠO ĐỨC

Tiêu chuẩn 9.

Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn, giúp đỡ gia

đình họ làm các thủ tục cần thiết.

• phải chia buồn cùng thân nhân của họ.

• Phải hướng dẫn người thân thực hiện những quy định của bệnh viện.

• Phải giúp đỡ, chia sẻ với gia đình bệnh nhân

những mất mát lớn về tinh thần, vật chất khi cần thiết.

Trang 21

TIÊU CHUẨN ĐẠO ĐỨC

• Tiêu chuẩn10: T hật thà đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn

sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh

nghiệm giúp đỡ lẫn nhau.

• Hải Thượng Lãn Ông viết “ Khi gặp bạn

đồng nghiệp cần hòa nhã, giữ gìn thái độ

kính cẩn, không nên khinh nhờn Người hơn tuổi thì mình kính trọng, người học giỏi thì coi như bậc thầy, người kiêu ngạo thì mình nhân nhượng, người kém thì mình dìu dắt họ”(Y huấn)

Trang 22

TIÊU CHUẨN ĐẠO ĐỨC

Tiêu chuẩn11 Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình, không đổ lỗi cho đồng nghiệp, cho tuyến trước.

• Phải luôn luôn chú ý khi tiếp xúc với người bệnh Nếu có sai sót điều gì sẵn sàng nhận thiếu sót, không đổ trách nhiệm cho người khác

Tiêu chuẩn 12 Hăng hái tham gia công tác tuyên

Tiêu chuẩn 12 Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, cứu chữa người bị tai nạn, ốm đau tại cộng đồng, gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, giữ gìn môi trường trong sạch.

N gười thầy thuốc phải là người làm công tác tuyên truyền giaó dục sức khỏe tốt nhất Đi đầu trong công tác vệ sinh phòng bệnh , chống dịch Sẵn sàng đi cứu chữa người bệnh bất cứ lúc nào nếu nhận được thông tin /.

Ngày đăng: 19/10/2014, 21:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w