MỞ ĐẦUMỗi ngày có vô số sự kiện, vấn đề xảy ra trong đời sống xã hội và báo chí là cái nôi để đưa những vấn đề đó đến với cộng đồng nhanh nhất. Báo chí là sự nghiên cứu, sự tìm tòi và thâm nhập thực tiễn để có những cái nhìn nghiêm túc và chân thực nhất. Báo chí còn được coi là vũ khí tư tưởng, tập hợp quần chúng, truyền bá, tác động tư tưởng đến cho công chúng. Khi sáng tạo tác phẩm báo chí, những yêu cầu về năng lực chuyên môn của nhà báo luôn phải gắn với những chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp. Điều này được thể hiện trong từng bước tiến sáng tạo một tác phẩm báo chí. Có như vậy, tác phẩm báo chí mới đem lại những giá trị đích thực cho công chúng xã hội. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động báo chí hiện nay, không phải lúc nào các nhà báo cũng thực hiện tốt được những yêu cầu này, do đó đã làm ảnh hưởng đến giá trị thông tin của các tác phẩm báo chí và lớn hơn là làm mất niềm tin của công chúng đối với báo chí. Nguyên nhân chính của vấn đề này, đó chính là sự vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhà báo ở từng khâu trong quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí. Trong tiểu luận này, học viên Trần Doãn Quyết Thắng lựa chọn diễn giải đề tài “Những vấn đề xoay quanh nghiệp vụ và đạo đức của người làm báo hiện nay”Với tất cả sự kính trọng và ngưỡng mộ, học viên trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Trí Nhiệm vì nền tảng kiến thức uyên bác, bề dày kinh nghiệm thực tế, lòng nhiệt huyết và những hướng dẫn hết sức tận tìnhVới quá trình nghiên cứu ngắn hạn trong quy mô nhỏ, hẹp, tiểu luận này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, học viên mong nhận được những nhận xét, bổ sung để hoàn thiện cho những lần nghiên cứu sau.
Trang 1MỞ ĐẦU Mỗi ngày có vô số sự kiện, vấn đề xảy ra trong đời sống xã hội và báo chí là cái nôi để đưa những vấn đề đó đến với cộng đồng nhanh nhất Báo chí là sự nghiên cứu, sự tìm tòi và thâm nhập thực tiễn để có những cái nhìn nghiêm túc và chân thực nhất Báo chí còn được coi là vũ khí tư tưởng, tập hợp quần chúng, truyền bá, tác động tư tưởng đến cho công chúng Khi sáng tạo tác phẩm báo chí, những yêu cầu về năng lực chuyên môn của nhà báo luôn phải gắn với những chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp Điều này được thể hiện trong từng bước tiến sáng tạo một tác phẩm báo chí Có như vậy, tác phẩm báo chí mới đem lại những giá trị đích thực cho công chúng xã hội Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động báo chí hiện nay, không phải lúc nào các nhà báo cũng thực hiện tốt được những yêu cầu này, do đó đã làm ảnh hưởng đến giá trị thông tin của các tác phẩm báo chí và lớn hơn là làm mất niềm tin của công chúng đối với báo chí Nguyên nhân chính của vấn đề này, đó chính là sự vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhà báo ở từng khâu trong quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí Trong tiểu luận này, học viên Trần
Doãn Quyết Thắng lựa chọn diễn giải đề tài “Những vấn đề xoay quanh nghiệp vụ và đạo đức của người làm báo hiện nay”
Với tất cả sự kính trọng và ngưỡng mộ, học viên trân trọng cảm ơn TS Nguyễn Trí Nhiệm vì nền tảng kiến thức uyên bác, bề dày kinh nghiệm thực tế,
lòng nhiệt huyết và những hướng dẫn hết sức tận tình!
Với quá trình nghiên cứu ngắn hạn trong quy mô nhỏ, hẹp, tiểu luận này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, học viên mong nhận được những nhận xét, bổ sung để hoàn thiện cho những lần nghiên cứu sau
Trang 2Ph n 1: Phân tích, đánh giá vi c các nhà báo VN th c hi n ệc các nhà báo VN thực hiện ực hiện ệc các nhà báo VN thực hiện
quy n h n c a mình ền hạn của mình ạn của mình ủa mình.
Người làm báo tốt, người làm báo giỏi, người làm báo thành công là người làm báo làm theo và hiểu được nhiệm vụ cũng như quyền hạn của báo chí
1 Quyền hạn và nhiệm vụ của báo chí
Thông tin trung thực về tình hình trong nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân
Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương,chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giớitheo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định chính trị, nângcao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của nhân dân, bảo vệ và phát huytruyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủnghĩa, tăng cường khối đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Namxã hội chủ nghĩa;
Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngônluận của nhân dân;
Phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới; đấu tranh phòng, chốngcác hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực xã hội khác;
Góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam;
Mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc, tham gia vào sựnghiệp của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộxã hội"
Trang 32 Quyền hạn của nhà báo.
Nhà báo có quyền và nghĩa vụ thông tin trung thực, phản ánh ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, góp phần thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
Nhà báo có quyền hoạt động báo chí trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà báo chịu trách nhiệm về nội dung tác phẩm báo chí của mình ; có quyền khước từ việc biên soạn hoặc tham gia biên soạn tác phẩm báo chí trái với Luật này
Nhà báo được hưởng một chế độ ưu tiên, ưu đãi cần thiết cho hoạt động báo chí theo quy định của Hội đồng bộ trưởng
Không ai được đe doạ, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo hoặc phá huỷ, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo trong hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật
Không ai được lạm dụng danh nghĩa nhà báo để làm việc vi phạm pháp luật
Ngoài những quyền hạn trên, nhà báo còn có thêm 1 số ưu tiên, giúp cho việc làm báo không bị cản trở:
Được đến các cơ quan, tổ chức, thư viện, bảo tàng, triển lãm để thu thập thông tin, tra cứu tài liệu, làm nghiệp vụ báo chí Khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻnhà báo Các cơ quan nhà nước không được từ chối cung cấp cho nhà báo những tưliệu, tài liệu không thuộc phạm vi quy định trong Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước
Trang 4Được thực hiện các hoạt động nghiệp vụ tại các kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân
dân các cấp, các đại hội và hội nghị công khai, các cuộc mít tinh, đón tiếp kháchcủa Đảng, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức khác theo giấy mời và các quy địnhcụ thể của Ban Tổ chức các hoạt động đó
Được hoạt động nghiệp vụ lấy tin, chụp ảnh, quay phim, ghi âm tại các phiên tòa xét xử công khai, được dành chỗ ngồi riêng, được liên lạc trực tiếp với các thẩm phán, luậtsư để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật
Được ưu tiên trongviệc mua vé tàu, vé xe, vé máy bay, chuyển nhanh điện tín, bài báo và ảnh,băng, đĩa ghi âm, ghi hình, các loại ấn phẩm báo chí khi hoạt động nghiệp vụ
Được ưu tiên, tạo điều kiện đi lại thuận lợi trong trường hợp giao thông bị ách tắc, khó khăn và được hưởng chế độ miễn phí đối với phương tiện giao thông của cơ quan báo chí và nhà báo khi phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ báo chí
Ph n 2: Nh ng v n đ đ t ra ững vấn đề đặt ra ấn đề đặt ra ền hạn của mình ặt ra.
_ Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo.
+ Khái niệm đạo đức nghề nghiệp:
Đạo đức nghề nghiệp là một bộ phận của đạo đức xã hội, là đạo đức trong một lĩnh vực cụ thể trong đạo đức chung của xã hội Đạo đức nghề nghiệp bao gồm những yêu cầu đạo đức đặc biệt, các quy tắc, các quy tắc và chuẩn mực trong lĩnh vực nghề nghiệp nhất định, nhằm điều chỉnh hành vi của các thành viên trong nghề nghiệp đó sao cho phù hợp với lợi ích và sự tiến bộ của xã hội
+ Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo:
Trang 5Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là những quy tắc, chuẩn mực quy định thái độ
và hành vi ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ nghề nghiệp Hiện nay, đạo
đức nghề nghiệp của nhà báo còn được gọi là đạo đức nghề báo, đạo đức báo chí, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, đạo đức nhà báo Trong luận án này, chúng tôi sử dụng ba cách gọi: Đạo đức nghề báo, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo và đạo đức nghề nghiệp của người làm báo
Cũng giống như đạo đức, bên cạnh những chuẩn mực đạo đức nghề báo chung cho tất cả nhà báo ở tất cả các quốc gia thì còn có những chuẩn mực đạo đức nghề báo riêng của từng quốc gia, từng cơ quan báo chí phụ thuộc vào từng thời kỳ phát triển lịch sử của từng quốc gia, cơ quan báo chí đó So với các quy ước về đạo đức
nghề báo của các quốc gia và tổ chức báo chí quốc tế, thì Quy định đạo đức nghề
nghiệp của nhà báo Việt Nam có những điểm tương đồng và một số nét mang tính
đặc thù
+Tầm quan trọng của đạo đức nghề báo:
Ngày nay, vị trí và vai trò của báo chí trong đời sống xã hội ngày càng được nâng lên, nó trở thành một bộ phận quan trọng, không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người, ở một khía cạnh nào đó nó còn tham gia vào tiến trình lịch sử của thời đại, cùng lúc có thể tác động đến nhiều người, nhiều tầng lớp, nhiều lĩnh vực của cuộc sống Chính vì vậy, những người làm nghề này trong mỗi tác phẩm và sản phẩm của mình phải nhận thức sâu sắc từng việc làm, cân nhắc kỹ lưỡng và xem xét cẩn trọng những hậu quả có thể xảy ra đối với xã hội Chỉ cần một chút thiếu thận trọng của nhà báo, xã hội phải bỏ ra gấp trăm ngàn lần công sức để khắc phục hậu quả
+ Lương tâm và trách nhiệm của nhà báo
_ Nhưng biểu hiện tích cực trong đạo đức nghề báo hiện nay:
1 Trung thành với các lợi ích của đất nước, nhân dân
Thể hiện trên tác phẩm báo chí, phần đông người làm báo dù trong hoàn cảnh nào cũng đều có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định, một lòng theo Đảng, trung thành với lợi ích của Tổ quốc và nhân dân Họ tích cực tham gia vào công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xuất phát từ lợi ích giai cấp, dân tộc và Tổ quốc
Trang 6Việt Nam xã hội chủ nghĩa để chọn lựa và đăng tải thông tin đúng mức độ, khách quan, đúng bản chất sự thật
2 Dũng cảm phát hiện, biểu dương cái tốt và đấu tranh chống lại cái xấu
Trong những năm qua, đội ngũ nhà báo đã đi đầu trong việc thông tin và ủng hộ, tôn vinh các cá nhân, tập thể anh hùng, gương người tốt, việc tốt, gương điển hình tiên tiến, những tấm lòng nhân ái, những sáng kiến hay, những kinh nghiệm tốt, những phương pháp làm việc hiệu quả… góp phần nhân lên trong xã hội ngày càng nhiều điều tốt Bên cạnh đó, họ còn dũng cảm, tích cực đi đầu trong cuộc đấu tranh, phê phán, có hiệu quả, đúng pháp luật chống lại những tiêu cực và các tệ nạn
xã hội, góp phần thúc đẩy tiến trình dân chủ hoá đời sống xã hội
3 Luôn có ý thức giữ gìn bản sắc, truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Hàng nghìn bài viết của các nhà báo đã giúp cho việc mở mang dân trí, nâng cao trình độ văn hóa, thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ văn hóa, giải trí của người dân, bảo
vệ, phục hồi và quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc nước nhà Với ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá và lòng tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc, các nhà báo Việt Nam tuyên truyền giáo dục, cung cấp cho nhân dân năng lực thẩm mỹ đủ trình độ đấu tranh loại trừ và miễn dịch với những xâm lăng văn hóa độc hại từ bên ngoài, trái với bản sắc tốt đẹp của văn hóa dân tộc, bồi đắp tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu quý những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc
4 Yêu nghề, lăn lộn trong thực tiễn
Đa số nhà báo luôn tự rèn luyện mình, hướng ngòi bút vào trách nhiệm xã hội lớn lao, luôn đẫm mình trong cuộc sống và trưởng thành từ môi trường của nhân dân Nhiều nhà báo đến tận những nơi khó khăn, gian khổ như: biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, công trình trọng điểm, vùng thiên tai, lũ lụt, tai nạn nặng nề… lựa chọn được các chủ đề, đề tài trúng với đòi hỏi của tình hình chính trị từng giai đoạn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và chủ trương của Đảng và Nhà nước, trình bày đầy đủ và rõ nguyện vọng chính đáng của quần chúng nhân dân
5 Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện
Trang 7Trong những năm qua báo chí rất tích cực tổ chức, tham gia các hoạt động xã hội,
từ thiện góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và vùng khó khăn của đất nước Nhiều cơ quan báo chí, nhà báo đã tổ chức, duy trì các hoạt động từ thiện có hiệu quả, động viên được nhiều nhà hảo tâm đóng góp với số tiền lên đến hàng trăm tỷ đồng Các hoạt động
từ thiện của báo chí đạt hiệu quả cao, có tác dụng và ý nghĩa thiết thực nhằm tiếp thêm niềm tin và nghị lực trong cuộc sống Đây là biểu hiện nổi bật, có ý nghĩa về đạo đức sâu sắc giúp nâng cao uy tín của báo chí
_ Những biểu hiện tiêu cực, vi phạm đạo đức nhà báo:
1 Chạy theo những thông tin tiêu cực
Nhiều tạp chí hay nhà báo hiện nay luôn chạy theo những thông tin tiêu cực đưa ra những tiêu đề giật gân, nhằm đánh vào tâm lý tò mò của người đọc Những thông tin này hầu như không mang lại lợi ích cho nhà nước, cho xã hội, cho một nhân vật nào đó và đôi khi những thông tin này mang tính chất bịa đặt, không khách quan
_ Đăng tải quá nhiều về các vụ án mạng và mặt trái của xã hội
Có thể nói, trên mặt báo hiện nay la liệt các vụ án khiến cho người đọc xem đâu cũng thấy bi kịch, nhìn đâu cũng thấy tiêu cực làm họ có ấn tượng nặng nề, bi quan
về xã hội Thậm chí, họ còn rút tít, miêu tả một cách chi tiết, rõ ràng khiến người đọc ớn lạnh, sởn gai gà và tạo cho dư luận một thái độ không đúng về tình hình an ninh trật tự của đất nước
_ Lợi dụng đưa tin, bài về đề tài giới tính, tình yêu, hôn nhân, tình dục nhằm câu
khách, khêu gợi trí tò mò, kích dục
Trang 8Một số tờ báo, tạp chí lạm dụng chủ đề này, thông tin dung tục, không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, phần nào làm ảnh hưởng tới lối sống của xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ Trong biểu hiện này nổi lên là việc đi sâu khai thác vào đời
tư, tình cảm của những người nổi tiếng, của giới nghệ sỹ, những chuyện hậu
trường, đời tư của các chính khách nước ngoài
_ Khai thác các thông tin, đề tài mê tín dị đoan, trong đó “đời sống tâm linh” của
con người được bàn luận, đề cập nhiều nhất
Thời gian qua nhiều tờ báo, nhà báo cố tình đi sâu vào vấn đề này, khai thác với dung lượng quá nhiều làm cho người đọc hư hư thực thực, mô hồ trong nhận thức nhiều vấn đề, ảnh hưởng đến lòng tin và tinh thần lạc quan của xã hội Không những thế, những thông tin đó còn góp phần, tiếp tay cho các thế lực phản động tuyên truyền mê tín dị đoan, hủ tục lạc hậu
_ “Chạy” quảng cáo, quảng cáo thiếu trung thực
Có một thực trạng đang diễn ra trên nhiều báo đó là tình trạng quảng cáo vượt số trang cho phép, quảng cáo trên trang nhất, quảng cáo trái với truyền thống, lịch sử văn hoá, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, quảng cáo mặt hàng không được phép quảng cáo, quảng cáo không cần quan tâm đến độ xác thực, chính xác của thông tin trong nội dung quảng cáo
2 Xa rời nguyên tắc khách quan, chân thật của báo chí
_ Viết sai sự thật, gây hậu quả nghiêm trọng
+ Thông tin sai gây tổn hại đến đời sống, sản xuất của nhân dân
Nhiều thông tin sai của báo chí đã ảnh hưởng nghiêm trọng, trực tiếp đến đời sống, lợi ích của nhân dân, gây tâm lý hoang mang trong dư luận như những thông tin liên quan đến giá lúa, đến kháng sinh, hoá chất trong thuỷ sản, thực phẩm, lương
Trang 9thực; thông tin về rau nhiễm độc, về bưởi, sầu riêng gây ung thư; về tăng giá xăng dầu
+ Làm tổn hại đến uy tín, lợi ích của tổ chức, doanh nghiệp
Nhiều thời điểm, tình trạng thông tin ở một số báo thiếu căn cứ, suy diễn, thổi phồng, khoét sâu vào những thiếu sót, khuyết điểm của một số tổ chức, doanh nghiệp; đặt tiêu đề không đúng với nội dung tin, bài hoặc tô đậm mặt trái, những hiện tượng tiêu cực
+ Gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm cá nhân
Trong những thông tin sai sự thật bị cơ quan quản lý báo chí xử lý, nổi lên là những thông tin xâm phạm bí mật đời tư, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân Thậm chí, một số tờ báo, nhà báo bới móc đời tư của người khác theo
kiểu “đánh tiêu diệt” mà thái độ vẫn bình thản, dửng dưng.
_ Viết sai không cải chính
Có một thực tế là hiện nay nhiều tờ báo, khi biết mình làm sai, gây tổn hại đến uy tín, danh dự, lợi ích, sinh mạng của người khác nhưng lại cố tình lờ đi, cửa quyền,
không chịu thừa nhận còn tìm cách cãi “cùn”; hoặc viện lý do để trì hoàn việc cải
chính, xin lỗi Cũng có báo cải chính, xin lỗi nhưng không đúng quy định, tìm chỗ khuất nhất, nhỏ nhất trong tờ báo để đăng cải chính vào Đáng lưu ý, có nhiều trường hợp những thông tin sai do báo in đăng rồi các báo mạng điện tử và trang tin điện tử đăng lại, nhưng khi báo in đăng cải chính thì hầu như các báo mạng điện tử và trang tin điện tử lại không hề cải chính, thậm chí có những bài vẫn lưu trên mạng Internet
_ Quay lưng với sự thật
Đây là hiện tượng nhà báo đóng bút trước những bức xúc của cuộc sống, bất chấp lợi ích chung của cộng đồng nhằm bảo vệ an toàn cho bản thân Họ thờ ơ, lãnh đạm trước các vấn đề nóng hổi của cuộc sống, quay lưng không dám viết, không dám trung thực, dũng cảm đấu tranh, đưa thông tin đó ra công luận Trong khi xã hội đang rất cần báo chí phải xung kích, phải tiên phong thì những nhà báo này lại không dám nói những điều cần nói, không dám bảo vệ những điều cần bảo vệ
Trang 10_ Sử dụng tin, bài, ảnh của người khác mà không xin phép
Trước hết là tình trạng dịch tin, bài tràn lan từ các báo nước ngoài mà không ghi rõ tên tác giả và nguồn gốc của tác phẩm Tiếp đến là tình trạng sử dụng lại tin, bài, ảnh của các báo trong nước mà không xin phép, không ghi rõ nguồn gốc, không trả nhuận bút Tệ hơn là có những nhà báo ngang nhiên sao chép một phần hoặc toàn
bộ tác phẩm của người khác rồi biến thành bài của mình và lĩnh nhuận bút
3 Thiếu tính nhân văn, vô cảm
Có không ít những bài báo phản ánh thiên lệch xã hội, nhìn xã hội toàn một màu đen gây ra tâm lý bi quan, hoài nghi; mô tả chi tiết, tỉ mỉ những hành vi tội ác, dâm
ô, “bạo lực”, làm ô nhiễm tâm hồn lớp trẻ, làm tội phạm có thể bắt chuớc; nhìn xã
hội một cách hằn học, thiếu tính xây dựng; cổ vũ cho thị hiếu không lành mạnh,
khuyến khích bệnh “sùng ngoại”, nô lệ “mốt”, khuyến khích tiêu dùng quá mức,
xa xỉ khi đất nước còn nghèo nàn, nhân dân còn khổ… Một số nhà báo có tư
tưởng “phang cho một đòn chết tươi” khi viết về các cá nhân trong các vụ việc tiêu cực Các bệnh như: “ăn theo nói leo”, “đục nước béo cò”, “dậu đổ bìm leo”, “té
nước theo mưa” xuất hiện ngày một nhiều trong làng báo.
4 Thiếu trách nhiệm xã hội
_ Khi thông tin về những vấn đề hệ trọng của đất nước và về tham nhũng, tiêu cực
Thời gian qua, khi đưa tin về một số vấn đề hệ trọng, liên quan đến chính trị của đất nước, về cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, nhiều báo phản ánh không trung thực nội dung thông tin, thiếu thái độ xây dựng, thậm chí mang nặng tính định kiến, rút tít theo kiểu giật gân, câu khách, đôi khi có thái độ quá khích,
“tát nước theo mưa”, lời lẽ cay nghiệt, chì chiết, mang tính suy diễn chủ quan, xâm hại đến danh dự của cá nhân, tổ chức, thậm chí làm lộ bí mật của Nhà nước
_ Khi thông tin về các vụ tranh chấp, khiếu kiện
Thời gian qua, có không ít bài báo đã góp phần làm tăng thêm sự phức tạp của các vấn đề vốn đã nhiều phức tạp Khi đưa tin, nhà báo đã thiếu cân nhắc đến sự đồng thuận, ổn định trong xã hội, thiếu cân nhắc thiệt hơn, lợi hại vì lợi ích chung của cả cộng đồng nên đã phản tác dụng