1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHƯƠNG PHÁP NGHỊ LUẬN

112 3,5K 41

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 493 KB

Nội dung

Chương I: TÌM HIỂU ĐỀ TÀI 3 Chương II: PHƯƠNG PHÁP TÌM Ý 8 Chương III: PHƯƠNG PHÁP LÀM DÀN BÀI 14 Chương IV: PHƯƠNG PHÁP HÀNH VĂN 42 Chương V: PHƯƠNG PHÁP SUY TƯ 60 Chương VI: PHƯƠNG PHÁP LÝ LUẬN 66

Thanh Trúc PHƯƠNG PHÁP NGHỊ LUẬN Luận đề phổ thông và luân lý Phương pháp nghị luận MỤC LỤC Chương I: TÌM HIỂU ĐỀ TÀI 4 Chương II: PHƯƠNG PHÁP TÌM Ý 9 Chương III: PHƯƠNG PHÁP LÀM DÀN BÀI 15 Chương IV: PHƯƠNG PHÁP HÀNH VĂN 40 Chương V: PHƯƠNG PHÁP SUY TƯ 56 Chương VI: PHƯƠNG PHÁP LÝ LUẬN 61 2 Phương Pháp Nghị Luận ĐẠI CƯƠNG VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHỊ LUẬN Theo định nghĩa, văn nghị luận là loại văn dùng lí lẽ và dẫn chứng để bàn luận, giải quyết một vấn đề làm cho người đọc, người nghe hiểu vấn đề đó để họ có nhận thức đúng, có thái độ đúng và có hành vi đúng. Như thế, văn nghị luận có đặc tính khác hẳn văn miêu tả và thuật chuyện: Văn miêu tả chỉ ghi lại những điều mắt thấy tai nghe, trình bày lại những điều giác quan đã ghi lại được. Văn thuật chuyện chỉ kể ra những ý kiến của mình về một đề mục nào đó cho người khác nghe và tùy người nghe muốn nhận định ra sao cũng được. Văn nghị luận không thế. Nghị luận cần suy nghĩ để bày tỏ ý kiến nhằm mục đích thuyết phục người khác tin ý kiến của ta là xác đáng. Công việc này không mấy dễ dàng vì mỗi người thường chủ quan, chỉ tin lẽ phải của mình, thường nghi ngờ và đánh giá thấp các lí lẽ của người khác. Tuy nhiên, ít ra cũng có một lẽ phải chung hợp với các khuôn khổ suy luận thông thường được đa số công nhận. Để có thể đạt tới phần nào lẽ phải chung đó, khi làm bài văn nghị luận, chúng ta nên dựa vào phương pháp nghị luận được trình bày qua các bước tiến như sau: 3 Phương pháp nghị luận Chương I: TÌM HIỂU ĐỀ TÀI Tìm hiểu đề tài là việc rất quan trọng vì nó giúp ta khỏi lạc đề, xa đề hay trả lời thiếu sót những điều đề yêu cầu. Muốn tìm hiểu đề, chúng ta sẽ phân biệt các loại đề. Bài nghị luận luân lý thường đề cập đến bổn phận mỗi người đối với bản thân, gia đình, học đường, tổ quốc, xã hội, nhân loại. Bài nghị luận phổ thông hoặc tổng quát thường bàn đến những tri thức tổng quát như lao động, nghề nghiệp, du lịch hoặc những khái niệm thông thường như tự do công bằng, nhân ái… Tuy nhiên phạm vi hai loại bài này có nhiều khu vực xâm nhập nhau và có nhiều điểm tương đồng hơn dị biệt. Do đó chúng ta có thể ghép chúng vào đối tượng của phương pháp nghị luận này. Về hình thức hay về công việc làm bài, chúng ta có thể chia chúng thành bốn loại đề căn bản sau đây: giải thích, bình luận, trình bày và so sánh. Chúng có thể ví như bốn phép tính gốc: cộng, trừ, nhân, chia trong số học. Nắm vững phương pháp và giả quyết thành thạo bốn loại đề này rồi, chúng ta mới có thể giải quyết những loại đề khác, thường chỉ là tổng hợp những loại đề trên, giống như người đã làm thông thạo bốn phép tính gốc, mới đủ sức giải những bài toán đố khó khăn. A. LOẠI ĐỀ GIẢI THÍCH 1. Khi nào đề ra thuộc loại giải thích? Khi nghĩa câu nói tương đối đúng, không có phần sai lầm quá đáng hoặc thiếu sót một cách rõ rệt, thì đề sẽ thuộc loại giải thích. Ví dụ: Có công mài sắt có ngày nên kim. Quốc gia nào cũng cần có bàn tay đen và lương tâm trong trắng. Làm trai quyết chi tu thân. Công danh chờ đợi, nợ nần chớ lo. 2. Giải thích là gì? 4 Phương Pháp Nghị Luận  Theo sát nguyên nghĩa: giải thích là đào sâu cho rõ nghĩa (thích) và mở rộng cho đủ nghĩa (giải)  Yêu cầu: loại đề này chỉ cần ta tìm ý nghĩa câu nói mà không hỏi ý kiến riêng của ta phê phán vấn đề ấy. 3. Làm thế nào biết đề ra thuộc loại giải thích? Loại đề này đòi hỏi ta ý nghĩa câu nói, nên thường có các dạng thức sau đây:  Giải thích câu…  Giải nghĩa câu…  Cắt nghĩa câu…  Câu này có ý nói gì…  Ý nghĩa câu ấy thế nào?  Làm sáng tỏ ý nghĩa câu nói ấy… B. LOẠI ĐỀ BÌNH LUẬN 1. Khi nào đề ra thuộc loại bình luận? Khi ý nghĩa của câu nói tuy có phần đúng, nhưng cũng có phần sai lầm đáng chỉ trích, phần thiếu sót cần bổ túc, hoặc phần quá đáng cần giới hạn thì đề ra sẽ thuộc loại bình luận. Ví dụ:  Cha nào con nấy.  Thất bại là mẹ thành công.  Có tiền mua tiên cũng được. 2. Bình luận là gì? Bình luận theo sát nguyên nghĩa là: suy nghĩ cho hiểu thấu, nói ra cho rõ, (luận) rồi mới cho biết ý kiến (bình) để chỉ trích phần sai lầm, bổ túc phần thiếu sót, hoặc hạn chế phần quá đáng tùy theo ý nghĩa câu nói. Yêu cầu: loại đề này không những buộc ta phải làm sáng tỏ ý nghĩa, mà còn đòi hỏi ta phải cho biết ý kiến phê bình câu nói ấy. 3. Làm thế nào để biết đề ra thuộc loại bình luận? 5 Phương pháp nghị luận Loại đề này đòi hỏi ta giải thích và phê bình câu nói, nên thường ra các dạng thức sau:  Bình luận câu…  Bình giải câu…  Phê bình câu…  Nhận xét giá trị câu…  Câu ấy có đúng không?  Cho biết ý kiến về…  Bạn nghĩ sao…  Bạn có đồng ý với câu nói ấy không? C. LOẠI ĐỀ TRÌNH BÀY 1. Khi nào đề ra loại trình bày? Khi chủ đề còn nguyên vẹn là một vấn đề chưa qua nhận xét của một ai, chưa thành một câu nói hàm xúc, bóng bẩy thì đề ra sẽ thuộc loại trình bày. Ví dụ: Sự đọc sách, sự làm việc, tiến bộ khoa học. 2. Trình bày là gì?  Trình bày theo nguyên nghĩa phô diễn ra cho rõ (bày) tất cả những kiến thức của ta về vấn đề nêu ra cho người đọc biết (trình).  Yêu cầu: loại đề này không bắt ta giải nghĩa hay phê bình vấn đề mà chỉ đòi ta nói thẳng, nói thật và nói hết những điều hiểu biết của ta về vấn đề ấy. Dĩ nhiên đề thuộc loại này vẫn có những từ ngữ quan trọng mà ta cần xác định ý nghĩa cho rõ, trước khi trình bày kiến thức của ta. 3. Làm thế nào biết đề ra thuộc loại trình bày? Loại đề này buộc ta kể rõ những kiến thức của ta, nên thường ra dưới dạng thức sau:  Trình bày các tai hại của…  Kể rõ các ích lợi của… 6 Phương Pháp Nghị Luận  Cho biết rõ những lợi hại của…  Vạch rõ những lý do của…  …. Đem lại những lợi ích gì?  Thế nào là  Tại sao phải…  Sau này bạn sẽ chọn nghề gì? Tại sao? D. LOẠI ĐỀ SO SÁNH 1. Khi nào đề ra thuộc loại so sánh Khi hai vấn đề có những điểm giống nhau, khác nhau, nhưng liên quan mật thiết với nhau hoặc hơn kém bổ túc cho nhau thì đề sẽ ra thuộc loại so sánh. Ví dụ:  Công bằng và bác ái.  Cần bất như chuyên.  Tài đức kiệm toàn. 2. So sánh là gì?  So sánh theo sát nguyên ngữ, là đối chiếu hai vấn đề để làm nổi bật điểm tương đồng, dị biệt và tương quan nhằm mục đích xác định địa vị hơn kém hay bổ túc lẫn nhau của chúng.  Dĩ nhiên chúng ta phải nắm vững ý nghĩa từ quan trọng trong vấn đề và nêu rõ ý nghĩa ấy trước khi so sánh. 3. Làm thể nào biết đề ra từng loại so sánh Loại đề này bắt ta phải cân nhắc hai vấn đề nên thường ra những dạng thức sau đây:  Thế nào là A? Thế nào là B? A và B liên quan đến nhau như thế nào?  A là gì? B là gì? A và B giống nhau khác nhau và liên quan đến nhau như thế nào?  Hai vấn đề A và B có những điểm tương đồng, dị biệt và tương quan như thế nào?  Tại sao A không bằng B. 7 Phương pháp nghị luận  Tại sao lại cần A lẫn B.  Bạn nghĩ sao vấn đề A và B. E. CÁC LOẠI ĐỀ TỔNG HỢP Ngoài bốn loại đề căn bản nói trên những đề tài khác thường ra dưới hình thức tổng hợp giữa các loại đề ấy với nhau hoặc thường dùng bốn loại đề căn bản kèm theo một câu hỏi: Ví dụ: 1. Giải thích và bình luận câu sau đây: “Người quân tử cầu ở mình, kẻ tiểu nhân cầu ở người.” Hãy ứng nghiệm câu đó vào cách lập chí của người thanh niên ở đời. (Đề thi tú tài 1951) 2. Một văn hào Đức nói: “Tôi là người nghĩa là một kẻ chiến đấu.” Đời có phải là một trường tranh đấu không? Giá trị của chí phấn đấu. (Loại đề giải thích và trình bày) 8 Phương Pháp Nghị Luận Chương II: PHƯƠNG PHÁP TÌM Ý Nếu ví việc làm bài văn nghị luận như xây một ngôi nhà, thì việc tìm ý được sánh với việc mua sắm vật liệu cần thiết. Vật liệu càng nhiều càng tốt thì chúng ta càng có hy vọng xây được ngôi nhà cao rộng bền chắc. Mục đích của chương trình này giúp chúng ta tìm được ý chính của đề tài và từ đó dùng phương pháp làm nảy sinh những ý phụ dồi dào khác nữa. I. PHƯƠNG PHÁP TÌM Ý 1. Đối với những đề tài đơn giản Ta chỉ cần đọc kĩ đề tài là ý chính đã hiện ra. Ví dụ: Giải thích câu: “Có chí thì nên.” Ý chính: Đề cao vai trò ý chí trong việc thành đạt ở đời. 2. Đối với những đề tài phức tạp Ví dụ: Giải thích câu: “Chúng ta là kẻ thừa hưởng di sản của người quá cố, kẻ đồng lao cộng tác với người đương thời, kẻ nâng đỡ bảo hộ thế hệ tương lai.” Ngoài việc đọc kĩ đề, chúng ta còn phải: a. Phân tích đề thành nhiều phần nhỏ và dễ hiểu để tìm từng chủ điểm  Chúng ta là kẻ thừa hưởng di sản người quá cố.  Chúng ta là kẻ đồng lao cộng tác với người đương thời.  Chúng ta là kẻ nâng đỡ bảo hộ thế hệ tương lai.  Ta nhận thấy đề tài gồm 3 chủ điểm nằm trong 3 mệnh đề. b. Gạch dưới những chỗ quan trọng và chú ý để hiểu rõ ý nghĩa của chúng  Giải thích: để phân biệt với bình luận…  Chúng ta: quan trọng nhưng không cần tìm ý nghĩa.  Thừa hưởng: tiếp nhận và sử dụng.  Di sản: các của cải để lại 9 Phương pháp nghị luận  Người quá cố: người đã chết.  Đồng lao: cùng chịu vất vả.  Cộng tác: chung sức làm việc.  Người đương thời: người đang sống với ta.  Nâng đỡ: dìu dắt, giúp đùm.  Bảo hộ; che chở; gìn giữ.  Thế hệ tương lai: lớp người đến sau ta. c. Đề tài trên có 3 chủ điểm. Chủ đề là tổng số các chủ điểm hợp lại: Chủ điểm 1: Liên hệ giữa thế hệ hiện tại vói quá khứ Chủ điểm 2: Liên hệ giựa thế hệ hiện tại với nhau Chủ điểm 3: Liên hệ giữa thế hệ hiện tại với tương lai Chủ điểm 4: Liên hệ giữa các thế hệ Ý chính của bài: Bổn phận của chúng ta đối với các thế hệ 3. Một số trường hợp đặc biệt a. Đối với những đề tài có vẻ bao quát, ta nên tự giới hạn Ví dụ: Bình luận tư tưởng sau: “Quyển sách là một người bạn.” Quá trình suy tư tìm ra ý chính: Đề tài nêu lên một tỉ lệ: coi quyển sách như một người bạn. Trọng tâm bài này ở hai chữ “người bạn.” Chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều ý tưởng, đạt được rất nhiều vấn đề liên quan đến vật chất, có khi vì lợi ích tinh thần, có khi vì ham mê thú vui, có khi vì lí tưởng đạo lý… Có nhiều vấn đề liên quan đến “bạn” như: chọn bạn, xử sự với bạn, học bạn, giúp bạn, chỉ dẫn cho bạn, bắt chước bạn, lấy bạn làm gương cho mình, lừa phản bạn, nói xấu bạn… Để khỏi lạc trong rừng ý tưởng đó, chúng ta không nên quá tham lam mà cần tự giới hạn vấn đề. Ví dụ: kết thân với bạn thường vì lí do tâm tình và học hỏi. Đọc sách cũng thường vì lí do giải buồn và tìm hiểu. Bạn có người xấu người tốt, chúng ta phải chọn bạn mà chơi. Sách cũng có cuốn xấu cuốn tốt, phải chọn sách mà đọc. 10 [...]... Kỉ luật không được tôn trọng, lòng nhân ái bị lạm dụng Tóm tắt phần tương quan III PHƯƠNG PHÁP LÀM KẾT LUẬN 1 Kết luận là gì? a Kết luận còn gọi là kết thúc hay kết bài, là phần kết của bài nghị luận Kết luận có mục đích tóm tắt phần quảng diễn ở thân bài, cho 34 Phương Pháp Nghị Luận người đọc một ý rõ rệt về cách lập luận và thái độ của người viết đối với vấn đề nêu lên trong bài Trên phần nhập đề,... Cách làm dàn ý phối hợp mẫu 2 và mẫu 6:       Lợi của thể thao Về phương diện thể chất Về phương diện tinh thần Về phương diện đạo đức Hại của thể thao Về phương diện thể chất 25 Phương pháp nghị luận   Về phương diện tinh thần Về phương diện đạo đức c Để giúp đào sâu vấn đề, ta cũng có thể tự đặt ra những câu hỏi theo phương pháp W của nhà văn R.Kipling: What (cái gì), When (khi nào), Why (tại... sau đây: 13 Phương pháp nghị luận 1 Bình giải câu “Trăm năm bia đã thì mòn, Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.” 2 Giải thích tư tưởng cổ nhân: “Chớ thấy điều thiện nhỏ mà không làm, chớ thấy điều ác nhỏ mà làm” 3 Giải thích câu châm ngôn: “Lòng ham muốn không nên quá tự do, vui thú không nên đến cực độ.” 14 Phương Pháp Nghị Luận Chương III: PHƯƠNG PHÁP LÀM DÀN BÀI Trong việc xây ngôi nhà luận văn, lập... của Hy lạp” Tinh thần: Lập luận: “Về phương diện… thành đạt” Dẫn chứng “Ngày xưa… đó đây” Đạo đức: Lập luận: “Cao hơn… mới được” Dẫn chứng: “Trình Tử… mỗi ngày” Phạm vi gia đình, tổ quốc, xã hội Gia đình: Lập luận và dẫn chứng “Suy rộng… có được” Tổ quốc: Lập luận và dẫn chứng: “Một quốc gia… sử sách” Xã hội: Lập luận và dẫn chứng: “Cũng chính… đổi mới” 28 Phương Pháp Nghị Luận CHỦ ĐỀ 2: CHA NÀO CON... Tấn Hệ quả: Nhìn sức khỏe con cái đoán được sức khỏe cha mẹ Dẫn chứng: “Giỏ nhà ai, quai nhà nấy” 30 Phương Pháp Nghị Luận b Phương diện tinh thần Lập luận: Cha mẹ thông minh thường sinh con cái học giỏi Dẫn chứng: Thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp con trai thi hào Nguyễn Văn Vĩnh c Phương diện đạo đức  Lập luận: Gương đức hạnh của Cha ông thường thể hiện qua tư cách đối xử của con cháu  Dẫn chứng: Mai Sinh... câu hỏi sau: 27 Phương pháp nghị luận 1 Cho biết đề luận này thuộc kiểu nào? 2 Phân tích phần quảng diễn thành một dàn bài chi tiết và chỉ rõ giới hạn của mỗi tiểu đoạn? BÀI LÀM 1 Đề luận này thuộc loại giải thích 2 Dàn bài chi tiết a Giải thích Nghĩa đen: “Sắt là… hữu ích” Nghĩa bóng: “Việc đời… mong muốn”   b           c Lập luận và chứng minh Phạm vi cá nhân Thể chất: Lập luận: “Một người…... trong phạm vi quốc tế, những tổ chức văn hoá quốc tế  Những tinh thần học hỏi, phương pháp học hỏi ở Đông phương và Tây phương giống và khác nhau ở điểm nào? 5 Xét ý chính qua nhiều quan niệm hay học thuyết khác nhau Ví dụ: Ý chính là sự liên lạc giữa thầy và trò, chúng ta có thể có những ý phụ như sau: 12 Phương Pháp Nghị Luận Sự liên lạc giữa thầy và trò theo quan niệm cũ chịu ảnh hưởng của nho giáo... hiện và ngôi nhà càng chóng hoàn thành Việc làm dàn bài giúp cúng ta:  Bố cục chặc chẽ  Lập luận vững vàng  Phân phối cân đối và hợp lý  Một dàn bài gồm 3 phần: nhập đề, thần bài và kết luận I PHƯƠNG PHÁP LÀM NHẬP ĐỀ 1 Nhập đề nghĩa là gì? Nhập đề còn gọi là vào bài hay mở bài là phần đầu tiên của phần nghị luận, có mục đích giới thiệu vấn đề với độc giả, làm sao cho người đọc không cần đọc qua đầu... (kiểu Suy diễn – Tương phản) II PHƯƠNG PHÁP LÀM DÀN Ý – THÂN BÀI 1 Thân bài là gì? Thân bài hay còn gọi là “lung đề”hay diễn đề là phần mở rộng chủ đề bằng những lời lẽ giảng giải, lập luận và dẫn chứng để làm sáng tỏ ý chính của đề bài Là phần giữa của bài nghị luận, thân bài có nhiệm vụ tiếp theo ý của phần nhập đề chuyển xuống và dọn đường cho việc chuyển ý xuống phần kết luận 2 Trên lý thuyết, thân... từ thấp lên cao, từ xưa đến nay…) nếu không thân bài sẽ lộn xộn thiếu mạch lạc, việc lập luận dễ trở thành lỏng lẻo c Thân bài phải có sự tăng mạnh dần về lí luận, những lí lẽ nhẹ nhàng được trình bày trước, những lí lẽ vững chắc được trình bày sau Bài làm như vậy dễ gây hứng thú cho người đọc 23 Phương pháp nghị luận 3 Trong thực hành ta phải làm những công việc gì? a Về hình thức Chúng ta căn cứ vào

Ngày đăng: 18/10/2014, 18:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w