1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi địa lý 6;7;8 và 9 hay

63 20,4K 260

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 580,5 KB

Nội dung

MT Xích đạo ẩm: - Vị trí: khoảng từ 5°B đến 5°N - Đặc điểm tự nhiên: Khí hậu nóng ẩm quanh năm, biên độ nhiệt trong nămrất nhỏ khoảng 3°C nhưng chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm trên

Trang 1

GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI

Môn Địa

Lớp 6 (thời lượng: 15 tiết)

Mục tiêu:

1 Kiến thức: Trình bày được kiến thức phổ thông, cơ bản về:

- Trái đất: Trái Đất trong hệ Mặt Trời, hình dạng Trái Đất và cách thể hiện bềmặt Trái Đất trên bản đồ; Các chuyển động của Trái Đất và hệ quả; cấu tạo củaTrái Đất

- Các thành phần tự nhiên của Trái Đất (địa hình, lớp vỏ khí, lớp nước, lớp đất

và lớp vỏ sinh vật) và mới quan hệ giữa các thành phần đó

1 Khái niệm tỉ lệ số: Tỉ lệ số của bản đồ là tỉ số giữa khoảng cách trên bản đồ

so với khoảng cách ngoài thực địa

2 Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ: Tỉ lệ bản đồ cho chúng ta biết khoảng cách trênbản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực địa.VD: Tỉ lệ 1 : 2.000.000 có nghĩa là 1cm trên bản đồ bằng 2.000.000 cm hay

Trang 2

a Dựa vào số ghi tỉ lệ của các bản đồ sau đây : 1 : 200.000 và 1 : 6.000.000,cho biết 5 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa

b Khoảng cách từ Hà Nội đến Hải Phòng là 105 km Trên một bản đồ VN,khoảng cách giữa hai thành phố đó đo được 15 cm Vậy bản đồ đó có tỉ lệ baonhiêu

3 Dựa vào tỉ lệ bản đồ hoàn thành các bài tập sau:

a Trên thực tế đoạn đường từ HN đến HP là 105 km Hỏi trên bản đồ có tỉ lệ

1 : 3.000.000 đoạn đường trên dài bao nhiêu mm?

b Đường biên giới trên đất liền nước ta ngoài thực địa dài 4550 km, trên bản

đồ hành chính Việt Nam dài 100 cm Tìm tỉ lệ bản đồ trên

c Trên bản đồ có tỉ lệ 1 : 2.000.000, đoạn đường từ TP Đông Hà đến TP Huế

đo được 3,1 cm Hỏi ngoài thực tế đoạn đường trên dài bao nhiêu km

PHƯƠNG HƯỚNG TRÊN BẢN ĐỒ, KINH ĐỘ, VĨ ĐỘ VÀ TỌA ĐỘ ĐỊA LÍ

I Lý thuyết:

1 Phương hướng trên bản đồ: Muốn xác định phương hướng trên bản đồ ta cần

phải dựa vào các đường KT và VT Theo quy ước thì phần chính giữa bản đồ làtrung tâm, đầu phía trên của KT là hướng bắc, phía dưới là hướng nam, đầu bênphải của VT là hướng đông, bên trái là hướng tây Minh họa hình dưới đây

2 Kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ hoặc trên QĐC

- Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc

- Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ từ vĩ tuyến đi qua điểm đóđến vĩ tuyến gốc (đường xích đạo)

- Kinh độ và vĩ độ của một điểm được gọi là tọa độ địa lí của điểm đó

ĐB Đ

ĐN N

TN T

Trang 3

II Bài tập:

1 bài tập a trang 16 SGK địa 6; bài tập b trang 17 SGK địa 6

2 Hãy xác định tọa độ địa lí của điểm G, H trên hình 12 trang 16 SGK địa 6

3 Xác định các hướng còn lại trên hình dưới đây:

SỰ VẬN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT VÀ CÁC HỆ QUẢ

I Lý thuyết:

- Sự vận động tự quay quanh trục của TĐ: TĐ tự quay một vòng quanh trụctheo hướng từ Tây sang Đông trong 24 giờ Người ta chia bề mặt TĐ ra 24 khuvực, mỗi khu vực có một giờ riêng Đó là giờ khu vực

- Hệ quả sự vận động tự quay quanh trục của TĐ

+ Khắp mọi nơi trên TĐ đều lần lượt có ngày, đêm

+ Các vật chuyển động trên TĐ bị lệch hướng Nếu nhìn xuôi theo chiềuchuyển động thì ở nửa cầu Bắc, vật chuyển động sẽ lệch về bên phải, còn ở nửacầu Nam lệch về bên trái

II Bài tập:

1 Trình bày sự vận động của TĐ quanh trục và các hệ quả của sự vận động đó

2 Vẽ hình thể hiện vận động tự quay quanh trục của TĐ và hiện tượng ngày vàđêm trên TĐ

3 Một trận bóng đá được tổ chức ở Nam Phi (múi giờ số 2) vào lúc 20 giờ 30phút ngày 25 tháng 6 năm 2010, được truyền hình trực tiếp Xác định giờ truyềnhình trực tiếp tại các quốc gia: Việt Nam, Anh

Bài làm:

Nam Phi ở múi giờ số 2, Anh ở múi giờ số, Việt Nam ở múi giờ số 7

Giờ của Anh muộn hơn giờ của Nam Phi 2 giờ do đó giờ truyền hình trực tiếpcủa Anh là 18 giờ 30 phút ngày 25 tháng 6 năm 2010

ĐN

Trang 4

N-Giờ của Nam Phi muộn hơn giờ của Việt Nam 5 giờ do đó giờ truyền hình trựctiếp của Việt Nam là 20 giờ 30 phút ngày 25 tháng 6 năm 2010 + 5 giờ, tức 01 giờ

30 phút ngày 26/6/2010

4 Một bức điện được gửi đi từ TP HCM (múi giờ số 7) lúc 10 giờ ngày27/3/2012, một giờ sau thì trao cho người nhận ở Washington D.C (múi giờ 19).Hỏi người nhận vào lúc mấy giờ, ngày nào?

5 Điện hồi đáp từ Washington D.C lúc 1 giờ ngày 01/3/2012, một giờ sau traocho người nhận tại TP.HCM Hỏi người nhận vào lúc mấy giờ, ngày nào?

Bài làm:

4

- TP HCM (múi giờ số 7) – thuộc nửa cầu Đông, Washington D.C (múi giờ19) – thuộc nửa cầu Tây Do đó giờ ở TP.HCM sớm hơn giờ ở Washington D.C 12giờ

- Bức điện được gửi đi từ TP HCM lúc 10 giờ ngày 27/3/2012, thời điểm này

ở Washington D.C là 10 giờ ngày 27/3/2012 trừ đi 12 giờ tức là 22 giờ ngày26/3/2012

- một giờ sau thì trao cho người nhận nên người nhận lúc 23 giờ ngày26/3/2012

Trang 5

- Thời gian Trái Đất quay quanh trục 1 vòng (360° KT) là 24 giờ suy ra thờigian mỗi phút TĐ quay quanh trục được 15’ KT.

- Chênh lệch thời gian giữa Nha Trang với Đà Lạt 45’KT : 15KT = 3 phút

- Ở Đà Lạt mặt trời mọc lúc 5 giờ 30 phút + 3’ = 5 giờ 33 phút và lặn lúc 18giờ 10 phút + 3 phút = 18 giờ 13 phút

8 Cho bốn điểm A, B, C, D lần lượt có tọa độ địa lí như sau:

A (105°Đ, 10°B); B (0°, 0°); C (105°T, 0°); D (105°Đ, 10°N) Nếu tại địa điểm Ađang là 6 giờ ngày 22/4/2012 thì cùng thời điểm đó tại địa điểm B, C, D là mấygiờ? ngày, tháng mấy?

Bài làm:

- Xác định múi giờ của các địa điểm:

+ A: kinh độ là 105°Đ nên (105°Đ – 7,5°) : 15 = 6,5 tức thuộc múi giờ số 7.+ B: có kinh độ 0° nên thuộc múi giờ số 0

+ C: kinh độ là 105°T nên (105°T – 7,5°) : 15 = 6,5 tức thuộc múi giờ số 7 về bên trái của múi giờ số 0 tức thuộc múi giờ 17

+ D: kinh độ là 105°Đ nên cũng thuộc múi giờ số 7 (giống điểm A)

- Điểm A đang là 6 giờ ngày 22/4/2012 thì cùng thời điểm đó tại địa điểm B là

23 giờ ngày 21/4/2012; điểm C là 16 giờ ngày 21/4/2012; , điểm D là 6 giờ ngày22/4/2012

SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TĐ QUANH MẶT TRỜI

- Hệ quả sự chuyển động của TĐ quanh MT:

+ Hiện tượng các mùa trên TĐ

+ Hiện tượng ngày đêm dài, ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ

II Câu hỏi và bài tập:

Trang 6

Câu 1 Nêu sự chuyển động của TĐ quanh MT và các Hệ quả của sự chuyển

động đó

Trả lời: Sự chuyển động của TĐ quanh MT:

- TĐ chuyển động quanh mặt trời theo hướng từ T sang Đ trên một quỹ đạo cóhình elip gần tròn Thời gian TĐ chuyển động một vòng trên quỹ đạo là 365 ngày

6 giờ

- Khi chuyển động trên quỹ đạo, trục của TĐ bao giờ cũng có độ nghiêngkhông đổi và hướng về một phía nên hai nửa cầu luân phiên ngả về phía MT, sinh

ra các mùa

- Hệ quả sự chuyển động của TĐ quanh MT:

+ Hiện tượng các mùa trên TĐ

+ Hiện tượng ngày đêm dài, ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ

Câu 2.

a Hiện tượng các mùa diễn ra như thế nào trên bề mặt TĐ? Nguyên nhân?

b Giải thích câu ca dao:

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối”

Hiện tượng này có đúng với mọi địa điểm trên bề nặt TĐ hay không? Vì sao?

Trả lời:

a Hiện tượng các mùa diễn ra trên bề mặt TĐ

- Khi chuyển động trên quỹ đạo quanh MT, trục của TĐ bao giờ cũng có độnghiêng không đổi và hướng về một phía nên hai nửa cầu luân phiên ngả về phía

MT Nửa cầu nào ngả về phía MT thì có góc chiếu lớn, nhận được nhiều ánh sáng

và nhiệt Lúc ấy là mùa nóng của nửa cầu đó Nửa cầu nào không ngả về phía MTthì có góc chếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt, Lúc ấy là mùa lạnh của nửacầu đó

- Vào các ngày 21/3 và 23/9, hai nửa cầu có góc chiếu như nhau, nhận đượcmột lượng ánh sáng và nhiệt như nhau Đó là thời kỳ chuyển tiếp giữa mùa nóng

- Hai câu ca dao trên đề cập đến hiện tượng ngày đêm dài, ngắn khác nhau do

hệ quả sự chuyển động của TĐ quanh MT

Trang 7

- Khi chuyển động trên quỹ đạo, trục của TĐ bao giờ cũng có độ nghiêngkhông đổi và hướng về một phía nên hai nửa cầu luân phiên ngả về phía MT, dođó:

+ Từ ngày 21/3 đến 23/9, nửa cầu B ngã về phía MT nên có góc chiếu sáng lớn,diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích trong bóng tối, thời kỳ này ở nửa cầu B

có hiện tượng ngày dài, đêm ngắn Ở nửa cầu N thì ngược lại

+ Từ 23/9 đến 21/3, nửa cầu N ngã về phía MT nên có góc chiếu sáng lớn,diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích trong bóng tối, thời kỳ này ở nửa cầu

N có hiện tượng ngày dài, đêm ngắn Ở nửa cầu B thì ngược lại

- Nước ta nằm ở nửa cầu B cách XĐ trên 8° vĩ nên hiện tượng này biểu hiệnkhá rõ ràng

+ Vào tháng 5 (âm lịch) - khoảng tháng 6 dương lịch có hiện tượng ngày dài,

đêm ngắn “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng”

+ Vào tháng 10 (âm lịch) - khoảng tháng 11 dương lịch có hiện tượng ngày

ngắn, đêm dài “Ngày tháng mười chưa cười đã tối”

* Hiện tượng này không đúng với mọi địa điểm trên bề nặt TĐ

- Vì ở vùng XĐ luôn có ngày dài bằng đêm, vùng cực có ngày hoặc đêm kéodài nhiều tháng

Câu 3 Vẽ hình bốn vị trí của TĐ trên quỹ đạo trong các ngày 21/3, 23/9,

22/12, 21/3 Qua hình vẽ em hãy giải thích sự hình thành các mùa trên TĐ và chobiết khu vực nào có biểu hiện 4 mùa rõ nét nhất

Bài làm:

HS vẽ hình dưới đây

Câu 4

Trang 8

a Hôm nay là ngày 22 tháng 4 năm 2012, em hãy cho biết tại Cà Mau có ngàydài hơn đêm hay đêm dài hơn ngày và giải thích nhận định của mình.

b Hiện tượng ngày, đêm nói trên ở Cà Mau có giống và khác gì so với Hà Nội

Vì sao?

Bài làm:

a Ngày 22 tháng 4 năm 2012 Tại Cà Mau có hiện tượng ngày dài hơn đêm Vì:

- Cà Mau ở nửa cầu Bắc, cách xích đạo hơn 8° vĩ

- Tháng 4 nửa cầu Bắc vẫn còn ngả về phía Mặt Trời nên nửa cầu Bắc có hiệntượng ngày dài, đêm ngắn

b Hà Nội cũng có hiện tượng ngày dài hơn đêm (giống với Cà Mau) Tuynhiên, do Hà Nội cách xa xích đạo đến khoảng 21° vĩ nên chênh lệch thời giangiữa ban ngày với ban đêm lớn hơn so với Cà Mau (khác với Cà Mau)

Câu 5 Vẽ sơ đồ thể hiện sự chuyển động của Trái Đất và các hệ quả của nó.

2 Đo nhiệt độ KK mỗi ngày ít nhất 3 lần : lúc 5 giờ, 13 giờ và 21 giờ

- Nhiệt độ TB ngày bằng tổng nhiệt độ của ba lần đo chia cho 3

Của TĐ

Vận động tự quay quanh trục

Chuyển động quanh MT

Sự lệch hướng của các vật thể chuyển động trên TĐ

Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau tùy theo

vĩ độ

Hiện tượng các mùa trên TĐ

Trang 9

- Nhiệt độ TB tháng chính là tổng nhiệt độ TB của các ngày trong tháng sau đó chia cho số ngày trong tháng.

- Nhiệt độ TB năm chính là tổng nhiệt độ TB của 12 tháng sau đó chia cho 12

3 Cách đo: để nhiệt kế trong bóng râm, cách mặt đất 2 mét

4 Sự thay đổi của nhiệt độ KK phụ thuộc vào vị trí gần hay xa biển, độ cao và

2 Tính lượng mưa trong tháng ta cộng lượng mưa của các ngày trong tháng

3 Tính lượng mưa trong năm ta cộng lượng mưa trong cả 12 tháng

4 Nếu lấy lượng mưa nhiều năm của một địa phương cộng lại rồi chia cho số năm ta sẽ có lượng mưa TB năm của địa phương đó

Câu hỏi và bài tập:

1 Vẽ hình thể hiện sự phân bố các đai khí áp trên Trái Đất

2 Vẽ hình thể hiện phạm vi hoạt động, hướng thổi của các loại gió chính trênTrái Đất Giải thích sự hình thành và hướng của gió Tín phong và gió Tây ôn đới.Nước ta nằm trong vùng có hoạt động của loại gió nào nêu trên Vì sao?

3 Vẽ hình thể hiện các đới khí hậu trên TĐ

Lớp 7 (thời lượng: 15 tiết)

Mục tiêu:

1 Kiến thức: Trình bày được kiến thức phổ thông, cơ bản về:

- Thành phần nhân văn của môi trường

- Đặc điểm các môi trường địa lí và các hoạt động kinh tế của con người ở cácmôi trường đó

Đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của các châu lục (trừ châu Á) và cáckhu vực của từng châu lục

Trang 10

CÁC MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÍ

Môi trường đới nóng:

I Vị trí: Giữa hai chí tuyến, kéo dài từ đông sang tây thành một vành đai bao

quanh TĐ

II Đặc điểm chung của tự nhiên: Nhiệt độ cao, Tín phong ĐB và Tín phong

ĐN thổi quanh năm từ hai dải áp cao chí tuyến về XĐ Thực vật và động vậtphong phú (có đến 70% loài cây và chim thú sinh sống ở rừng rậm của đới nóng)

III Các kiểu môi trường của đới nóng: 4 kiểu môi trường

- MT Xích đạo ẩm

- MT Nhiệt đới

- MT Nhiệt đới gió mùa

- MT Hoang mạc nhiệt đới

1 MT Xích đạo ẩm:

- Vị trí: khoảng từ 5°B đến 5°N

- Đặc điểm tự nhiên: Khí hậu nóng ẩm quanh năm, biên độ nhiệt trong nămrất nhỏ (khoảng 3°C) nhưng chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm trên 10°C.Lượng mưa rất lớn (từ 1500mm đến 2500mm, mưa quanh năm, độ ẩm trên 80%.Cây rừng rậm rạp, xanh tốt quanh năm, nhiều tầng tán và có nhiều loài chim thúsinh sống

Bài tập 4 trang 49- hình A.

2 MT Nhiệt đới:

- Vị trí: khoảng từ 5° đến chí tuyến ở cả hai nửa cầu

- Đặc điểm tự nhiên: Khí hậu đặc trưng bởi nhiệt độ cao quanh năm, trongnăm có thời kỳ khô hạn kéo dài từ 3 đến 9 tháng, càng gần chí tuyến, thời kỳ khôhạn càng kéo dài, biên độ nhiệu càng lớn Nhiệt độ TB năm trên 20°C, lượng mưa

TB năm từ 500mm đến 1500mm Thiên nhiên thay đổi theo mùa, thảm TV thayđổi theo mùa đồng thời thay đổi dần về phía hai chí tuyến: Rừng thưa- xa van- nửahoang mạc và hoang mạc

3 MT Nhiệt đới gió mùa:

- Vị trí: Chủ yếu ở khu vực ĐNÁ và NÁ

- Đặc điểm tự nhiên: Khí hậu chịu tác động của gió mùa Gió mùa mùa hạ từđại dương thổi vào mang đến TT mát mẻ, mưa nhiều Gió mùa mùa đông thổi từlục địa Châu Á ra mang theo TT khô và lạnh Khí hậu nhiệt đới gió mùa có hai đặcđiểm nổi bật đó là: Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa và thời tiết diễn biếnthất thường Nhiệt độ TB năm trên 20°C, lượng mưa trên 1000mm nhưng tùythuộc vào vị trí gần hay xa biển, sườn núi đón gió hay khuất gió

Môi trường đới ôn hòa

I Vị trí: Khoảng từ chí tuyến đến vòng cực ở cả hai nửa cầu

Trang 11

II Đặc điểm chung của tự nhiên: Khí hậu mang tính chất trung gian giữa

khí hậu đới nĩng và khí hậu đới lạnh, thời tiết thay đổi thất thường do anher hưởngcủa các đợt khí nĩng ở chí tuyến và các ddowitj khí lạnh từ cực tràn tới bất thường.Giĩ Tây ơn đới và các khối khí từ đại dương mang theo KK ấm và ẩm vào đất liềncũng làm cho thời tiết luơn biến động

III Sự phân hĩa của mơi trường: Mơi trường đới ơn hịa thay đổi từ vùng

này sang vùng khác tùy thuộc vĩ độ, ảnh hưởng của các dịng hải lưu và hoạt độngcủa giĩ Tây ơn đới

1 Mơi trường ơn đới hải dương: Ở bờ tây của lục địa, chịu ảnh hưởng củadịng biển nĩng và giĩ Tây ơn đới nên ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùađơng khơng lạnh lắm

2 Mơi trường ơn đới lục địa: Nằm sâu trong đất liền Lượng mưa giảm dần.Mùa đơng lạnh, mùa hạ nĩng

3 Mơi trường Địa Trung Hải: Ở gần chí tuyến Mùa hạ nĩng và khơ, mùađơng ấm áp, mưa nhiều vào thu đơng

Câu hỏi và bài tập:

1 Trên TĐ, MT đới nĩng phân bố chủ yếu trong giới hạn nào? MT xích đạo

ẩm cĩ những đặc điểm gì về tự nhiên?

2 Hãy trình bày đặc điểm khí hậu của Châu Phi Vì sao lãnh thổ Châu Phi cĩhoang mạc lớn Để hạn chế sự mở rộng của hoang mạc ta cần thực hiện nhữngbiện pháp gì?

3 Giải thích vì sao phần lớn lãnh thổ của Bắc Phi đều nằm trong mơi trườngnhiệt đới nhưng khí hậu Nam Phi ẩm và dịu hơn Băc Phi?

4 Trình bày nguyên nhân hình thành các HM trên TG? Kể tên các HM lớn trên TG ở các châu lục

5 Vì sao MT nhiệt đới giĩ mùa là một trong những nơi tập trung đơng dân nhất TG?

2 - Đặc điểm khí hậu của Châu Phi: Châu Phi cĩ khí hậu nĩng, khơ hạn nhất

TG, nhiệt độ TB năm trên 20°C, lượng mưa ít và giảm dần về phía hai chí tuyến

- Lãnh thổ của Châu Phi cĩ hoang mạc lớn là do:

+ Chịu ảnh hưởng của khối khí chí tuyến nĩng khơ

+ Aûnh hưởng của dịng biển lạnh Ben ghê la và Ca na ri

+ Lãnh thổ rộng lớn, địa hình cao, ít chịu ảnh hưởng của biển

+Aûnh hưởng của khối khí khơ từ lục địa Á-Aâu xuống

Trang 12

- Hạn chế sự mở rộng của hoang mạc: Trồng và bảo vệ rừng; Khai thácnước ngầm mở rộng diện tích trồng trọt.

3 Giải thích: Nam Phi khí hậu ẩm và dịu hơn Bắc Phi là do:

Diện tích Nam Phi hẹp, 3 mặt là biển nên chịu ảnh hưởng nhiều của biển Bêncạnh, phía ĐN có sự hoạt động mạnh của dòng biển nóng Mô dăm bích kết hợpvới gió Tín phong ĐN đưa nhiều hơi ẩm từ biển vào lục địa Địa hình của Nam Phicao hơn Bắc Phi nên thời tiết mát mẻ hơn do nhiệt độ giảm khi lên cao

4 Nguyên nhân hình thành các hoang mạc lớn, tên các HM trên TG:

- Do nằm sâu trong nội địa, được bao bọc bởi các hệ thống núi xung quanh(hoặc là những bồn địa giữa các lục địa) Loại HM này có HM Bồn địa lớn ở Bắc

Mĩ, HM Gô bi ở Trung Á

- Nơi có chí tuyến Bắc hoặc Nam chạy qua nên quanh năm chịu sự tác độngcủa khối khí chí tuyến khô đồng thời ven bờ lục địa có các dòng biển lạnh khônggây mưa hoặc ven bờ có sự hoạt động của các dòng biển nóng nhưng bị các khốinúi cao che chắn HM loại này có: HM Xa ha ra (Bắc Phi), HM Ca la ha ri (NamPhi), HM Tha (TB Ấn Độ), HM Ôx trây li a

5

- Nam Á, ĐNÁ là các khu vực điển hình của MT nhiệt đơi gió mùa, khí hâunhiệt đơiù gió mùa có hai đặc điểm nổi bật đó là: Nhiệt độ và lượng mưa thay đổitheo mùa và thời tiết diễn biến thất thường Nhiệt độ TB năm trên 20°C, biên độnhiệt trong năm khoảng 5°C, lượng mưa TB năm trên 1000mm đặc biệt chịu sự tácđộng của gió mùa

- Nam Á và ĐNÁ là những khu vực có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đấtđai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, thuận lợi cho trồng cây lương thực đặc biệt làcây lúa nước, cây ăn quả, cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc gia cầm… vì vậyđây là khu vực có sự tập trung đông dân cư rất sớm

Lớp 8 (thời lượng: 15 tiết)

Mục tiêu:

1 Kiến thức: Trình bày được kiến thức cơ bản về:

- Các đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội, đặc điểm phát triển kinh tế chung cũngnhư một số khu vực của châu Á

- Đặc điểm địa lí tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam

- Thông qua kiến thức nói trên, học sinh hiểu được tính đa dạng của tự nhiên,các mối quan hệ tương tác giữa các thành phần tự nhiên với nhau, vai trò của cácđiều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và các tác động của conngười đối với môi trường xung quanh

2 Kĩ năng:

- Đọc, sử dụng bản đồ địa lí

- Đọc, phân tích, nhận xét các biểu đồ địa lí

- Đọc, phân tích, nhận xét các lát cắt địa lí

Trang 13

- Đọc, phân tích, nhận xét các bảng số liệu thống kê, các tranh ảnh về tự nhiên,dân cư, kinh tế - xã hội của các châu lục, các quốc gia, khu vực trên thế giới và củaViệt Nam.

- Vẽ được một số biểu đồ liên quan đến các hiện tượng tự nhiên và kinh tế - xãhội

- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng, các vấn đề về tựnhiên, kinh tế - xã hội xảy ra trên thế giới và ở Việt Nam

1 Khí hậu châu Á phân hóa rất đa dạng:

- Từ B xuống N gồm nhiều đới khí hậu ( đới khí hậu cực và cận cực, đới khíhậu ôn đới, đới khí hậu cận nhiệt, đới khí hậu nhiệt đới, đới khí hậu xích đạo)

- Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực đến xích đạo nên châu Á có nhiều đới khíhậu

- Ở mỗi đới khí hậu thường phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau + Đới khí hậu ôn đới gồm các kiểu khí hậu: Ôn đới lục địa, ôn đới gió mùa, ônđới hải dương

+ Đới khí hậu cận nhiệt gồm các kiểu khí hậu: Cận nhiệt lục địa, cận nhiệt giómùa, cận nhiệt Địa trung Hải, cận nhiệt núi cao

+ Đới khí hậu nhiệt đới gồm hai kiểu: khí hâu nhiệt đới gió mùa, nhiệt đới khô

2 Hai kiểu khí hậu phổ biến của châu Á.

a Các kiểu khí hậu gió mùa:

* Đặc điểm: Một năm có hai mùa Mùa đông: khô lạnh ít mưa Mùa hạ: nóng

ẩm, mưa nhiều

* Phân bố: Gió mùa nhiệt đới ở Nam Á và Đông Nam Á Gió mùa cận nhiệt và

ôn đới ở Đông Á

b Các kiểu khí hậu lục địa:

Trang 14

* Đặc điểm: Mùa đông khô và rất lạnh Mùa hạ khô và rất nóng Biên độ nhiệt

trong ngày, trong năm rất lớn

* Phân bố: Chiếm diện tích lớn ở vùng nội địa và Tây Nam Á.

 Sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa là do châu

Á có kích thước rộng lớn, địa hình chia cắt phức tạp, núi và cao nguyên đồ sộ ngănảnh hưởng của biển vào sâu trong nội địa

III Đặc điểm sông ngòi:

- Châu Á có nhiều hệ thống sông lớn (I-ê-nit-xây, Hoàng Hà, Trường Giang,

Mê Công, Ấn, Hằng …) nhưng phân bố không đều

- Khu vực châu Á lục địa: ít sông, nguồn cung cấp nước do tuyết, băng tan.

IV Các đới cảnh quan tự nhiên:

- Cảnh quan phân hóa đa dạng với nhiều loại

+ Rừng lá kim ở Bắc Á (Xi – bia) nơi có khí hậu ôn đới

+ Rừng cận nhiệt ở Đông Á, rừng nhiệt đơi ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á

+ Thảo nguyên, hoang mạc và cảnh quan núi cao ở Tây Nam Á và Trung Á

- Do sự phân hóa đa dạng về địa hình, các đới, các kiểu khí hậu

HOÀN LƯU GIÓ MÙA Ở CHÂU Á

Thổi từ áp cao

đến áp thấp …

Mùa đông

(tháng 1)

Đông Á Tây bắc C.Xi-bia T.A-lê-útĐông Nam Á Đông bắc hoặc bắc C.Xi-bia T.Xích đạoNam Á Đông bắc C.Xi-bia T.Xích đạo

Nam Á Tây nam C.Ấn Độ Dương T.Iran

B Câu hỏi và bài tập:

1 Giải thích vì sao khí hậu Châu Á phân thành nhiều đới, trong từng đới lạiphân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau Khu vực TNÁ và miền Bắc ViệtNam có cùng vĩ độ nhưng TNÁ có nhiều hoang mạc

2 Vì sao ĐNÁ có sự tăng trưởng kinh tế khá nhanh nhưng chưa vững chắc?

Trang 15

Trả lời:

1

- Khí hậu Châu Á… Là do:

+ Châu Á có lãnh thổ rộng lớn (diện tích phần đất liền 41,5 triệu km2)

+ Lãnh thổ trải dài từ vùng cực B đến vùng xích đạo

+ Địa hình phức tạp (đồng bằng rộng lớn, có nhiều bồn địa, sơn nguyên đồ sộđặc biệt có nhiều dãy núi cao nhất TG Các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn chặnảnh hưởng của biển vào sâu trong nội địa

- Khu vực TNÁ có nhiều HM là do nằm trong vùng có kiểu khí hậu nhiệt đớikhô, quanh năm chịu sự thống trị của khối khí chí tuyến nóng, khô còn miền bắcViệt Nam chịu tác động mạnh của gió mùa nên mưa nhiều

2

- ĐNÁ có sự tăng trưởng kinh tế khá nhanh là nhờ:

+ Có nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ, sức mua lớùn

+ Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng (khoáng sản đa dạng vàtrữ lượng lớn, rừng nhiều gỗ quý, biển giàu hải sản, dầu mỏ khí đốt, đất đai và khíhậu rất thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp,…

+ Khu vực này sản xuất nhiều nông sản nhiệt đới quan trọng (lúa gạo, cao su,

cà phê, hồ tiêu, lạc, mía đường,…)

+ Tranh thủ được nguồn vốn đầu tư từ các nước và vùng lãnh thổ trong quátrình hội nhập nền kinh tế TG như Hoa Kì, Hàn Quốc, Nhật Bản,…

- ĐNÁ có sự tăng trưởng kinh tế khá nhanh nhưng chưa vững chắc là do:

+ Khủng hoảng tài chính năm 1997 tại Thái Lan làm cho đồng tiền của nhiềuquốc gia bị phá giá

+ Quan hệ kinh tế QT chưa rộng, khác nhau về chế độ chính trị; trình độ KHKTchưa cao

+ Việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình pháttriển kinh tế Mặt khác các quốc gia ĐNÁ thường xảy ra thiên tai, dịch bệnh…

ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM

VỊ TRÍ GIỚI HẠN HÌNH DẠNG LÃNH THỔ VIỆT NAM

1 Vị trí và giới hạn lãnh thổ

a) Phần đất liền.

- Các điểm cực B, N, Đ, T phần đất liền (địa danh, tọa độ địa lí)

- Nước ta nằm trong đới khí hậu nhiệt đới

- Nằm trong múi giờ thứ 7 theo giờ GMT, diện tích 329247 km²

b) Phần biển

Trang 16

- Biển nước ta nằm ở phía Đông và Nam đất liền với diện tích khoảng 1 triệukm²

c) Đặc điểm của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên.

- Nằm trong vùng nội chí tuyến

- Gần trung tâm khu vực ĐNÁ

- Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước ĐNÁ đất liền và các nướcĐNÁ hải đảo

- Vị trí tiếp xúc của của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật

2 Đặc điểm lãnh thổ

a) Phần đất liền

- Lãnh thổ kéo dài theo theo chiều Bắc xuống Nam, bề ngang hẹp

- Đường biển uốn khúc hình chữ S dài 3260 km

- Vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ nước ta có ảnh hưởng sâu sắc đến việc hìnhthành các đặc điểm tự nhiên độc đáo và hoạt động GT, nhất là đường biển

b) Phần biển

- Biển nước ta mở rộng về phía đông, có nhiều đảo, quần đảo, vịnh biển

- Có ý nghĩa chiến lược về an ninh và kinh tế

BIỂN VIỆT NAM

1 Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam

a Diện tích, giới hạn

- Là 1 biển tương đối kín, diện tích 3447000km², trong khu vực nhiệt đới giómùa Đông Nam Á

- Biển Việt Nam là bộ phận của biển Đông, diện tích khoảng1 triệu km²

b Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển

* Đặc điểm khí hậu:

+ Gió: Mạnh hơn đất liền, hướng Đông Bắc và Tây Nam

+ Nhiệt: Biên độ nhiệt thấp, nhiệt độ tầng mặt trên 23 ·C

+ Mưa: Ít hơn đất liền (1100 -1300 mm/n )

- Đặc điểm hải văn:

+ Dòng biển:Theo 2 mùa gió

Dòng lạnh (MĐ) hướng ĐB, TN

Dòng nóng (MH) hướng TN, ĐB

+ Chế độ triều phức tạp

+ Độ muối: 30 – 33%

2 Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển Việt Nam

a) Tài nguyên biển

- Biển nước ta đem lại nguồn lợi phong phú và đa dạng (Khoáng sản, hải sản,phong cảnh đẹp…)

- Biển cũng gây nhiều khó khăn: Bão, triều cường…

b) Môi trường biển

Trang 17

- Một số nơi bị ô nhiễm ảnh hưởng nguồn lợi biển.

- Cần khai thác tài nguyên biển hợp lí đồng thời bảo vệ tốt môi trường biển

ĐỊA HÌNH VIỆT NAM

1 Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình VN

- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, chủ yếu là đồi núi thấp Núi cao trên2000m chỉ 1%, cao nhất là dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan xi păng cao 3143m

- Đồng bằng chiếm 1/4 lãnh thổ đất liền, ven biển miền Trung, đồng bằng bị

đồi núi chia cắt (manh mún)

2 Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau

- Địa hình nước ta phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau, thấp dần từ TB ra ĐN (Núi đồi, đồng bằng, thềm lục địa )

- Các dãy núi chạy theo hướng TB-ĐN và hướng vòng cung

3 Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm của nước ta tác động tạo nên nhiều dạng địa hìnhkhác nhau như: hang động, sườn đồi, núi sạt lở

- Các hoạt động kinh tế –xã hội cũng tạo nên nhiều dạng địa hình khác nhau: Hồ thủy lợi, đê, đập, kênh mương

ĐẶC ĐIỂM CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH

1 Khu vực đồi núi

1 Đông bắc

a - Ở tả ngạn sông Hồng đến ven biển Quảng Ninh

- Là vùng đồi núi thấp có hướng cánh cung Phổ biến làđịa hình Các xtơ

2 Tây Bắc

b - Giữa sông Hồng và sông Cả

Hùng vĩ, đồ sộ nhất nước ta, kéo dài theo hướng TB ĐN

-3 Trường Sơn

Bắc

c - Từ sông Cả đến dãy núi Bạch Mã

- Là vùng núi thấp, hai sườn không đối xứng, có nhiềunhánh ra biển

4 Trường Sơn

Nam

d - Phía Nam dãy Bạch Mã (toàn bộ Tây Nguyên)

- Là vùng đồi núi, cao nguyên hùng vĩ, lớp đất đỏ ba danphủ trên các cao nguyên rộng lớn

Trang 18

2 Khu vực đồng bằng

a Đồng bằng Châu thổ hạ lưu các sông lớn:

* Đồng bằng s Hồng và ĐB sông Cửu Long đều do phù sa sông bồi đắp.

b Đồng bằng duyên hải Trung Bộ

- Diện tích 15000Km2, chia thành nhiều đồng bằng nhỏ

- Độ dốc lớn, kém phì nhiêu

3 Địa hình bờ biển và thềm lục địa

a Bờ biển: 2 dạng chính làbờ biển bồi tụ ( vùng đồng bằng) và bờ biển mài

mòn (vùng chân núi và hải đảo từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu) Giá trị: nuôi trồngthủy sản, xây dựng cảng biển, du lịch…

b Thềm lục địa

- Mở rộng tại vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ , có nhiều dầu mỏ

KHÍ HẬU VIỆT NAM

1 Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm

Biểu hiện:

- Số giờ nắng cao: 1400 – 3000 giờ/năm Do dó nguồn nhiệt năng lớn (1tr Kcal/

m2)

- Nhiệt độ trung bình vượt 210Cvà tăng dần từ bắc vào nam

- Phân hóa thành 2 mùa, mùa đông lạnh khô với gió mùa ĐB và mùa hạ nóng

ẩm với gió mùa TN

- Lượng mưa lớn (1500 – 2000mm/năm), độ ẩm không khí rất cao (trên 80%)

2 Tính chất đa dạng và thất thường

a.Phân hóa đa dạng: Theo không gian (các miền, vùng, kiểu khí hậu) và thời

gian (các mùa)

Các miền khí hậu nước ta:

- Miền khí hậu phía Bắc: Từ dãy Bạch Mã trở ra, có mùa đông lạnh, tương đối

ít mưa và nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt, mùa hạ nóng và mưa nhiều

- Miền khí hậu phía Nam: Từ dãy Bạch Mã trở vào, khí hậu cận xích đạo, cómột mùa mưa và một mùa khô rõ rệt

b Biến động thất thường.

Biểu hiện: có năm rét sớm, có năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm

ít bão, năm nhiều bão

CÁC MÙA KHÍ HẬU VÀ THỜI TIẾT Ở NƯỚC TA

Trang 19

1 Gió mùa đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 (mùa đông)

Miền

KH(Trạm)

Yếu tố

Bắc Bộ (HN) Trung Bộ (Huế) (TP.HCM) Nam Bộ

Hướng gió chính Đông bắc và

miền núi cao giálạnh

Mưa lớn vào cáctháng cuối năm

Nắng nóng, khôhạn ổn định suốt mùa

2 Gió mùa tây nam từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa hạ)

Miền

KH(Trạm)

Yếu tố

Bắc Bộ (HN) Trung Bộ (Huế) (TP.HCM) Nam Bộ

Hướng gió chính đông nam tây và tây nam tây nam

Thờt tiết thường gặp Mưa rào, bão Gió tây khô,

nóng-bão

Mưa rào, giông

3 Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại

Câu hỏi và bài tập:

Câu 1 Trình bày nguyên nhân phát sinh, hướng gió, thời gian hoạt động, tínhchất của gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ ở nước ta? Bắc Trung Bộ thường

có mưa lớn do những tác nhân nào?

Trả lời:

a Nguyên nhân phát sinh, hướng gió, thời gian hoạt động, tính chất của giómùa mùa đông và gió mùa mùa hạ ở nước ta:

Trang 20

- Gió mùa mùa đông: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, do sự chênh lệch khí ápgiữa lục địa Châu Á với đại dương ở nửa cầu Nam nên gió từ vùng áp cao Xi-biathổi xuống các vùng áp thấp Nam bán cầu hình thành gió mùa mùa đông, qua lãnhthổ nước ta có hướng từ ĐB –TN với tính chất lạnh và khô ráo.

- Gió mùa mùa hạ: Từ tháng 5 đến tháng 10, do sự chênh lệch khí áp giữa đạidương ở nửa cầu Nam với lục địa Châu Á nên gió từ vùng áp cao Nam Ấn ĐộDương thổi lên vùng áp thấp I.Ran hình thành gió mùa mùa hạ, qua lãnh thổ nước

ta có hướng từ TN- ĐB, với tính chất nóng, ẩm ướt

b Bắc Trung Bộ nước ta thường có mưa lớn do những nguyên nhân: hoạt độngcủa dải áp thấp, vùng áp thấp nhiệt đới, các cơn bảo tại vùng biển phía đông củaBTB, do gió mùa ĐB qua vịnh BB

Câu 2 Cho bảng số liệu nhiệt độ và lượng mưa của một thành phố nước ta.

Nhiệt độ

( 0C ) 20,0 20,9 23,1 26,0 28,3 29,3 29,4 28,9 27,1 25,1 23,1 20,8Lượng mưa

(mm) 161,3 62,6 47,1 51,6 82,1 116,7 95,3 104,0 473,4 795,6 580,6 297,4

a) Thành phố trên thuộc miền khí hậu nào của nước ta?

b) Dựa vào bảng số liệu trên để phân tích những đặc điểm chính của miền khíhậu đó đồng thời giải thích về chế độ nhiệt và chế độ mưa?

Trả lời:

a Thành phố trên thuộc miền khí hậu Đông Trường Sơn của nước ta

b Những đặc điểm chính của khí hậu Đông Trường Sơn thể hiện trong bảng sốliệu:

* Đặc điểm:

- Mùa đông tương đối lạnh (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau nhiệt độ thấpnhất); mùa mưa lệch hẳn về thu đông (tháng 8 đến tháng 1 năm sau lượng mưa lớnnhất)

- Mùa hạ nóng (nhiệt độ cao), đầu mùa hạ (tháng 5,6,7) có mưa ít

* Giải thích:

- Mùa đông tương đối lạnh và mưa nhiều là do gió muad ĐB qua vịnh BB trởnên lạnh và ẩm ướt, gây mưa nhiều cho miền khí hậu Đông Trường Sơn (nằm ở vịtrí sườn đón gió mùa ĐB) Từ thánh 8 trở đi miền này mưa nhiều là do ảnh hưởngcủa áp thấp nhiệt đới và bão từ Biển Đông vào

- Mùa hạ nóng, khô là do tác động của gió mùa TN vượt dãy Trường Sơnbiến tính thành gió phơn khô nóng đối với miền này (nằm ở vị trí sườn khuất giómùa TN)

Câu 3

a Tại sao nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa?

Trang 21

b Tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nước ta biểu hiện như thế nào?

c Khí hậu nhiệt đới gió mùa đã ảnh hưởng như thế nào đến chế độ dòng chảycủa sông ngòi, của bề mặt địa hình và đối với sản xuất, sinh hoạt của nhân dân?

Trả lời:

a Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa là do quyết định của yếu tố vị trí địa lí:Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến đồng thời ở vị trí tiếp xúc của các luồng giómùa khu vực Đông Nam Á

b Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta:

- Nhiệt độ trung bình năm cao ( trên 210C), nhưng vẫn thấp hơn nhiệt độ trungbình năm của các nước có cùng vĩ độ

- Lượng mưa trung bình năm lớn (trên 1500 mm) và độ ẩm tương đối lớn (trên80%)

- Trong năm chịu sự tác động chủ yếu của hai luồng gió mùa Gió mùa hạ tạonên thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều; Gió mùa đông gây thời tiết lạnh, khô

c Ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa:

- Đối với chế độ dòng chảy của sông ngòi:

+ Tổng lượng nước chảy lớn

+ Lượng chảy phân phối không đều giữa các mùa Mùa lũ chiếm gần 80%lượng nước cả năm

- Bề mặt địa hình bị rửa trôi, xâm thực mạnh trong mùa mưa, nhất là vùng có

độ dốc lớn

- Sản xuất và sinh hoạt của nhân dân: Canh tác nông nghiệp được nhiều vụtrong năm Tuy nhiên hạn hán, lũ lụt gây thiệt hại rất lớn đến đời sống và sản xuất

của nhân dân

Câu 4 Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy:

a) Trình bày các đặc điểm của khí hậu nước ta

b) Giải thích do đâu khí hậu nước ta có các đặc điểm đó ?

c) Phân tích ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở nước ta

Câu 5 Cho bảng số liệu:

Bảng: Nhiệt độ trung bình của Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh ( 0 C )

20,2

23,7

27,3

28,8

28,9

28,2

27,2

24,6

21,4

18,2

23,5Tp

HCM

25,

8

26,7

27,9

28,9

28,3

27,5

27,1

27,1

26,8

26,7

26,4

25,7

27,1Dựa vào bảng số liệu và kiến thức đã học, hãy phân tích sự khác biệt trong chế độ nhiệt của hai địa điểm trên và giải thích vì sao có sự khác biệt đó

Trang 22

Trả lời:

a Phân tích sự khác biệt trong chế độ nhiệt

- Hà Nội có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn Tp HCM với số liệu lần lượt là23,50C và 27,10C

- Hà Nội có 3 tháng (12, 1, 2) nhiệt độ xuống dưới 200C trong khi Tp HCMquanh năm nóng, không có tháng nào nhiệt độ dưới 250C

- Hà Nội có 4 tháng (6, 7, 8, 9) nhiệt độ cao hơn Tp HCM

- Biên độ nhiệt ở Hà Nội cao (12,50C), trong khi biên độ nhiệt ở Tp.HCM chỉ3,10C

b Nguyên nhân của sự khác biệt:

- Hà Nội chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa ĐB nên có nhiệt độ xuống thấptrong các tháng mùa đông Thời gian này Tp.HCM nhiệt độ vẫn cao do ở vĩ độthấp, góc chiếu quanh năm lớn nên gió mùa ĐB đã tăng nhiệt độ khi vào khu vựcphía nam nước ta

- Tháng 5-10 toàn bộ lãnh thổ nước ta chịu sự tác động của gió mùa TN nên cónền nhiệt độ cao

- Hà Nội gần chí tuyến Bắc, thời gian 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh gần nhau,trong mùa hạ thỉnh thoảng chịu ảnh hưởng của gió phơn TN nên nhiệt độ các thánh

6, 7, 8, 9 cao hơn Tp HCM

- Hà Nội gần chi tuyến Bắc, nhiệt độ mùa đông hạ thấp nên biên độ nhiệt cao.Tp.HCM gần XĐ nên nhiệt độ cao và ổn định do đó biên độ nhiệt nhỏ

Câu 6 Dựa vào bảng số liệu sau:

Địa điểm Nhiệt độ TB

tháng 1 (0C)

Nhiệt độ TBtháng 7 (0C)

a Hãy tính biên độ nhiệt TB giữa tháng 1 và tháng 7 tại các địa điểm trên

b Trên cơ sở bảng số liệu đã cho và kết quả tính toán Hãy nhận xét sự thay đổinhiệt độ từ Bắc vào Nam

Trang 23

Quy Nhơn: 6,70C

TP.HCM: 1,30C

b Nhận xét:

- Nhiệt độ TB tháng 1 có xu hướng tăng dần từ B vào N

- Nhiệt độ TB tháng 7 cao, không có sự thay đổi nhiều giữa miền B và miền N

- Nhiệt độ TB năm tăng dần từ B vào N

- Biên độ nhiệt giảm dần từ B vào N

Câu 7.

Đặc trưng khí hậu của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là gì? Vì sao miền NamTrung Bộ và Nam Bộ chế độ nhiệt ít biến động và không có mùa đông lạnh nhưhai miền phía bắc ?

Trả lời:

a Đặc trưng khí hậu của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ : Có khí hậu nhiệtđới gió mùa điển hình, nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc được thể hiện qua cácyếu tố khí hậu chính như :

- Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình năm tăng cao từ bắc vào nam Vượt 25oC ở đồngbằng và trên 21oC ở vùng núi, biên độ nhiệt năm giảm

- Mưa: chế độ mưa không đồng nhất

+ Khu vực duyên hải Nam Trung Bộ có mùa khô kéo dài, mùa mưa đến muộn

và tập trung trong một thời gian ngắn

+ Khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên có mùa mưa dài 6 tháng, ( từ tháng 5 đếntháng 10) Mùa khô thường thiếu nước nghiêm trọng

b Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ chế độ nhiệt ít biến động và không có mùađông lạnh như hai miền phía bắc:

- Do tác động của gió mùa đông bắc suy giảm cường độ và bị biến tính khi vàođến miền này

- Do vị trí của miền nằm ở vùng cận xích đạo, quanh năm góc chiếu lớn nênnhiệt độ cao do đó chế độ nhiệt ít biến động

Câu 8 Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam hãy nhận xét về đặc điểm của địa hình

nước ta

Trả lời:

a Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình VN

- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, chủ yếu là đồi núi thấp Núi cao trên2000m chỉ 1%, cao nhất là dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan xi păng cao 3143m

- Đồng bằng chiếm 1/4 lãnh thổ đất liền, ven biển miền Trung, đồng bằng bị

đồi núi chia cắt (manh mún)

b Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau

- Địa hình nước ta phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau, thấp dần từ TB ra ĐN (Núi đồi, đồng bằng, thềm lục địa )

- Các dãy núi chạy theo hướng TB-ĐN và hướng vòng cung

Trang 24

c Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm của nước ta tác động tạo nên nhiều dạng địahình khác nhau như: hang động, sườn đồi, núi sạt lở

- Các hoạt động kinh tế –xã hội cũng tạo nên nhiều dạng địa hình khác nhau:

Hồ thủy lợi, đê, đập, kênh mương

ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM

- Hướng vòng cung: s Cầu,Thương, Lục Nam

Các dãy núi chạy theo hướngTB-ĐN và vòng cung

c Sông ngòi có 2

mùa nước

- Mùa lũ: 70-80% lượngnước cả năm

- Mùa cạn: 20-30% lượngnước cả năm

Mưa tập trung theo mùa

- Tiêu biểu là HTS Hồng và hệ thống sông Thái Bình

2 Sông ngòi Trung Bộ

- Ngắn và dốc, lũ muộn do mưa vào thu đông (từ tháng 9 đến tháng 12); lũ lênnhanh và đột ngột, nhất là khi gặp mưa và bão, do địa hình hẹp ngang và dốc

- Tiêu biểu là hệ thống sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Ba (Đà Rằng)

3 Sông ngòi Nam Bộ

Trang 25

- Lượng nước lớn, chế độ nước khá điều hòa do địa hình tương đối bằng phẳng,khí hậu điều hòa hơn vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ…

- Mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11

- Có hai hệ thống sông lớn là HTS Mê Công (Cửu Long) và HTS Đồng Nai

- Sông Mê Công là hệ thống sông lớn nhất Đông Nam Á, chảy qua nhiều quốcgia Sông Mê Công đã mang đến cho đất nước ta những nguồn lợi to lớn, songcũng gây nên những khó khăn không nhỏ vào mùa lũ

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM

1 Việt nam là một nước nhiệt đới gió mùa ẩm

- Tính chất này biểu hiện trong mọi thành phần của cảnh quan thiên nhiên nước

ta nhưng tập trung nhất là môi trường khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều

- Tuy nhiên có nơi, có mùa bị khô hạn, lạnh giá với ngững mức độ khác nhau

2 Nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

- Biển Đông rộng lớn, bao bọc phía đông và phía nam phần đất liền nước ta Cóảnh hưởng tới toàn bộ thiên nhiên nước

Ta

- Sự tương tác của đất liền và biển đã tăng cường tính chất nóng ẩm, gió mùacho thiên nhiên nước ta

3 Việt Nam là nước nhiều đồi núi

- Cảnh quan đồi núi chiếm ưu thế trong cảnh quan chung của thiên nhiên nướcta

- Cảnh quan vùng núi thay đổi nhanh chóng theo quy luật đai cao

4 Thiên nhiên nước ta phân hoá đa dạng , phức tạp.

- Biểu hiện rõ trong lịch sử phát triển lâu dài của lãnh thổ và trong từng thànhphần tự nhiên

- Biểu hiện qua sự phân hóa cảnh quan thiên nhiên thành các vùng, miền

MIỀN BẮC VÀ ĐÔNG BẮC BẮC BỘ

1 Vị trí và phạm vi lãnh thổ của miền

- Bao gồm khu đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu vực đồng bằng Bắc Bộ

- Chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông

2 Khí hậu:

Tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ, mùa đông lạnh nhất cả nước

+ Mùa đông lạnh kéo dài, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới 00C ở miền núi + Mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều, đặc biệt vào tháng 8 (tiết mưa ngâu)

3 Địa hình và sông ngòi:

Trang 26

- Địa hình: Phần lớn là đồi núi thấp nhưng rất đa dạng, với nhiều cánh cung

núi mở rộng về phía bắc và quy tụ ở Tam Đảo Địa hình nghiêng theo hướng TB –ĐN

- Sông ngòi: Hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, các sông có thung lũng

rộng, độ dốc nhỏ, hàm lượng phù sa tương đối lớn, phân thành mùa lũ và mùa cạn

MIỀN TÂY BẮC VÀ BẮC TRUNG BỘ

1 Vị trí, phạm vi lãnh thổ Từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã

4 Tài nguyên thiên nhiên: Phong phú và đa dạng, đang được điều tra, khai

thác

- Sông ngòi có giá trị cao về thủy điện

- Khoáng sản với hàng trăm mỏ và điểm quặng có giá trị như đất hiếm, crôm,thiếc, titan, sắt, đá quý, đá vôi, …

- Miền có đủ các vành đai thực vật ở Việt Nam, trong rừng còn nhiều sinh vậtquý hiếm

- Tài nguyên biển to lớn và đa dạng (hải sản, bãi tắm nổi tiếng, …)

5 Bảo vệ tài nguyên môi trường và phòng chống thiên tai

- Khó khăn: giá rét, lũ quét, gió phơn tây nam khô nóng, bão lụt, … ảnh hưởngrất lớn đối với kinh tế, xã hội

- Các biện pháp chủ yếu: bảo vệ rừng, chủ động phòng và tránh thiên tai

MIỀN NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ

Trang 27

- Nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc.

- Chế độ mưa không đồng nhất Khu vực Nam Trung Bộ có mùa khô kéo dài,mưa đến muộn (tháng 10, 11) Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ mùa mưa kéo dài

4 Tài nguyên thiên nhiên: Đa dạng và phong phú.

- Đất đỏ badan, đất phù sa diện tích lớn; Khí hậu nóng, ẩm, ít biến động, thuậnlợi cho cây trồng phát triển

- Rừng: Diện tích lớn, nhiều kiểu loại sinh thái, nhiều gỗ và sinh vật quý hiếm

- Tài nguyên biển rất đa dạng và có giá trị to lớn (biển có nhiều tiềm năng hảisản, dầu mỏ, nhiều bãi biển đẹp, có giá trị về giao thông vận tải)

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Câu 1 Công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta từ năm 1986 đã đạt kết quả như

- Cơ cấu kinh tế ngày càng cân đối, hợp lí

- Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt

Trang 28

- Nhiều cánh rừng bị khai thác kiệt quệ

- Nguồn nước, không khí bị ô nhiễm nặng bởi các chất phế thải, đặc biệt là cáctrung tâm công nghiệp

Câu 3 Hoàn thành bảng dưới đây để làm nổi bật đặc điểm chính về tự nhiên ở

ba miền nước ta

Miề

n

Yếu tố

Bắc và Đông BắcBắc Bộ

Tây Bắc và BắcTrung Bộ

Nam Trung Bộ vàNam Bộ

Địa hình

Phần lớn là đồinúi thấp, hướngcánh cung Đồngbằng sông Hồngvới hệ thống đêngăn lũ tao nênnhiều ô trũngnhân tạo

Nhiều núi cao,thung lũng sâu

Các dãy núi cóhướng tây bắc –đông nam so lenhau, xen các sơnnguyên đá vôi đồsộ

Nam Trung Bộ :chủ yếu là núi vàcao nguyên xếptầng

Đồng bằng Nam

Bộ rộng lớn, bằngphẳng

Khí hậu

Tính chất nhiệtđới bị giảm sútmạnh, có mùađông lạnh nhất cảnước

Mùa đông ngắn và

ấm hơn Mùa hènóng khô mùamưa trong miềnchậm dần từ bắcxuống nam

Nóng quanh năm,

có mùa khô sâusắc Chế độ mưakhông đồng nhất

Khoáng sản chính

Than đá, sắt,apatít, thiếc, đávôi, …

Crôm, thiếc, săt,titan, đá quý, đávôi

Dầu khí, bô xít

Câu 4 Hãy nêu những đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí nước ta và những ảnh

hưởng của chúng đến việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Trả lời:

a những đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí nước ta:

- Nằm trong vùng nội chí tuyến (tọa độ các điểm cực B, N, Đ, T phần đất liền)

- Gần trung tâm khu vực ĐNÁ

Trang 29

- Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước ĐNA đất liền và các nướcĐNA hải đảo.

- Vị trí tiếp xúc của của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật

b Ảnh hưởng của vị trí địa lí đến sự phát triển kinh tế - xã hội:

- Luôn phải phòng chống thiên tai: bão, lụt, sóng biển, cháy rừng,…

- Bảo vệ lãnh thổ kể cả vùng biển, vùng trời và đảo xa… trước nguy cơ ngoại

xâm

Câu 5 So sánh đặc điểm địa hình của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng

sông Cửu Long

Trả lời:

* Giống nhau:

- Đều là các đồng bằng châu thổ rộng lớn nhất nước ta

- Hình thành trên các vùng sụt lún ở hạ lưu các con sông

- Bờ biển phẳng, có vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng

- Địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc cơ giới hóa

- Đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất NN

- Được khai phá từ lâu đời và bị biến đổi mạnh

- Địa hình cao ở rìa phía Tây và Tây Bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thànhnhiều ô trũng

- Có hệ thống đê ven sông Đồng bằng chủ yếu là đất phù sa không được bồithường xuyên

b Đồng bằng sông Cửu Long:

Trang 30

Câu 6 Vì sao đều nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nhưng hệ

thống sông Hồng thường gây ra lũ quét, lũ đột ngột, còn hệ thống sông Cửu Long

có chế độ nước điều hòa hơn? Để khai thác nguồn lợi của hai hệ thống sông nàycần có những biện pháp gì?

Trả lời:

Hệ thống sông Hồng:

- Dạng nam quạt, chảy trong khu vực địa hình phức tạp, có các dãy núi chạytheo hướng TB-ĐN và vòng cung nê có nhiều phụ lưu cùng đổ vào sông Hồng, chỉ

có ba chi lưu thoát nước ra biển

- Chế độ mưa mùa, lượng mưa chiếm 70-80% lượng mưa cả năm, kết hợp vớiđịa hình dốc nên lưu lượng dòng chảy rất lớn đồng thời ít chi lưu nên thoạt nướcchậm dẫn đến lũ đột ngột

- Miền núi và trung du BB (thượng nguồn các sông) là địa bàn cư trú của cácdân tộc thiểu số, việc khai thác rừng bừa bãi, đất trống, đồi trọc, không giữ nước

về mùa mưa lũ

Từ những nguyên nhân trên, hệ thống sông Hồng thường gây nên lũ quét Lũống ở vùng núi, chế độ nước thất thường

Hệ thống sông Cửu Long:

- Là bộ phận của hạ lưu hệ thống sông Mê Công, chảy qua vùng đồng bằngthấp, bằng phẳng và có nhiều vùng trũng tự nhiên đồng thời được sự điều tiết nướccủa Biển Hồ (CPC)

- Có chín chi lưu để thoát nước ra biển

- Được nối với mạng lưới kênh rạch chằng chịt

Chế độ nước điều hòa, ít lũ lụt chỉ ngập úng cục bộ tại những vùng trũng

tự nhiên

Biện pháp:

Đối với hệ thống Sông Hồng:

- Đắp đê ngăn lũ, tiêu lũ qua sông nhánh, nạo vét, khơi thông dòng chảy, xây

dựng hệ thống trạm bơm để tiêu nước trong mùa lũ

- Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, xây dựng các hồ chứa nước phục vụ NNtrong mùa khô

Đối với hệ thống Sông Cửu Long:

- Tiêu lũ qua vùng biển phía tây theo hệ thống kênh rạch, đắp đê bao ngăn lũ tạinhững vùng trũng sâu

- Làm nhà nổi, chủ động sống chung với lũ, khai thác lợi thế do lũ mang lại

(trồng rau, nuôi thủy sản,…) Đưa dân đến sống ở những vùng đất cao

Câu 7 Dựa vào kiến thức đã học em hãy cho biết:

a Những nguyên nhân chủ yếu làm cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyênkhoáng sản

nước ta?

b Ý nghĩa của giai đoạn Tân kiến tạo đối với sự phát triển lãnh thổ Việt Nam

Trang 31

c Nêu cách phòng chống lũ lụt, các giải pháp sống chung với lũ có tính chất bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long?

Trả lời:

a Những nguyên nhân chủ yếu làm cạn kiệt nhanh chóng tài nguyên

khoáng sản nước ta:

- Cơ quan chức năng quản lý chưa tốt,tự do khai thác bừa bãi (than, vàng, sắt, thiếc,…)

- Kỹ thuật khai thác lạc hậu, hàm lượng quặng có nhiều trong chất thải bỏ

- Thăm dò khai thác không chính xác về trữ lượng, hàm lượng làm cho khai thác khó khăn

và đầu tư lãng phí

b Ý nghĩa của giai đoạn Tân kiến tạo đối với sự phát triển lãnh thổ Việt Nam:

- Nâng cao địa hình làm cho núi non sông ngòi trẻ lại

- Hình thành các cao nguyên badan và các đồng bằng phù sa trẻ

- Mở rộng Biển Đông, tạo các bể dầu khí ở thềm lục địa và đồng bằng châu thổ

- Quá trình tiến hóa của giới sinh vật

c Nêu cách phòng chống lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long:

- Đắp đê bao hạn chế lũ nhỏ

- Tiêu lũ ra vùng biển phía Tây

- Làm nhà nổi, làng nổi sống chung với lũ

- Xây dựng các khu dân cư ở các vùng đất cao, để hạn chế tác hại do lũ gây ra

Lớp 9 (thời lượng: 15 tiết)

Mục tiêu:

1 Kiến thức: Trình bày được kiến thức phổ thông, cơ bản về:

- Dân cư, các ngành kinh tế, các vùng kinh tế của nước ta

- Một số kiến thức trọng tâm về địa lí địa phương

2 Kĩ năng: củng cố và rèn luyện ở mức độ cao các kĩ năng:

- Kĩ năng phân tích văn bản

- Kĩ năng đọc và khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ

- Kĩ năng xử lí số liệu thống kê theo yêu cầu cho trước

- Kĩ năng vẽ biểu đồ các dạng khác nhau và rút ra nhận xét từ biểu đồ

- Kĩ năng xây dựng sơ đồ cấu trúc và sơ đồ thể hiện mối quan hệ qua lại giữacác hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội

ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM

I GIA TĂNG DÂN SỐ :

- Dân số nước ta tăng liên tục

Ngày đăng: 17/10/2014, 06:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w