rộng, độ dốc nhỏ, hàm lượng phù sa tương đối lớn, phân thành mùa lũ và mùa cạn rõ rệt.
4. Tài nguyên thiên nhiên:
a. Thuận lợi:
Tài nguyên của miền phong phú và đa dạng: Đất đai, khoáng sản, rừng, biển, nhiều cảnh đẹp nổi tiếng như Vịnh Hạ Long, Hồ Ba Bễ…
b. Khó khăn: bão lụt, hạn hán, giá rét; rừng bị chặt phá, đất bị xói mòn, biển bị
ô nhiễm
MIỀN TÂY BẮC VÀ BẮC TRUNG BỘ
1. Vị trí, phạm vi lãnh thổ Từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã. 2. Địa hình:
- Cao nhất Việt Nam, nhiều núi cao, thung lũng sâu; các dãy núi hướng TB- ĐN.
- Ở BTB, các mạch núi lan ra sát biển, đồng bằng ven biển hẹp.
3. Khí hậu:
- Mùa đông: Đến muộn và kết thúc sớm, nhiệt độ cao hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ từ 2 – 30C.
- Mùa hạ có gió phơn tây nam khô nóng, ảnh hưởng tới chế độ mưa của miền. Tây Bắc mùa mưa đến sớm (từ tháng 5), BTB mùa mưa đến muộn hơn (từ tháng 8).
4. Tài nguyên thiên nhiên: Phong phú và đa dạng, đang được điều tra, khai
thác.
- Sông ngòi có giá trị cao về thủy điện.
- Khoáng sản với hàng trăm mỏ và điểm quặng có giá trị như đất hiếm, crôm, thiếc, titan, sắt, đá quý, đá vôi, …
- Miền có đủ các vành đai thực vật ở Việt Nam, trong rừng còn nhiều sinh vật quý hiếm.
- Tài nguyên biển to lớn và đa dạng (hải sản, bãi tắm nổi tiếng, …)
5. Bảo vệ tài nguyên môi trường và phòng chống thiên tai .
- Khó khăn: giá rét, lũ quét, gió phơn tây nam khô nóng, bão lụt, … ảnh hưởng rất lớn đối với kinh tế, xã hội.
- Các biện pháp chủ yếu: bảo vệ rừng, chủ động phòng và tránh thiên tai.
1. Vị trí, phạm vi lãnh thổ
- Vị trí: Từ Từ dãy Bạch Mã đến Cà Mau, diện tích rộng lớn (1/2 diện tích cả nước )
- Bao gồm Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ và đồng bằng Nam Bộ.
2. Khí hậu:
- Nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc.
- Chế độ mưa không đồng nhất. Khu vực Nam Trung Bộ có mùa khô kéo dài, mưa đến muộn (tháng 10, 11). Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ mùa mưa kéo dài 6 tháng (tháng 5- tháng 10)
3. Địa hình:
a. Trường Sơn Nam là khu vực núi, cao nguyên xếp tầng phủ badan. Nhiều đỉnh núi cao trên 2000m
b. Đồng Bằng Nam Bộ: Diện tích lớn (40 000 km2), bằng phẵng, không có hệ thống đê ngăn lũ nhưng tồn tại 1 số vùng trũng tự nhiên.
4. Tài nguyên thiên nhiên: Đa dạng và phong phú.
- Đất đỏ badan, đất phù sa diện tích lớn; Khí hậu nóng, ẩm, ít biến động, thuận lợi cho cây trồng phát triển.
- Rừng: Diện tích lớn, nhiều kiểu loại sinh thái, nhiều gỗ và sinh vật quý hiếm. - Tài nguyên biển rất đa dạng và có giá trị to lớn (biển có nhiều tiềm năng hải sản, dầu mỏ, nhiều bãi biển đẹp, có giá trị về giao thông vận tải)
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1. Công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta từ năm 1986 đã đạt kết quả như
thế nào?
Trả lời :
- Công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta bắt đầu từ năm 1986 đã đạt nhiều thành tựu to lớn và vững chắc.
- NN: Liên tục phát triển, đảm bảo an ninh lương thực, xuất khẩu nhiều gạo, cà phê, cao su, chè, thủy sản …
- CN: Phát triển mạnh mẽ, nhất là các ngành then chốt như: Dầu khí, than, điện, thép, xi măng, giấy, đường …
- Cơ cấu kinh tế ngày càng cân đối, hợp lí. - Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Câu 2.
Vì sao các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc ?
Trả lời :
Các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc là do :
- Việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển kinh tế của nhiều nước đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại, đe dọa sự phát triển bền vững của khu vực.
- Nhiều cánh rừng bị khai thác kiệt quệ.
- Nguồn nước, không khí bị ô nhiễm nặng bởi các chất phế thải, đặc biệt là các trung tâm công nghiệp.
Câu 3. Hoàn thành bảng dưới đây để làm nổi bật đặc điểm chính về tự nhiên ở
ba miền nước ta. Miề n Yếu tố Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ Tây Bắc và Bắc Trung Bộ Nam Trung Bộ và Nam Bộ Địa hình Khí hậu Khoáng sản chính
Trả lời: Đặc điểm chính về tự nhiên ở ba miền nước ta
Miền Yếu tố
Bắc và Đông Bắc
Bắc Bộ Tây Bắc và Bắc Trung Bộ Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Địa hình Phần lớn là đồi núi thấp, hướng cánh cung. Đồng bằng sông Hồng với hệ thống đê ngăn lũ tao nên nhiều ô trũng nhân tạo.
Nhiều núi cao, thung lũng sâu. Các dãy núi có hướng tây bắc – đông nam so le nhau, xen các sơn nguyên đá vôi đồ sộ. Nam Trung Bộ : chủ yếu là núi và cao nguyên xếp tầng. Đồng bằng Nam Bộ rộng lớn, bằng phẳng. Khí hậu Tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh, có mùa đông lạnh nhất cả nước. Mùa đông ngắn và ấm hơn. Mùa hè nóng khô mùa mưa trong miền chậm dần từ bắc xuống nam.
Nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc. Chế độ mưa không đồng nhất. Khoáng sản chính Than đá, sắt, apatít, thiếc, đá vôi, …
Crôm, thiếc, săt, titan, đá quý, đá vôi.
Dầu khí, bô xít.
Câu 4. Hãy nêu những đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí nước ta và những ảnh
hưởng của chúng đến việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Trả lời:
a. những đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí nước ta:
- Nằm trong vùng nội chí tuyến. (tọa độ các điểm cực B, N, Đ, T phần đất liền) - Gần trung tâm khu vực ĐNÁ.
- Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước ĐNA đất liền và các nước ĐNA hải đảo.
- Vị trí tiếp xúc của của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật. b. Ảnh hưởng của vị trí địa lí đến sự phát triển kinh tế - xã hội:
Thuận lợi:
- Phát triển kinh tế toàn diện với nhiều ngành nghề nhờ có khí hậu gió mùa, có đất liền, có biển,…
- Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước trong khu vực ĐNÁ và TG do vị trí trung tâm khu vực ĐNÁ, vị trí cầu nối giữa đất liền và biển
Khó khăn:
- Luôn phải phòng chống thiên tai: bão, lụt, sóng biển, cháy rừng,…
- Bảo vệ lãnh thổ kể cả vùng biển, vùng trời và đảo xa… trước nguy cơ ngoại xâm.
Câu 5. So sánh đặc điểm địa hình của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng
sông Cửu Long.
Trả lời: * Giống nhau:
- Đều là các đồng bằng châu thổ rộng lớn nhất nước ta. - Hình thành trên các vùng sụt lún ở hạ lưu các con sông. - Bờ biển phẳng, có vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng. - Địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc cơ giới hóa. - Đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất NN.
* Khác nhau:
a. Đồng bằng sông Hồng:
- DT: khoảng 15.000km2.
- Là đồng bằng được bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình.
- Được khai phá từ lâu đời và bị biến đổi mạnh
- Địa hình cao ở rìa phía Tây và Tây Bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành nhiều ô trũng
- Có hệ thống đê ven sông. Đồng bằng chủ yếu là đất phù sa không được bồi thường xuyên..
b. Đồng bằng sông Cửu Long:
- DT khoảng 40.000 km2
- Là đồng bằng châu thổ được bồi tụ phù sa hằng năm của hệ thống sông Mê Công.
- Địa hình thấp và tương đối bằng phẳng, không có hệ thống đê, nhiều vùng trũng tự nhiên rộng lớn.
- Mùa khô, thủy triều gây nhiễm mặn đến 2/3 diện tích.
Câu 6. Vì sao đều nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nhưng hệ
thống sông Hồng thường gây ra lũ quét, lũ đột ngột, còn hệ thống sông Cửu Long có chế độ nước điều hòa hơn? Để khai thác nguồn lợi của hai hệ thống sông này cần có những biện pháp gì?
Trả lời:
Hệ thống sông Hồng:
- Dạng nam quạt, chảy trong khu vực địa hình phức tạp, có các dãy núi chạy theo hướng TB-ĐN và vòng cung nê có nhiều phụ lưu cùng đổ vào sông Hồng, chỉ có ba chi lưu thoát nước ra biển.
- Chế độ mưa mùa, lượng mưa chiếm 70-80% lượng mưa cả năm, kết hợp với địa hình dốc nên lưu lượng dòng chảy rất lớn đồng thời ít chi lưu nên thoạt nước chậm dẫn đến lũ đột ngột.
- Miền núi và trung du BB (thượng nguồn các sông) là địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số, việc khai thác rừng bừa bãi, đất trống, đồi trọc, không giữ nước về mùa mưa lũ
Từ những nguyên nhân trên, hệ thống sông Hồng thường gây nên lũ quét. Lũ ống ở vùng núi, chế độ nước thất thường.
Hệ thống sông Cửu Long:
- Là bộ phận của hạ lưu hệ thống sông Mê Công, chảy qua vùng đồng bằng thấp, bằng phẳng và có nhiều vùng trũng tự nhiên đồng thời được sự điều tiết nước của Biển Hồ (CPC)
- Có chín chi lưu để thoát nước ra biển.
- Được nối với mạng lưới kênh rạch chằng chịt.
Chế độ nước điều hòa, ít lũ lụt. chỉ ngập úng cục bộ tại những vùng trũng tự nhiên.
Biện pháp:
Đối với hệ thống Sông Hồng: