CÁC TRUNG TÂM CÔNG NGHIỆP LỚN:

Một phần của tài liệu giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi địa lý 6;7;8 và 9 hay (Trang 47 - 50)

- Khu vực tập trung CN lớn nhất: ĐNB và ĐB sông Hồng.

- Trung tâm công nghiệp lớn nhất nước là TP Hồ Chí Minh, Hà Nội.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬPCâu 1. Câu 1.

a. Dựa trên cơ sở nào để xác định các ngành công nghiệp trọng điểm?

b. Nêu tên các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta và nơi phân bố chủ yếu?

c. Vì sao công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị công nghiệp Việt Nam. Nêu các phân ngành chính của ngành này?

Trả lời : Câu 1.

a. Cơ sở để xác định các ngành công nghiệp trọng điểm

- Là ngành chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản lượng toàn ngành.

- Được phát triển dựa trên thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động. - Nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và tạo ra nguồn hàng xuất khẩu chủ lực. - Có tác động thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

b. Các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta và nơi phân bố chủ yếu:

- Công nghiệp khai thác nhiên liệu:

Khai thác than phân bố chủ yếu ở Quảng Ninh; Khai thác dầu khí chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía Nam

- Công nghiệp điện:

+ Thủy điện: Có những nhà máy lớn như Sơn La, Hòa Bình, Trị An, Y-a-li… + Nhiệt điện có các nhà máy lớn như Uông Bí, Phả Lại, Phú Mỹ…

- Công nghiệp cơ khí - điện tử: Các trung tâm lớn là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng,…

- Công nghiệp hóa chất: Các trung tâm lớp là Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì,…

- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Hồng.

- Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm: Phân bố rộng khắp cả nước, tập trung nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Đà Nẵng.

- Công nghiệp dệt may: Các trung tâm dệt may lớn nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định.

c. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị công nghiệp Việt Nam là do những nguyên nhân sau đây:

- Ngành nông nghiệp nước ta hiện giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Sản phẩm đa dạng, tạo nên nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

- Nước ta có nguồn lao động dồi dào, đáp ứng đầy đủ đối với nhu cầu của ngành này.

- Sản phẩm của ngành Chế biến lương thực thực phẩm có thị trường tiêu thụ rất lớn ở trong nước và Thế Giới.

Câu 2. Cho bảng số liệu về sản lượng một số sản phẩm Công nghiệp.

Năm Điện (triệu KW/h) Than (triệu tấn) Vải lụa (triệu m) Phân hóa học (nghìn tấn) 1990 8.790 4,6 318 354 1994 12.476 5,7 226 841

1998 21.694 11,7 315 978

2001 30.801 13,0 379 1071

2002 35.563 15,9 345 1176

a. Tính tốc độ tăng trưởng của các loại sản phẩm CN thời kì 1990-2002 và vẽ biểu đồ thích hợp để thể hiện (năm 1990 =100%)

b. Nhận xét và giải thích tình hình sản xuất của các ngành CN trên.

Trả lời:

a. - Tính tốc độ tăng trưởng của các loại sản phẩm CN thời kì 1990-2002.

Năm Điện (triệu KW/h) Than (triệu tấn) Vải lụa (triệu m) Phân hóa học (nghìn tấn) 1990 100 100 100 100 1994 141,9 123,9 71,1 237,6 1998 246,8 254,3 99,1 276,3 2001 350,4 282,6 119,2 302,5 2002 404,6 345,7 108,5 332,2 - Vẽ biểu đồ đường. b. Nhận xét, giải thích:

- Sản lượng điện tăng hơn 4 lần. Tăng nhanh do cải tạo, xây dựng mới và nâng công suất nhiều nhà máy điện. Năm 1998-2002 sản lượng điện tăng đột biến nhằm đáp ứng nhu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH nền kinh tế.

- Sản lượng than tăng gần 3,5 lần. Tăng nhanh nhờ cải tiến khai thác và mở rộng thị trường.

- Vải lụa tăng gần 1,1 lần. Tăng chậm do công nghệ lạc hậu, chậm đổi mới, chất lượng sản phẩm chưa tốt.

- Phân bón hóa học tăng hơn 3,3 lần. Tảng nhanh do nhu cầu phát triển ngành nông nghiệp và giảm nhập khẩu.

VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂNVÀ PHÂN BỐ CỦA DỊCH VỤ VÀ PHÂN BỐ CỦA DỊCH VỤ I. CƠ CẤU VÀ VAI TRÒ CỦA DỊCH VỤ

1. Cơ cấu ngành dịch vụ

- Dịch vụ là hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người.

- Cơ cấu gồm : Dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ sản xuất và dịch vụ công cộng.

- Cung cấp vật tư, nguyên liệu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho các ngành kinh tế.

- Tạo ra mối liên hệ giữa các ngành sản xuất, các vùng trong nước và giữa nước ta với các nước.

- Tạo việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống, đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế.

Một phần của tài liệu giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi địa lý 6;7;8 và 9 hay (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w