II. NGÀNH THỦY SẢN: a Nguồn lợi thủy sản.
b. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản
- Hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản đang được đảy mạnh. Nghề cá ở các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ phát triển mạnh.
- Khai thác hải sản.
+ Sản lượng tăng khá nhanh, chủ yếu do tăng số lượng tàu thuyền và tăng công suất tàu.
+ Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác là Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Thuận.
- Nuôi trồng thủy sản
+ Gần dây phát triển nhanh đặc biệt là nuôi tôm cá xuất khẩu.
+ Các tỉnh có sản lượng nuôi trồng lớn nhất là Cà Mau, An Giang, Bến Tre. + Xuất khẩu thủy sản đã có những bước phát triển vượt bậc.
- Cơ cấu : Hiện nay sản lượng thủy sản khai thác vẫn chiếm tỉ trọng lớn hơn sản lượng thủy sản nuôi trồng nhưng sản lượng thủy sản nuôi trồng có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1. Phân tích những thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên để phát triển
ngành nông nghiệp nước ta.
Trả lời:
Sự phát triển và phân bố nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào các tài nguyên: Đất, khí hậu, nước, sinh vật.
* Tài nguyên đất:
- Đất là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không thể thay thế được trong nông nghiệp.
- Tài nguyên đất ở nước ta khá đa dạng, gồm hai nhóm đất chính:
+ Đất phù sa có diện tích khoảng 3 triệu ha thích hợp nhất với lúa nước và nhiều loại cây công nghiệp ngắn ngày khác. Tập trung chủ yếu ở ĐBSCL, ĐBSH và các đồng bằng ven biển miền Trung.
+ Đất feralit chiếm diện tích 16 triệu ha tập trung chủ yếu ở trung du, miền núi, thích hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm ( cà phê, cao su, chè), cây ăn quả và một số cây ngắn ngày khác như ; Sắn, ngô, đậu tương…
+ Hiện nay diện tích đất nông nghiệp hơn 9 triệu ha, việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất có ý nghĩa to lớn đối với phát triển nông nghiệp ở nước ta.
* Tài nguyên khí hậu:
Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nguồn nhiệt, ẩm phong phú làm cho cây cối xanh tốt quanh năm, có thể trồng từ 2 đến 3 vụ lúa và rau, hoa màu trong một năm.
Khí hậu nước ta phân hoá rõ rệt theo chiều bắc- nam, theo mùa và theo độ cao. Vì vậy nước ta có thể trồng được các cây trồng nhiệt đới đến cận nhiệt và ôn đới. Cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng cũng khác nhau giữa các vùng.
* Tài nguyên nước:
Nước ta có mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc. Các sông đều có giá trị đáng kể về thuỷ lợi. Nguồn nước ngầm khá rồi rào là nguồn nước tưới quan trọng trong mùa khô, điển hình là các vùng chuyên canh cây công nghiệp của Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
* Tài nguyên sinh vật:
Nước ta có tài nguyên động thực vật phong phú, là cơ sở để nước ta thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt, thích nghi với sinh thái từng địa phương.
Câu 2. Cho bảng số liệu về các chỉ tiêu sản xuất lúa:
Năm
Tiêu chí
1980 1990 2002
Diện tích (nghìn ha) 5600 6043 7504
Năng suất lúa cả năm (tạ/ha) 20,8 31,8 45,9
Sản lượng lúa cả năm (triệu tấn) 11,6 19,2 34,4
(kg/người)
a. Trình bày thành tựu chủ yếu trong sản xuất lúa ở nước ta thời kỳ 1980 - 2002.
b. Nêu những nguyên nhân để đạt được thành tựu trên.
Trả lời: Nhận xét
- Nước ta đạt đợc nhiều thành tựu trong ngành trồng lúa giai đoạn: 1980 - 2002:
+ Các chỉ tiêu về sản xuất lúa: Diện tích, năng suất lúa cả năm, sản lượng lúa cả năm và sản lượng bình quân đầu người có xu hớng tăng lên rõ rệt
+ Tốc độ tăng trưởng có sự khác nhau: tăng nhanh nhất là sản lượng lúa 3 lần; năng suất lúa 2,2 lần; sản lượng bình quân đầu người 2 lần và cuối cùng là diện tích lúa 1,34 lần.
- Thành tựu lớn nhất trong ngành trồng lúa nước ta là chuyển một nước phải nhập khẩu lương thực sang nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới.
Nguyên nhân:
- Diện tích gieo trồng lúa tăng chậm hơn năng suất, sản lượng và sản lượng lư- ơng thực bình quân đầu do khả năng mở rộng diện tích và khả năng tăng vụ hạn chế so với việc áp dụng khoa học kĩ thuật.
- Năng suất lúa tăng nhanh do áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp, nổi bật là việc sử dụng giống mới cho năng suất cao, sử dụng nhiều thuốc trừ sâu và phân bón hóa học.
- Sản lượng lúa tăng nhanh do kết quả việc mở rộng diện tích và tăng năng suất. - Sản lượng lúa bình quân đầu người tăng do sản lượng lúa tăng nhanh hơn tăng dân số.
Câu 3. Cho bảng số liệu sau:
Diện tích và sản lượng lúa Việt Nam thời kì 1986-1999
Năm 1986 1988 1990 1992 1994 1996 1998 1999 Diện tích trồng lúa (triệu ha) 5.70 5.71 6.04 6.47 6.59 7.00 7.36 7.64 Sản lượng lúa (triệu tấn) 16.00 17.00 19.22 21.59 23.52 26.39 29.11 31.39 Dựa vào bảng số liệu trên em hãy:
1. Tính năng suất lúa (đơn vị: tạ/ha) và vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện năng suất và sản lượng lúa nước ta thời kì 1986 – 1999.
2. Qua bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét và giải thích về năng suất và sản lượng lúa nước ta thời kì 1986 – 1999.