II. NGÀNH THỦY SẢN: a Nguồn lợi thủy sản.
2. Nhận xét và giải thích
a. Nhận xét
- Năng suất và sản lượng lúa hàng năm đều tăng
- Sản lượng lúa tăng (1.96 lần) nhanh hơn năng suất lúa (1.46 lần) b. Giải thích
- Năng suất lúa ngày càng tăng là do: + Đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất
+ Áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất: giống lúa mới, phân bón, thuốc trừ sâu....
+ Tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật trong nông nghiệp: hệ thống thủy lợi, cơ giới hóa...
- Sản lượng lúa ngày càng tăng là do: + Năng suất lúa tăng.
+ Diện tích gieo trồng tăng
+ Thay đổi cơ cấu mùa vụ, tăng vụ và các chính sách kích thích sản xuất lúa.
Câu 4. Cho bảng số liệu sau :
Diện tích rừng của nước ta thời kì 1943-2005
(Đơn vị tính: triệu ha)
Năm 1943 1980 1990 2000 2005
a. Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi độ che phủ rừng của nước ta thời kì 1943 - 2005 (Diện tích đất tự nhiên nước ta khoảng 33 triệu ha)
b. Qua bảng số liệu và biểu đồ, hãy nhận xét và giải thích về sự thay đổi diện tích và độ che phủ rừng của nước ta thời kì trên.
Trả lời:
a. Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi độ che phủ rừng của nước ta thời kì 1943 – 2005.
* Tính tỉ lệ độ che phủ rừng (%)
Năm 1943 1980 1990 2000 2005
Độ che phủ rừng 43,3 32,1 27,9 35,2 38,2
* Vẽ biểu đồ cột đơn: Yêu cầu chính xác tỉ lệ trên 2 trục; có tên biểu đồ và ghi giá trị trên các cột.
b. Nhận xét và giải thích: * Nhận xét:
- Từ 1943- 2005 cả diện tích lẫn độ che phủ rừng có sự biến động.
- Giai đoạn 1943-1990: cả diện tích rừng và độ che phủ rừng giảm mạnh (giảm 5,1 triệu ha và 15,4%)
- Giai đoạn 1990-2005: diện tích và độ che phủ rừng đang dần được phục hồi (diện tích tăng 3,4 triệu ha, độ che phủ tăng 10,3 %)
* Giải thích:
- Giai đoạn 1943-1990 diện tích rừng giảm mạnh do những nguyên nhân sau:
+ Chiến tranh tàn phá.
+ Nạn du canh du cư, đốt rừng làm nương rẫy của một số dân tộc thiểu số ở vùng núi.
+ Khai thác rừng bừa bãi. + Cháy rừng trong mùa khô.
- Giai đoạn 1990-2005 diện tích rừng và độ che phủ rừng được phục hồi là do:
+ Nhà nước đã ban hành luật bảo vệ và phát triển rừng.
+ Nhà nước có chính sách giao đất giao rừng đến từng hộ dân, chính sách trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 2000- 2010.
Câu 5. Cho bảng số liệu
Sản lượng ngành thủy sản (đơn vị: nghìn tấn)
Năm Tổng số Chia ra Khai thác Nuôi trồng 1990 890,6 728,5 162,1 1995 1584,4 1195,3 389,1 2000 2250,5 1660,9 589,6 2003 2794,6 1828,5 966,1
Dựa vào bảng số liệu trên hãy nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản nước ta thời kì 1990 -2003.
Xử lí số liệu: CƠ CẤU SẢN LƯỢNG THUỶ SẢN CẢ NƯỚC (Đơn vị: %)
Năm Tổng số Khai thác Nuôi trồng
19901995 1995 2000 2003 100,0 100,0 100,0 100,0 81,8 75,4 73,8 65,4 18,2 24,6 26,2 34,6 a. Tình hình sản xuất
- Tổng sản lượng thuỷ sản tăng liên tục (d/c số liệu).
- Sản lượng khai thác và nuôi trồng đều tăng: Khai thác tăng 2,5 lần (d/c số liệu), nuôi trồng tăng 2,7 lần (d/c số liệu).
- Về tốc độ tăng trưởng nuôi trồng nhanh hơn (d/c số liệu).
b. Cơ cấu:
- Khai thác luôn chiếm tỉ trọng lớn hơn nuôi trồng: Có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực. Giảm tỉ trọng của hoạt động khai thác, tăng nhanh tỉ trọng của hoạt động nuôi trồng (d/c số liệu).
- Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng mạnh không những có ý nghĩa lớn trong việc khai thác các tiềm năng về tự nhiên, giải quyết việc làm cho xã hội mà còn có ý nghĩa về bảo vệ tài nguyên và môi trường.
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰPHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP I. CÁC NHÂN TỐ TỰ NHIÊN
- Tài nguyên thiên nhiên nước ta đa dạng tạo cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành.
- Các tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
Ví dụ:
+ Khai thác than đá, sức nước để phát triển điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Khai thác dầu, khí đốt ở thềm lục địa ở Đông Nam Bộ.
+ Khai thác kim loại cung cấp cho công nghiệp luyện kim ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Sự phân bố các loại tài nguyên khác nhau tạo ra các thế mạnh khác nhau của từng vùng.