- Tỉ lệ gia tăng dân số tư nhiên giảm, nhưng mật độ dân số vẫn cao.
5. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
- Hà Nội và Hải Phòng là hai trung tâm công nghiệp và dịch vụ quan trọng nhất - Tam giác kinh tế mạnh: Hà Nội-Hải Phòng- Quảng Ninh.
- Vùng kinh tế trọng điểm là vùng tập trung lớn về công nghiệp và thương mại, dịch vụ nhằm thu hút nhiều nguồn đầu tư trong và ngoài nước, kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, đặc biệt là công nghiệp.
- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm các tỉnh thành phố sau: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu của cả hai vùng ĐBSH và Trung du miền núi Bắc Bộ.
Vùng Bắc Trung Bộ 1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
- Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quãng Bình, Quãng Trị, Thừa Thiên Huế.
- Bắc Trung Bộ là dải đất hẹp ngang, kéo dài từ dãy Tam Điệp đến dãy Bạch Mã, phía Bắc giáp trung du miền núi Bắc Bộ, ĐBSH, phía tây là dãy Trường Sơn Bắc, giáp Lào, phía đông giáp biển Đông, phía nam giáp duyên hải Nam Trung Bộ
- Ý nghĩa của vị trí địa lí:
+ Bắc Trung Bộ là cầu nối giữa Bắc Bộ với miền Nam
+ Bắc Trung Bộ là cửa ngõ ra biển Đông của các nước láng giềng phía tây Trường Sơn, là cửa ngõ của hành lang đông- tây và của tiểu vùng sông Mê Công.
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
- Thiên nhiên có sự phân hóa theo chiều bắc-nam, đông –tây
+ Phân hóa theo chiều Bắc-Nam: thiên nhiên có sự khác nhau giữa phía Bắc và phía Nam dãy Hoành Sơn: rừng và khoáng sản phía Bắc dãy Hoành Sơn lớn hơn so với nam Hoành Sơn. Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng với động Phong Nha (di sản thiên nhiên thế giới) là tài nguyên du lịch quan trọng của phía nam Hoành Sơn
+ Phân hóa đông –tây: Từ tây sang đông, các tỉnh trong vùng đều có núi, gò đồi, đồng bằng, biển và hải đảo.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa mưa chậm dần vào thu đông.
- Vùng giàu có về tài nguyên rừng, tỉ lệ đất lâm nghiệp có rừng ở phía Bắc Hoành Sơn lớn hơn ở phía Nam. Tài nguyên biển dồi dào.
- Khoáng sản có nhiều loại, chủ yếu quặng sắt (Thạch Khê), thiếc (Quỳ Hợp) và vật liệu xây dựng
- Khó khăn: thường xuyên xảy ra thiên tai nặng nề như bão lụt, gió Lào, lũ quét, cát bay, hạn hán.
3. Đặc điểm dân cư xã hội.
- Bắc Trung Bộ là địa bàn cư trú của 25 dân tộc. - Phân bố dân cư có sự khác nhau giữa đông và tây.
+ Người Kinh sinh sống chủ yếu ở đồng bằng ven biển. Hoạt động chính là sản xuất cây lương thực, cây công nghiệp hàng năm, đánh bắt nuôi trồng thủy sản, sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
+ Các dân tộc ít người (Thái, Mường, Tày, Mnông, Bru-Vân Kiều,…) cư trú chủ yếu ở vùng miền núi, gò đồi phía tây với các hoạt động kinh tế chủ yếu: nghề rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, canh tác trên nương rẫy, chăn nuôi trâu, bò đàn,…
- Nguồn lao động dồi dào. Người dân có truyền thống lao động cần cù, dũng cảm, giàu nghị lực trong đấu tranh với thiên tai và giặc ngoại xâm.
- Đời sống dân cư, đặc biệt ở vùng cao, biên giới, hải đảo còn nhiều khó khăn. - Vùng có nhiều di tích lịch sử-văn hóa. Có các di sản văn hóa là cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế.
- Là vùng chịu nhiều hậu quả của chiến tranh, cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế.