Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi địa lý 6;7;8 và 9 hay (Trang 59 - 60)

- Tỉ lệ gia tăng dân số tư nhiên giảm, nhưng mật độ dân số vẫn cao.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Tây Nguyên có địa hình cao nguyên xếp tầng (từ bắc vào nam Tây Nguyên có các cao nguyên Kon Tum, Plây Ku, Đắc Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh)

- Từ Tây Nguyên, có các dòng sông chảy về các vùng lãnh thổ lân cận (chảy về Đông Nam Bộ có sông Đồng Nai, chảy về Duyên Hải Nam Trung Bộ có sông Ba, chảy về phía đông bắc Campuchia có sông Xê Xan, Xrê Pôk). Vì vậy bảo vệ rừng

ở Tây Nguyên là bảo vệ môi trường sinh thái cho các vùng lãnh thổ rộng lớn phía nam đất nước và một phần lưu vực sông Mê Công.

- Tây Nguyên có nhiều tài nguyên thiên nhiên:

+Đất badan: 1,36 triệu ha, (66% đất badan của cả nước), thích hợp với việc trồng cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, bông, chè, dâu tằm.

+Rừng: Diện tích rừng tưn nhiên còn rất nhiều, gần 3 triệu ha ( chiếm 25% diện tích rừng cả nước)

+ Khí hậu: cận xích đạo, khí hậu cao nguyên mát mẻ thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây công nghiệp.

+ Nguồn nước và tiềm năng thủy điện lớn (chiếm khoảng 21% trữ năng thủy điện của cả nước)

+ Khoáng sản: bôxit có trữ lượng vào loại lớn, hơn 3 tỉ tấn

+ Tài nguyên du lịch sinh thái : Khí hậu mát mẻ, nhiều nơi có phong cảnh thiên nhiên đẹp.

+ Khó khăn:mùa khô kéo dài, gây nguy cơ thiếu nước và cháy rừng, chặt phá rừng quá mức và nạn săn bắt động vật hoang dã

3. Đặc điểm dân cư xã hội

- Tây Nguyên là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người (các dân tộc ít người chiếm 30% dân số ở Tây Nguyên). Các dân tộc ít người như Ê-đê, Ba-na, Mnông, … có nhiều nét đặc sắc về văn hóa.

- Tây Nguyên là vùng thưa dân nhất nước, phân bố không đều, trình độ người lao động chưa cao

-Trong nhiều chỉ tiêu phát triển dân cư xã hội, Tây Nguyên vẫn là vùng khó khăn

- Nhờ công cuộc đổi mới , đòi sống dân cư đã được cải thiện đáng kể.

4. Tình hình phát triển kinh tế.a. Nông nghiệp a. Nông nghiệp

- ản xuất cây công nghiệp phát triển khá nhanh. Những cây trồng quan trọng nhất là: cà phê, cao su, chè, hồ tiêu,...

+ Cà phê được trồng nhiều nhất ở Đắc Lắk, ngoài ra còn có ở Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng

+ Cao su được trồng chủ yếu ở Gia Lai, Đắc Lắk + Chè được trồng chủ yếu ở Lâm Đồng, Gia Lai.

- Nhiều địa phương có thâm canh lúa nước, màu lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày.

- Chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò,..) được đẩy mạnh - Trồng hoa, rau quả ôn đới nổi tiếng ở Đà Lạt - Sản xuất lâm nghiệp:

+ Kết hợp khai thác rừng tự nhiên với trồng mới, khoanh nuôi, giao khoán bảo vệ rừng, gắn khai thác với chế biến.

+ Độ che phủ rừng đạt 54,8% (năm 2003)

Một phần của tài liệu giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi địa lý 6;7;8 và 9 hay (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w