1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tìm hiểu về công trình thủy điện thác bà huyện yên bình, tỉnh yên bái

59 443 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 781,95 KB

Nội dung

Cho em xin chân thành cảm ơn các cơ quan ban ngành của huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái, Ban giám đốc Nhà máy thủy điện Thác Bà đã giúp đỡ, cung cấp thông tin cho em trong quá trình tìm tài l

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

DƯƠNG THỊ VUI

TÌM HIỂU VỀ CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN THÁC BÀ

HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2014

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

DƯƠNG THỊ VUI

TÌM HIỂU VỀ CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN THÁC BÀ

HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS Phí Thị Toan

SƠN LA, NĂM 2014

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của ThS

Phí Thị Toan – cô đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo cho em để khóa luận có thể hoàn

thành có chất lượng và đúng thời hạn

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô trong khoa Sử Địa, các phòng ban của nhà trường đã tạo điều kiện giúp đỡ cho em trong suốt quá trình nghiên cứu khoá luận Cho em xin chân thành cảm ơn các cơ quan ban ngành của huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái, Ban giám đốc Nhà máy thủy điện Thác Bà đã giúp đỡ, cung cấp thông tin cho em trong quá trình tìm tài liệu nghiên cứu Đồng thời, Em xin cảm ơn giáo viên chủ nhiệm và các bạn sinh viên trong lớp K51 – ĐHSP Sử Địa đã động viên, giúp đỡ em hoàn thành tốt khóa luận này

Sơn La, tháng 5 năm 2014

Tác giả

Dương Thị Vui

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn khóa luận 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và đóng góp của khóa luận 3

4 Cơ sở tư liệu và phương pháp nghiên cứu 3

5 Kết cấu củ a khóa luận 4

Chương 1:KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN YÊN BÌNH TỈNH YÊN BÁI 5

1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 5

1.2 Đặc điểm về kinh tế xã hội 7

1.3 Truyền thống lịch sử 11

1.4 Chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc xây dựng nhà máy thủy điện Thác Bà 14

Chương 2: QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN THÁC BÀ 21

2.1 Quá trình xây dựng nhà máy thủy điện Thác Bà 21

2.2 Hoạt động của nhà máy thủy điện Thác Bà 25

2.2.1 Hoạt động của nhà máy trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ năm 1971 – 1975 25

2.2.2 Hoạt động của nhà máy thời kì quá độ cả nước đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội từ 1975 – 1986 29

2.3 Hoạt động của nhà máy thủy điện Thác Bà thời kì đất nước thực hiện công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay 30

Chương 3: VAI TRÕ CỦA NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN THÁC BÀ ĐỐI VỚI CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC 37

3.1 Thủy điện Thác Bà – công trình đầu tiên của ngành thủy điện Việt Nam 37

3.2 Vai trò của nhà máy thủy điện Thác Bà đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước 40

3.2.1 Đối với huyện Yên Bình 40

3.2.2 Đối với cả nước 42

KẾT LUẬN 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn khóa luận

Đất nước ta đang ở trong thời kì đổi mới – thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã

hô ̣i Do đó, sự phát triển kinh tế , xã hội, khoa học kĩ thuâ ̣t đă ̣t ra yêu cầu ngày càng cao, đă ̣c biê ̣t đối với ngành công nghiê ̣p Dựa vào ưu thế một quốc gia có

hê ̣ thống sông ngòi dày đă ̣c như Viê ̣t Nam , tạo điều kiện cho nước ta nhiều tiềm năng phát triển công nghiê ̣p năng lượng, đă ̣c biê ̣t là thủy điê ̣n

Thực hiê ̣n Nghi ̣ quyết Đa ̣i hô ̣i Đảng toàn quốc lần thứ III (từ ngày 5 đến ngày 10/9/1960), xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc , đấu tranh giải phóng

Miền Nam thống nhất đất nước Với chủ trương “Điện phải đi trước một bước ”,

Đảng và nhà nước đã quyết đi ̣nh xây dựng nhà máy thủy điê ̣n Thác Bà – đứa con đầu lòng của ngành thủy điê ̣n Viê ̣t Nam , thuộc huyê ̣n Yên Bình , Tỉnh Yên Bái Đây là công trình trọng điểm quốc gia , có tầm chiến lược quan trọng , thể hiê ̣n sự đúng đắn của Đảng , Nhà nước trong việc xây dựn g và phát triển thủy điê ̣n Đồng thời, có vai trò nhằm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ nhất của nước ta (1961 – 1965), là nền móng cơ sở vật chất, kĩ thuật cho công cuô ̣c xây dựng Chủ nghĩa xã hội của đ ất nước, ra sức đẩy ma ̣nh nền kinh tế, xã hội phát triển , đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế do hâ ̣u quả chiến tranh để lại Trong quá trình xây dựng và hoa ̣t động, nhà máy thủy điện Thác Bà gặp nhiều khó khăn về cơ sở vâ ̣t chất, chiến tranh tàn phá, nhưng được sự giúp đỡ của Liên Xô công trình đã hoàn thành với công suất thiết kế 108 MW, sản lượng bình quân là 400 triê ̣u KWh/năm, mở đầu cho ngành năng lượng điê ̣n ở Viê ̣t Nam Công trình thủy điện ấy là kết quả của mối quan hê ̣ đă ̣c biê ̣t Viê ̣t Nam – Liên Xô, nâng cao tình hữu nghi ̣ Viê ̣t – Xô lên tầm cao hơn

Tuy nhiên, đến nay hầu hết những nghiên cứu về công trình này vẫn còn ít

và hạn chế, chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ và hoàn chỉnh về nhà máy thủy điện Thác Bà một cách hệ thống , toàn diện, chưa đi sâu vào nghiên cứu quá trình hình thành , vị trí và vai trò của công trình đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Vì vậy việc nghiên cứu công trình thủy điện Thác Bà

mô ̣t cách chi tiết, cụ thể đang là vấn đề cấp thiết được đặt ra hiện nay

Trang 6

Do đó , tôi quyết đi ̣nh chọn vấn đề “ Tìm hiểu về công trình thủy điện Thác Bà huyệ n Yên Bình , tỉnh Yên Bái” là m khóa luận

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nhà máy thủy điện Thác Bà là đứa con đầu lòng của nghành thủy điện Việt Nam Là nhà máy thủy điện được xây dựng đầu tiên ở miền Bắc nước ta trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội Vì sự an toàn của công trình , cho đến nay một số tài liệu quan trọng về nhà máy còn được giữ bí mật chưa được công bố Thế nhưng trong nửa thế kỉ vừa qua nhiều tác phẩm và công trình nghiên cứu khoa học về công trình thủy điện Thác Bà đã được công bố như:

+ Cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Bình” của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái, đã khái quát toàn bộ sự lãnh đạo của Đảng đối với Yên Bình- Yên Bái trong suốt quá trình từ khi khởi công xây dựng đến khi hoàn thành

+ Cuốn “25 Năm nhà máy thủy điện Thác Bà” – nhiều tác giả đã khái quát lại chặng đường từ khi xây dựng đến khi đi vào hoạt động của nhà máy cùng với bao thăng trầm của lịch sử

+ Công trình: “Nghiên cứu khai thác hợp lý tiềm năng Hồ Thác Bà” của

Ts Vũ Tuấn Cảnh – 2004

+ Công trình “Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vùng Hồ Thác Bà , Yên Bái gắn với phát triển du lịch , những vấn đề đặt ra từ góc nhìn quản lý văn hóa” của Ts Lê Thu Phươ ̣ng, Công đoàn văn hóa và du li ̣ch tỉnh Yên Bái

Các công trình trên tuy đã đề cập đến Nhà máy thủy điện Thác Bà dưới những khía cạnh, góc độ khác nhau như: Kinh tế, xã hội, du lịch … Thế nhưng, cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến công trình thủy điện Thác Bà một cách cụ thể chi tiết, trình tự và hệ thống về quá trình xây dựng

và phát triển của nhà máy thủy điện Thác Bà nhiều vấn đề khoa học vẫn chưa được làm rõ cụ thể như:

+ Vị trí, vai trò của nhà máy thủy điện Thác Bà trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta hiện nay

+ Tác động của Thủy điện Thác Bà đối với môi trường khí hậu ở khu vực Đông Bắc nước ta

Trang 7

+ Vấn đề di dân lòng hồ sông Chảy: bài học và kinh nghiệm…

Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên đã góp phần giúp cho chúng tôi tiếp tục định hướng nghiên cứu đi sâu làm rõ những vấn đề mà trong các công trình trước chưa có điều kiện thực hiện; đồng thời nó là nguồn tài liệu cho chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu đề tài này

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và đóng góp của khóa luận

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Quá trình xây dựng và hoạt động của công trình thủy điện Thác Bà huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Khóa luận đã sử dụng nhiều nguồn tài liệu về nhà máy thủy điện Thác Bà

và tỉnh Yên Bái để làm rõ toàn bộ quá trình chuẩn bị, khởi công xây dựng và

hoạt động của Nhà máy Thủy điện Thác Bà Đóng góp của nhà máy thủy điện Thác Bà trong việc cung cấp nguồn năng lượng điện phát triển kinh tế - xã hội

và các nguồn lợi khác

3.3 Đóng góp của khóa luận

Khóa luận góp phần bổ sung nguồn tài liệu nghiên cứu về Thác Bà nói riêng và vùng kinh tế Đông Bắc nói chung

Qua khóa luận góp phần làm phong phú thêm lí luận về Công nghiệp hóa

Xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay Đồng thời đề tài này cũng góp phần làm

rõ và khẳng định vai trò sứ mệnh của giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kì xây dựng Xã hội chủ nghĩa ở nước ta

Khóa luận còn góp phần củng cố, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước Việt Nam – Liên Bang Nga trong giai đoạn hiện nay

4 Cơ sở tư liệu và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của khóa luận, tôi dùng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, có sự kết hợp với phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu, diễn giải…

Trang 8

5 Kết cấu cu ̉ a khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luâ ̣n, tài liệu tham khảo , phụ lục, khóa luận được kết cấu thành ba chương:

Chương 1: Khái quát chung về lịch sử huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

Chương 2: Quá trình xây dựng và hoạt động của công trình thủy điện Thác Bà

Chương 3: Vai trò của nhà máy thủy điê ̣n Thác Bà đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước

Trang 9

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN YÊN BÌNH

TỈNH YÊN BÁI

1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Yên Bình là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Nam tỉnh Yên Bái Trung tâm huyện cách thành phố Yên Bái 8 km về phía Đông Nam, cách thủ đô

Hà Nội 170 km Huyện có diện tích tự nhiên là 762,18 km2

bao kín ba mặt hồ Thác Bà, phía Bắc giáp huyện Lục Yên; phía Tây là Văn Yên, Trấn yên, thành phố Yên Bái, phía Nam là tỉnh Phú Thọ và phía Đông giáp tỉnh Tuyên Quang Trên địa bàn có quốc lộ 70 từ Hà Nội đi Yên Bái và đi Lào Cai chạy qua trung tâm và một số xã của huyện

Về địa lý, Yên Bình nằm trong một khu đồi và núi thấp rộng lớn thuộc thung lũng sông Chảy Ở đây ít có đỉnh núi cao trên 1000 m mà chỉ sàn sàn

500 – 600 m Sự giảm độ cao đột ngột này được giải thích bằng việc đo địa khối nâng lên và là nhân cấu trúc của toàn miền Đông Bắc được cấu tạo chủ yếu bằng đá phiến, đá cát kết, đá phiến kết tinh và các đá biến chất khác đã trải qua một thời kì bóc mòn lâu dài nên đỉnh núi đã bị san bằng và sườn không còn độ dốc nữa Có thể bắt gặp những dãy núi đá vôi có khi hóa thạch thành đá hoa ven sông Chảy Ở một số vùng có những khoảng đất rất rộng bao gồm gò đồi thấp và nhiều mặt bằng thung lũng được khai thác thành nương ngô hoặc ruộng lúa Phía chân trời, núi khép kín lại với các khoảng rừng rậm rạp, làm cho sự giao lưu trong vùng tương đối khó khăn Từ thung lũng sông Chảy muốn ra thung lũng sông Hồng phải vượt qua dãy Con Voi có

độ cao trung bình trên 1000 m Trong phạm vi của huyện đáng kể nhất chỉ có núi Biền Sơn, ở cách lị sở phủ Yên Bình 5 dặm về phía Đông, hai ngọn song song nổi cao theo một dãy, trên có đền thờ Cao Vương

Đặc trưng khí hậu của huyện là nhiệt đới gió mùa ẩm, thay đổi trong nhiều mùa Bên cạnh những thuận lợi lớn làm cho các giống loài phát triển nhanh chóng và phong phú, tạo nên tính đa dạng sinh học trong vùng, địa phương còn

Trang 10

gánh chịu nhiều hậu quả do đặc điểm thời tiết gây ra Mùa đông, nhiều đợt rét buốt tràn về, gây ra sương muối tác hại cho cây trồng, vật nuôi và sức khỏe con người Mùa hè, tuy bão tố không ảnh hưởng nhưng gió lốc thường xuất hiện, tàn phá mùa màng và nhà cửa

Chế độ thủy văn của huyện đặc biệt phong phú nhờ có sông Chảy, hồ Thác

Bà cùng hệ thống sông suối dày đặc

Sông Chảy là một phụ lưu lớn của sông Lô còn gọi là Trôi Thủy hoặc sông Đạo Ngạn, hàng năm sông Chảy vận chuyển 5,3 tỷ m3

nước từ Minh Chuẩn (Lục Yên) qua hồ Thác Bà tới Hán Đà với nhiều ghềnh thác tạo nguồn thủy năng lớn

“Hồ Thác Bà có diện tích 23.400 ha, trong đó mặt nước chiếm tới 19.000

ha, còn lại là 1.300 hòn đảo lớn nhỏ, chiều dài hồ là 80 km, chiều rộng từ 5 – 15

km, sâu từ 15 – 34 m, chứa được 3 – 3,9 tỷ mét khối nước Ngoài sông Chảy còn

có hệ thống sông ngòi lớn nhỏ đổ vào hồ như ngòi Hành, ngòi Tráng, ngói Bích

Đà, ngòi Lòi, ngòi Dầu, ngòi Cát, ngòi Úc, ngòi Biệc…chứa lượng phù sa và thức ăn cho thủy sinh vật phát triển Hồ có 130 loài cá tự nhiên có giá trị kinh tế cao (Trôi, Chép, Măng, Ngão, Quả, Vền, Nhưng, Ngạnh, Chiên, Lăng, Quất, Bống Tượng…), tạo nguồn đặc sản xuất khẩu (Ba Ba, Trê Phi, Trê lai, Lươn, Ếch)” [1, tr.13] Hơn thế nữa hồ Thác Bà có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường, làm giảm nhiệt độ mùa hè xuống 1 – 20C, tăng độ ẩm tuyệt đối mùa khô lên 20% và lượng mưa từ 1700 mm lên 2000 mm, tạo điều kiện cho thảm thực vật xanh tốt thích nghi cho nghề trồng chè năng suốt cao Đây còn là nguồn thủy năng đối với nhà máy thủy điện Thác Bà công suất 108.000 KW/h

Cũng cần phải thấy một điểm đặc sắc của vùng thung lũng sông Chảy là mạng lưới sông ngòi dày đặc khiến cho địa hình bị chia cắt dữ dội Vào mùa mưa, nước ồ ạt từ các núi chảy tràn xuống các sông suối làm nước lũ lên rất đột ngột Khi mùa khô hanh đến, nhiều suối nhỏ bị khô hạn, trơ lại đá tảng và cuội sỏi

Yên Bình là một huyện có nhiều tiềm năng về rừng và khoáng sản Trên dãy Con Voi, núi Ngàng, núi Yến vừa có nhiều gỗ quý và muông thú như Lát (Xuân Long, Bạch Hà), Nghiến (Tích Cốc, Cảm Nhân), Đinh, Lim, Sến, Táu

Trang 11

(Tân Nguyên, Bảo Ái, Tân Hương), Lim xanh (Hán Đà) cùng Hươu, Nai, Khỉ, Lợn rừng, Hổ, Gấu, Gà lôi, Khiếu, Vẹt, Gâu Hệ thống đồi gò thích hợp cho việc trồng chè, cà phê, bồ đề Các dãy núi đá vôi là nguồn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất vôi, xi măng và đá xây dựng Ngoài ra còn có cao lanh, đá Fenfat, đất sét ở Đại Minh và mỏ đá quý ở nhiều nơi Tài nguyên đất gồm hệ đất phù sa hình thành trên trầm tích sông suối bồi đắp và hệ đất phát triển trên nền địa chất

đa dạng ở các địa hình miền đồi núi

Thị trấn Yên Bình nằm trên quốc lộ 70 song song với sông Chảy, xuôi xuống Đoan Hùng (Phú Thọ) và ngược lên Lục Yên, quốc lộ nối huyện lỵ với thị xã Yên Bái dài 13 km Hệ thống đường phía Đông hồ Thác Bà được hình thành từ công trường Đỏ của những năm 70, theo thiết kế toàn tuyến dài 61 km, là mạch máu giao thông nối liền hạ huyện với thượng huyện Đường náy xuất phát từ thị trấn Thác Bà đi qua Vĩnh Kiên, Vũ Linh, Phúc An, Yên Thành, Xuân Lai, Mỹ Gia, Cảm Nhân, Ngọc Chấn, Xuân Long nối liền với Minh Tiến (Lục Yên)

Đường hồ Thác Bà bị chia cắt nhiều bởi nó phải đi qua nhiều khe suối cũng như các eo hồ ở Phúc An, Yên Thành

1.2 Đặc điểm về dân cƣ và kinh tế xã hội

Huyện Yên Bình có 23 xã và 2 thị Trấn (Yên Bình, Thác Bà), dân số 96.442 người (1/4/1999) gồm 5 dân tộc anh em cùng chung sống Nằm giữa giao điểm trung du – núi rừng Tây Bắc và cửa ngõ của tỉnh Yên Bái, huyện Yên Bình có một vị trí trọng yếu về kinh tế, chính trị, quân sự và văn hóa của tỉnh Yên Bái

Là địa phương có nhiều lợi thế so sánh về vị trí địa lý, là đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng của tỉnh Yên Bái và Lào Cai với Hà Nội, đó là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế dịch vụ Huyện có nhiều tiềm năng về khoáng sản, có thể phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp như đất đai, thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loại cây trồng công nghiệp, cây ăn quả có múi, cây lương thực và nhiều điều kiện tốt để phát triển chăn nuôi đại gia súc, nuôi trồng thủy sản

Trang 12

Trước hết, trong công nghiệp và thủ công nghiệp đã có nền tảng và hứa hẹn cho một tiềm năng tiềm tàng “Nhà máy thủy điện Thác Bà hòa chung vào mạng lưới điện quốc gia, hàng năm sản xuất được 420 triệu KW/h Nhà máy xi măng Phú Thịnh mỗi năm cung cấp được 5,5 vạn tấn Công ty chế biến chè – cà phê Văn Hưng sản xuất được 1500 tấn chè khô xuất khẩu trên một năm Tiền thu về do khai thác quý cũng đạt 1000 triệu/năm Sản phẩm tiểu thủ công nghiệp đạt tới con số 7.000 triệu/năm (1 triệu viên gạch nung, 500 tấn vôi, 120.000m3

đá, 12.000m3

cát, 1.000m3 sỏi, 16 tấn sản phẩm cơ khí, 350 tấn chè sơ chế, xay xát 15.000 tấn lương thực) Hệ thống cấp nước sinh hoạt của thị trấn Yên Bình công suất 11.500m3/ngày đang được hoàn chỉnh”.[1, tr.15]

Lâm nghiệp được tập trung vào việc khoanh nuôi bảo vệ rừng trồng ở khu vực các núi Cao Biền, Chàng Rể, Thái Bảo, Ngàng, Yến (rừng hỗn giao gồm đinh, lim, sến, táu, chò chỉ, trám, lát, dổi, ràng ràng, mỡ, keo); hạn chế trồng rừng bồ đề thuần loại, khuyến khích trồng tre, vầu, luồng Thanh Hóa Phấn đấu mỗi năm trồng mới 1.500ha rừng trong đó có từ 300 – 500 ha rừng quế, trọng điểm là sườn Cao Biền giáp hồ Thác Bà Trên địa bàn huyện có hai lâm trường (Yên Bình, Thác Bà) thu hút hàng trăm lao động

Nông nghiệp là thế mạnh, thu hút tới 90% dân cư trên địa bàn của huyện Theo Đại Nam nhất thống chí thì từ xa xưa, cư dân của Châu Thu và Châu Lục Yên hàng năm cứ đến tháng 4, tháng 5 gieo mạ; tháng 6, tháng 7 cấy và gặt vào tháng 10, tháng 11 Nhà nông thường xem ngày 8 – 4 có mưa hay không để xếp đặt công việc làm ruộng cũng có phần ứng nghiệm Có câu ngạn ngữ cho rằng:

“mồng 8 tháng 4 không mưa, ruộng trũng đừng bừa đi phát ruộng cao”

Hiện tại, “toàn huyện có 4.300 ha trồng lúa (2.010 ha vụ đông xuân, 2.290

ha vụ mùa), bình quân mỗi người 200 m2

cày cấy, phần lớn là ruộng chằm thụt

Để đạt năng suất trên 8 tấn thóc/1 hecsta, sản lượng trên 28.000 tấn lương thực, bình quân 260 kg/người/năm, Yên Bình phải thực thi nhiều giải pháp, trong đó

có việc chuyển 450 ha 1 vụ thành 2 vụ, nâng cấp hệ thống thủy lợi vùng trọng điểm lúa (Vũ Linh, Bạch Hà, Vĩnh Kiên, Yên Bình) xây dựng thêm hệ thống thủy lợi, ngòi Lẵn (Xuân Long), ngòi Nhàn (Bảo Ái), Đát Hùng (Cảm Nhân)

Trang 13

Đồng thời, huyện đặc biệt quan tâm thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển, trồng mới mỗi năm hàng trăm héc ta cà phê sang các xã phía đông hồ Thác Bà (Mỹ Gia, Xuân Lai, Phúc An, Yên Thành) mở rộng vùng cây ăn quả đặc sản như bưởi, quýt (Đại Minh, Hán Đà), cải tạo chè cỗi, thâm canh đạt năng suất trên 5 tấn chè búp/ha/năm.”[1,tr.17]

Nông nghiệp cuốc xới đã xuất hiện ở Yên Bình từ hàng nghìn năm trước đây Khi đó, cư dân cư trú ở các rìa đồi ven ngòi suối và sông Chảy, dùng đá cuội ghè đẽo thành các vật giống hình rìu và vật nhọn để chặt cây băm đất, tra

lỗ, thịt thú rừng tạo ra văn hóa hậu kỳ đá cũ – còn gọi là văn hóa Sơn Vi Dần dần các lớp cư dân tiếp theo đã biết chế tác và mài các công cụ thành rìu và bôn, dấu vết còn lại ở nhiều nơi như Đồng Căng, Mỹ Gia, Thôn Phạ, Ngòi Chân, Cảm Nhân, Ngòi Dù, Cầu Biệc, Làng Nồi, Phúc Ninh, Vũ Linh, Hồng Bàng, Đại Đồng, Loan Phượng… trong các hang động như Nậm Tốc Lù – còn gọi là hang Dơi ở Cảm Nhân nằm trên núi đá vôi, theo hướng bắc nam ở độ cao 50 m

so với mặt thung lũng, các công cụ của người xưa cũng để lại khá nhiều Đây là thời kỳ mà lịch sử gọi là thời kỳ đá mới

Cùng với việc chế tác công cụ bằng đá ngày càng đạt đến đỉnh cao, cư dân Yên Bình đã tìm ra kỹ thuật luyện kim để chế tác công cụ bằng đồng, thúc đẩy

sự ra đời và phát triển của văn minh sông Hồng – nền văn minh cổ nhất của người Việt, cách ngày nay chừng 3500 – 4000 năm Tại một quả gò tại xã Mông Sơn cũ và tại vùng lòng hồ, đã phát hiện hai trống đồng thuộc loại hình Đông Sơn, tại xã Đại Đồng tìm được khuôn đúc tiền bằng đồng… Lúc này, cư dân đã rời hang động, khai thác đất đai ven sông và các xã ven hồ đầm để canh tác Biết bao thế hệ đồng bào các dân tộc đã chung lưng đấu cật khai phá núi đồi để lập nên các bản làng, cánh đồng bát ngát, phì nhiêu

Người kinh chiếm khoảng 62% cư dân của huyện, cư trú chủ yếu ở các xã vùng thấp, thị tứ và thị trấn, sống bằng nghề trồng trọt, buôn bán, thợ thủ công, công nhân viên chức trong các cơ quan nhà nước, các xí nghiệp và lâm trường Họ đến địa phương muộn nhất từ thế kỷ XII, mang theo những đặc trưng văn

Trang 14

hóa của miền châu thổ đồng bằng và trung du Bắc Bộ; dựng nhiều đình, đền để thờ người có công với nước và xóm làng

Người Tày chiếm 16,5% dân số, chủ yếu sống bằng trồng trọt, chăn nuôi, khia thác lâm sản Kho tàng văn hóa dân gian và tập tục có nhiều nét đặc trưng

Với trường ca vượt biển (khảm hải), ngày hội xuống đồng (lồng tồng), những

điệu xòe (nhạc, khăn, kiếm, lăn đàn tính) cùng tấm áo tứ thân, năm thân; váy lửng, thắt lưng, khăn đội đầu nhuộm chàm của người phụ nữ… đã chứng tỏ họ

là cư dân bản địa từ hàng ngàn năm trở lại đây là một trong những dân tộc có mặt đầu tiên ở vùng lưu vực sông Chảy

Người Dao chiếm 12% di cư đến địa phương khoảng 900 năm, sống tập trung ở vùng núi thấp hoặc dọc theo các suối, tổ chức thành các bản riêng ở rải rác các xã, trong đó tập trung đông ở các xã giáp với Lục Yên Họ có kho tàng truyện cổ cùng hệ thống các bài hát giao duyên, hát đám cưới hết sức phong phú Phần lớn sinh sống nhờ làm nương rẫy

Người Sán Chay (Cao Lan) chiếm 6% di cư đến địa phương khoảng 400 năm, cư trú ở 8 xã trong huyện, thành thạo trồng lúa nước mặc dù kinh tế nương rẫy vấn chiếm vị trí quan trọng đối với họ

Người Nùng chiếm gần 3% di cư từ vùng Vân Nam – Trung Quốc đến địa phương khoảng 200 – 300 năm, ngoài lúa nước và nương rẫy họ còn trồng bông, trồng chàm, kéo sợi, dệt vải, rèn đúc, đan lát và làm đồ mộc

Ngoài ra, ở Yên Bình có một số thành phần dân tộc ít người khác cùng sinh sống

Về tôn giáo, tín ngưỡng: cư dân trên đất Yên Bình chịu ảnh hưởng của các

loại tôn giáo sớm muộn có khác nhau Đạo phật có ảnh hưởng mạnh tới địa

phương sớm nhất vào thời Trần Đến thế kỷ XVII, khi Vũ Văn Mật mở trường

dạy học và lập văn chỉ ở Đại Đồng thì đạo Khổng mới bắt đầu tràn vào Yên

Bình Người Tày thờ Khổng Tử tại bàn thờ tổ tiên cùng với Phật bà Quan âm trong nhà hoặc xây dựng các điện phật trên đỉnh đèo có bóng cây râm mát, tĩnh mịch Người Dao rất tôn sùng đạo Lão

Trang 15

Đạo Thiên Chúa đặt chân đến đất Yên Bình từ năm 1647 khi Linh mục Gabral lập nhà thờ ở Đại Đồng Trải qua một quá trình khá dài, giáo xứ Yên Bình đã lập nên xứ đạo Vật Lẩm có 22 họ giáo và xứ đạo Đồng Lạng có 6 họ giáo Hiện tại đạo Thiên Chúa tập trung ở một số xã hạ huyện và dọc quốc lộ 70 Tính hết năm 1997, toàn huyện có 9166 giáo dân (1880 hộ) chia thành 9 họ giáo

có 7 nhà phòng, 9 nhà thờ

1.3 Truyền thống lịch sử

Vùng đất Yên Bình giàu đẹp Nhân dân các dân tộc trong huyện cần cù lao động, giàu truyền thống yêu nước và cách mạng Đó là những tiền đề quan trọng cho những chặng đường đấu tranh cách mạng, xây dựng và phát triển đất nước trong những giai đoạn tiếp theo

Huyện Yên Bình xưa kia là một vùng của nước Văn Lang, rồi thuộc Tượng Quận, Giao Chỉ Vào thời Trần, huyện Yên Bình ngày nay là trại Thu Vật thuộc châu Tuyên Quang Sang thời Lê, được nâng cấp thành châu lệ vào phủ Yên Bình, trấn Tuyên Quang Một thời của châu Thu Vật được ghi đậm nét trong Đại Việt sử ký toàn thư, Kiến văn tiểu lục, Lịch triều hiến chương loại chí, Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam nhất thống chí Suốt hai thế kỷ XVII – XVIII, Đại Đồng trở thành trấn lỵ khi Gia Quốc Công Vũ Văn Mật nối quyền cai trị Theo Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép: “khôn khéo Nhờ có tài linh dinh của anh

em họ Vũ, xứ Đại Đồng trở thành một miền trù mật Nhân dân các trấn miền xuôi trốn loạn đến đó làm ăn rất đông Đồng thời nhiều thương nhân đến đay buôn bán lâm sản”

Khi đó, Nguyễn Hãng đã mô tả phong cảnh Đại Đồng như sau:

“ Chưng xem:

Đặc khí thiêng liêng

Nhiều nơi thanh lạ

Non Xuân Sơn cao thấp triều tây

Sông Trôi Thủy quanh co nhiễu tả

Nghìn tây chìa cánh phượng, dựng thuở hư không

Thành nước uốn hình rồng, dài cùng dãy đá

Trang 16

Đùn đùn non yên ngựa, mấy trượng khỏe thế kim thang

Cuồn cuộn thác Con Voi, chín khúc bền hình quan tỏa”

Toàn bộ diện mạo Phố Cát – Đại Đồng đã hiện với lâu đài kề nước; hây

hây ngõ hạnh tường đào quanh đền thờ Vũ Văn Uyên, họp khách bốn phương

ra nơi thành thị, ô dù ngựa xe dong đường thiên lý, đủng đỉnh núi thơ, bầu rượu, khắp nơi ca xướng thái bình Nói về thời kỳ này, sách Đại Nam nhất thống chí

đã ghi nhận: “Phố Đại Đồng người đông, hàng nhiều, buôn bán tấp nập, gạo trắng nước trong, cũng là nơi đô hội” [1; tr.8]

Trong ký ức dân gian cũng lưu lại bóng dáng của Yên Bình ngày xưa: Nhiều tiền chợ Ngọc chợ Ngà

Ít tiền lơ lửng Thác Bà, Thác Ông

Muốn ăn gạo trắng nước trong

Thì lên Phố Cát Đại Đồng cùng anh

Nhiều tiền thì buôn sông Cả

Ít tiền buôn ngả sông Thao

Chẳng có đồng nào thì về sông Chảy…

Trong quá trình lao động sản xuất, người dân Yên Bình đã tạo ra nhiều đặc sản nổi tiếng khắp vùng: Cam An Thọ, cọ Đông Lý,Lúa Bạch Hà, gà Linh Môn,Cơm làng Má, cá Đào Kiều

Đồng ruộng phì nhiêu, đất đai màu mỡ, con người giàu kinh nghiệm thâm canh lúa nước Tự bao đời nay người dân thạo đắp phai, làm cọn để đưa đất vào ruộng, đào ao nuôi cá, phát nương trồng lúa để trợ vụ Những khi nông nhàn lại đan lát, dệt vải, làm vườn, đánh cá, trổ bè hoặc giao lưu giữa vùng này với vùng khác Những câu ca dao của người Tày từ bao đời nay như bảo lưu những kỷ vật

và một thời buôn bán tấp nập: Làng Múc khai cuôi, Làng nồi khai bẳng, Tổng tâm khai mắc chanh, Bình Hanh khai mằn bủng

Ngoài ra, huyện Yên Bình còn là vùng đất giàu truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc

Sống dưới ách thống trị tàn bạo của thực dân, phong kiến, nhân dân các dân tộc Yên Bình không cam chịu cuộc sống đọa đày như kiếp trâu ngựa Họ

Trang 17

vẫn vô cùng tự hào đã từng đứng trong đội quân của Chiêu Văn Vương, Trần Nhật Duật giữ trại Thu Vật trước cuộc xâm lăng của giặc Nguyên – Mông Thời

Lê – Mạc, khi cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều diễn ra dữ dội, anh em Vũ Văn Uyên – Vũ Văn Mật đã từ Khau Bầu – Đại Đồng đứng dậy giết tên tri phủ gian

ác xưng là Gia Quốc Công, quy phục nhà Lê, chống lại nhà Mạc, được phong làm Yên Tây Vương, trấn giữ phủ Yên Bình, dựng nên thành cổ Bắc Pha, thành

cổ Cát Tường, để lại bao niềm tự hào trong lòng nhân dân:

Việt Bắc, Biều thành thiên cổ tại

Đại Đồng, Vũ miếu vạn dân chiêm

(Thành Bầu Việt Bắc ngàn năm vững

Miếu Vũ Đại Đồng vạn dân thờ)

Khi thực dân Pháp đặt chân lên mảnh đất quê hương, nhân dân các dân tộc Yên Bình đã đứng dậy chiến đấu trong đội quân của Nguyên Quang Bích, Nguyễn Văn Giáp vô cùng dũng cảm lập nên biết bao chiến công vang dội Trong cuộc khởi nghĩa Giáp Dần (1914), nhân dân các dân tộc Tày, Dao của huyện đã sát cánh cùng các thủ lĩnh Triệu Tiến Trên, Triệu Tài Lộc chiến đấu trên một vùng rộng lớn, làm cho kẻ thù vô cùng lúng túng

Sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại, nhà giáo Vũ Dương vốn là Đảng Viên Việt Nam Quốc Dân Đảng, từng tham gia cuộc nổi dậy ở Vĩnh Bảo (Hải Phòng) đã lên Yên Bình tiếp tục hoạt động Ông chịu ảnh hưởng sâu sắc của Đảng cộng sản Đông Dương, đứng ra tổ chức phong trào truyền bá chữ quốc ngữ sâu rộng trong huyện, tuyên truyền được hàng chục nhà giáo và hàng trăm học trò cùng tham gia Nhiều gia đình đã tự nguyện dành nhà cho lớp học và nuôi thầy Thông qua việc dạy học, các nhà giáo đã bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc cho mọi người Nhiều học trò sau này đã trở thành cán

bộ, đảng viên Đảng cộng sản Đông Dương Nhà giáo Vũ Dương trở thành người đầu tiên gây mầm cách mạng cho đất Yên Bình

Đồng thời, nhân dân các dân tộc huyện Yên Bình cùng với nhân dân cả nước đoàn kết đấu tranh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chống thực dân xâm lược tiến tới giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước

Trang 18

Như vậy, Yên Bình là nơi giàu truyền thống lịch sử văn hóa, yêu nước,

cách mạng, nơi có những tiềm năng, nguồn lực dồi dào cho sự phát triển kinh tế

1.4 Chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc xây dựng nhà máy thủy điện Thác Bà

Năm 1954 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta giành được thắng lợi, nhân dân miền Bắc bắt tay vào công cuộc khôi phục, hàn gắn vết thương chiến tranh, cải tạo nền kinh tế đi lên Chủ nghĩa xã hội Xuất phát từ quan điểm “Điện phải đi trước một bước”, Đảng và nhà nước ta đã có chủ trương xây dựng các nhà máy điện nhằm cung cấp điện năng phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Góp phần chi viện cho miền Nam đánh thắng Mỹ, ngụy tiến tới thống nhất đất nước Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III tháng 9 năm 1960, Trung ương Đảng

và chính phủ đã quyết định xây dựng nhà máy thủy điện Thác Bà trên dòng sông Chảy, thuộc địa bàn huyện Yên Bình – tỉnh Yên Bái Với công suất thiết kế ban đầu là 180MW, với 3 tổ máy sản lượng bình quân hàng năm đạt khoảng 400triệu KWh Nhà máy thủy điện Thác Bà là công trình thủy điện lớn đầu tiên của Việt Nam với sự giúp đỡ của nhà nước Liên Xô (cũ) Đây là công trình có ý nghĩa lớn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái nói riêng và của vùng Tây Bắc nói chung, đồng thời đây cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội

Đây là một vinh dự lớn, nhưng cũng là trách nhiệm nặng nề Việc giải phóng lòng hồ, di chuyển từ nơi ở cũ đến nơi ở mới của hàng ngàn hộ dân là công việc lớn và hết sức khó khăn phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, đời sống, tâm tư, tình cảm, phog tục tập quán của nhân dân các dân tộc, các tôn giáo trong vùng lòng hồ Xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái đã phối hợp chặt chẽ với Ban chuyển dân của tỉnh và các ban, ngành hữu quan tiến hành điều tra, khảo sát, nắm bắt tình hình, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân vùng lòng hồ, từ

đó lập kế hoạch cụ thể tham mưu cho Tỉnh ủy trong việc di dân

Trang 19

Nằm ven sông Chảy, Yên Bình và hạ lưu huyện Lục Yên là một vùng đất phì nhiêu được thiên nhiên ưu đãi cùng với sự cần cù, sáng tạo của con người dân nơi đây đã tạo nên một vùng quê trù phú Đất đai màu mỡ cùng với trình độ thâm canh cao đã đưa năng suất và sản lượng lương thực của vùng đứng đầu tỉnh Ngoài giá trị cao trong sản xuất nông nghiệp thì nghề rừng cũng chiếm một vị trí quan trọng trong thu nhập của người dân vùng lòng hồ, có nơi chiếm tới 50% Yên Bình là nơi đạo công giáo đến khá sớm (thế kỉ XVIII), đồng thời cũng

là nơi tập trung số giáo dân đông nhất tỉnh (chiếm 70% số giáo dân toàn tỉnh) Khi ta có chủ trương chuyển dân vùng lòng hồ, một số phần tử phản động tung tin “cộng sản lợi dụng dân để phá đạo, giáo dân sẽ bị phân tán xen kẽ với người không theo đạo và sẽ không có nhà thờ đẻ cầu nguyện làm cho đạo Chúa khô dần” dẫn đến tình trạng hoang mang lo sợ từ linh mục đến giáo dân, làm phức tạp thêm nhiệm vụ vốn đã hết sức khó khăn Có thể thấy rằng, phải rời bỏ miền quê trù phú, nơi sinh sống của nhiều thế hệ trẻ với những ruộng vườn, nhà cửa, tái sản, mồ mả cha ông là một điều khiển khiến mọi người không thể không day dứt, nuối tiếc Hơn nữa những nội dung tuyên truyền của bọn pản động càng tác động thêm vào tâm lý của bà con, nhất là giáo dân Điều này đòi hỏi công tác vận động chuyển dân phải được tiến hành một cách khéo léo, thận trọng

Tuy nhiên, bên cạnh các khó khăn kể trên, công tác chuyển dân cũng có một số thuận lợi cơ bản Vùng lòng hồ Thác Bà cũng là nơi sớm có các cơ sở cách mạng và đã trải qua nhiều đợt vận động lớn như giảm tô, giảm tức; cải cách dân chủ hợp tác hóa nông nghiệp… Quần chúng nơi đây có truyền thống đoàn kết, gắn bó tương thân, tương ái, đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, họ có nhận thức sâu sắc về cách mạng, vững lòng tin ở Đảng và Chính phủ

Trên cơ sở đánh tình hình kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội, tình hình nhân dân vùng lòng hồ, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã lập kế hoạch cụ thể tham mưu cho Tỉnh ủy những nội dung sau:

Tổ chức hội nghị cán bộ cốt cán ở vùng giáo dân để quán triệt kế hoạch tổng thể chuyển dân vùng lòng hồ nói chung và đối với bà con giáo dân nói riêng

Trang 20

Tổ chức tọa đàm với linh mục, tu sĩ và các vị chức sắc về kế hoạch chuyển dân vùng hồ và kế hoạch chi tiết về chuyển các họ giáo, các nhà thờ xứ và nhà thờ họ Trong các buổi tọa đàm, mời đại diện Ban chuyển dân của tỉnh đến trực tiếp giải đáp các thắc mắc và cùng nhau bàn bạc, thống nhất phương án cho từng công việc cụ thể

Đề nghị với Trung Ương tặng cho những người có công trong quá trình vận động giáo dân chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước cũng như tích cực tham gia kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược Ngoài ra, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh phối hợp chặt chẽ với các ngành đi sâu tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân hiểu rõ ý nghĩa của việc xây dựng công trình thủy điện lớn đầu tiên ở miền Bắc Mặt trận cũng kiến nghị với Ban chuyển dân của tỉnh tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình chuyển dân đưa bà con giáo dân đến vùng tập trung để họ thuận tiện, để họ thuận tiện trong việc xây dựng nhà thờ Họ, nhà thờ Xứ, đảm bảo sinh hoạt tôn giáo bình thường, đáp ứng nguyện vọng của bà con có đạo

Trước khi thực hiện đồng loạt, cuối năm 1962 cuộc vận động di dân được tiến hành thí điểm ở hai xã công giáo toàn tong là Chính Tâm và Tân Thành Tại đây đã được thực hiện phương châm “thống nhất từ trong ra ngoài” Sau khi cấp

ủy chỉ đạo học tập thấu suốt trong Đảng về hệ thống chính quyền, Mặt trận cùng Ban chuyển dân của tỉnh, huyện đã tổ chức trong suốt về chủ trương, mục đích, tác dụng lớn của thủy điện Thác Bà đến các giới và toàn thể quần chúng nhân dân Sau khi tổ chức học tập chung ở cộng đồng, các cán bộ của tỉnh, huyện đã

đi sâu vận động vào từng đối tượng cụ thể, nhờ làm tốt các công tác này nên các chức sắc, chức việc đến bà con giáo dân đều được đả thông tư tưởng, yên tâm và hăng hái thực hiện việc di chuyển

Nhằm phát huy tinh thần tương thân tương ái trong nhân dân, Tỉnh ủy Yên Bái ra lời kêu gọi đồng bào các dân tộc trong tỉnh kết nghĩa với nhân dân vùng hồ Thác Bà, giữa nhân dân nơi đi với nhân dân nơi đến Đồng thời tỉnh cũng đề

ra đúng sáu nguyên tắc phải quán triệt trong quá trình chuyển dân là:

Trang 21

- Đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần, tình cảm, tín ngưỡng của người dân phải di chuyển ngày một nâng cao

- Vận động di dân tập thể, tránh xé lẻ, di chuyển trong địa phương huyện

là chính, nếu không đủ đất đai thì mới di chuyển sang các huyện khác

- Khi đến khu vực mới triệt để tiết kiệm đất, ưu tiên đất cho sản xuất và phục vụ đời sống cả trước mắt và lâu dài

- Giải quyết tài sản của dân di chuyển một cách hợp lí nhất, tiết kiệm và

có lợi nhất cho dân và Nhà nước

- Chấp hành đường lối giai cấp của Đảng, quán triệt mọi chính sách của Đảng ở vùng nông thôn, trước hết là chính sách dân tộc và tôn giáo, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng về tư tưởng, tổ chức và chính sách

Với tinh thần tự lực cánh sinh và sự giúp đỡ của cả cộng đồng, trong thời gian ngắn số hộ di chuyển đợt 1 đã nhanh chóng ổn định nơi ăn, chốn ở và đi vào sản xuất, đã di chuyển được 71 hộ về quê mới Cũng trong quá trình chuyển dân đợt đầu đã xuất hiện những nhân tố điển hình, nhất là trong lực lượng thanh niên, các tổ chức đoàn đã kết nạp được 18 đoàn viên mới, 13 đoàn viên ưu tú được kết nạp vào Đảng, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã kết hợp với Tỉnh đoàn

mở các lớp bồi dưỡng cho thanh niên công giáo tiến bộ, xây dựng họ trở thành lực lượng nòng cốt đi đầu trong công tác chuyển dân

Công tác chuyển dân được tiến hành theo từng đợt, di chuyển gắn liền với khai hoang, thủy lợi nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống cho đồng bào Nhờ

sự nỗ lực của các ngành và sự ủng hộ của nhân dân, đợt chuyển dân thứ hai “trong năm 1964 đã chuyển được 1.421 hộ , xây mới 36 sân kho, xây dựng các trường cấp

I, II, trạm xá, nhà thờ, đồng thời chuyển hàng nghìn mộ các liệt sĩ, phần mộ thân nhân của các bà con về quê mới các huyện Văn Yên, Lục Yên, Trấn Yên, Bảo Yên

là hai huyện Đoan Hùng và Hạ Hòa (tỉnh Phú Thọ)” [1, tr.104]

Ngày 19/8/1964 đã trở thành ngày hội của nhân dân các dân tộc trong tỉnh Trước sự chứng kiến của đông đảo bà con, cán bộ công nhân và chuyên gia Liên

Xô, đại diện chính phủ Việt Nam - Liên Xô đã đổ mẻ bê tông đầu tiên vào móng công trình, chính thức khởi công xây dựng nhà máy Thủy điện Thác Bà - đứa

Trang 22

con đầu lòng của ngành Thủy điện Việt Nam Nhà máy Thủy điện Thác Bà được khởi công xây dựng trong hoàn cảnh chiến tranh phá hoại ác liệt bằng không quân của đế quốc Mỹ Kể từ khi chúng mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại đến tỉnh Yên Bái, công trường thủy điện Thác Bà là trọng điểm ném bom hủy diệt của không quân Mỹ Trong điều kiện đó do yêu cầu của thời chiến, công tác chuyển dân cần được tiến hành nhanh, gọn

Không chỉ công tác di dân, khi Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại, nhiệm vụ phục vụ và bảo vệ cho công trình thủy điện Thác Bà cũng trở nên hết sức nặng nề đối với Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh Xác định rõ tính chất quan trọng của nhiệm vụ này, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc các cấp tích cực vận động, tổ chức những biện pháp thắt chặt mối quan hệ công nông liên minh Tổ chức kết nghĩa giữa đoàn thanh niên Yên Bình với đoàn thanh niên công trường thủy điện Thác Bà, giữa các chi đoàn của công trường với chi đoàn của các xã lân cận, giữa lực lượng dân quân xã với lực lượng tự vệ của công trường Sự liên kết này có tác dụng rất hữu ích trong suốt quá trình xây dựng nhà máy trong hoàn cảnh bị oanh kích của không lực Hoa Kỳ Đồng thời, mặt trận cũng hết sức chú trọng vận động nhân dân và các đoàn thể hỗ trợ, giúp sơ tán các gia đình công nhân, khắc phục hậu quả sau những đợt ném bom của địch, những hoạt động này làm cho người công nhân trên công trường thêm quyết tâm, gắn bó với công việc cũng như mảnh đất và con người Yên Bái

Cuộc vận động chuyển dân xây dựng nhà máy thủy điện Thác Bà kết thúc thắng lợi có ý nghĩa kinh tế, chính trị, quốc phòng to lớn, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của Đảng bộ, chính quyền trong công tác lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị quan trọng, bảo đảm chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng “Yên Bình đã chuyển 37/39 xã, trong đó có 20 xã chuyển dóc, 17 xã chuyển vén lên, chuyển 153/196 hợp tác xã, bốc chuyển 33.000 mồ mả, trên 23.000 căn nhà, trên 8.000 hộ, 35.000 khẩu đi xây dựng quê hương mới ở Văn Yên, Lục Yên, Trấn Yên (Yên Bái) Thanh Hóa, Đoan Hùng (tỉnh Vĩnh Phúc) ở Hàm Yên, Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) và một số nơi khác Trên 5.000 ha

Trang 23

ruộng hai vụ và trên 2.000 ha đất sỏi bãi màu mỡ bị ngập dưới hồ, ruộng còn lại 9.00 ha”.[9, tr.38] Vào thời gian xây dựng thủy điện Thác Bà, người ta thường dựa vào ghềnh, thác để chọn tuyến đập tạo hồ chứa nước Quy hoạch ban đầu của sông Hồng xuất phát từ quan điểm đó, nên đã kiến nghị trên sông Chảy chọn tuyến Thác Bà, trên sông Lô chọn tuyến Thác Cái, trên sông Gâm chọn tuyến Lực Hành và trên sông Đà chọn tuyến Thác Bờ Hồ chứa Thác Bà đã làm ngập toàn bộ đồng bằng màu mỡ huyện Yên Bình và một phần đồng bằng Lục Yên (tỉnh Yên Bái) Việc di dân từ long thực hiện theo chính sách đền bù, Nhà nước

và nhân dân cùng làm Hồ chứa Thác Bà thực sự gây thiệt hại lớn về môi sinh, môi trường Nếu như rời tuyến đập về phía thượng lưu sông, ví dụ tại tuyến Hồng Quang, tuy hiệu ích về điện co giảm đi một ít, nhưng tránh được thiệt hại lớn về nông nghiệp Rút kinh nghiệm này, quy hoạch sông Gâm, Lô sau này đã kiến nghị: trên sông Gâm xây dựng hai tuyến đập Đại Thị (tỉnh Tuyên Quang)

và Bắc Mê (tỉnh Hà Giang) còn sông Lô bỏ ngỏ Cũng rút kinh nghiệm về chính sách đền bù, di dân từ lòng hồ Thác Bà và Hòa Bình, kể từ thủy điện Yaly chúng

ta thực hiện chính sách tái định cư di dân từ long hồ chứa được địa phương đồng tình ủng hộ

Như vậy, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của Tỉnh ủy, Uỷ ban hành chính tỉnh, cùng sự nỗ lực của các ngành, các cấp, đặc biệt là công tác vận động quần chúng rất mềm dẻo và hiệu quả của Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã hoàn thành một khối lượng công việc khổng lồ Nhân dân các dân tộc vùng lòng hồ đã đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích của cá nhân, gia đình và dòng họ, khắc phục mọi khó khăn về đời sống, phương tiện, khẩn trương di chuyển để đảm bảo tiến độ thi công công trình

Thực hiện cuộc vận động chuyển dân với phương châm tiết kiệm và có lợi nhất cho nhân dân và cho Nhà nước chỉ hỗ trợ phần di chuyển và tạo điều kiện

về địa bàn sản xuất ở nơi đến, còn lại chủ yếu là sự hy sinh và tự lực cánh sinh của người dân di chuyển cùng một phần nào đó sự giúp đỡ của nhân dân nơi tiếp nhận Điều này chứng minh sự hy sinh to lớn của nhân dân vùng lòng hồ, đồng thời cũng khẳng định vai trò to lớn của công tác vận động, tuyên truyền,

Trang 24

giáo dục, thuyết phục quần chúng của các ngành, các đoàn thể, đặc biệt là vai trò của Mặt trận Tổ quốc tỉnh Tỉnh Yên Bái đã tiến hành di dân với số lượng lớn (gấp hai lần số hộ phải di chuyển của thủy điện Hòa Bình sau này), hơn nữa lại trong hoàn cảnh có chiến tranh, chưa có kinh nghiệm cũng như chưa có chính sách đền bù tái định cư như sau này, nhưng công việc vẫn được thực hiện thành công tốt đẹp

Trang 25

Chương 2 QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TRÌNH

THỦY ĐIỆN THÁC BÀ

2.1 Quá trình xây dựng nhà máy thủy điện Thác Bà

Xây dựng nhà máy thủy điện Thác Bà là một quá trình lâu dài và khó khăn đối với đội ngũ cán bộ công nhân xây dựng Việt Nam và các chuyên gia Liên

Xô, mà những người xây dựng đầu tiên đến Thác Bà vào năm 1960 là những đơn vị bộ đội, phần đông thuộc Sư Đoàn 308 họ đã từ các quân khu 2, 3, 4 chuyển về, tập hợp nhau lại thành một trung đoàn, đi tiên phong trong các công trường xây dựng phá đá, mở đường, đào hố móng, ngăn sông đắp đập Sau đó mới tuyển thêm các chàng trai, cô gái ở địa phương và ở khắp nơi trong đất nước đến bổ sung cho các công trường với tổng số hơn 8.000 người, trong số ấy còn có những kỹ sư, kỹ thuật viên mới rời ghế nhà trường và còn nữa hơn 100 chuyên gia Liên Xô từ khắp các nước cộng hòa đã đến đây với tình hữu nghị Quốc tế vô sản và những kinh nghiệm quý báu Tất cả mọi người đều đem về công trường này sức trẻ đầy nhiệt huyết và những ước mơ kì thú sẵn sàng lao động, sẵn sàng cống hiến, sẵn sàng hi sinh cho một nhà máy tương lai đã được thể hiện trên mô hình thiết kế

Theo dự tính công trường sẽ được hoàn thành trong khoảng bốn, năm năm Nhưng nghiệt ngã thay từ bước đầu công trình đều phải thi công trên địa hình đồi núi phức tạp “Thật khó mà tưởng tượng Thác Bà ngày ấy tấp nập nhộn nhịp đến nhường nào Những đoàn xe gấu, xe bò tót chạy ầm ầm lao lên Thác Bà Những khối sắt thép khổng lồ, những hòm đóng kín mít, những máy húc, máy đầm, máy khoan, máy bơm, máy gạt, cần cẩu tháp… ùn ùn theo các chuyến tàu hỏa chạy từ Hải Phòng – Hà Nội đổ về sân ga Yên Bái, rồi lại ngồi nghễu nghện trên lòng các loại xe lốp đặc, xe xích sắt chạy ào ào vào Thác Bà Rừng núi hoang vu bỗng vang động hẳn lên bởi tiếng mìn phá đá, mở đường, tiếng xe chạy đan cài như mắc cửi, tiếng các loại máy thi nhau nổ giòn rã với các âm thanh hỗn loạn khác nhau xen lẫn với tiếng cười nói của người Kinh, Tày, Nùng, Cao Lan, Dao, Hoa và các chuyên gia Liên Xô sang giúp chúng ta Máy phát

Trang 26

điện chạy sình sình suốt ngày đêm, phục vụ các công trường Mìn phá đá trên núi Mèn, bên đồi Hoàng thi ùng oàng vang vọng lại, đất đá văng lên trời lên núi rào rào Đất thung lũng dưới eo núi Mèn, dưới eo đồi Hoàng Thi bị đào xới, bị cần cẩu ngoạm từng ngoạm lớn đưa lên ô tô chở đi đắp đập bỗng trở nên sâu hoắm, rộng hoác thành một cái hồ lớn, nước xanh leo lẻo, được gọi là Hồ Xanh Những quả đồi bên này sông Chảy bị san bằng mấy bậc, dựng lên một loạt nhà nom như một dãy phố Các quả núi bên kia sông Chảy được bóc đi 80 phân đất

để lấp tịt các eo núi lại, đắp lên 19 cái đập phụ rồi mới tập trung đắp đến đập chính Thác Bà Ngôi đền thờ Thánh Mẫu tạm thời bị rời đi, nhường choox cho máy khoan và các loại cơ giới khác đến ở, kịp phục vụ tức thì cho các công trường Mé hạ lưu được dựng lên một nhà máy bê tông tự động, sản xxuaats tạ chỗ, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu xây dựng Tại công trường đào hố móng thật vất

vả, nhưng mọi người vẫn hì hục làm việc quần quật hối hả, không quản nắng mưa, thiếu thốn Các cán bộ công trường, các chuyên gia kĩ sư Liên Xô và Việt Nam thường xuyên lui tới làm việc, kiểm tra, đo đạc, tính toán Họ nhặt được

cả những đồng tiền đúc nằm dưới hố móng rất có giá trị khảo cổ, nghiên cứu bộ mặt xâm lược của một triều đại phong kiến phương Bắc xa xưa đã đến đây và bị Thác Bà dìm chết dưới đáy sông Chảy ” [9, tr.50] Công tác chuẩn bị ban đầu đến ba, bốn năm trời nằm gai nếm mật cũng gần như hoàn tất cho ngày khởi công công trình

Cho đến ngày 19 tháng 8 năm 1964, ngày chính thức khởi công công trình,

đó là một ngày đáng ghi nhớ Phó Thủ Tướng Lê Thanh Nghị đã trịnh trọng đặt những đồng tiền mang hình Bác Hồ dưới nền móng công trình, tượng trưng cho thời đại Hồ Chí Minh, đồng thời Phó Thủ Tướng đã là người đổ mẻ bê tông đầu tiên vào hố móng Không như ở các công trình khác, ngày khởi công là ngày động thổ Còn ở đây, người ta động thổ trước đó mấy năm với nhịp độ hối hả suốt đêm ngày Từ ngày ấy những đoàn xe chở bê tông sắt thép đầy ắp nối đuôi nhau không dứt, rầm rập đi xuống cái hố móng sâu thẳm Và từ đấy cần trục tháp cứ tầng nối tầng lại vội vã nhấc khỏi xe, đổ vào công trình từng khối, từng

Trang 27

khối, từng lớp, từng lớp Công trình bê tông cứ lớn dần, cao dần Giàn giáo cứ nối lên cao mãi

Trong quá trình thi công, ngay từ năm 1964 máy bay Mỹ đã nhiều lần xâm phạm vùng trời Yên Bình để tiến hành do thám và rải truyền đơn gây ra chiến tranh tâm lý Huyện Yên Bình – nơi đang xây dựng nhà máy thủy điện Thác Bà, một trong những công trình lớn nhất của miền bắc nước ta, vì thế là trọng điểm bắn phá của máy bay Mỹ Ngày 9/7/1965, máy bay địch ném bom một số nơi của huyện, mở đầu thời kỳ chúng đánh phá ác liệt địa phương Địch không những tập trung đánh phá công trường Thủy điện Thác Bà, việc vận chuyển trang thiết bị cho công trình, các đơn vị phòng không của quân ta mà còn mở rộng đánh phá các vùng thượng huyện hẻo lánh Từ ngày 21/10/1965, phạm vi đánh phá của địch ngày càng mở rộng và ác liệt nhất là trong 2 năm 1966 –

1967 Trong 3 năm (10/1965 – 9/1968), máy bay Mỹ đã 77 lần bắn tên lửa không đối đất, pháo 20 ly và bom các loại cỡ nhỏ như bom bi, đến các loại bom phá hàng nghìn kg xuống 18 xã của huyện Yên Bình Có thời gian máy bay địch hoạt động cả ngày lẫn đêm Những hành động tàn bạo của kẻ thù không làm Đảng bộ và đồng bào các dân tộc địa phương nao núng mà chỉ càng tăng thêmlòng căm thù đối với bọn cướp nước “Ngày 8 tháng 7 và ngày 21 tháng 7 năm 1966, từng đoàn, từng lũ máy bay Mỹ đã kéo đến đây, chúng chia bầy, chia tốp rải bom trên khắp các công trường trải dài ba, bốn cây số Khói bom trùm kín công trường, hố bom khoan sâu vào tất cả những gì mà ta đang xây dựng, mảnh bom xé nát tất cả… chúng muốn hủy diệt công trường, hủy diệt sự sống Gần 100 cán bộ công nhân viên đang làm việc trên giàn giáo trên công trường đã anh dũng hy sinh Máu của các anh, các chị đã chảy tràn trên hố móng và thấm vào từng khối bê tông Đau thương và căm thù đã tiếp thêm sức chiến đấu cho

ta Công trường vẫn sống vẫn làm việc Người đi đắp đập, người nổ mìn phá đá, người đi làm sân bay đánh Mỹ…”.[9, tr.8]

Vào tháng 9 năm 1966, đội ngũ chuyên gia Liên Xô tạm nghỉ về nước để đảm bảo an toàn, các máy móc thiết bị được tháo rỡ đem đi sơ tán an toàn, công trình tạm ngừng thi công do Mỹ ném bom phá hủy hết sức tàn bạo Từ những

Trang 28

năm 1968 đến tháng 8/1969, công trường sau một thời gian ngừng trệ xây dựng

đã hoạt động trở lại do Mỹ ngừng ném bom miền Bắc Không khí xây dựng trên công trường lại trở nên gấp gáp hơn, thúc bách hơn Ta vừa hàn gắn vết thương chiến tranh, vừa phải giành giật từng phút với thời gian để nhanh chóng lấp sông phát điện Người công nhân xây dựng hầu như không có một phút rảnh rỗi Họ

ăn ngủ ngay trên công trường, trên giàn giáo

Sau một năm rưỡi thi công trở lại, rồi ngày hội lấp sông đã đến, ngày 22/02/1970 lễ ngăn sông Chảy được tiến hành, tham dự có Phó Thủ Tướng Chính phủ Lê Thanh Nghị, Thứ trưởng Bộ năng lượng và điện khí hóa Liên Xô cùng hàng ngàn nhân dân các dân tộc quanh vùng đến chứng kiến lễ ngăn sông

Và Phó Thủ Tướng Lê Thanh Nghị đã là người thả viên đá lấp sông đầu tiên Rồi những đoàn xe Gấu, xe Bò Tót nối đuôi nhau trút ào ào những tảng bê tông khổng lồ xuống chặn đứng dòng thác dữ bắt chúng phải đổi dòng chỉ trong vòng một giờ hai lăm phút

Công tác chuẩn bị cho công trường kéo dài trong nhiều năm, nhưng cuộc tổng tiến công lấp sông, nắn dòng chỉ hơn một giờ đã giành thắng lợi Hàng chục nghìn tấn máy đủ các cỡ, các loại cũng vội vã chuyển về đây, lắp đặt cẩn

thận, nhanh chóng để chạy cho kịp với tiến độ, với thời gian

Ý tưởng đúng đắn của Đảng và nhà nước ta về việc xây dựng nhà máy thủy điện đầu tiên ở Thác Bà, đó là ý nguyện, ước mơ của toàn nhân dân, đồng thời cũng là sự thách thức với thời đại Mặc dù đất nước ta còn nghèo nhưng đã dám chấp nhận làm việc lớn, với những nỗi nhọc nhằn, gian khổ, hy sinh của cán bộ công nhân viên xây dựng, suốt mười năm ròng rã đổ mồ hôi, nước mắt, xương máu và hiến cả tuổi thanh xuân của mình cho công trường Và những hy sinh không gì bù đắp được của hơn ba vạn dân Yên Bình để có một Thác Bà lừng lẫy chiến công Bằng ý chí và lòng quyết tâm của nhân dân, nhà máy Thủy điện Thác Bà cứ thế lớn dần lên từ những ngôi nhà do chính tay mình xây dựng lên,

từ cây tre nứa để tôn tạo ngôi nhà cho đủ chỗ ở, chỗ làm việc cho gần 100 người Chỉ trong một thời gian ngắn, khoảng hơn một năm làm công việc chuẩn

bị sản xuất, chia việc cho nhau vừa làm, vừa học, vừa giám sát thi công, tham

Trang 29

gia nghiệm thu từng hạng mục công trình, vừa lo xây dựng cơ sở vật chất Ta chưa có chuyên gia, tự đào tạo cho nhau, tự soạn thảo quy trình vận hành, tự căn

in bản vẽ Ở đây, ngoài vài ba người được đi học tại nước ngoài về, chưa qua thực tế sản xuất, còn số đông là những cán bộ kỹ thuật từ các nhà máy nhiệt điện đến, họ đã được rèn luyện qua thực tế sản xuất và trải qua nhiều trận thử lửa với bom đạn ở Uông Bí, Thanh Hóa, Việt Trì…nhưng họ còn hiểu biết ít nhiều về nhà máy thủy điện Tất cả cộng lại là một sức mạnh: thông minh, dũng cảm, sáng tạo và tự chủ Họ gắng sức làm việc, đèn đêm thâu để làm việc cho kịp tiến

độ chạy máy Họ mong đợi nhưng không trông chờ vào sự chi viện Họ có sẵn

cả một kế hoạch và một phương án để sẵn sàng vào ca, vào kíp, sẵn sàng tiếp nhận, vận hành nhà máy

Nhờ bước đi đúng đắn của Đảng và nhà nước, nhờ sự miệt mài, quyết tâm

và cả sự hy sinh cao cả của công nhân xây dựng nhà máy, tất cả mọi sự chuẩn bị

đã sẵn sàng Và ngày mùng 5 tháng 10 năm 1971 được chọn là ngày ra đời của nhà máy thủy điện Thác Bà Bởi vì, ngày lịch sử đó chính là cuộc giao ban đầu tiên của những người xây dựng cho nhà máy, cũng chính ngày đó nhà máy bắt đầu phát điện lên lưới điện quốc gia

2.2 Hoạt động của nhà máy thủy điện Thác Bà

2.2.1 Hoạt động của nhà máy trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ năm 1971 – 1975

Ngày 05/10/1971, Phó Thủ Tướng Lê Thanh Nghị và đồng chí chủ tịch

Ủy ban nhà nước về kinh tế đối ngoại của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô đã cắt băng khánh thành và khởi động tổ máy số 1, ánh điện trong các gian phòng và công trường bừng sáng, tổ máy số 1 chính thức phát điện vào lưới miền Bắc với công suất của tổ máy là 36 MW Việc khánh thành tổ máy bắt đầu đi vào hoạt động, ghi nhận công lao to lớn của đội ngũ cán bộ công nhân xây dựng Việt Nam và các chuyên gia Liên Xô, sự hy sinh to lớn của nhân dân các dân tộc hai huyện Lục Yên và Yên Bình vì công trình thủy điện xã hội chủ nghĩa Đồng thời, đây cũng là ngày giao ban sản xuất đầu tiên, giám đốc là đồng chí Vũ Hiền Năm 1971, nhà máy được cấp trên giao kế hoạch sản lượng điện là 35 triệu

Ngày đăng: 17/10/2014, 02:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. . Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần III. Nxb Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần III
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
3. Đỗ Bá Nghị - Giám đốc nhà máy. 25 năm dòng điện Thác Bà. TS Vũ Tuấn Cảnh. Đề tài “Nghiên cứu khai thác hợp lí tiềm năng hồ Thác Bà”.2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 25 năm dòng điện Thác Bà". TS Vũ Tuấn Cảnh. Đề tài" “Nghiên cứu khai thác hợp lí tiềm năng hồ Thác Bà”
4. Đinh Xuân Lý. (2001), Tiến trình hội nhập Việt Nam – ASEAN. Đại học Quốc Gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiến trình hội nhập Việt Nam – ASEAN
Tác giả: Đinh Xuân Lý
Năm: 2001
5. Hoàng Công Dung. Nhà máy thủy điện Thác Bà niềm tự hào chung của chúng ta, Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Yên Bái Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà máy thủy điện Thác Bà niềm tự hào chung của chúng ta
7. Mã Tiến Học, Những chặng đường đi của huyện Yên Bình. Ủy Ban Nhân Dân huyện Yên Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những chặng đường đi của huyện Yên Bình
8. (1992), Nông dân Việt Nam tiến lên CNXH. NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nông dân Việt Nam tiến lên CNXH
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1992
1. Ban chấp hành đảng bộ huyện Yên Bình. (2000), Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Bình: 1945 – 2000 Khác
6. Kiều Xuân Bá. (1992), Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam Khác
9. . Nhiều tác giả. 25 năm nhà máy thủy điện Thác Bà 1971 – 1996 Khác
11. Thái Phụng Nê – Chủ Tịch hội đồng quản trị Tổng công ty điện lực Việt Nam. Những bài học xây dựng nhà máy thủy điện Thác Bà 25 năm trước đây vẫn còn sống mãi với chúng ta Khác
13. Trần Bá Đệ. Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay – Những vấn đề lí luận và thực tiễn của CNXH ở Việt Nam. (1992). NXB Đại học quốc gia Hà Nội Khác
14. Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn.( 2001). Đại cương lịch sử Việt Nam. NXB Giáo dục Khác
15. Tổng công ti điện lực Việt Nam.( 2006). Nhà máy thủy điện Thác Bà. NXB Lao động Khác
16. Ký của Hoàng Việt Quân, Trên công trường bất tử. 1996 Khác
17. Việt Khương. Người làm ra ánh sáng. 1996 Khác
18. Viện sử học. 2003. Việt Nam những sự kiện lịch sử. tập 3. NXB Giáo dục Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w