Thủy điện Thác Bà – công trình đầu tiên của ngành thủy điện Việt Nam

Một phần của tài liệu tìm hiểu về công trình thủy điện thác bà huyện yên bình, tỉnh yên bái (Trang 41 - 44)

5. Kết cấu cu ̉a khóa luận

3.1. Thủy điện Thác Bà – công trình đầu tiên của ngành thủy điện Việt Nam

Bước vào những thập niên cuối của thế kỉ XX, trên thế giới có nhiều chuyển biến to lớn trực tiếp ảnh hưởng tới Việt Nam đó là sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe đối lập nhau giữa tư bản chủ nghĩa do Mĩ đứng đầu và xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu. Sự mâu thuẫn này ngày càng gay gắt thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau trên khắp thế giới. Xây dựng thủy điên Thác Bà cũng có thể thấy sự mâu thuẫn này. Liên Xô giúp nước ta xây dựng nhưng Mỹ lại ra sức phá hoại bằng không quân ra miền Bắc Việt Nam.

Phong trào giải phóng dân tộc đang diễn ra mạnh mẽ ở nhiều nơi trên thế giới các nước lần lượt giành được độc lập như Ấn Độ, Trung Quốc…

Nước ta lúc này đã giành được độc lập và đang xây dựng và phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên nền độc lập, thống nhất đó chưa toàn vẹn mà ngay sau khi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời nước ta đã bị chia cắt làm hai miền Nam – Bắc. Miền Bắc xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Miền Nam tiếp tục đấu tranh chống đế quốc Mĩ tiến tới thống nhất đất nước.

Trong bối cảnh ấy cả hai miền có vai trò sứ mệnh lịch sử của riêng mình, miền Bắc là hậu phương vững chắc cho miền Nam cung cấp sức người, sức của còn miền Nam sẽ là tiền tuyến trực tiếp quyết định thắng lợi hoàn toàn với sự nghiệp thống nhất đất nước.

Để thực hiện nghĩa vụ hậu phương đồng thời xây dựng đất nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa miền Bắc đã thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp phát triển mọi mặt. Xuất phát từ quan điểm “Điện phải đi trước một bước” Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương xây dựng các nhà máy điện nhằm cung cấp điện năng phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Chủ Nghĩa Xã Hội ở Miền Bắc, góp phần chi viện cho Miền Nam đánh thắng Mĩ, ngụy tiến tới thống nhất

đất nước. Đảng và nhà nước ta quyết định lựa chọn xây dựng nhà máy thủy điện Thác Bà trên sông Chảy thuộc địa bàn huyện Yên Bình – Tỉnh Yên Bái với công suất thiết kế ban đầu là 108MW với 3 tổ máy, sản lượng bình quân hằng năm đạt khoảng 400KWh. Đây là công trình thủy điện lớn đầu lớn đầu tiên của Việt Nam với sự giúp đỡ của nhà nước Liên Xô(cũ) từ công tác khảo sát, thiết kế, chế tạo máy móc thiết bị đến công tác thi công xây dựng, lắp đặt và đưa nhà máy vào vận hành…Thủy điện Thác Bà đã thực sự trở thành biểu tượng cho tình hữu nghị Việt – Xô.

Nhà máy thủy điện Thác Bà – Đứa con đầu lòng của thủy điện Việt Nam – tỉnh Yên Bái đã hoàn thành thắng lợi cuộc vận động đầy khó khăn, phức tạp, một cuộc chuyển cư lịch sử của tỉnh Yên Bái và Miền Bắc lúc bấy giờ, được coi là một trong mười sự kiện nổi bật trong thế kỉ XX của Đảng bộ và nhân dân Yên Bái.

Ngày chào đời của đứa con ngành thủy điện Việt Nam. Cả nước nức lòng với kỳ tích lớn lao ấy. Người ta đã hướng về Thác Bà, trông chờ ở Thác Bà, tự hào về Thác Bà. Qua đài, báo, phim, ảnh người ta theo dõi từng ngày, từng tháng, từng bước đi của công trường thủy điện lớn.

Qua 40 năm xây dựng và trưởng thành, nhà máy thủy điện Thác Bà trước đây, nay là công ty cổ phần thủy điện Thác Bà đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt trong những năm đầu 70 của thế kỉ XX, khi chưa có các nhà máy lớn như thủy điện Hòa Bình, nhiệt điện Phả lại, thì thủy điện Thác Bà cùng với các nhà máy nhiệt điện chạy than Uông Bí và Ninh Bình đã đóng góp một nguồn điện lớn, chủ lực và nguồn cung cấp điện cho cả nước.

Năm 1960 những người công nhân xây dựng đầu tiên đến Thác Bà chính là những người lính cụ Hồ vừa chiến thắng giặc Pháp từ khắp các chiến trường Bắc Nam về đây, mà số đông là lính thuộc Đại đoàn 308 nổi tiếng do Đại tá Vũ Nhất làm chỉ huy trưởng công trường. Rồi đến các cô gái, chàng trai từ khắp các miền quê Thái Bình, Nam Hà, Hải hưng…Trong số ấy còn có những kỹ sư, kỹ thuật viên mới rời ghế nhà trường và còn nữa hơn 100 chuyên gia Liên Xô từ khắp các nước cộng hòa đã đến đây với tình hữu nghị Quốc tế vô sản và những kinh

nghiệp quý báu. Tất cả mọi người đều đem về công trường này sức trẻ đầy nhiệt huyết và những ước mơ kỳ thú sẵn sàng lao động, sẵn sàng hy sinh cho một nhà máy tương lai đã được thể hiện trên mô hình thiết kế.

Xuất phát từ sự đổi mới quản lí của nhà nước và của ngành điện, nhà máy đã kịp thời nắm bắt và tiếp thu vận dụng vào hoàn cảnh của mình xây dựng nội quy quản lí xí nghiệp, xây dựng các quy chế quản lí mới phù hợp hơn trên mọi lĩnh vực quản lí lao động và phân phối lợi ích. Nhờ đó ý thức trách nhiệm, ý thức kỷ luật được nâng cao, hiệu quả sản xuất và công tác cũng được nâng cao.

Thủy điện Thác Bà là công trường thủy điện đầu tiên của Việt Nam và cũng là công trường sử dụng cơ giới hóa cao. Lần đầu tiên được tiếp xúc với khoa học, kĩ thuật hiện đại như: cần trục xích, máy ủi, máy đào, trạm trộn bê tông, xe vận chuyển hàng… So với bây giờ, các thiết bị cơ giới theo công nghệ Liên Xô ngày ấy có công xuất thấp và lạc hậu nhưng vào thời điểm đó có thể nói công trường thủy điện Thác Bà hiện đại nhất cả nước.

Trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, thủy điện Thác Bà đã liên tục sản xuất, cung cấp cho hệ thống được trên 15 tỷ KWh phục vụ đắc lực cho nền kinh tế quốc dân, đồng thời cũng đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ cắt lũ và điều tiết nước cho đồng bằng bắc bộ. Cũng từ nơi đây nhiều thế hệ cán bộ đã trưởng thành, trở thành các cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý của nhiều nhà máy thủy điện trong cả nước như: Thủy điện Hòa Bình, Thủy điện Trị An, Thủy điện Thác Mơ, Thủy điện Tuyên Quang…, Nhà máy được xem như “Cái nôi của ngành thủy điện Việt Nam”.

Đảng, Chính Phủ và nhân dân Việt Nam đánh giá rất cao sự giúp đỡ vô tư và có hiệu quả của Đảng, Chính phủ và nhân dân Liên Xô trước đây cũng như Chính phủ và nhân dân Nga và các nước cộng đồng hiện nay. Nhân dân Việt Nam biết ơn những người Xô Viết đã tham gia vào sự nghiệp phát triển đất nước Việt Nam, góp phần củng cố tình hữu nghị giữa hai dân tộc.

Một số chuyên gia có dịp trở về thăm nhà máy thủy điện Thác Bà đều bâng khâng, xúc động nhớ về những kỷ niệm thân thương đã gắn bó một thời trẻ trung sôi nổi nhất với nhà máy này. Họ sung sướng tìm lại được ở đây cả tuổi

trẻ, cả ước mơ, cả tình yêu của họ. Với các bạn bè Việt Nam mình, ta dễ dàng bộc lộ những tình cảm chân thực với nhau và với mảnh đất thiêng liêng này.

Một phần của tài liệu tìm hiểu về công trình thủy điện thác bà huyện yên bình, tỉnh yên bái (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)