5. Kết cấu cu ̉a khóa luận
3.2.1. Đối với huyện Yên Bình
Nhà máy thủy điện Thác Bà đã tạo ra sự thay đổi lớn đối với đất nước nói chung, trước hết đối với huyện Yên Bình nói riêng.
Trước kia khi nhà máy thủy điện Thác Bà chưa xây dựng người dân sinh sống bám theo hai bờ sông Chảy tạo nên những điểm dân cư sầm uất, nhiều người từ miền xuôi lên lập nghiệp tại đây. Khi đó huyện Yên Bình có nhiều rừng tự nhiên với gỗ, nứa và các loại lâm sản quý hiếm, người dân khai thác gỗ nứa đóng thành bè, mảng vận chuyển theo dòng sông Chảy về xuôi. Có câu thơ xưa nói về cuộc sống của người dân hai bên bờ sông Chảy:
Còn tiền chợ Ngọc, chợ Ngà Hết tiền thì lại Thác Bà, thác Ông
Trước kia Chợ Ngọc, chợ Ngà là nơi buôn bán hàng hóa nổi tiếng ở vùng Yên Bình trước đây, bây giờ chợ Ngọc nằm sâu dưới lòng hồ Thác Bà, chợ Ngà giờ cũng không còn nữa, người dân khu chợ Ngà xưa nay đi chợ Cát Lem. Còn Thác Bà là nơi có dòng nước chảy xiết đổ xuống những khối đá lớn mà những người khai thác gỗ phải vượt qua, người ta đã lập một miếu thờ gần thác để thắp hương mỗi khi đưa bè gỗ qua đây. Bây giờ miếu thờ này không còn nữa.
Từ khi có chủ trương của Đảng xây dựng nhà máy thủy điện Thác Bà, Đảng bộ huyện Yên Bình đã xác định rõ nhiệm vụ nặng nề đầy khó khăn thử thách nhưng rất vinh quang trong cuộc vận động chuyển dân, góp phần quan trọng, thiết thực vào sự nghiệp công nghiệp hóa nước nhà.
Sau cuộc di chuyển dân đồng bào các dân tộc Yên Bình bắt đầu vào cuộc tái định cư, quê hương mới. Để tiến hành khai hoang trên 1200ha ruộng có tổng diện tích lúa nước hơn hai vụ trên 4300ha như hiện nay, huyện đã có biện pháp thâm canh cải tạo đồng ruộng đưa năng suất lúa tăng nhanh, năm sau cao hơn
năm trước… Do đó đời sống của nhân dân được ổn định, các nghĩa vụ với nhà nước năm nào cũng hoàn thành và vượt mức được giao.
Vào những năm 1970, khi Nhà máy thủy điện Thác Bà đi vào hoạt động, cả một vùng rộng lớn ngập chìm trong nước. Một số làng bản di chuyển khỏi lòng hồ đến những vùng xa hơn như Mông Sơn, Cảm Ân,... Những người dân vùng hồ phải làm quen với môi trường sống mới, họ đi lại trên hồ bằng thuyền và xuồng máy, nhiều phụ nữ và trẻ em biết bơi thuyền (nan) bằng chân. Hồ Thác Bà đã tạo nên diện tích mặt nước rất lớn nằm ở 2 huyện Yên Bình và Lục Yên, nhiều người dân sống gần hồ đã làm thêm nghề đánh bắt cá. Hơn một nghìn hòn đảo trên hồ giờ đang được trồng cây lâm nghiệp chủ yếu là keo, bạch đàn, muồng, quyền quản lý thuộc về cơ quan lâm trường Thác Bà. Nhiều mỏ đá vôi và đá trắng đang được khai thác và vận chuyển bằng đường thủy trên hồ Thác Bà. Ở đây người ta cũng đang có những dự án du lịch trên vùng hồ.
Thắng lợi mùa xuân năm 1975 cũng là dấu son về sự chuyển biến mau lẹ của huyện Yên Bình trên lĩnh vực kinh tế xã hội sau chuyển dân: tổng sản lượng lương thực năm 1976 đạt trên 7.000 tấn, năm 1984 đạt trên 20.000 tấn, năm 1995 đạt 27.000 tấn. Đời sống văn hóa ngày càng được cải thiện, bình quân 8 xã có một trường cấp 3, gần 200 người có một giường bệnh, 250 người một thầy thuốc. Huyện có 20/25 xã, thị trấn đạt phổ cập giáo dục tiểu học 1996, đang đề nghị nhà nước công nhận đạt phổ cập giáo dục toàn huyện. Hầu hết các ngành đều có trình độ trung, đại học, 40% cán bộ nữ tham gia các cơ quan Đảng, đoàn thể và quản lí nhà nước. Mạng lưới giao thông thủy bộ ngày càng được mở rộng, trên 85% số xã có đường ô tô vào đến trung tâm. Bình quân đạt 100% số hộ có xe đạp, 16/25 xã có điện lưới quốc gia, hầu hết các xã đều có thủy điện nhỏ, đang phấn đấu trong thời gian ngắn nhất toàn huyện được phủ kín điện lưới quốc gia. Tại huyện lỵ các cơ quan, bệnh viện, nhà làm việc, nhà văn hóa và các công trình khác được xây dựng khang trang theo tinh thần nhà nước và nhân dân cùng làm. Qua 3 lần di chuyển huyện lỵ từ rừng Lim Yên Bình về Thác Bà, từ Thác Bà ra thị trấn Yên Bình như ngày nay, huyện Yên Bình luôn vững vàng vượt qua mọi khó khăn thử thách vững bước đi lên theo con đường xã hội chủ
nghĩa. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Yên Bình quyết tâm nêu cao ý chí tự lực tự cường, khai thác mọi tiềm năng và thuận lợi nhất là về tiềm năng về du lịch hồ Thác Bà, tạo ra nhiều nguồn lực mới to lớn dồi dào hơn, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu cây trồng vật nuôi để đưa huyện Yên Bình tiến nhanh vào chặng đường mới, chặng đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, như Nghị quyết Đại hội 18 của Đảng bộ huyện đã đề ra.
Xuôi theo dòng sông Chảy, có một vùng đất phù xa thuộc làng Khả Lĩnh xã Đại Minh (Yên Bình) nổi tiếng trồng cây bưởi. Trước đây vùng đất này thuộc huyện Đoan Hùng - tỉnh Phú Thọ, nay thuộc Yên Bình - tỉnh Yên Bái. Bưởi trồng ở vùng đất này cho quả ngon và ngọt nhất. Ngày nay giống bưởi ngọt này đã được trồng ở nhiều nơi nhưng chất lượng thì không đâu bằng bưởi Khả Lĩnh. Bưởi Đại Minh giờ được bán nhiều tại ngã ba Cát Lem.
Như vậy, sau khi nhà máy thủy điện Thác bà được xây dựng và hoạt động đã tạo tiềm năng phát triển rất lớn về kinh tế của huyện là du lịch, bên cạnh đó công nghiệp và nông nghiệp cũng được trú trọng. Đặc biệt, các nhà máy xí nghiệp được nâng cấp và xây dựng như Nhà máy xi măng Yên Bình được xây dựng tại Km 10 và Nhà máy xi măng Phú Thịnh cũng được nâng cấp từ lò đứng sang lò quay, Nhà máy thuỷ điện Thác Bà được Tổng công ty điện lực đầu tư cơ sở 2 tại Na Hang - tỉnh Tuyên Quang. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân, thúc đẩy huyện Yên Bình ngày càng phát triển đi lên.
3.2.2. Đối với cả nƣớc
Hơn bốn mươi năm kể từ khi tổ máy số một của nhà máy thủy điện Thác Bà chính thức đi vào hoạt động, đến nay ngành năng lượng nói chung và thủy điện nói riêng đã có những bước tiến lớn lao. Công trình thủy điện này có nhiều đóng góp quan trọng đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Trong suốt quá trình hoạt động, nhà máy thủy điện Thác Bà luôn đứng vững sản xuất an toàn liên tục, đạt hiệu quả cao, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ công tác, tham gia tích cực vào sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng tại địa phương nói riêng cũng như cả nước nói
chung. Đặc biệt, nhà máy đã điều tiết nước, chống lũ và cung cấp một lượng điện lớn chủ đạo cho cả nước khi các nhà máy thủy điện mới chưa được xây dựng và hoạt động.
Vào thời gian đầu, do hệ thống bị thiếu điện nghiêm trọng trong thời kì này nên nhà máy thường sản xuất theo phương thức “vắt kiệt”. Mức nước hồ chứa thường khó đạt tới mức nước dâng bình thường 58,00 m, chỉ có 10 năm đạt mức 58 m và trên 58 m. Trong suốt 25 năm mới tiến hành xả lũ 4 lần vào những năm 1971, 1973, 1974, 1975 (sau khi nhà máy điện Hòa Bình đã đưa vào vận hành). Tuy vậy lượng xả qua tràn cũng rất thấp vì lòng hồ chứa Thác Bà là hồ điều tiết nhiều năm. Do đó hệ số sử dụng dòng chảy đạt trên 95%.
Từ năm 1990 khi các tổ máy của nhà máy thủy điện Hòa Bình đi vào hoạt động, nhà máy thủy điện Thác Bà mới có điều kiện tích nước hồ chứa nhiều hơn.
Từ năm 1991 cấp trên thực hiện giao tài sản cố định và vốn cho nhà máy tự sản xuất – kinh doanh, nhà máy phải đi vào thực hiện việc chuyển đổi cơ chế quản lý mới.
Trên cơ sở đó, nhà máy đã dần khắc phục những tồn tại, khó khăn trong sản xuất, từng bước nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên. Qua hơn mười năm thực hiện cơ chế quản lý mới cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế đất nước, đó cũng là thời gian nhà máy không ngừng nâng cao thành tích trên mọi lĩnh vực sản xuất và công tác. Từ năm 1990 đến năm 2001 nhà máy liên tục hoàn thành vượt mức kế hoạch sản lượng điện được giao từ 5 – 15%.
Nhà máy thủy điện Thác Bà là nhà máy điện duy nhất trong ngành vận hành liên tục 25 năm không để xảy ra tai nạn lao động hoặc hư hỏng thiết bị chính (1971-1996).
Nhà máy thủy điện Thác Bà luôn đứng vững và phát huy hiệu quả sản xuất tốt, nhất là khi chưa có các nhà máy thủy điện lớn như Phả Lại, Hòa Bình. Vai trò của nhà máy chưa hề giảm sút, năng lực của nhà máy được tăng lên, công suất lao động cao hơn công suất thiết kế, chế độ vận hành linh hoạt và ổn định, nhiều lần hỗ trợ đắc lực cho hệ thống khi có sự cố. Sản lượng bình quân năm
xấp xỉ sản lượng thiết kế. Có 12 năm phát điện trên 400 triệu Kwh, giá thành sản suất điện của nhà máy thấp, xấp xỉ bằng 15% giá bán điện trên thị trường do Nhà nước quy định.
Nhận rõ vinh dự và trách nhiệm của mình, cán bộ công nhân viên nhà máy thủy điện Thác Bà luôn phát huy tinh thần tự lực tự cường, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức các kế hoạch sản xuất vượt mức các kế hoạch. Từ khi khởi động tổ máy số 1 tới nay nhà máy đã sản xuất được hơn 9,5 tỷ KWh sản lượng bình quân đạt 480 triệu KWh/năm.
Trong năm cuối của thế kỷ XX được sự quan tâm đầu tư của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, nhà máy đã từng bước được cải tạo toàn diện. Đã thực hiện thay thế nâng cấp khá nhiều thiết bị như: Thay thế toàn bộ hệ thống máy cắt không khí của Liên Xô bằng loại máy cắt mới SF-6-110KV hiện đại, thay thế toàn bộ hệ thống rơ le kỹ thuật số của Đức, hệ thống chống sét van 110 KV, các biến áp 110 và 35 KV, máy biến áp T2, tổng đài điện tử kỹ thuật số, tổng đài điều độ, tải ba, hệ thống thông gió điều nhiệt…Sửa chữa lớn các công trình thủy công, công trình kiến trúc như: Sân tiêu năng, bờ trái hạ lưu. Xây dựng mới nhà điều hành sản xuất, cải tạo các công trình phúc lợi công cộng nhà trẻ mẫu giáo, câu lạc bộ văn hóa - thể thao. Thực hiện cải tạo môi trường cảnh quan làm cho diện mạo nhà máy ngày càng khang trang, đẹp đẽ.
Nhờ có tổ hợp các công trình ngầm quy mô, kiên cố nên nhà máy thủy điện Thác Bà đã thực hiện nhiều chức năng quan trọng nhất là trong thời kì đổi mới khi đất nước còn nhiều khó khăn, đó là chống lũ, phát điện, điều tiết nước …
Với phương án chọn đập chính tại tuyến đền Thác Bà và 19 đập phụ tạo thành hồ chứa nước có dung tích khoảng 3 tỷ m3, cho phép điều tiết nhiều năm, mỗi năm sản xuất bình quân 420 triệu KWh điện hòa vào mạng lưới điện quốc gia, đặc biệt thủy điện còn cung cấp cho các nhà máy, xí nghiệp vừa và nhỏ như nhà máy xi măng Yên Bái. Nhà máy đã làm tốt nhiệm vụ mang điện đến các xã khó khăn ngay trong tỉnh. Ngoài ra, công trình góp phần với hồ chứa nước của Thủy điện Hòa Bình cắt lũ tích cực cho đồng bằng sông Hồng, có thể cắt 4%
tổng lượng lũ của hệ thống sông. Nếu không có hồ chứa Thác Bà cắt lũ thì năm 1995 đê bao đồng bằng huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ đã bị vỡ.
Từ khi vận hành đến nay, về mùa khô nhà máy điều tiết phát điện, xả xuống hạ lưu lượng nước để các trạm bơm cung cấp nước cho việc tưới tiêu phục vụ kịp thời cho mùa vụ. Công trình này cũng góp phần làm thay đổi bộ mặt huyện Yên Bình vả toàn bộ tỉnh Yên Bái, đồng thời thúc đẩy tuyến đường giao thông ở khu vực đông bắc, đời sống của nhân dân các dân tộc thiểu số khu vực này ổn định hơn không còn du canh du cư như trước đây nữa. Nhà máy thủy điện Thác Bà luôn xác định bên cạnh nhiệm vụ sản xuất nhà máy còn phải phối hợp với các lực lượng vũ trang trên địa bàn để giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội trong khu vực nhà máy quản lí. Bảo vệ an toàn cả trên không, mặt đất và mặt nước.
Để làm được điều này là cả một quá trình cố gắng, phấn đấu không mệt mỏi của cán bộ công nhân viên nhà máy, một tổ chức nhà máy khoa học và những người lãnh đạo sáng suốt. Nhà máy thủy điện Thác Bà được tổ chức thành 4 phòng và 3 phân xưởng:
Bốn phòng nghiệp vụ đó là: Phòng kế hoạch kỹ thuật, phòng tài vụ, phòng vật tư vận chuyển, phòng tổ chức hành chính.
Ba phân xưởng là:
Phân xưởng vận hành: có 55 cán bộ, công nhân, do ông Đại Ngọc Giang là quản đốc.
Phân xưởng cơ điện có hơn 60 cán bộ, công nhân, do ông Lê Như Sức là quản đốc
Phân xưởng thủy lực: có hơn 60 cán bộ, công nhân, do ông Lê Công Cước là quản đốc.
Trải qua hơn 40 năm hoạt động nhà máy đã vượt qua nhiều khó khăn và thử thách đạt được nhiều thành tích to lớn. Được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý:
- Huân chương Kháng chiến Hạng Nhì năm 1973 - Huân chương lao động hạng Ba năm 1976
- Huân chương lao động hạng Nhì năm 1979 - Huân chương lao động hạng Nhất năm 1983 - Huân chương lao động hạng Nhì năm 1995
- Hai huân chương lao động hạng Ba (1 Phân xưởng Vận Hành, 1 cá nhân) năm 1996
- Huân chương chiến công ( Lực lượng tự vệ Nhà máy )năm 1996 - Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1999 - Huân chương lao động Hạng Ba năm 2011 (2 cá nhân) - Huân chương Độc lập Hạng Ba năm 2011.
Với sự quan tâm đầu tư thích đáng của cấp trên bằng sức lao động và sáng tạo của mình, nhà máy thủy điện Thác Bà sẽ đẹp mãi, nó sẽ trở thành một mô hình của quá trình hiện đại hóa đất nước. Ngày nay tìm đến Thác Bà chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ mà nên thơ, để được thấy biển hồ mênh mông sóng biếc, để được thấy một nhà máy hiện đại đúng với nghĩa của thời đại, để thấy lại cội nguồn lịch sử của nhà máy và của quê hương Yên Bình.
KẾT LUẬN
Nhà máy thủy điện Thác Bà - đứa con đầu lòng của ngành thủy điện Việt Nam được xây dựng trên lưu vực dòng sông Chảy, thuộc huyện Yên Bình, Tỉnh Yên Bái, có công suất thiết kế ban đầu là 108MW với 3 tổ máy, sản lượng bình quân hằng năm đạt khoảng 400KWh. Đây là công trình thủy điện lớn đầu tiên của Việt Nam với sự giúp đỡ của nhà nước Liên Xô từ công tác khảo sát, thiết kế, chế tạo máy móc thiết bị đến công tác thi công xây dựng, lắp đặt và đưa nhà máy vào vận hành… Đó là thành quả vĩ đại của tình hữu nghị Việt – Xô.
Ngày 19/8/1964, đại diện chính phủ Việt Nam – Liên Xô đã đổ mẻ bê tông đầu tiên vào móng công trình, chính thức khởi công xây dựng nhà máy thủy điện Thác Bà, trong hoàn cảnh chiến tranh phá hoại ác liệt của đế quốc Mĩ. Do vậy, công trình được hoàn thành dưới sự hy sinh của biết bao công nhân, kĩ sư cùng nhân dân các dân tộc trong huyện. Mặc dù đã nhiều lần ngừng xây