Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm các nội dung chính như sau: Lý luận chung về tính toán chi tiêu suất vốn đầu tư xây dựng công trình thủy điện; Thực trạng về việc áp dụng suất vốn đầu
Trang 1quan và Trường đại học thủy lợi, khoa Kinh tế và quản lý, các thầy cô giáo đã tạo mọi điều kiện để em hoàn thành tốt chương trình đào tạo thạc sỹ khóa 18
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế và quản lý để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS TS Phạm Hùng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Thủy lợi, Phòng Đào tạo đại học và Sau đại học, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế và Quản lý cùng các thầy cô giáo khoa Kinh tế và Quản lý và các đồng nghiệp đã động viên, tạo mọi điều kiện giúp đỡ em về mọi mặt trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và quản lý, trường Đại học Thủy lợi, các bạn học viên cao học 18KT11 đã gắn bó, chia sẻ những khó khăn với em trong quá trình học tập cũng như làm luận văn
Cuối cùng xin cảm ơn những người thân yêu trong gia đình và bạn bè đã động viên giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn
Do những hạn chế về kiến thức, thời gian, kinh nghiệm và tài liệu tham khảo nên không thể tránh khỏi thiếu sót Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo và đồng nghiệp Đó chính là sự giúp đỡ quý báu mà em mong muốn để cố gắng hoàn thiện hơn trong quá trình nghiên cứu và công tác sau này
Người viết luận văn
Học viên cao học Hà Văn An
Trang 2Bảng 2 2 Bảng kết quả phân vùng tính toán 24
Bảng 2 3 Xác định tỷ trọng chi phí của một số loại vật liệu xây dựng chủ yếu so với chi phí vật liệu trong chi phí xây dựng công trình thuỷ điện 31
Bảng 2 4 Bảng xác định tỷ trọng chi phí một số loại MTC chủ yếu so với chi phí MTC trong chi phí xây dựng công trình 33
Bảng 3 1 Bảng tổng hợp giá vật liệu xây dựng chủ yếu bình quân theo vùng 46
Bảng 3 2 Bảng tổng hợp kết quả tính toán hệ số quy đổi chi phí vật liệu 47
Bảng 3 3 Bảng tổng hợp kết quả tính toán hệ số quy đổi chi phí nhân công 48
Bảng 3 4 Bảng tổng hợp kết quả tính toán đơn ca máy thi công chủ yếu 49
Bảng 3 5 Bảng tổng hợp kết quả tính toán hệ số quy đổi chi phí máy thi công 50
Bảng 3 6 Bảng tổng hợp kết quả tính toán hệ số quy đổi chi phí thiết bị 51
Bảng 3 7: Số liệu thiết kế cơ sở của Công trình 53
Bảng 3 8: Số liệu thiết kế cơ sở của Công trình 54
Bảng 3 9: Số liệu thiết kế cơ sở của Công trình 55
Bảng 3 10 Bảng kết quả tính quy đổi vốn đầu tư 57
Bảng 3 11 Các thông số kỹ thuật của dự án 59
Bảng 3 12 Chỉ số giá xây dựng công trình khu vực Lào Cai (năm 2006=100%) 63
Bảng 3 13 Chỉ số giá xây dựng công trình khu vực Lào Cai (năm 2000=100%) 63
Bảng 3 14 Suất vốn đầu tư xây dựng CT thuỷ điện Ngòi Phát năm 2012 64
Bảng 3 15 Kết quả xác định TMĐT dự án thủy điện Ngòi Phát trong trường hợp đã có công bố chỉ số giá xây dựng 65
Bảng 3 16 Chỉ số giá xây dựng của công trình thuỷ điện (khu vực Yên Bái) 66
Trang 3Bảng 3 19 Tổng mức đầu tư xây dựng công trình thuỷ điện Mường Kim trường hợp chưa có chỉ số giá năm 2012 đến năm 2015 68
Trang 61.1.1 Tổng quan về đầu tư 5
1.2 Vốn đầu tư 5
1.2.1 Khái niệm về vốn đầu tư 5
1.2.2 Vốn đầu tư cho các hoạt động kinh tế 6
1.3 Suất vốn đầu tư 7
1.3.1 Khái niệm về suất vốn đầu tư 7
1.3.2 Nội dung của chi tiêu suất vốn đầu tư 8
1.4 Ý nghĩa, vai trò của suất vốn đầu tư 9
1.5 Tầm quan trọng của suất vốn đầu tư 10
1.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến suất vốn đầu tư xây dựng công trình thủy điện11 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC ÁP DỤNG SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN DO NHÀ NƯỚC BAN HÀNH 13
2.1 Tình hình đầu tư xây dựng các công trình thủy điện ở nước ta trong thời gian qua ………13
2.2 Tình hình sử dụng chỉ tiêu suất vốn đầu tư xây dựng 16
2.3 Tổng quan về phương pháp xác định chi tiêu suất vốn đầu tư 17
2.3.1 Tổng quan về phương pháp 17
2.3.2 Nghiên cứu phân vùng tính toán suất vốn đầu tư 20
2.3.3 Phương pháp xác định suất vốn đầu tư công trình thủy điện 25
2.3.4 Phương pháp xác định các thành phần trong công thức 2.4 30
2.3.5 Đề xuất phương pháp xác định chi tiêu suất vốn đầu tư dự án thủy điện 34
2.4 Phân tích, đánh giá phương pháp hiên đang sử dụng xác định chỉ tiêu suất vốn đầu tư xây dựng 39
2.4.1 Nội dung phương pháp 39
2.4.2 Ưu, nhược điểm của phương pháp 40 2.5 Những kết quả đạt được và hạn chế việc áp dụng suất vốn đầu tư hiện hành.41
Trang 73.1 Sự cần thiết của việc nghiên cứu phương pháp xác định các chỉ tiêu suất vốn
đầu tư công trình thuỷ điện 43
3.2 Định hướng đầu tư xây dựng các công trình thủy điện của nước ta trong thời gian tới 43
3.3 Nghiên cứu đề xuất phương pháp xác định suất vốn đầu tư xây dựng công trình thủy điện 44
3.3.1 Tính toán suất vốn đầu tư cho từng công trình điển hình 44
3.3.2 Tính toán suất vốn đầu tư cho từng loại hình công trình tại từng vùng 44
3.3.3 Tính toán các hệ số quy đổi chi phí đầu tư xây dựng 45
3.3.4 Tính toán suất vốn đầu tư của công trình thủy điện 51
3.4 Áp dụng tính chi tiêu suất vốn đầu tư cho dự án thủy điện Ngòi Phát, tỉnh Lào Cai 57
3.4.1 Giới thiệu về dự án thủy điện Ngòi Phát, tỉnh Lào Cai 57
3.4.2 Áp dụng kết quả nghiên cứu xác định suất vốn đầu tư cho dự án thủy điện Ngòi Phát, tỉnh Lào Cai 63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
Trang 8MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Năng lượng nói chung và năng lượng điện nói riêng là yếu tố đầu vào quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của bất cứ quốc gia nào Vì vậy đảm bảo an ninh năng lượng là rất cần thiết và cấp bách, được thực hiện thông qua việc tìm kiếm và đa dạng các nguồn phát năng lượng Trong kế hoạch phát triển của ngành điện đến năm 2025 thì việc phát triển các nhà máy thủy điện là một giải pháp cấp bách, trước mắt để giải quyết nhu cầu năng lượng của đất nước Trong 15 năm qua nhiều công trình thủy điện quốc gia đã và đang được xây dựng đã đáp ứng nhu cầu năng lượng và nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt của nhân dân, đồng thời góp phần vào việc hạn chế lũ lụt cho vùng hạ lưu, nhằm phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Chính vì vậy, việc tập trung chỉ đạo, đầu tư cho phát triển năng lượng (trong
đó có ngành điện) luôn được Đảng và Nhà nước ta ưu tiên chú trọng, nhằm đảm bảo
an ninh năng lượng Quốc gia
Suất vốn đầu tư xây dựng công trình là chi phí xây dựng tính bình quân cho mỗi đơn vị năng lực phục vụ theo thiết kế của công trình tại thời điểm tính toán
Hiện nay Suất vốn đầu tư xây dựng đã được Bộ Xây dựng ban hành hàng năm để áp dụng, chỉ tiêu suất đầu tư xây dựng hiện hành hạn chế khả năng áp dụng trên thực tế trong điều kiện thay đổi về không gian và thời gian so với các điều kiện tính toán Bản thân phương pháp chưa tính đến các yếu tố tác động thường xuyên đến sự thay đổi chỉ tiêu suất vốn đầu tư (các yếu tố tác động) do đó làm mất tính thích hợp với hoàn cảnh thực tế của các đối tượng vận dụng
Các sản phẩm xây dựng thủy điện cũng có những tính chất chung của các sản phẩm xây dựng nói chung, tuy nhiên do tính chất đặc thù nên các sản phẩm xây dựng thủy điện cũng có những đặc điểm riêng tác động trực tiếp đến suất vốn đầu tư cần chú ý trong nghiên cứu tính toán xác định suất vốn đầu tư xây dựng công trình thủy điện, cụ thể là:
Trang 9- Chi phí xây dựng các công trình thủy điện phụ thuộc chặt chẽ vào các điều kiện của địa phương nơi xây dựng, sản phẩm xây dựng thủy lợi có tính đa dạng và
cá biệt cao, về công dụng, về các cấu tạo và về phương pháp chế tạo Phần lớn các công trình lớn đều năm ở trên sông, suối có điều kiện địa hình, địa chất phức tạp, điều kiện giao thông khó khăn hiểm trở
- Sản phẩm xây dựng thủy điện thường mang tính đơn chiếc, có kích thước lớn, có nhiều chi tiết phức tạp, chi phí xây dựng lớn, thời gian xây dựng kéo dài
- Các công trình thủy điện thường là phục vụ đa mục tiêu (tưới, tiêu, phát điện, chống lũ, giao thông thủy, sinh thái, ) do đó rất khó để lựa chọn một chỉ tiêu lượng hóa hết các hiệu ích mang lại của công trình thủy điện
Do các tính chất đặc thù trên mà việc tính toán xác định suất vốn đầu tư xây dựng các dự án thủy điện cần phải xem xét đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng như vị trí xây dựng công trình (điều kiện địa hình địa chất, điều kiện thủy văn, giá thị trường vật liệu xây dựng tại địa phương nơi xây dựng công trình, ), loại hình công trình, quy mô công trình
Để việc đầu tư xây dựng thủy điện đạt được hiệu quả cao, thì ngay trong khâu bỏ vốn đòi hỏi phải có quyết định đúng đắn, và phải xác định được khá chính xác tổng mức đầu tư của dự án Một trong những chỉ tiêu cơ sở để tính toán Tổng mức đầu tư chính là xác định chỉ tiêu suất vốn đầu tư xây dựng, chi tiêu Suất vốn đầu tư đóng vai trò hết sức quan trọng trong đầu tư xây dựng Giúp các Nhà đầu tư xác định sơ bộ Tổng mức đầu tư của dự án, trước khi quyết định đầu tư dự án
Từ nhận trên, việc nghiên cứu và hoàn thành đề tài: “Nghiên cứu phương pháp xác định suất vốn đầu tư xây dựng phục vụ cho việc xác định và quản lý tổng mức đầu tư các dự án xây dựng công trình thủy điện, áp dụng cho dự án thủy điện Ngòi Phát, tỉnh Lào Cai” là cần thiết Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng thủy điện và các đơn vị liên quan có căn cứ trong quá trình lập kế hoạch đầu tư, phân bổ vốn đầu tư, lập tổng mức đâu tư, đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư xây dựng thủy điện trong
Trang 10giai đoạn hiện nay
2 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu phương pháp xác định suất vốn đầu tư xây dựng của dự án xây dựng thủy điện phục vụ cho việc xác định và quản lý Tổng mức đầu tư các dự án xây dựng công trình thủy điện, áp dụng xác định và quản lý tổng mức đầu tư cho dự
án thủy điện Ngòi Phát, tỉnh Lào Cai
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
a) Nội dung nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm các nội dung chính như sau:
Lý luận chung về tính toán chi tiêu suất vốn đầu tư xây dựng công trình thủy điện;
Thực trạng về việc áp dụng suất vốn đầu tư xây dựng công trình thủy điện do Nhà nước ban hành;
Nghiên cứu phương pháp tính toán suất vốn đầu tư xây dựng công trình thủy điện và đề xuất áp dụng xác định suất vốn đầu tư cho các dự án thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Lào Cai
b) Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài phối hợp các phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật tính toán sau:
- Công tác thu thập số liệu: Phương pháp chọn mẫu được sử dụng để chọn mẫu điều tra điển hình về chi phí đầu tư xây dựng theo từng loại công trình đã được lựa chọn để tính toán suất vốn đầu tư trong cả nước, kỹ năng điều tra thu thập thông tin bảo đảm độ tin cậy sát thực của thông tin
- Các phương pháp và kỹ thuật tính toán: Phương pháp chuyên khảo; phương pháp phân tích thống kê; phương pháp so sánh nội suy và một số phương pháp kết hợp khác
Trang 114 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
a) Ý nghĩa khoa học
Đề tài hoàn thành sẽ là tài liệu tham khảo cho các chuyên gia, học viên nghiên cứu về suất vốn đầu tư các dự án thủy điện
b) Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài hoàn thành sẽ là tài liệu tham khảo quan trọng giúp cơ quan quản lý về đầu tư xây dựng thủy điện làm căn cứ xác định và quản lý Tổng mức đầu tư của dự
án thủy điện hiệu quả hơn
5 NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn gồm có 3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung;
Chương 2: Thực trạng về việc áp dụng suất vốn đầu tư xây dựng
công trình thủy điện do Nhà nước ban hành;
Chương 3: Nghiên cứu phương pháp xác định suất vốn đầu tư xây
dựng công trình thủy điện - áp dụng tính toán chi tiêu suất vốn đầu tư dự án thủy điện Ngòi Phát
Trang 121 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 1.1 Tổng quan về đầu tư, vốn đầu tư, suất vốn đầu tư trong xây dựng
1.1.1 Tổng quan về đầu tư
a) Khái niệm chung về đầu tư:
Đầu tư là hoạt động bỏ vốn ở hiện tại nhắm tạo ra một tài sản nào đó và vận hành nó để sinh lợi hoặc thỏa mãn nhu cầu nào đó của chủ đầu tư trong một khoảng thời gian xác định ở tương lai
b) Khái niệm về đầu tư xây dựng
Đầu tư xây dựng công trình là hoạt động có liên quan đến bỏ vốn ở giai đoạn hiện tại nhằm tạo dựng tài sản cố định là công trình xây dựng để sau đó tiến hành khai thác công trình, sinh lợi với một khoảng thời gian nhất định nào đó ở tương lai
1.2 Vốn đầu tư
1.2.1 Khái niệm về vốn đầu tư
Xét về phương diện toàn xã hội thì vốn đầu tư toàn bộ giá trị nhân lực, tài lực được bỏ thêm vào cho hoạt động cùa toàn xã hội trong khoảng thời gian nhất định, thường là một năm
Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, đầu tư bao gồm:
- Đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng và bảo vệ môi trường;
- Đầu tư cho sức khoẻ con người và phát triển văn hoá xã hội;
- Đầu tư khác như: đầu tư cho bộ máy quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, hợp tác quốc tế,…
Đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng và bảo vệ môi trường có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế và hiệu quả của đầu
tư cho thấy nhanh hơn, rõ ràng hơn Chính vì vậy, vốn đầu tư vào lĩnh vực này được
Trang 13xem là quan trọng nhất, đặc biệt với các nước đang phát triển Trong nhiều diễn đàn đầu tư người ta xem đây là đầu tư vào kinh tế và dùng để tính các chỉ tiêu phát triển kinh tế tầm vĩ mô
Đầu tư cho sức khoẻ con người, phát triển trí tuệ, văn hoá xã hội và đầu tư khác cũng có tác động không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội, nhưng gián tiếp qua nguồn nhân lực và các nhân tố về môi trường đầu tư, hơn nữa tác động của đầu tư ở các lĩnh vực này mang tính chiến lược, bởi vậy hiệu quả phải sau thời gian dài, thậm chí 10 năm hoặc 20 năm sau mới thấy được, mặc dù hiệu quả đó là rất to lớn Vì thế, khi nghiên cứu về vốn đầu tư trong các lĩnh vực này phải chú ý đến tác động của nó tới lĩnh vực xã hội
1.2.2 Vốn đầu tư cho các hoạt động kinh tế
Vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng và bảo vệ môi trường, hay còn gọi là vốn đầu tư trực tiếp vào kinh tế có vai trò hết sức quan trọng
Vốn đầu tư trực tiếp vào kinh tế có đặc điểm làm tăng thêm tài sản cho nền kinh tế quốc dân, dù đầu tư vào tài sản lưu động hay tài sản cố định thì khoản vốn đầu tư đó đều làm tăng thểm tài sản, mức tăng thêm đó hoặc để bù đắp phần tài sản
cũ mất đi hoặc làm tăng tích luỹ tài sản trong sản xuất kinh doanh Vốn đầu tư trực tiếp vào kinh tế bao gồm:
- Vốn đầu tư của các cơ sở kinh tế thuộc cac loại hình và các thành phần kinh
tế trong các ngành kinh tế quốc dân, với mục đích tăng thêm tài sản cố định, tài sản lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh, gồm cả đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới, sàn xuất sản phẩm mới, mô hình quản lý mới,…
- Vốn đầu tư của nhà nước, của các cơ sở kinh tế để xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, cầu cống, bến cảng, thuỷ lợi phục vụ nông lâm nghiệp,…Bộ phận vốn đầu tư này tuy không trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tại các cơ sở, nhưng nó có liên quan chặt chẽ và tạo yếu
Trang 14tố thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển; ở góc độ nào đó, có thể nói đầu tư vào cơ sở hạ tầng là bước mở đầu của đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh Bởi lẽ đó, đầu tư cho cơ sở hạ tầng cũng là một bộ phận của đầu tư hoạt động kinh tế
- Vốn đầu tư của Nhà nước và các cơ sở kinh tế cho bảo vệ môi trường như: Đầu tư cho xử lý chất thải, chống ô nhiễm nguồn nước, khí thải, trồng rừng sinh thái kể cả đầu tư áp dụng công nghệ sạch Có những khoản đầu tư bảo
vệ môi trường có tầm chiến lược lâu dài, song vì tính chất cấp bách toàn cầu
về bảo vệ môi trường và tác động trực tiếp của môi trường tới phát triển kinh
tế, bởi vậy đầu tư cho bảo vệ môi trường được coi là bộ phận của đầu tư cho kinh tế
Trong tổng vốn đầu tư kinh tế, phần lớn được thực hiện thông qua hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản với mục đích tạo ra tài sản cố định và một phần tài sản lưu động cho lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh
1.3 Suất vốn đầu tư
1.3.1 Khái niệm về suất vốn đầu tư
Suất vốn đầu tư xây dựng công trình (gọi tắt là suất vốn đầu tư) là mức chi phí cần thiết để đầu tư xây dựng công trình mới tính cho một đơn vị diện tích hoặc công suất, năng lực phục vụ theo thiết kế của công trình Công suất, năng lực phục
vụ theo thiết kế của công trình là khả năng sản xuất hoặc khai thác sử dụng công trình theo thiết kế được xác định bằng đơn vị đo thích hợp
Giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình xây dựng (gọi tắt là giá xây dựng tổng hợp) bao gồm toàn bộ chi phí cần thiết để hoàn thành một đơn vị bộ phận kết cấu công trình xây dựng Bộ phận kết cấu công trình xây dựng là phần cấu thành của công trình xây dựng đáp ứng một mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể về xây dựng,
kỹ thuật
Suất vốn đầu tư là công cụ hỗ trợ cho việc xác định tổng mức đầu tư dự án,
Trang 15lập và quản lý chi phí dự án đầu tư công trình xây dựng ở giai đoạn chuẩn bị dự án Giá xây dựng tổng hợp là một trong những cơ sở để lập dự toán xây dựng công trình
1.3.2 Nội dung của chi tiêu suất vốn đầu tư
Nội dung chỉ tiêu suất vốn đầu tư xây dựng công trình bao gồm các chi phí cần thiết cho việc xây dựng, mua sắm và lắp đặt thiết bị, quản lý dự án, tư vấn đầu
tư xây dựng và các khoản chi phí khác Các chi phí này được tính cho một đơn vị năng lực sản xuất hoặc phục vụ theo thiết kế của công trình Nội dung chi phí trong chỉ tiêu suất vốn đầu tư xây dựng công trình chưa bao gồm chi phí cho một số công tác như sau:
- Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có);
- Chi phí dự phòng;
- Đánh giá tác động môi trường và xử lý các tác động của dự án đến môi trường (nếu có);
- Đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình (nếu có);
- Kiểm định và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng;
- Gia cố đặc biệt về nền móng công trình (nếu có);
- Chi phí thuê tư vấn nước ngoài (nếu có);
- Lãi vay trong thời gian thực hiện dự án (đối với các dự án có sử dụng vốn vay);
- Vốn lưu động ban đầu (đối với các dự án sản xuất, kinh doanh)
Khi sử dụng chỉ tiêu suất vốn đầu tư để xác định tổng mức đầu tư cần căng
cứ vào tính chất, yêu cầu cụ thể của dự án để tính bổ sung các khoản mục chi phí này cho phù hợp
Các chi phí này được tính theo các quy định hiện hành của nhà nước hoặc lập
dự toán chi tiết
Trang 161.4 Ý nghĩa, vai trò của suất vốn đầu tư
Chi tiêu suất vốn đầu tư xây dưng công trình được xác định cho các công trình xây dựng mới, có tính phổ biến, với mức độ kỹ thuật công nghệ trung bình, có tính phổ biến cao, loại cấp công trình theo tiêu chuẩn Việt Nam và các quy định hiện hành về quản lý xây dựng công trình xây dựng
Trong trường hợp sử dụng chỉ tiêu suất vốn đầu tư xác định TMĐT cho các công trình tái tạo, mở rộng, nâng cấp hoặc công trình có yêu cầu đặc biệt về công nghệ thì trong tính toán phải có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp
Suất vốn đầu tư có các ý nghĩa quan trọng như:
- Là một chỉ tiêu giúp xác định TMĐT công trình ở bước lập dự án
- Là chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tổng hợp quan trọng trong công tác quản lý đầu
tư xây dựng, là công cụ trợ giúp cho các cơ quan quản lý tính toán nhanh vốn đầu ra các quyết định đầu tư cũng như phân bổ vốn đầu tư nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội
- Suất vốn đầu tư giúp cho các chủ đầu tư có thể ước lượng được vốn đầu tư
để đầu tư trong điều kiện thời gian ngắn hạn Ngoài ra, suất vốn đầu tư cũng
là căn cứ để đánh giá hiệu quả đầu tư của các dự án
Khi sử dụng các chỉ tiêu suất vốn đầu tư để xác định tổng mức đầu tư của dự
án, ngoài việc phải tính bổ sung các chi phí cần thiết để thực hiện các công việc chưa bao gồm thì cần phải có thêm những điều chỉnh cần thiết trong các trường hợp:
- Mặt bằng giá đầu tư và xây dựng ở thời điểm lập dự án có sự thay đổi so với thời điểm ban hành suất vốn đầu tư;
- Có sự khác nhau về đơn vị đo năng lực sản xuất hoặc phục vụ của công trình được xác định theo thiết kế cơ sở với đơn vị đo được sử dụng trong Tập suất vốn đầu tư;
Trang 17- Quy mô năng lực sản xuất hoặc phục vụ của công trình xác định theo thiết kế
cơ sở của dự án khác với quy mô năng lực sản xuất hoặc phục vụ của công trình đại diện được lựa chọn trong danh mục Tập suất vốn đầu tư;
- Công trình có những yêu cầu đặc biệt về gia cố nền móng công trình hoặc xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng;
- Dự án đầu tư xây dựng sử dụng các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) khi có những nội dung chi phí khác với những nội dung chi phí tính trong suất vốn đầu tư này
1.5 Tầm quan trọng của suất vốn đầu tư
Các quốc gia trên thế giới hàng năm đều công bố chỉ tiêu suất vốn đầu tư cho từng loại hình
Suất vốn đầu tư xây dựng công trình là chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật tổng hợp
quan trọng trong công tác quản lý, là công cụ trợ giúp cho các cơ quan quản lý, chủ đầu tư và nhà tư bản khi xác định tổng mức đầu tư của dự án làm cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư xây dựng
Suất đầu tư là loại chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật có vị trí phục vụ quan trọng cho công tác kế hoạch hoá và quản lý vốn đầu tư của Nhà nước và là thông tin ban đầu
về giá cả xây dựng hết sức cần thiết cho nhà đầu tư Vì vậy cho nên suất đầu tư và suất đầu tư định mức ở nước ta cho dù chưa được nghiên cứu biên soạn một cách đầy đủ, có căn cứ khoa học và lưu hành rộng rãi trong thực tế cũng đã được các cơ quan Nhà nước như các vụ chức năng trong Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong các Bộ
có chuyên ngành XDCB và các Viện quy hoạch, thiết kế sử dụng vào các mục đích sau đây:
- Tính toán cân đối và phân bổ vốn đầu tư trong các kỳ kế hoạch 5 năm, 10 năm và dài hạn ở Bộ kế hoạch và đầu tư và ở các Bộ ngành có chuyên ngành xây dựng
- Tính toán cân đối và phân bổ vốn đầu tư trong các kỳ kế hoạch xây dựng đô
Trang 18thị, nông thôn và lùa chọn phương án đầu tư trong quá trình lập luận chứng kinh tế
kỹ thuật của các công trình xây dựng quan trọng
Giới hạn tổng số vốn đầu tư trong quá trình hoạch định và xét duyệt chủ trương đầu tư thuộc vốn ngân sách Nhà nước dưới các hình thức ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ tài chính và các ngân hàng đầu tư Một số nhà đầu tư cũng đã sử dụng chỉ tiêu suất đầu tư đã ban hành làm chỉ tiêu tham khảo để chuẩn bị vốn và khống chế việc lựa chọn giải pháp đầu tư thích hợp
Mặt khác, một số cơ quan nghiên cứu kinh té cũng đã sử dụng chỉ tiêu suất đầu tư thuộc vốn ngân sách Nhà nước dưới các hình thức ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Bộ tài chính và các ngân hàng đầu tư Một số nhà đầutư cũng đã sử dụng chỉ tiêu suất đầu tư đã ban hành làm chỉ tiêu tham khảo để chuẩn bị vốn và khống chế việc lùa chọn giải pháp đầu tư thích hợp
Mặt khác, một số cơ quan nghiên cứu kinh tế cũng đã sử dụng chỉ tiêu suất đầu tư đã được lưu hành trong thời gian vừa qua vào việc tính toán các chỉ tiêu về điều chỉnh giá cả trong xây dựng cơ bản như giá thiết kế, giá dự toán xây lắp các công trình
Tuy nhiên, do vấn đề suất vốn đầu tư ở nước ta được nghiên cứu thiết lập một cách đầy đủ trên cơ sở khoa học phù hợp với tình hình biến động của giá cả và
cơ chế thị trường về đầu tư và xâydựng; chưa gắn chúng với cơ chế quản lý kinh tế mới của Nhà nước, cho nên việc áp dụng chỉ tiêu suất đầu tư nhìn chung còn hạn chế và chưa hết vai trò của chúng
1.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến suất vốn đầu tư xây dựng công trình thủy điện
Những yếu tố ảnh hưởng đến suất vốn đầu tư công trình thủy điện bao gốm những yếu tố chủ yếu sau:
- Yếu tố về vị trí địa lý vùng nghiên cứu tính toán
- Yếu tố về quy mô công trình nghiên cứu
Trang 19- Yếu tố về thời điểm nghiên cứu và xác định suất vốn đầu tư
Đối với công trình thủy điện thì ngoài những yếu tố nêu trên còn phải xét đến yếu tố thời gian xây dựng dự án, lãi vay ngân hàng tại thời điểm tính toán suất vốn đầu tư
Trang 202 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC ÁP DỤNG SUẤT VỐN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN DO NHÀ NƯỚC BAN HÀNH 2.1 Tình hình đầu tư xây dựng các công trình thủy điện ở nước ta trong thời gian qua
Quá trình phát triển thủy điện Việt Nam gắn kết với quá trình phát triển điện lực Việt Nam qua các giai đoạn vừa qua, từ sau năm 2000, khi thực hiện tổng sơ đồ
5 (TSĐ5) và (TSĐ6), thủy điện Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển “bùng nổ, đại qui mô”, ở đây tác giả chỉ nêu vài nét về sự tham gia của thủy điện vào các thời
kỳ phát triển, công tác qui hoạch nguồn thủy năng và tổng quát về hiệu ích của phát triển thủy điện
Thủy điện Việt Nam hiện diện từ trước 1954 với qui mô rất nhỏ bé, ở miền Bắc có thủy điện Ta Sa (250 kW) và Nà Ngầu (300 kW) phục vụ khai thác mỏ thiếc Tinh Túc (Cao Bằng) Năm 1913, Lablé, một kỹ sư người Pháp, nghiên cứu khai thác nguồn nước tự nhiên thác Trị An, khoảng 3 000 kW, nhưng không được xét duyệt Sau đó, họ nghiên cứu xây dựng thủy điện Auhroet (Suối Vàng) đưa vào vận hành năm 1943 với công suất ban đầu 500 kW cung cấp điện cho thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) Từ 1954 đến 1975, là thời kỳ khởi đầu nghiên cứu toàn diện về khai thác thủy năng ở hai miền đất nước Kết quả là :
+ Ở miền Nam, đến cuối 1975, có thủy điện Đachira 160 kW điện lượng 1 200 Gwh và Suối Vàng đã nâng cấp lên 3 100 kW điện lượng 14 Gwh
+ Ở miền Bắc, đến cuối 1975, có thủy điện Thác Bà 108 kW điện lượng 420 Gwh, thủy điện Cấm Sơn 3 900 kW và thủy điện Bản Thạch 960 kW
Tuy nhiên, sau khi thống nhất đất nước (1975), kế hoạch năm năm 1975-1980
là thời kỳ khôi phục kinh tế, chuẩn bị cho giai đoạn phát triển điện lực nói chung và thủy điện nói riêng Thủy điện Hòa Bình, với công suất 1 920 kW điện lượng sản xuất 8 tỷ kWh được chuẩn bị từ những năm đầu 1970, đến 30/12/1978 thiết kế kỹ thuật được duyệt và 6/11/1979 lễ khởi công chính thức được tiến hành Bộ Thủy lợi
Trang 21theo chức năng của mình lập nhiệm vụ thiết kế thủy điện Trị An tạo cơ sở thuận lợi cho các bước phát triển sau Thủy điện Thác Bà và Đachira được sửa chữa nâng cấp
Từ 1931, Bộ Điện lực (và sau này là Bộ Năng lượng, EVN) đã tiến hành lập TSĐ phát triển điện lực Việt Nam từng 5 năm Ở thời điểm đó, điện lực là ngành đầu tiên của toàn quốc, xây dựng và phát triển điện lực theo kế hoạch dài hạn – 5 năm Ở giai đoạn đầu thành lập TSĐ (1931-1985 và 1986-1990), Liên Xô giúp ta lập và là cơ sở để Chính phủ hai nước, Liên Xô và Việt Nam, ký kết hiệp định cung cấp thiết bị Từ sau 1990, Việt Nam tự lực lập TSĐ phát triển điện lực các giai đoạn, cho đến ngày nay Nói chung, chất lượng lập TSĐ là ở mức cao, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế trong các giai đoạn Tuy nhiên, từ sau 2000, đặc biệt
là từ 2005 đến nay, tốc độ nhu cầu điện tăng rất nhanh, nhiều công trình đưa vào vận hành chậm với nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nên đã ảnh hưởng đến chất lượng TSĐ
- Trong giai đoạn 1981-1985 (TSĐ1), thủy điện Hòa Bình – Trị An ở giai đoạn xây dựng, tham gia vào cung cấp điện năng vẫn chủ yếu là thủy điện Thác Bà – Đa Nhim
- TSĐ2 (1986-1990), thủy điện đạt 5 368,7 Gwh chiếm 61,86% tổng điện năng sản xuất 8 673,5 Gwh, do có thêm hai tổ máy Hòa Bình (480 MW), Trị An (400 MW)
- TSĐ3 (1991-1995), thủy điện đạt 10 581,8 Gwh chiếm 72,29% tổng điện năng sản xuất 14 637,2 Gwh là do Hòa Bình tám tổ máy(1920 MW – 6 859 Gwh), Trị An (400 MW), Thác Mơ (150 MW), Vĩnh Sơn (66 MW), An Điểm (5,4 MW), Dray Linh (12 MW), đường dây 500kV Bắc Nam hoàn thành năm 1994, tạo lập hệ thống điện thống nhất toàn quốc, tạo điều kiện phát huy hết công suất, điện lượng thủy điện Hòa Bình đạt 1 920 MW và 8 tỷ kWh năm 1996-1997
- TSĐ 4 (1996-2000), tham gia thêm vào TSĐ có thêm : thủy điện Yaly hai tổ máy – 360MW, Sông Ninh 70 MW thủy điện đạt 14 539 Gwh chiếm 58,35% của
Trang 22tổng điện năng sản xuất của EVN là 24,916 Gwh
- TSĐ5 (2001-2005), một chương trình phát triển thủy điện “đại qui mô” được phát động Từ 2001 các thủy điện được đưa vào vận hành thêm là Hàm Thuận – Đa
Mi (475 MW), Yaly vận hành bốn tổ máy (720 MW) Do năm 2005 là năm ít nước, thủy điện Đa Nhim sửa chữa nâng cấp, nên điện lượng sản xuất thủy điện giảm sút
so với các năm trước như :
Theo đánh giá của EVN, chương trình phát triển nguồn điện ở TSĐ5, thì giai đoạn 2001-2004, cơ bản chương trình nguồn điện, đáp ứng được nhu cầu Giai đoạn 2005-2007, dự kiến nhiều công trình nguồn điện vào vận hành chậm với nhiều nguyên nhân cả về chủ quan lẫn khách quan :
- Qua hai năm thực hiện TSĐ6 (2006-2007) với sự nỗ lực rất lớn của EVN, tổng sản xuất của toàn hệ thống, tổng sản xuất của EVN và mua đều tăng đáng kể Các công trình thủy điện, của EVN và ngoài EVN đều vào vận hành chậm so với tiến độ dự kiến Các nguồn điện khác cũng tương tự Tuy nhiên, theo thống kế, tỷ lệ thủy điện của EVN trong tổng điện lượng của EVN đều tăng so với năm 2005 (năm
2006 là 41,27% và năm 2007 là 42,12%) Hiện nay, nhiều nhà máy thủy điện (NMTĐ) đang đưa vào vận hành theo tiến độ như Đại Ninh (300 MW), Tuyên Quang (342 MW), Se San 3 (260 mW), …
Trang 23- Theo dự kiến của TSĐ6, năng lượng phát của thủy điện trong những năm 2010-2015-2020-2025 như sau : 40 083 Gwh – 61 912 Gwh – 65 921 Gwh – 66 480 Gwh Đây thực là con số rất ấn tượng, thể hiện sự nổ lực to lớn của EVN và các ngành liên quan
2.2 Tình hình sử dụng chỉ tiêu suất vốn đầu tư xây dựng
Suất đầu tư là loại chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật có vị trí phục vụ quan trọng cho công tác kế hoạch hoá và quản lý vốn đầu tư của Nhà nước và là thông tin ban đầu
về giá cả xây dựng hết sức cần thiết cho nhà đầu tư Vì vậy cho nên suất đầu tư và suất đầu tư định mức ở nước ta cho dù chưa được nghiên cứu biên soạn một cách đầy đủ, có căn cứ khoa học và lưu hành rộng rãi trong thực tế cũng đã được các cơ quan Nhà nước như các vụ chức năng trong Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong các Bộ
có chuyên ngành XDCB và các Viện quy hoạch, thiết kế sử dụng vào các mục đích sau đây:
- Tính toán cân đối và phân bổ vốn đầu tư trong các kỳ kế hoạch 5 năm, 10 năm và dài hạn ở Bộ kế hoạch và đầu tư và ở các Bộ ngành có chuyên ngành xây dựng
- Tính toán cân đối và phân bổ vốn đầu tư trong các kỳ kế hoạch xây dựng đô thị, nông thôn và lùa chọn phương án đầu tư trong quá trình lập luận chứng kinh tế
kỹ thuật của các công trình xây dựng quan trọng
Giới hạn tổng số vốn đầu tư trong quá trình hoạch định và xét duyệt chủ trương đầu tư thuộc vốn ngân sách Nhà nước dưới các hình thức ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ tài chính và các ngânhàng đầu tư Một số nhà đầu tư cũng đã sử dụng chỉ tiêu suất đầu tư đã ban hành làm chỉ tiêu tham khảo để chuẩn bị vốn và khống chế việc lùa chọn giải pháp đầu tư thích hợp
Mặt khác, một số cơ quan nghiên cứu kinh té cũng đã sử dụng chỉ tiêu suất đầu tư thuộc vốn ngân sách Nhà nước dưới các hình thức ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Bộ tài chính và các ngân hàng đầu tư Một số nhà đầutư cũng đã sử dụng chỉ tiêu suất đầu tư đã ban hành làm chỉ tiêu tham khảo để chuẩn bị vốn và khống chế việc
Trang 24lùa chọn giải pháp đầu tư thích hợp
Mặt khác, một số cơ quan nghiên cứu kinh tế cũng đã sử dụng chỉ tiêu suất đàu tư đã được lưu hành trong thời gian vừa qua vào việc tính toán các chỉ tiêu về điều chỉnh giá cả trong xây dựng cơ bản như giá thiết kế, giá dự toán xây lắp các công trình
Tuy nhiên, do vấn đề suất vốn đầu tư ở nước ta được nghiên cứu thiết lập một cách đầy đủ trên cơ sở khoa học phù hợp với tình hình biến động của giá cả và
cơ chế thị trường về đầu tư và xâydựng; chưa gắn chúng với cơ chế quản lý kinh tế mới của Nhà nước, cho nên việc áp dụng chỉ tiêu suất đầu tư nhìn chung còn hạn chế và chưa hết vai trò của chúng
2.3 Tổng quan về phương pháp xác định chi tiêu suất vốn đầu tư
2.3.1 Tổng quan về phương pháp
Tổng quan, phương pháp xác định suất vốn đầu tư công trình xây dựng gồm
3 bước sau:
Bước 1: Phân vùng tính toán, lựa chọn loại hình và quy mô công trình để tính toán
suất vốn đầu tư, thu thập số liệu cần thiết:
Nghiên cứu phân vùng tính toán: Việc phân vùng tính toán nhằm mục đích xác định được chỉ tiêu SVĐT xây dựng công trình thuỷ lợi, thể hiện được giá trị trung bình đại diện theo các vùng địa lý Căn cứ để phân vùng tính toán là dựa vào điều kiện địa hình, địa chất, khí hậu thuỷ văn, kinh tế - xã hội,…việc lựa chọn số lượng vùng nhiều hay ít tuỳ theo mục đích, quy mô và yêu cầu của từng nghiên cứu
Lựa chọn loại hình công trình: Việc lựa chọn loại hình công trình và quy mô (cấp công trình) nào để tính toán SVĐT phụ thuộc vào từng nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu cụ thể Liệt kê danh mục các công trình thuỷ điện đã nghiệm thu, bàn giao và các công trình thuỷ điện đang xây dựng thuộc loại hình và quy mô công trình đã lựa chọn nghiên cứu tính toán SVĐT
Thu thập các số liệu cần thiết: Điều tra, khảo sát, thu thập các số liệu, tài liệu
Trang 25liên quan đến chi phí xây dựng, năng lực phục vụ của công trình, giá vật liệu xây dựng, chế độ chính sách của Nhà nước và của Ngành trong quản lý đầu tư xây dựng công trình,… trong khoảng thời gian nghiên cứu tính toán SVĐT (khoảng 5 đến 10 năm)
Bước 2: Xử lý số liệu và tính toán SVĐT cho từng công trình thuỷ lợi điển hình:
Việc tính toán và xử lý số liệu để xác định suất vốn đầu tư xây dựng công trình thủy điện phụ thuộc vào nguồn và loại số liệu thu thập được Do đặc điểm của sản phẩm xây dựng thuỷ điện là số lượng công trình mang tính đơn chiếc Vì vậy,
để đảm bảo độ tin cậy của số liệu cần tiến hành thu thập, phân tích tính toán từ 2 nguồn số liệu là:
- Nguồn số liệu từ các công trình thuỷ điện đã hoàn thành và quyết toán chi phí xây dựng (từ hồ sơ quyết toán chi phí đầu tư xây dựng)
- Nguồn số liệu từ các công trình thuỷ điện đang triển khai xây dựng (từ hồ
sơ phê duyệt dự án đầu tư)
Sau khi đã thu thập được số liệu, phân tích lựa chọn các công trình thuỷ điện điển hình để xác định suất vốn đầu tư cho từng công trình thuỷ điện cụ thể, các công trình điển hình là các công trình xây dựng mới, có năng lực phục vụ phù hợp với phân loại công trình, được xây dựng theo quy trình công nghệ phổ biến, sử dụng các loại vật liệu xây dựng thông dụng
Tiến hành tính toán quy đổi từng loại chi phí từ các năm về năm tính toán SVĐT (năm k) theo các quy định của Nhà nước về tính toán quy đổi chi phí đầu tư xây dựng công trình Tổng hợp chi phí xây dựng công trình đã được quy đổi về năm tính toán SVĐT, trong đó không bao gồm chi phí GPMB và chi phí dự phòng
Lựa chọn chỉ tiêu để xác định SVĐT: Như đã phân tích ở trên, đối với công trình thuỷ điện thuỷ lợi có nhiệm vụ chính là phát điện, phục vụ tưới, tiêu trong nghiên cứu này thì suất vốn đầu tư lựa chọn chỉ tiêu năng lực phục vụ là công suất phát điện là đồng/kW
Trang 26Chỉ tiêu suất vốn đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi, thủy điện phục vụ phát điện, tưới, tiêu của từng công trình được xác định theo công thức sau:
Chi phí ĐTXD Quy đổi (đồng) SVĐT
Công suất phát điện (kW) (2-1)
Trong đó:
- Chi phí đầu tư xây dựng công trình là chi phí đã được tính quy đổi về mặt bằng giá năm tính toán SVĐT là năm k của từng vùng;
- Công suất phát điện là công suất thiết kế của công trình (kW);
- Đơn vị tính suất vốn đầu tư là: (đồng/kW);
- k là năm quy đổi tính toán
Sau khi tính toán được chỉ tiêu suất vốn đầu tư cụ thể cho từng công trình điển hình tại các vùng, tiến hành tính toán suất vốn đầu tư bình quân cho từng loại hình công trình đã lựa chọn tại từng vùng bằng phương pháp bình quân gia quyền theo công thức sau:
- : Là công suất theo thiết kế của công trình i (kW);
- i: Là số công trình điển hình lựa chọn tính toán của loại hình công trình j
Bước 3: Hoàn thiện kết quả tính toán suất vốn đầu tư
Trang 27Sau khi đã tính toán được các chỉ tiêu suất vốn đầu tư công trình thuỷ lợi đã lựa chọn, công việc hoàn thiện các chỉ tiêu suất vốn đầu tư bao gồm:
Tiến hành biên soạn suất vốn đầu tư
Lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức, chuyên gia về kết quả tính toán suất vốn đầu tư đã tính toán Thu thập các ý kiến đóng góp để chỉnh sửa, bổ sung lại kết quả tính toán suất vốn đầu tư nếu thây cần thiết
So sánh kết quả tính toán với suất vốn đầu tư công trình tương tự đã ban hành hoặc đã công bố, nếu có thể được so sánh với các suất vốn đầu tư của các công trình tương tự ở các nước trong khu vực
Hoàn thiện kết quả tính toán suất vốn đầu tư
2.3.2 Nghiên cứu phân vùng tính toán suất vốn đầu tư
a) Tổng quan về đặc điểm địa hình, địa lý Việt Nam
Đặc điểm địa hình Việt nam đa dạng: Đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa, phản ánh lịch sử phát triển địa chất, địa hình lâu dài trong môi trường gió mùa, nóng ẩm, phong hoá mạnh mẽ Địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, được thể hiện rõ qua hướng chảy của các dòng sông lớn
Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp Địa hình thấp dưới 1.000m chiếm tới 85% lãnh thổ Núi cao trên 2.000m chỉ chiếm 1% Đồi núi Việt nam tạo thành một cánh cung lớn hướng ra Biển Đông, chạy dài 1.400km, từ Tây Bắc tới Đông Nam Bộ
Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích trên đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực Ở hai đầu đất nước có hai đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu là đồng bằng Bắc Bộ (lưu vực sông Hồng, rộng 16.700km2) và đông băng Nam Bộ (lưu vực sông Mê Kông, rộng 40.000km2) Nằm giữa hai châu thổ lớn đó là một chuỗi đồng bằng nhỏ hẹp, phân bố dọc theo duyên hải miền Trung, từ đồng bằng thuộc lưu vực sông Mã (Thanh Hoá) đến Phan Thiết với tổng diện tích 15.000 km2
Trang 28Việt nam nằm trong vành đai nội chí tuyến, quanh năm có nhiện độ cao và
độ ẩm lớn Phía Bắc chịu ảnh hưởng của lục địa Trung Hoa nên ít nhiều mang tính khí hậu lục địa Biển Đông ảnh hưởng sâu sắc đến tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của đất liền Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm không thuần nhất trên lãnh thổ Việt Nam, hình thành nên các miền và vùng từ thấp lên cao, từ Bắc vào Nam và từ Đông sang Tây Do chịu sự tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ trung bình
ở Việt Nam thấp hơn nhiệt độ trung bình nhiều nước khác cùng vĩ độ ở Châu Á
Độ ẩm không khí trên dưới 80% Do ảnh hưởng gió mùa và sự phức tạp về địa hình nên Việt Nam thường gặp bất lợi về thời tiết như bão, lũ lụt, hạn hán (trung bình một năm có 6-10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán đe doạ)
Việt nam có thể được chia ra làm hai đới khí hậu lớn:
(1) Miền Bắc (từ đèo Hải Vân trở ra) là khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 4 mùa
rõ rệt (Xuân - Hạ - Thu – Đông), chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam
(2) Miền Nam (Từ đèo Hải Vân trở vào) do ít chịu ảnh hưởng của gió mùa nên khí hậu nhiệt đới khá điều hoà, nóng quanh năm và chia thành 2 mùa rõ rệt (mùa khô và mùa mưa)
Việt nam có 2.360 con sông, có chiều dài trên 10km, trong đó có 9 hệ thống sông lớn có diện tích lưu vực trên 10.000km2 Tổng lượng nước hàng năm chảy qua các sông, suối tới 835 tỷ m3, trong đó có 313 tỷ m3 sản sinh trên lãnh thổ Việt Nam còn lại 522 tỷ m3 từ lãnh thổ các nước ngoài chảy vào nước ta Tài nguyên nước dưới đất có trữ lượng thiên nhiên toàn lãnh thổ khoàng 1.500m3/s
Cả nước có một mạng lưới sông ngòi dày đặc (2.360 con sông dài trên 10km), chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung Hai sông lớn nhất là sông Hồng và sông Mê Kông tạo nên hai vùng đồng bằng rộng lớn và phì nhiêu Hệ thống các sông suối hàng năm được bổ sung tới 310 tỷ m3 nước Chế
độ nước của sông ngòi chia thành mùa lũ và mùa cạn Mùa lũ chiếm tới 70% - 80% lượng nước cả năm và thường gây ra lũ lụt
Trang 29Mỗi vùng miền có một đặc trưng thuỷ văn và địa hình khác nhau dẫn đến các đặc thù trong xây dựng công trình nói chung và công trình thuỷ lợi nói riêng ở các vùng miền này cũng có những sự khác biệt Thêm vào đó, điều kiện về kinh tế - xã hội khác nhau nên ảnh hưởng rất lớn đến giá thành xây dựng công trình thuỷ lợi ở vùng đó Do đó, chỉ tiêu SVĐT của cùng 1 loại hình công trình cũng rất khác nhau giữa các vùng Bảng 2.1 thống kê chi tiết danh mục các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương theo nguồn http://www.vnlink.net/Dia_Phuong/
Bảng 2 1 Bảng tổng hợp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
5 Tuyên Quang 38 Ninh Thuận
7 Thái Nguyên 40 Đắc Lắc
10 Quảng Ninh 43 Kom Tum
11 Lai Châu 44 Lâm Đồng
12 Điện Biên 45 Bà Rịa Vũng Tàu
13 Sơn La 46 Tp Hồ Chí Minh
14 Hoà Bình 47 Tp Nha Trang
15 Lào Cai 48 Bình Dương
Trang 3021 Hưng Yên 54 Bạc Liêu
22 Hải Phòng 55 Cà Mau
24 Ninh Bình 57 Đồng Tháp
25 Thái Bình 58 Hậu Giang
26 Thanh Hoá 59 Kiên Giang
Tổng cộng cả nước có 64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
b) Phân vùng tính toán suất vốn đầu tư
Với phạm vi nghiên cứu của đề tài này đã phân cả nước thành bốn vùng tính toán như sau:
Trang 31- Vùng núi và trung du phía Bắc;
- Vùng Đồng bằng Bắc Bộ;
- Vùng Duyên hải miền trung, Tây nguyên;
- Vùng Đông nam bộ và Đồng bằng sông Cửu long
Bảng 2 2 Bảng kết quả phân vùng tính toán
La, Hoà Bình, Lào Cai
2 Vùng đồng bằng Bắc Bộ
(10 tỉnh)
Bắc Ninh, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình
3 Vùng duyên hải miền
Trung, Tây Nguyên (20
tỉnh)
Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Nha Trang, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắc Lắc, Đắc Nông, Gia Lai, Kom Tum, Lâm Đồng
Trang 322.3.3 Phương pháp xác định suất vốn đầu tư công trình thủy điện
a) Thu thập số liệu
Số liệu được thu thập phục vụ tính toán suất vốn đầu tư công trình thủy điện bao gồm số liệu về chi phí quyết toán và chi phí từ hồ sơ thiết kế, hồ sơ Tổng dự toán của các công trình đang thi công tại các địa phương trên vùng nghiên cứu Nguồn số liệu được thu thập là của các Chủ đầu tư các dự án thủy điện, các Ban quản lý dự án Số liệu thu thập được sau đó tiến đến bước phân tích và xử lý số liệu tại mục tiếp theo
b) Phân tích và xử lý số liệu
Việc phân tích và xử lý số liệu từ nguồn số liệu thu thập được được tiến hành dựa trên các hướng dẫn hiện hành của nhà nước, trong đó các chi phí được tách theo các thành phần chi phí theo cơ cấu của Tổng mức đầu tư của dự án
Đối với dự án đã quyết toán tiến hành quy đổi chi phí về thời điểm nghiên cứu và tính toán SVĐT theo hướng dẫn tính toán quy đổi chi phí xây dựng của Bộ xây dựng hiện nay để tính toán quy đổi chi phí cần phân tích tổng chi phí xây dựng tại các thời điểm bàn giao của các công trình thành phần chi phí cấu thành nên, cụ thể là phân tích chi phí xây lắp thành: chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công
Đối với các số liệu thu thập được từ hồ sơ thiết kế cơ sở việc phân tích và xử
lý số liệu được tiến hành phân tích và quy đổi về năm tính toán suất vốn đầu tư theo các khoản mục của tổng mức đầu tư
Các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư ở các quyết định phê duyệt đầu tư dự án (đây chính là nguồn số liệu thiết kế cơ sở) bao gồm:
- Chi phí xây dựng
- Chi phí thiết bị
- Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng (nếu có)
- Chi phí quản lý dự án
Trang 33- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
- Chi phí nhân công
- Chi phí máy thi công
b) Chi phí trực tiếp khác
c) Chi phí chung
d) Thu nhập chịu thuế tính trước
e) Thuế giá trị gia tăng
Các chi phí trong chi phí xây dựng công trình ngoài chi phí trực tiếp được tính toán theo theo định mức quy định hiện hành
Theo quy định hiện hành thì Tổng mức đầu tư của công trình xây dựng nói chung và công trình thủy điện nói riêng được chia thành 7 khoản mục chính như đã nêu ở trên Trong 7 hạng mục chi phí trên thì chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư có biến động lớn theo vị trí xây dựng công trình và thời gian thi công đối với từng dự án cụ thể, chi phí này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như mật độ dân số khu vực xây dựng công trình, trình độ văn hóa canh tác, cơ sở vật chất khu vựng giải phóng và đền bù và xây dựng khu tái định cư ở khu vực nào với quy mô nào tùy theo số lượng dân cư di dời do đó việc tính toán chi phí này ở quy mô nghiên cứu theo vùng là rất khó khăn, do đó trong SVĐT không tính đến chi phí dự phòng,
và chi phí GPMB, khi dùng SVĐT này để xác định tổng mức đầu tư cần tính công thêm chi phí này Ngoài ra chi phí dự phòng thì có 2 yếu tố dự phòng đó là dự phòng cho khối lượng chưa lường hết và dự phòng cho yếu tố trượt giá Tùy công trình thời gian xây dựng kéo dài bao lâu mà xác định chi phí dự phòng hợp lý
Trang 34Như vậy các chi phí trong tổng mức đầu tư đưa vào phân tích để tính toán SVĐT bao gồm:
- Chi phí nhân công;
- Chi phí máy thi công
Đối với các chi phí trực tiếp khác như: Chi phí trực tiếp khác; Chi phí chung; Thu nhập chịu thuế tính trước; Thuế giá trị gia tăng sẽ được tính bằng tỷ lệ % nội suy từ các chi phí trực tiếp theo hướng dẫn của thông tư 04/2010/TT –BXD ngày 26/5/2010 của Bộ xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí xây dựng công trình
Việc phân tích số liệu như vậy là để phục vụ tính toán quy đổi tiếp các thành phần chi phí đó tại các năm khác nhau về năm tính toán để phục vụ mục tiêu tính toán suất vốn đầu tư Phương pháp tính toán quy đổi các thành phần chi phí cụ thể
sẽ được trình bày ở phần sau đây
c) Phương pháp tính toán quy đổi các thành phần chi phí tại các năm về năm tính toán suất vốn đầu tư (năm 2012)
i) Căn cứ quy đổi
Kết quả tính toán quy đổi chi phí đầu tư xây dựng công trình về năm nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng
Chi phí đầu tư xây dựng công trình đối với các công trình đang triển khai xây dựng từ thiết kế cơ sở của dự án đã được phê duyệt
Trang 35Mặt bằng giá vật liệu xây dựng bình quân từng vùng trong khoảng thời gian
từ năm 2003 đến năm 2012, các chế độ chính sách của Nhà nước có liên quan
Đơn giá ca máy chủ yếu thi công công trình thuỷ lợi trong khoảng thời gian tính toán
Chế độ tiền lương, đơn giá nhân công xây dựng cơ bản trong khoảng thời gian tính toán
Phương pháp quy đổi chi phí dự án đầu tư xây dựng đã thực hiện về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng tại Thông tư 07/2005/TT-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ Xây dựng
ii) Trình tự quy đổi
Bước 1: Tổng hợp chi phí xây lắp, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi
phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác đã tính toán quy đổi về năm nghiệm thu bàn giao (đối với nguồn số liệu thống kê lịch sử) hoặc tại năm quyết định phê duyệt đầu tư (đối với số liệu thiết kế cơ sở)
Bước 2: Xác định các hệ số quy đổi chi phí xây dựng (hệ số quy đổi chi phí
vật liệu; chi phí nhân công; chi phí máy thi công), chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác về năm tính toán
Bước 3: Tính toán quy đổi các thành phần chi phí trên về năm 2012 của từng
công trình
iii) Phương pháp quy đổi tổng mức đầu
Phương pháp quy đổi tổng mức đầu tư từ năm i về năm k được thể hiện như
sơ đồ hình vẽ 2.1
Hình 2 1 Sơ đồ quy đổi tổng mức đầu tư từ năm i về năm k
Trang 36Chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình tại năm i được quy đổi về mặt bằng giá tại thời điểm năm k theo công thức sau:
(2-3)
Trong đó:
- : Tổng mức đầu tư xây dựng công trình đã được quy đổi về năm k;
- : Chi phí xây dựng công trình đã được quy đổi từ năm i về năm k;
- : Chi phí thiết bị đã được quy đổi từ năm i về năm k;
- : Chi phí quản lý dự án đã được quy đổi từ năm i về năm k;
- : Chi phí khác đã được quy đổi từ năm i về năm k;
- : Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng đã được quy đổi từ năm i về năm k;
- i: Là năm quyết toán chi phí xây dựng công trình (đối với nguồn số liệu thống kê lịch sử) hoặc tại năm quyết định phê duyệt đầu tư (đối với số liệu thiết kế cơ sở);
- k: Là năm quy đổi
iv) Phương pháp quy đổi chi phí xây dựng công trình
Chi phí xây dựng công trình đã được quy đổi từ năm i về năm k; ( ) là tổng chi phí xây dựng được quy đổi về năm k Quy đổi chi phí xây dựng cùa công trình từ năm i về năm k theo công thức sau:
Trong đó:
- : Chi phí xây dựng công trình đã được quy đổi từ năm quyết toán hoặc năm phê duyệt đầu tư về năm k;
- : Chi phí vật liêu, máy thi công, nhân công của công trình
đã được tính toán quy đổi về năm quyết toán nghiệm thu bàn giao (đối với số
Trang 37liệu lịch sử) hoặc tại năm phê duyệt đầu tư (đối với số liệu TKCS) hoặc số liệu quyết toán công trình;
- : Hệ số quy đổi chi phí VL, NC, MTC từ năm i về năm k;
- i: Là năm nghiệm thu bàn giao hoặc năm phê duyệt đầu tư;
- : Là các chi phí trực tiếp khác;
- : Là chi phí chung;
- : Là thu nhập chịu thuế tính trước;
- : Là thuế giá trị gia tăng;
- k: Là năm quy đổi
2.3.4 Phương pháp xác định các thành phần trong công thức 2.4
- Xác định giá trị chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong tổng chi phí xây lắp của công trình theo số liệu quyết toán hoặc theo số liệu thiết kế cơ sở của dự án Từ số liệu thu thập được, bóc tách VLj, NCj, MTC trong chi phí xây dựng tại năm nghiệm thu bàn giao (đối với số liệu lịch sử) hoặc tại năm phê duyệt đầu tư (đối với số liệu thiết kế cơ sở)
- Xác định hệ số quy đổi chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong chi phí xây lắp ( )
a) Xác định hệ số quy đổi vật liệu (
Tổng hợp sự thay đổi về giá thị trường của một số loại vật liệu chủ yếu sử dụng trong xây dựng công trình thuỷ điện theo từng năm trong vùng theo chuỗi thời gian tính toán, thông thường tính toán 5 đến 7 năm
Căn cứ vào giá vật liệu tại thời điềm năm k của từng vùng và nhu cầu vật liệu chủ yếu (được phân tích và tính bình quân từ nguồn số liệu tính toán quy đổi chi phí xây dựng công trình về thời điểm bàn giao) để xác định tỷ trọng chi phí của một số loại vật liệu chủ yếu trong chi phí vật liệu theo nội dung được nêu trong bảng 2.3
Trang 38Bảng 2 3 Xác định tỷ trọng chi phí của một số loại vật liệu xây dựng chủ yếu
so với chi phí vật liệu trong chi phí xây dựng công trình thuỷ điện
TT Loại vật liệu chủ yếu Xi
măng
Cát vàng Đá dăm
Tổng cộng
Ghi chú:
Tỷ trọng trên được tính cho từng loại hình công trình tại từng vùng ứng với
mặt bằng giá vật liệu năm k
Sau khi có kết quả tính toán tỷ trọng chi phí vật liệu chủ yếu, xác định hệ số quy đổi chi phí vật liệu ( về năm thứ k về mặt bằng giá tại thời điểm tính suất vốn đầu tư là năm k theo công thức sau:
Trong đó:
- : Giá vật liệu thứ j tại thời điểm năm k;
- : Giá vật liệu thứ j tại thời điểm năm thứ i;
Trang 39- : Tỷ trọng chi phí vật liệu thứ j trong chi phí vật liệu của công trình tính tại thời điểm tính toán suất vốn đầu tư
- i: Là năm nghiệm thu hoặc năm phê duyệt đầu tư;
- k: Là năm quy đổi
b) Xác định hệ số quy đổi chi phí nhân công ( )
Công thức xác định hệ số quy đổi chi phí nhân công ( ) như sau:
Trong đó:
- : Tiền lương ngày công bậc 3,5/7 tại thời điểm năm quy đổi k;
- : Tiền lương ngày công bậc 3,5/7 tại thời điểm năm thứ i;
- i: Là năm mốc là năm nghiệm thu hoặc năm phê duyệt đầu tư;
- k: Là năm quy đổi
Nhân công 3,5 là nhân công tham gia chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các công trình xây dựng thủy điện
c) Xác định hệ số quy đổi chi phí máy thi công ( )
Tổng hợp sự thay đổi về giá ca, máy của một số loại MTC chủ yếu theo từng năm, bình quân từng vùng từ năm năm i đến năm k, giả sử từ năm 2002 đến 2012
Căn cứ vào giá ca máy tại thời điểm năm 2012 và nhu cầu máy thi công chủ yếu (được phân tích và tính bình quân từ nguồn số liệu tính toán quy đổi chi phí xây dựng công trình về thời điểm bàn giao) để xác định tỷ trọng chi phí của một số loại MTC chủ yếu trong chi phí máy thi công theo nội dung được nêu trong bảng 2.4
Trang 40Bảng 2 4 Bảng xác định tỷ trọng chi phí một số loại MTC chủ yếu so với chi phí MTC trong chi phí xây dựng công trình
TT Loại thiết bị chủ yếu Máy
Tổng cộng
Công thức xác định hệ số quy đổi chi phí máy thi công ( ) năm thứ i về mặt bằng giá tại thời điểm tính suất vốn đầu tư k như sau:
Trong đó:
- : Là hệ số quy đổi chi phí MTC tại năm thứ i về năm k;
- : Giá ca máy loại j tại thời điểm năm thứ k;
- : Giá ca máy loại j tại thời điểm năm thứ i;
- : Tỷ trọng chi phí ca máy loại j trong chi phí máy thi công của công trình tính tại thời điểm tính toán suất vốn đầu tư;
- i: Là năm nghiệm thu hoặc năm phê duyệt đầu tư;
- k: Là năm quy đổi
Các hệ số sẽ được tính toán bình quân cho từng vùng theo