1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GIÁO ÁN BÀI 37 SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

8 14,6K 129

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 118,5 KB

Nội dung

Mục tiêu bài học : 1.Kiến thức: - Phân biệt được sinh trưởng và phát triển ở động vật - Liệt kê các giai đoạn phát triển ở động vật - Phân biệt sự phát triển không qua biến thái và phát

Trang 1

B- SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT BÀI 37:SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

I Mục tiêu bài học :

1.Kiến thức:

- Phân biệt được sinh trưởng và phát triển ở động vật

- Liệt kê các giai đoạn phát triển ở động vật

- Phân biệt sự phát triển không qua biến thái và phát triển qua biến thái,biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn

2 Kỹ năng:

- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích tranh

- Phát triển kỹ năng tư duy logic: so sánh, tổng hợp

- Phát triển kỹ năng làm việc độc lập với SGK

3 Thái độ:

- Xây dựng ý thức ứng dụng kiến thức được học vào thực tiễn sản xuất, chăn nuôi

II Phương pháp dạy học:

- Biểu diễn tranh _ tìm tòi

- Hỏi đáp _ tìm tòi

III.Phương tiện dạy học

- Tranh vẽ hình 37.1

- Hình ảnh hoặc tranh về tỉ lệ kích thước các bộ phận của trẻ hoặc thai nhi qua các giai đoạn

- Hình ảnh hoặc tranh các giai đoạn phát triển phôi cá lưỡng tiêm

- Hình ảnh hoặc tranh phát triển qua biến thái ở châu chấu, ếch, bướm…

- Máy chiếu

IV Nội dung trọng tâm

- Phát triển qua biến thái và không qua biến thái

V Tiến trình tổ chức tiết học

1 Ổn định lớp

2 Kiểm tra bài cũ

3 Tổ chức hoạt động dạy _ học bài mới:

Đặt vấn đề: Đặc điểm chung của sinh vật là đều trải qua quá trình sinh trưởng và

phát triển trong chu trình sống của mình Ở bài trước thầy và các em đã cùng nghiên cứu

về sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật Vậy liệu ở động vật quá trình sinh trưởng và phát triển có giống như ở thực vật hay không? Và phải chăng ở tất cả các loài động vật quá trình sinh trưởng và phát triển đề như nhau? Để tìm hiểu vấn đề này chúng ta cùng nghiên cứu bài 37: “Sinh trưởng và phát triển ở động vật”

Trang 2

Phần tổ chức dạy học các đơn vị kiến thức của bài

TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động

15

Phút

Hoạt động 1: Tìm hiểu sinh

trưởng và phát triển

- GV treo tranh(chiếu phim,

hình ảnh) quá trình sinh

trưởng và phát triển ở gà

- Yêu cầu HS ,quan sát tranh

và nêu nhận xét sự biến biến

đổi về khối lượng và kích

thước của trứng gà lúc mới

được thụ tinh cho đến khi

phát triển thành gà trưởng

thành?

- GV nhận xét,phân tích tranh

để đưa ra dấu hiệu bản chất

+ Kích thước, khối lượng cơ

thể ở giai đoạn: trưởng thành

> con non > phôi

Vậy sinh trưởng ở động vật

là gì?

- GV chính xác hoá kiến

thức

- Cơ sở tế bào học của sự

sinh trưởng ở cấp độ cơ thể ở

đây là gì?

- GV nhận xét

- Vậy sinh trưởng ở động vật

có đặc điểm gì.Các em tiếp

tục quan sát tranh:

+ Có nhận xét gì về tỷ lệ kích

thước giữa đầu so với cơ thể?

→ GV nhấn mạnh lại

- HS trả lời

- HS trả lời

- HS trả lời

- HS trả lời

I Khái niệm về ST và PT

1 Khái niệm về sinh trưởng

a Khái niệm: Là sự gia tăng kích thước, khối lượng cơ thể

ĐV theo thời gian

b Đặc điểm:

Trang 3

- Các em tiếp tục quan sát

tranh,cho biết:

- Bên cạnh sự tăng kích

thước, khối lượng cơ thể cho

biết còn có những biến đổi

nào khác?

- Đó là những biểu hiện của

phát triển Vậy phát triển ở

động vật là gì?

- Gv nhận xét, phân tích

tranh để hoàn thiện khái

niệm

- Vậy sinh trưởng và phát

triển có quan hệ như thế

nào?

- Sinh trưởng và phát triển có

liên quan với nhau không?

- Gv chính xác hoá kiến

thức

- Gv nêu ví dụ:

+ Nòng nọc phải lớn đạt đến

kích thước nào đó mới biến

thành ếch

+ Cơ thể ếch phải đạt được

kích thước nào đấy mới có

thể phát dục sinh sản

→ Có sự tích luỹ đủ về lượng

để biến đổi về chất

+ Cơ thể trước tuổi phát dục

lớn rất nhanh, đến sau khi

tuổi phát dục sinh trưởng

chậm lại

- HS trả lời

- HS trả lời

- HS trả lời

- Tốc độ ST của mô, cơ quan khác nhau /cơ thể→ diễn ra không giống nhau

2 Khái niệm về phát triển

- PT bao gổm 3 quá trình liên quan mật thiết với nhau( sinh trưởng phân hóa hay biệt hóa

TB, phát sinh hình thái cơ quan

và cơ thể)

3 Mối quan hệ giữa ST và PT

ST và PT liên quan mật thiết với nhau, đan xen lẫn nhau

+ ST tạo tiền đề cho PT

Trang 4

- Theo các em thì tốc độ sinh

trưởng của cơ thể người ở

các giai đoạn phát triển khác

nhau có như nhau không?cho

ví dụ?

→ GV chính xác hoá kiến

thức và cho VD: Chiều cao

cở thể tăng chậm đối với trẻ

từ 0-10 tuổi nhưng tăng

nhanh trong khoảng 15 – 20

tuổi (tuổi dậy thì)

- Ở động vật sinh trưởng tối

đa sẽ đạt ở tuổi trưởng

thành,kích thước và khối

lượng tối đa tuỳ từng loài

động vật (trăn 10m, thạch

sùng 10cm)

 Liên hệ:

- Các em cho biết nếu theo

hướng nuôi lấy thịt, khi gà

Ri và gà Hồ đã đạt 1,5 kg

nên nuôi tiếp gà nào? xuất

chuồng gà nào? tại sao?

- Trong chăn nuôi hiểu biết

về ST- PT giúp ích gì ?

- GV chính xác hoá kiến

thức

- Chăm sóc trẻ phải có chế

độ dinh dưỡng hợp lí vào

từng giai đoạn phát triển để

trẻ sinh trưởng tối đa

* GV chỉ vào tranh: Đây là

quá trình ST- PT ở người

Người ta phân biệt thành 2

giai đoạn chính: Gđ phôi và

hậu phôi,cụ thể từng giai

đoạn thế nào ta sang phần 4

- HS trả lời

- HS trả lời

- HS trả lời

+ PT làm thay đổi ST

+ Tốc độ ST diễn ra không đồng đều ở các giai đoạn phát triển khác nhau

+ ST tối đa / cơ thể→ đạt ở tuổi trưởng thành- tùy loài

4 Các giai đoạn sinh trưởng –

Trang 5

phút

* Treo tranh “Các giai đoạn

ST-PT phôi cá lưỡng

tiêm”và “các giai đoạn

ST-PT của phôi thai người”

→ Phân tích làm rõ

- Vậy giai đoạn phôi được

tính trong thời gian nào?

- GV chính xác hoá kiến thức

* Gv treo thêm tranh:

“ST-PT hậu phôi ở ếch nhái” và

“ST-PT hậu phôi ở người”

→ Phân tích làm rõ.

-Vậy giai đoạn hậu phôi được

tính trong thời gian nào?

- GV chính xác hoá kiến thức

- Các em quan sát 2 tranh và

nhận xét hình dạng con non

so với con trưởng thành?

- Vậy: Con non giống con

trưởng thành gọi là phát triển

không qua biến thái Con

non chưa giống mà phải trải

qua nhiều sự biến đổi gọi là

phát triển qua biến thái(hoàn

toàn, không hoàn toàn)

- Để tìm hiểu kĩ hơn vấn đề

này các em tiếp tục quan sát

các tranh sau đây

HĐ2: Tìm hiểu các kiểu phát

triển

* Yêu cầu HS quan sát

tranh: “ST-PT ở người”và

nêu nhận xét:

- Hình dạng trẻ sơ sinh so

với người trưởng thành?

- GV phân tích tranh và

chính xác hoá kiến thức

→ Phát triển không qua biến

thái

* Yêu cầu HS quan sát

- HS trả lời

- HS trả lời

- HS trả lời

- HS trả lời

phát triển ở động vật:

a Giai đoạn phôi:

b Giai đoạn hậu phôi:

Trang 6

tranh: “ ST-PT ở ếch” và nêu

nhận xét:

- Hình dạng con non so với

con trưởng thành?

- Gv phân tích tranh và chính

xác hoá kiến thức

→ Phát triển qua biến thái

hoàn toàn

- Gv giảng giải thêm:

Trứng→ nòng nọc (sống

trong nước,có mang ngoài,

đuôi bơi )  ếch (cạn, hô hấp

(da, phổi),có chân để nhảy)

- Như vậy sinh trưởng và

phát triển qua biến thái của

động vật có ý nghĩa gì?

+ Mang tính thích nghi với

môi trường sống để duy trì

sự tồn tại của loài

* Yêu cầu HS quan sát

tranh: “ ST-PT ở bướm” và

nêu nhận xét:

- Hình dạng con non so với

con trưởng thành?

- GV phân tích tranh và

chính xác hoá kiến thức

→ Phát triển qua biến thái

hoàn toàn

* Yêu cầu HS quan sát tranh:

“ ST-PT ở châu chấu” và

nêu nhận xét:

- Hình dạng con non so với

con trưởng thành

- GV phân tích tranh và

chính xác hoá kiến thức

→ Phát triển qua biến thái

không hoàn toàn

* GV cho HS quan sát thêm

một số tranh và phân tích để

làm rõ các kiểu phát triển

* Yêu cầu HS hoạt động

nhóm nghiên cứu mục II-III

(SGK trang 142-143) để hoàn

thành nội dung phiếu học tập:

- HS trả lời

- HS trả lời

- HS trả lời

- HS trả lời

Trang 7

“các kiểu phát triển của động

vật.”

- GV hướng dẫn HS hoàn

thành phiếu học tập

- Yêu cầu học sinh nêu đặc

điểm của các hình thức phát

triển?

- GV chính xác hoá kiến

thức

- Liên hệ: Trong nông

nghiệp hiểu biết về biến thái

có nghĩa gì?Cho ví dụ?

- GV nhận xét

- HS trả lời

- HS trả lời

II Phát triển qua không biến thái:

Con non có hình thái, cấu tạo sinh lý tương tự con trưởng thành

III Phát triển qua biến thái: 1.Phát triển qua biến thái hoàn toàn:

- Ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lý rất khác với con trưởng thành

- Trải qua nhiều giai đoạn trung gian rồi mới biến đổi thành con trưởng thành

2.Phát triển qua biến thái không hoàn toàn:

Con non phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác

để biến đổi thành con trưởng thành

IV.CỦNG CỐ( 5phút):

1 Cho hs quan sát chu kì sống của muỗi

GV hỏi: Đây là hình thức phát triển nào?

Trả lời: Phát triển qua biến thái hoàn toàn

Liên hệ dịch sốt xuất huyến, biện pháp ngăn chặn

2 Cho hs quan sát chu kì sống của tôm

GV hỏi: Đây là hình thức phát triển nào?

Trả lời: phát triển qua biến thái không hoàn toàn

3 Cho hs quan sát chu kì sống của gà

GV hỏi: Đây là hình thức phát triển nào?

Trả lời: Phát triển không qua biến thái

Trang 8

4 Cho hs quan sát tranh chu kì phát triển phát triển qua biến thái hoàn toàn ở bướm.

GV hỏi: Giai đoạn sâu và nhộng có tác dụng gì đối với sự tồn tại của loài?

Trả lời:

- Sâu ăn lá cây nên không cạnh tranh về thức ăn với bướm (bướm ăn mật hoa)

- Giai đoạn nhộng giúp động vật sống qua được điều kiện sống khắc nghiệt (mùa đông lạnh giá, khan hiếm thức ăn)

5 GV hỏi: Rắn lột xác có phải là phát triển qua biến thái không ?

- Rắn lột bỏ da không phải là biến thái vì rắn thay lớp da cũ bằng lớp da mới không

có sự biến đổi rõ rệt về chất và lượng

- Rắn thay da cũng gần giống như con người luôn bong đi lớp da bên ngoài bề mặt cơ thể

V Bài tập về nhà:

- Sưu tầm các hình ảnh hoặc phim các hình thức phát triển ở động vật

- Học bài và làm các bài tập trong SGK

Ngày đăng: 15/10/2014, 20:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh) quá trình sinh - GIÁO ÁN BÀI 37 SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
nh ảnh) quá trình sinh (Trang 2)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w