Kiến thức: -Học sinh nêu được khái niệm về sự phát triển của thực vật.. Bài mới: * Mở bài : Ở bài học trước chúng ta đã tìm hiểu đặc điểm sinh trưởng ở thực vật có hoa và sự sinh trưởng
Trang 1Bài 36: PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA
I.CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1 Kiến thức:
-Học sinh nêu được khái niệm về sự phát triển của thực vật
-Trình bày được mối tương quan giữa sinh trưởng và phát triển
-Nhận biết sự ra hoa là giai đoạn quan trọng của quá trình phát triển ở TV Hạt kín
-Nêu được quang chu kì là sự phụ thuộc của sự ra hoa vào tương quan độ dài ngày đêm -Biết được phitôcrôm là sắc tố tiếp nhận kích thích quang chu kì có tác động đến sự ra hoa
2 Kỹ năng: Ứng dụng kiến thức quang chu kì vào sản xuất nông nghiệp (trồng theo mùa vụ).
II Kiến thức trọng tâm: Định nghĩa về phát triển Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển III Phương pháp : - Vấn đáp gợi mở đưa học sinh vào tình huống có vấn đề
- Thảo luận nhóm
IV Phương tiện dạy học : - Tranh vẽ hình 36 SGK, 36.2 SGKNC
- Sơ đồ chu trình sống của thực vật có hoa
V Tiến trình bài giảng:
1 Ổn định tổ chức:
2 Kiểm tra bài cũ:
GV : Hoocmôn thực vật là gì? Có mấy nhóm hoocmôn thực vật? Nêu các đặc điểm chung của chúng
HS trả lời GV nhận xét và đánh giá
3 Bài mới:
* Mở bài : Ở bài học trước chúng ta đã tìm hiểu đặc điểm sinh trưởng ở thực vật có hoa và sự
sinh trưởng ở thực vật có mối quan hệ với phát triển ntn ?Để hiểu được điều đó chúng ta vào bài mới
*GV: Yêu cầu HS xem sơ đồ
chu trình sống của thực vật
có hoa
*GV: Hãy cho biết chu
trình sống của cây có
hoa bao gồm những quá
trình nào?
*GV: Yêu cầu học sinh
trình bày khái niệm phát
triển
*GV: yêu cầu HS đọc SGK
mục III và xem hình 36.1 để
trình bày mối quan hệ giữa
ST & PT
*GV: Yêu cầu HS cho ví dụ
HS: quan sát Hạt - Hạt nảy mầm
-Cây ra hoa - Cây đã
và tạo hạt ra lá
HS : Sinh trưởng Phân hóa Phát sinh hình thái HS: Nêu khái niệm HS: đọc SGK trả lời
HS: cho ví dụ
1.Khái niệm:
Phát triển là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của 1 cá thể, biểu hiện ở
3 quá trình liên quan: sinh trưởng, phân hóa tế bào và
mô, phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể (làm cho cây ra hoa, kết quả, tạo hạt)
2.Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển:
-Giữa sinh trưởng và phát triển
có mối quan hệ mật thiết, liên tiếp và xen kẽ nhau trong đời sống TV Sự biến đổi về số
Trang 2minh họa mối quan hệ giữa
sinh trưởng và phát triển
GV: chỉnh sửa
lượng rễ, thân, lá dẫn đến sự thay đổi về chất lượng ở hoa, quả, hạt
NỘI DUNG II Những nhân tố ảnh hưởng đến sự ra hoa :
*GV: Yêu cầu học sinh xem
hình 36 SGK và trả lời các
câu hỏi sau :
- Khi nào cây cà chua
chuyển sang trạng thái tạo
hoa?
- Độ tuổi xác định để cây ra
hoa có phụ thuộc vào ngoại
cảnh không?
GV: Yêu cầu học sinh trả lời
các câu hỏi:
- Khi nào thì hình thành
hoocmôn ra hoa?
- Hoocmôn ra hoa được hình
thành ở đâu?
- Hoocmôn ra hoa có vai trò
gì?
HS: Xem hình và trả lời các câu hỏi:
- Cây cà chua ra hoa khi đã đạt đến độ tuổi xác định (14 lá)
- Độ tuổi xác định để cây ra hoa không phụ thuộc vào ngoại cảnh
HS: trả lời câu hỏi
- Hoocmôn ra hoa được hình thành khi ở quang chu kỳ thích hợp và độ tuổi xác định
- Hoocmôn ra hoa được hình thành trong lá dưới tác dụng của phitocrôm và chuyển đến các đỉnh sinh trưởng của cây
- Hoocmôn ra hoa có tác dụng gây nên sự phân hóa các tế bào để hình thành hoa
-Ra hoa là giai đoạn quan trọng của quá trình phát triển ở TV Hạt kín: chuyển từ giai đoạn ST,
PT, sinh dưỡng sang giai đoạn
ST, PT, sinh sản
-Sự ra hoa của TV liên quan đến tuổi cây, với lượng hoocmon
1 Tuổi của cây:
Thực vật đến độ tuổi xác định thì ra hoa VD: SGK/143
2.Hoocmôn ra hoa: (Florigen) -Hoocmôn ra hoa là các chất
hữu cơ được hình thành trong lá
và được vận chuyển đến các điểm ST của thân làm cho cây
ra hoa
- Ở quang chu kỳ thích hợp, trong lá hình thành hoocmon ra hoa
*GV: Hãy quan sát thời
điểm ra hoa của một số cây
như: Cây lúa mì, cây bắp
cải
-Yêu cầu HS trả lời các câu
hỏi:
- Những loài cây trên để
chuyển sang trạng thái tạo
hoa cần có tác động của yếu
tố nào?
- “Xuân hóa” có nghĩa là gì?
*GV: Yêu cầu học sinh xem
hình 36.2 SGK NC và đọc
SGK để trả lời câu hỏi:
- Quang chu kỳ là gì?
- Sự khác khác giữa cây
ngày ngắn, cây ngày dài và
cây trung tính?
HS : Tự liên hệ kiến thức thực tế
để trả lời câu hỏi
- Để chuyển sang trạng thái tạo hoa cần có tác động của nhiệt độ thấp
- Xuân hóa là hiện tượng cây ra hoa phụ thuộc vào nhiệt độ thấp
HS : Đọc sách trả lời câu hỏi
HS : Nêu ví dụ
- Thực vật ngày dài như: Cây lúa mì
- Thực vật ngày ngắn: Cây lúa, khoai tây, cà phê, chè
- Thực vật trung tính: Cây hướng dương
HS: Đọc sách và trả lời các câu hỏi:
3 Nhiệt độ thấp và quang chu kỳ
:
a Nhiệt độ thấp :
- Nhiều loài cây để chuyển sang trạng thái tạo hoa cần có tác động của nhiệt độ thấp (gọi là xuân hóa) VD: SGK/144
b.Quang chu kỳ:
-Quang chu kì là thời gian chiếu sáng xen kẽ bóng tối (độ dài ngày đêm) ảnh hưởng tới ST và
PT của cây Quang chu kì tác động đến sự ra hoa, rựng lá, tạo
củ, di chuyển các hợp chất quang hợp
-Theo quang chu kì, có thể chia thành 3 loại cây :
+cây ngày ngắn (ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12
Trang 3-nêu một số ví dụ về các loại
cây nói trên
*GV: giới thiệu cho HS biết
khả năng điều khiển quang
chu kỳ của con người để xử
lý ra hoa ở mía, thanh long
*GV: Yêu cầu HS đọc sách
và trả lời câu hỏi:
- Phitocrôm là gì?
- Có mấy dạng phitocrôm?
- Phitocrôm có vai trò gì đối
với thực vật có hoa?
- Phitocrôm là một loại sắc tố cảm nhận quang chu kỳ và là protein hấp thụ ánh sáng
- Có 2 dạng:
+ Dạng hấp thụ ÁS đỏ (Pđ) +Dạng hấp thụ ÁS đỏ xa (Pđx)
ÁS đỏ
Pđ Pđx
ÁS đỏ xa
+ Pđx tăng kích thích thực vật ngày dài ra hoa và nảy mầm
+ Pđx giảm kích thích sự ra hoa thực vật ngày ngắn
- Phitocrôm có vai trò kích thích
sự ra hoa và nảy mầm
giờ),VD : đậu tương, vừng, cà fee, cà tím, mía
+cây ngày dài (ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 12 giờ), VD :hành, cà rốt, lúa mì +cây trung tính (ra hoa trong cả điều kiện ngày dài và ngày ngắn).VD : cà chua, lạc, đậu, ngô, hướng dương
c.Phitocrôm:
-Qúa trình phát triển được điều hòa bởi các phitôcrôm
- Phitôcrôm là sắc tố enzim tồn tại ở 2 dạng P660 (Pđ) hấp thụ ánh sáng đỏ (bước sóng 660 nm) và P730 (Pđx) hấp thụ ánh sáng đỏ xa (bước sóng 730 nm) -Phitôcrôm tác động đến sự nảy mầm, ra hoa và nhiều quá trình sinh lí khác
NỘI DUNG III : ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển :
GV: Chia nhóm HS và yêu
cầu HS đọc SGK, liên hệ
kiến thức thực tế để trình
bày một số ứng dụng kiến
thức về sinh trưởng và phát
triển:
- Nhóm 1 và 2 trình bày
ứng dụng về kiến thức sinh
trưởng
- Nhóm 3 và 4 trình bày
ứng dụng về kiến thức phát
triển
GV: Yêu cầu HS nhận xét
lẫn nhau
HS: Thảo luận nhóm
Sau đó mỗi nhóm cử đại diện để trình bày
1 Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng :
-Trong trồng trọt, dùng hoocmon:
+ Xử lý hạt giống để kích thích nảy mầm
+ Điều khiển quá trình sinh trưởng
- Trong công nghiệp rượu bia,sử dụng Hoocmôn để chế biến nông sản
2 Ứng dụng kiến thức về
phát triển:
Trong sản xuất nông nghiệp, dựa vào nhu câu ánh sáng để gieo trồng đúng thời vụ, nhập nội, chuyển vùng cây trồng; sử dụng ánh sáng nhân tạo để kích thích hoặc kìm hãm sự ra hoa của cây trồng
Trang 44 Củng cố GV nêu câu hỏi TN:
Câu 1: Cây ra hoa vào mùa hè là cây:
a ngày ngắn b ngày dài c trung tính d ngày ngắn hoặc trung tính
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng
a một bộ phận của cây có thể sinh trưởng nhanh nhưng phát triển chậm
b một bộ phận của cây có thể sinh trưởng nhanh và phát triển nhanh
c một bộ phận của cây có thể sinh trưởng chậm và phát triển chậm
d một bộ phận của cây có hai quá trình sinh trưởng và phát triển độc lập, k0 tương tác nhau
5 Dặn dò: Học sinh trả lời các câu hỏi SGK - Học sinh đọc và trả lời các lệnh trong bài mới