1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án Sinh học 11 bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng sinh trưởng và phát triển ở động vật (tt)

4 331 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 47 KB

Nội dung

Bài 38: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ SINHTRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT I.. Kiến thức + Nêu được vai trò của yếu tố di truyền lên sự sinh trưởng và phát triển ở động vật + Kể tên 1 số

Trang 1

Bài 38: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ SINH

TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

I Mục tiêu : Qua bài học này học sinh cần phải

1 Kiến thức

+ Nêu được vai trò của yếu tố di truyền lên sự sinh trưởng và phát triển ở động vật + Kể tên 1 số loại hoóc môn ảnh hưởng lên sự sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống và không có xương sống

+ Nắm được vai trò của hoóc môn đối với sinh trưởng và phát triển của động vật

có xương sống và không có xương sống

2 Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng hợp tác, thảo luận nhóm, quan sát

3 Thái độ:

Biết vận dụng các kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng ở thực tế

II Kiến thức trọng tâm

+ Vai trò nhân tố di truyền

+ Tácdụng các loại hoocmôn ở động vật

III Phương pháp

Thảo luận nhóm - vấn đáp - giảng giải

IV Chuẩn bị của GV và HS:

GV: Tranh phóng to hình 38.1,38.2 và 38.3 và phiếu học tập

HS: Xem trước bài 38

V Tiên trình lên lớp:

1 ổn định lớp

2 Kiểm tra bài cũ

Câu 1 Phân biệt khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật? Cho ví dụ

Câu 2 Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê gớm, trong khi bướm trưởng thành thường không gây hại cho cây trồng? Vẽ sơ đồ phát triển qua biến thái của bướm

Câu 3 Phát triển của ếch thuộc kiểu biến thái nào? Vì sao?

HS: Trả lời + bổ sung

GV: Nhận xét + đánh giá

3 Giảng bài mới

Vào bài: Ngày 16/07/2007, tại vùng Nội Mông, Trung Quốc đã diễn ra một

cuộc gặp gỡ kì lạ! Nhân vật chính là người cao nhất thế giới - Bao Xishun (56 tuổi,

cao 2.36m) và ứng cử viên của kỉ lục người thấp nhất thế giới - Ping Ping (19 tuổi,

cao 73cm) Đây được coi là cuộc hội ngộ giữa “người khổng lồ” và “tí hon” thời

hiện đại, một phiên bản “kì khôi” của chuyện cổ tích! Tại sao lại có những hiện

Trang 2

tượng … lạ lùng như thế? Tại sao có người khổng lồ như Bao Xishun, lại có người

lùn như Ping Ping? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm ra lời giải đáp!

+ Những nhân tố nào ảnh

hưởng đến sinh trưởng và

phát triển của động vật?

+ Bài học hôm nay chúng

ta chỉ đề cập đến nhân tố

bên trong và cũng chỉ đề

cấp đến hoocmôn ảnh

hưởng đến sinh trưởng và

phát triển của động vật

+ HS nghiên cứu SGK, suy nghĩ, trả lời

+ GV yêu cầu HS quan sát

hình 38.1 SGK, chia học

sinh làm 4 nhóm nghiên

cứu nội dung phần I.1,

hoàn thành vào phiếu học

tập số 1

+ HS thực hiện lệnh I.Các nhân tố bên trong

1 Các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng

và phát triển của động vật có xương sống + (nội dung phiếu học

tập số 1)

+ GV nhận xét, đánh giá

và hoàn thiện nội dung

phiếu học tập

+ HS hoạt động nhóm điền nội dung vào phiếu học tập Cử đại diện nhóm lên trình bày

+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung

ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Loại hoocmôn Nơi tiết Vai trò

GH Tuyến yên - Kích thích sự phân chia tế bào và tăng kích

thước của tế bào qua tăng tổng hợp prôtêin

- Kích thích sự phát triển xương

Tirôxin Tuyến giáp Kích thích sự chuyển hoá ở tế bào và sự sinh

trưởng và phát triển bình thường của cơ thể

trứng

- Tăng sự phát triển xương

- Kích thích sự hình thành đặc điểm sinh dục phụ ở nữ

Testostêrôn Tinh hoàn - Tăng sự phát triển xương

- Kích thích sự hình thành đặc điểm sinh dục phụ ở nữ

- Phát triển cơ bắp

Trang 3

+ GV: Tirôxin có vai trò

như thế nào với lưỡng cư?

+ GV yêu cầu HS quan sát

hình 38.2 SGK và trả lời

câu hỏi:

- Hãy chỉ ra trường hợp

nào do tuyến yên sản xuất

ra quá ít hoặc quá nhiều

hoocmôn sinh trưởng vào

giai đoạn trẻ em?

- Tại sao tuyến Yên tiết ra

quá ít hoặc quá nhiều

hoocmôn sinh trưởng lại

gây ra hậu quả như vậy?

- Muốn được cao hơn thì

cần tiêm GH vào giai đoạn

nào của người?

+ Tại sao trong thức ăn và

nước uống thiếu iốt thì trẻ

em chậm lớn (hoặc

ngường lớn), chịu lạnh

kém, não ít nếp nhăn, trí

tuệ thấp?

+ Tại sao gà trống con sau

khi cắt bỏ tinh hoàn thì

phát triển không bình

thường: mào nhỏ, không

có cựa, không biết gáy và

mất bản năng sinh dục…

+ Trong bữa ăn hàng ngày

và khẩu phần ăn của động

vật phải chú ý điều gì?

+ HS trả lời

+ HS quan sát tranh, vận dụng kiến thức trả lời các câu hỏi của GV

2 Các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng

và phát triển của động vật không xương sống.

+ Hoocmôn nào ảnh

hưởng đến sự sinh trưởng

và phát triển của côn

trùng? Vai trò của chúng?

+ HS nghiên cứu trả lời + Ecđixơn: Gây lột xác ở

sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm

Trang 4

+ Nghiên cứu hình 38.3 về

tác động sinh lý của

Ecđixơn và Juvenin, giải

thích nguyên nhân lột xác

ở sâu bướm và nguyên

nhân sâu bướm biến thành

nhộng và bướm?

+ HS quan sát tranh, suy nghĩ trả lời câu hỏi

+ Juvenin: Phối hợp với Ecđixơn gây lột xác ở sâu bướm, ức chế quá trình biến đổi sâu thành nhộng và bướm

V Cũng cố

Câu 1 Sự sinh trưởng được điều hoà bởi Hoocmôn:

A GH và ecđixơn B Tirôxin và Juvenin

C GH và Tirôxin D Juvenin và ecđixơn

Câu 2 Loại Hoocmôn điều hoà sự phát triển biến thái ở sâu bọ là:

A GH và ecđixơn B Tirôxin và Juvenin

C GH và Tirôxin D Juvenin và ecđixơn

Câu 3 Tirôxin được sinh ra từ:

A Tuyến yên B Tuyến giáp

C Buồng trứng D Tinh hoàn

Câu 4 Trẻ em thiếu GH dẫn đến bệnh:

A khổng lồ B lùn

C to đầu xương chi D đần độn

VI Hướng dẫn về nhà

+ Làm bài tập 1, 2, 3 sgk, học bài 38

+ Xem trước bài 39

Ngày đăng: 10/01/2019, 14:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w