Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 55 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
55
Dung lượng
606 KB
Nội dung
LỜI CAM ƠN Em xin chân thành cảm ơn nhà trường, các thầy cô giáo trong khoa Đầu tư đã giảng dạy và truyền đạt cho em những kiến thức vô cùng quý báu. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Đinh Đào Ánh Thuỷ, người cô đã nhiệt tình hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện chuyên đề. Em xin chân thành cảm ơn các anh chị tại công ty Cổ phần Viễn thông Tin học Bưu điện đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thực tập và nghiên cứu tại Công ty. Do kiến thức còn hạn hẹp nên nội dung chuyên đề không thể tránh khỏi có những sai sót. Kính mong các thầy cô giáo góp ý để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày tháng năm Sinh viên Nguyễn Anh Thông LỜI CAM ĐOAN Chuyên đề thực tập cuối khóa đề tài: ”Huy động và quản lý nguồn vốn đầu tư tại công ty Cổ phần Viễn thông Tin học Bưu điện ” do em thực hiện dưới sự hướng dẫn của T.S Đinh Đào Ánh Thuỷ và sự giúp đỡ của các anh chị tại công ty Cổ phần Viễn thông Tin học Bưu điện. Em xin cam đoan chuyên đề không sao chép từ bất kỳ chuyên đề nào. Các số liệu có trong chuyên đề là hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, do em thu thập được từ các tài liệu và do các anh chị công ty Cổ phần Viễn thông Tin học Bưu điện cung cấp. Nếu có gì sai sót với lời cam đoan trên em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày tháng năm Nguyễn Anh Thông MỤC LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I : THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG TIN HỌC BƯU ĐIỆN (CT- IN) GIAI ĐOẠN 2006-2010 2 I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG TIN HỌC BƯU ĐIỆN 2 1. Giới thiệu chung về CT-IN 2 2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh 4 2.1. Hình thức kinh doanh 4 2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 5 II. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ VỐN CỦA CÔNG TY 6 1. Thực trạng huy động vốn của công ty 6 1.1. Tình hình huy động vốn của công ty từ năm 2006-2010 6 1.2. Các phương thức huy động vốn tại công ty 9 1.2.1. Huy đông vốn chủ sở hữu 9 1.2.1.1 Vốn góp ban đầu 9 1.2.1.2. Lợi nhuận không chia 9 1.2.1.3 Phát hành cổ phiếu mới 10 1.2.2. Huy động vốn nợ 12 1.3. Đánh giá về tình hình huy động vốn ở công ty 14 1.3.1. Các thành tựu đạt được 14 1.3.2. Các hạn chế, khó khăn 16 2. Thực trạng quản lý vốn đầu tư của công ty 19 2.1. Tình hình quản lý nguồn vốn đầu tư của công ty từ năm 2006- 2010 19 2.1.1. Tình hình quản lý vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh 19 2.1.1.1. Quản lý vốn lưu động 19 2.1.1.2. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động 24 2.1.2. Tình hình quản lý vốn cho hoạt động đầu tư 25 2.1.2.1. Tình hình quản lý vốn đầu tư vào tài sản cố định 25 2.1.2.2. Tình hình quản lý vốn trong hoạt động đầu tư dài hạn. .27 2.2. Đánh giá công tác quản lý vốn đầu tư tại công ty CT-IN 30 2.2.1. Những kết quả đạt được 30 2.2.1.1. Đối với quản lý vốn cho sản xuất kinh doanh 30 2.2.1.2. Đối với quản lý vốn cho cho các hoạt động đầu tư của công ty 31 2.2.2. Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân 31 2.2.2.1. Đối với quản lý vốn cho sản xuất kinh doanh 31 2.2.2.1. Đối với quản lý vốn cho hoạt động đầu tư 33 CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG TIN HỌC BƯU ĐIỆN 36 I. NHU CẦU VỐN CÔNG TY CT-IN TRONG GIAI ĐOẠN SẮP TỚI 36 1. Định hướng phát triển của công ty giai đoạn 2011-2015 36 2. Kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư và nhu cầu vốn trong năm 2011 37 II. KHÓ KHĂN TRONG VIỆC HUY ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY THỜI GIAN TỚI 38 1. Khó khăn trong việc huy động vốn của công ty 38 2. Khó khăn trong việc quản lý vốn của Công ty 39 II. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ 39 1. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn 39 1.1. Thực hiện hình thức tín dụng thuê mua 39 1.2. Giảm nguồn vốn của công ty bị chiếm dụng 40 1.2.1. Xử lý nợ đọng 40 1.2.2. Thanh lý, bán một số hàng tồn kho của công ty 40 1.3. Tăng cường huy động nguồn vốn nội bộ 41 1.3.1. Huy động nguồn vốn bằng hình thức phát hành thêm cổ phiếu. 41 1.3.2. Giữ mức lợi nhuận không chia ở mức thấp 42 1.4. Huy động vốn bằng việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn hiện có và tiết kiệm chi phí 42 1.5. Các giải pháp về tín dụng 43 1.5.1. Vay ngắn hạn ngân hàng để đầu tư dài hạn 43 1.5.2. Huy động nguồn vốn vay dài hạn ngân hàng 43 2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn đầu tư 44 2.1. Quản lý vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh 44 2.1.1. Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu 44 2.1.2. Giảm thiểu chi phí quản lý của doanh nghiệp một cách tốt nhất. 45 2.2. Quản lý vốn cho hoạt động đầu tư 45 2.2.1. Quản lý vốn đầu tư cho tài sản cố định 45 2.2.2. Quản lý vốn cho các hoạt động đầu tư dài hạn 46 2.2.2.1. Xây dựng chiến lược và kế hoạch đầu tư phù hợp 46 2.2.2.2 Quản lý nguồn vốn ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư 47 2.2.2.3. Quản lý nguồn vốn trong quá trình thưc hiện đầu tư 47 KẾT LUẬN 48 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 49 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1 : Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2005 -2009 5 Biểu đồ 1: Tăng trưởng nguồn vốn của công ty 2007-2010 6 Bảng 2: Cơ cấu huy động vốn của công ty từ năm 2006 đên 2009 7 Bảng 3: Phân tích vốn lưu động của công ty CT-IN (2006-2009) 8 Bảng 4: Cơ cấu cổ đông tại thời điểm ngày 31/03/2010 9 Bảng 5: Dư nợ vay ngân hàng 13 Bảng 6: Chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty CT-IN ( 2008-2010) 15 Bảng 7: Các dự án đầu tư liên doanh liên kết của CT-IN (2008-2010) 17 Bảng 8: Bảng kết cấu vốn lưu động 19 Bảng 9: Chi tiết hàng tồn kho 2009-2010 21 Bảng 10: Bảng các yếu tố chi phí công ty CT-IN năm 2008-2009 22 BIỂU ĐỒ CHI PHÍ 23 Bảng 11 : Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tài sản lưu động của công ty năm 2008-2009 24 Bảng 12: Giá trị tài sản cố định trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán tại thời điểm 31/12/2009 26 Bảng 13: Hiệu quả quản lý vốn đầu tư tài sản cố định tại Công ty năm 2008-2009 27 Bảng 14: Danh sách các dự án công ty CT-IN đang thực hiện (2008-2010) 28 Bảng 15: Nhu cầu vốn Công ty CT-IN năm 2011 38 LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với đó là sự phát triển như vũ bão của ngành Khoa học Công nghê Thông tin và Bưu chính Viễn thông, vì thế nên sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải huy động được mọi nguồn lực trong xã hội về con người, công nghệ, và vốn. Công ty Cổ phần Viễn Thông Tin học Bưu điện (viết tắt là CT-IN) là một công ty hoạt động trong lĩnh vực bưu chính viễn thông tin học, là đơn vị hàng đầu của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam được thành lập theo quyết định số 537/QĐ-TCBĐ ngày 11/07/2001 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện Cho đến nay, sau hơn hơn 10 năm đi vào hoạt động, Công ty đã có những bước tiến đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như nâng cao vị thế của mình trong các doanh nghiêp đồng thời nâng cao uy tín với các khách hàng. Để có được những thành công như vây CT-IN luôn coi trọng công tác quản lý doanh nghiệp, mọi hoạt động đều hướng tới thực hiện tốt, năng động và hiệu quả các dự án với khách hàng. Đặc biệt công tác Huy động và Quản lý vốn của Công ty luôn được quan tâm, tạo cơ sở cho sự phát triển hoạt động sản xuát kinh doanh và hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động này chưa thực sự được đánh giá cao. Để đứng vững trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong thời gian tới, nâng cao hiệu quả huy động vốn là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng đối với Công ty Cổ phần Viễn Thông Tin học Bưu điện. Trong quá trình thực tập ở công ty, nhận ra những khó khăn của công ty trong hoạt động đầu tư, do đó nên tác giả đã lựa chọn đề tài: “Huy động và quản lý nguồn vốn đầu tư tại công ty Cổ phần Viễn thông Tin học Bưu điện”. Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm 2 phần: Chương 1: Thực trạng huy động và quản lý vốn đầu tư tại công ty CT- IN giai đoạn 2006-2010 Chương 2: Một số giải pháp nhằm tăng cường huy động và quản lý vốn đầu tư ở công ty CT-IN 1 CHƯƠNG I : THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG TIN HỌC BƯU ĐIỆN (CT-IN) GIAI ĐOẠN 2006-2010 I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG TIN HỌC BƯU ĐIỆN 1. Giới thiệu chung về CT-IN CT-IN là đơn vị hàng đầu của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam trong lĩnh vực cung cấp sản phẩm, dịch vụ và giải pháp viễn thông tin học. Kể từ ngày thành lập năm 1972, sự phát triển mạnh mẽ của CT-IN đạt được là nhờ vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Công ty luôn luôn suy nghĩ và hành động nhằm giải quyết các vấn đề của khách hàng đặt ra một cách hiệu quả nhất. Điều đó thể hiện bởi niềm tin từ các bưu điện tỉnh thành, các nhà khai thác, cung cấp dịch vụ trong và ngoài ngành. Để xây dựng uy tín, CT-IN luôn coi trọng công tác quản lý doanh nghiệp, mọi hoạt động đều hướng tới thực hiện tốt, năng động và hiệu quả các dự án với khách hàng. CT-IN có một tập thể kỹ sư có khả năng làm chủ, nắm bắt nhanh các công nghệ mới, có phong cách làm việc khoa học, tâm huyết, lao động quên mình và luôn đoàn kết một lòng vì công việc. Đội ngũ nhân sự của CT-IN là nhân tố quan trọng, phục vụ tận tụy và luôn làm hài lòng khách hàng. CT-IN đặc biệt coi trọng việc đầu tư cho kỹ thuật, đổi mới công nghệ, với môi trường và điều kiện làm việc tốt nhất, phục vụ nghiên cứu ứng dụng, lắp đặt, bảo dưỡng các thiết bị viễn thông và tin học. Yếu tố quan trọng dẫn đến thành công trong kinh doanh của CT-IN là sự chủ động quan hệ hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước. Các mối quan hệ cởi mở chân thành đã hỗ trợ cho CT-IN nắm bắt được các công nghệ mới, đáp ứng tốt nhất cho mọi nhu cầu của khách hàng. CT-IN đã được biết đến rất nhiều trong lĩnh vực viễn thông tin học, điều đó khẳng định sự thành công của CT-IN trong hiện tại và trong tương lai. 2 Tên công ty: Công ty Cổ phần Viễn thông – Tin học Bưu điện Tên giao dịch Quốc tế: Joint Stock Company for Telecoms and Informatics Tên viết tắt: CT-IN Ngày thành lập: 20/11/2001 (tiền thân là Xí nghiệp Khoa học Sản xuất thiết bị thông tin I, thuộc Tổng cục Bưu điện, được thành lập năm 1972, Cổ phần hóa năm 2001). Trụ sở chính: 158/2 Hồng Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội Số điện thoại: 04- 3 863 4597 Số fax: 04- 3 863 0227 Website: www.ct-in.com.vn Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103000678 Do Sở kế hoạch Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 12/12/2001. Cấp lại ngày 12/9/2008. Vốn điều lệ: 111,177,000,000đ Tổng số nhân lực: 513 người (tính đến thời điểm cuối năm 2008) Chi nhánh miền nam: 354/2 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, TP Hồ Chí Minh (điện thoại: 08-8647751; fax: 08-8638195) Hoạt động từ năm 1972, sau đó được cổ phần hóa năm 2001, CT-IN đã đạt được những thành công lớn trong ngành viễn thông tin học, nổi bật là việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất kinh doanh. Với mục tiêu kinh doanh là : - Thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng - Cung cấp các giải pháp, thiết bị, và dịch vụ tốt nhất - Phát triển quan hệ đối tác trên cơ sở 2 bên cùng có lợi - Vì quyền lợi của các cổ đông CT-IN đã trở thành một trong các đối tác tin cậy của Cisco, Hp, Motorola, Erisson, Microsoft… Hơn nữa, trong năm 2008, CT-IN đã lọt vào danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam do báo điện tử Vietnamnet kết hợp với công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố. (CT-IN đứng ở vị trí thứ 410). 3 2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh 2.1. Hình thức kinh doanh Công nghệ thông tin và viễn thông được xác định là hai lĩnh vực phát triển đồng bộ của CT-IN. Cung cấp thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin - Kinh doanh, xuất nhập khẩu thiết bị Viễn thông, công nghệ thông tin bao gồm thiết bị truyền dẫn quang, truyền dẫn viba, thiết bị truy nhập đa dịch vụ, đa phương tiện, thiết bị đầu cuối, máy trạm, máy chủ, các thiết bị mạng (định tuyến, chuyển mạch,…), Data Center, Contact Center… và các thiết bị phục vụ mạng thông tin di động, Wimax, NGN… - Kinh doanh, xuất nhập khẩu các phần mềm bao gồm các hệ điều hành, phần mềm ứng dụng, BCCS (Billing Customer Care System)… - Kinh doanh, xuất nhập khẩu các vật tư khác phục vụ mạng viễn thông và công nghệ thông tin như cáp các loại, anten, nguồn… Sản xuất thiết bị phục vụ mạng viễn thông, công nghệ thông tin phần mềm ứng dụng - Sản xuất các thiết bị phụ trợ mạng viễn thông như thiết bị cảnh báo trạm không người, bộ gá antenna, tủ rack, cầu cáp… - Sản xuất phần mềm ứng dụng trong các lĩnh vực quản lý khai thác và dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng viễn thông, internet. - Gia công, xuất khẩu phần mềm ứng dụng. Cho thuê cơ sở hạ tầng, thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin - Cho thuê nhà trạm cho các mạng di động. - Cho thuê hoạt động các thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin như: truyền dẫn quang, vi ba, truy cập đa dịch vụ, router, Data Center - Cho thuê cơ sở hạ tầng hệ thống phủ sóng (In-Building Coverage) trong các tòa nhà cao tầng, nhà ga, hầm… phục vụ mạng di động, Wimax. Cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin - Lắp đặt từng phần, hạng mục hoặc các dự án chìa kháo trao tay các hệ thống viễn thông, công nghệ thông tin: lắp đặt thiết bị viba, truyền dẫn quang, tổng đài, truy nhập, thiết bị mạng di động (BTS, MSC, BSC), các thiết bị mạng như Router, switch… 4 [...]... doanh nghiệp, quan sát chỉ tiêu vốn lưu động: Nguồn vốn tài trợ sản xuất kinh doanh và các hoạt động đầu tư bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn Vồn gắn hạn được sử dụng trong 1 năm sản suất kinh doanh còn nguồn vốn dài hạn được sử dụng lâu dài trong hoạt động kinh doanh và đầu tư Nguồn vốn dài hạn được đầu tư hình thành TS cố định, phần dư của vốn dài hạn và ngắn hạn hình thành TS lưu động. .. tâm lý các nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài Do đó nguồn cung vốn đầu tư giảm cũng ảnh hưởng đến việc huy động vốn của Công ty 18 2 Thực trạng quản lý vốn đầu tư của công ty 2.1 Tình hình quản lý nguồn vốn đầu tư của công ty từ năm 2006-2010 2.1.1 Tình hình quản lý vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Tài sản lưu động là đối tư ng lao động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, mà điểm... ra 1 đồng doanh thu, còn năm 2009 chỉ cần 0.64 đồng vốn lưu động 24 đã tạo được 1 đồng doanh thu Đây là tín hiệu đáng mừng trong quản lý vốn đầu tư vào tài sản lưu động 2.1.2 Tình hình quản lý vốn cho hoạt động đầu tư 2.1.2.1 Tình hình quản lý vốn đầu tư vào tài sản cố định Vốn đẩu tư vào tài sản cố định là một bộ phận của vốn đầu tư, trong đó nó có vai trò thúc đẩy mở rộng sản xuất kinh doanh về cả... các khoản đầu tư đều vào liên doanh liên kết Riêng năm 2009, khoản đầu tư liên doanh liên kết giảm còn 5,800 triệu đồng, và khoản đầu tư dài hạn khác tăng 5,991 triệu đồng Cụ thể hoạt động đầu tư như sau: - Đầu tư góp vốn vào Công ty Cổ phần Viễn thông Tân Tạo: tổng vốn góp là 16 tỷ đồng - Đầu tư góp vốn vào Công ty cổ phần Dịch vụ Viễn thông Hà Nội (HTE): tổng vốn góp là 4 tỷ đồng + Đầu tư Phòng thí... chuyển toàn bộ giá trị ngay một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh Số tiền ứng trước về tài sản lưu động hiện có và đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp để đảm bảo cho sản xuất kinh doanh bình thường gọi là vốn lưu động Để nghiên cứu tình hình quản lý vốn cho sản xuất kinh doanh ta xem xét kết cấu vốn lưu động và chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty 2.1.1.1 Quản lý vốn lưu động Căn cứ vào... bị viễn thông: Viba, truyền dẫn quang, tổng đài, truy nhập đa dịch vụ, DSLAM, BRAS, Server… - Dịch vụ đo kiểm chất lượng mạng viễn thông, công nghệ thông tin - Xuất khẩu lao động theo dự án - Sửa chữa các thiết bị viễn thông, tin học, nguồn Thực hiện tư vấn trong lĩnh vực viễn thông, tin học - Lập dự án, thiết kế, tư vấn mạng viễn thông, công nghệ thông tin - Tích hợp hệ thống theo yêu cầu Quản. .. hàng Doanh nghiệp phải xuất trình hồ sơ vay vốn và những thông tin cần thiết mà ngân hàng yêu cầu Trước tiên, ngân hàng phải phân tích hồ sơ xin vay vốn, đánh giá thông tin liên quan đến dự án đầu tư hoặc kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Công ty CT- IN chưa có được kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư tốt khi vay vốn ngân hàng Các dự án hiện nay CT- IN thực hiện chủ yếu là liên doanh nên... 1,029,254,643 Nguồn: Phòng Tài Chính CT- IN Đơn vị: nghìn đồng Theo quy định của pháp luật, CT- IN được phép huy động vốn theo hai hình 7 thức: Vốn chủ sở hữu và Huy động vốn nợ Trong đó, vốn chủ sở hữu chủ yếu huy động thông qua việc gia tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành cổ phiếu, thông qua tài trợ vốn nội bộ từ lợi nhuận không chia và thông qua khoản thặng dư vốn cổ phần khi phát hành cổ phiếu Huy động nợ... nghiệm công nghệ ICT (ICT Lab) (cho Công ty VNPT IMS): 15 tỷ đồng + Đầu tư công cụ quản trị hệ thống (cho Công ty VNPT IMS): 80 tỷ đồng Nhìn chung các khoản đầu tư dài hạn của công ty rất nhỏ, hầu hết vốn huy động được dùng để bổ sung vốn lưu động phục vu mở rộng sản xuất và kinh doanh Lĩnh vực mà CT- IN đạt được nhiều thành công nhất đó là lĩnh vực Viễn thông và Công nghệ thông tin, và đó cũng là hai... hàng và chất lượng tốt của sản phẩm dịch vụ nên khách hàng vẫn chấp nhận 23 2.1.1.2 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một chỉ tiêu cho biết một đồng vốn đầu tư vào tài sản lưu động tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong một năm Nếu xét với cùng một lượng vốn đầu tư vào tài sản lưu động, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động càng cao thì kết quả kinh doanh . 31 2.2.2.1. Đối với quản lý vốn cho hoạt động đầu tư 33 CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG TIN HỌC BƯU ĐIỆN 36 I. NHU CẦU VỐN CÔNG. 45 2.2. Quản lý vốn cho hoạt động đầu tư 45 2.2.1. Quản lý vốn đầu tư cho tài sản cố định 45 2.2.2. Quản lý vốn cho các hoạt động đầu tư dài hạn 46 2.2.2.1. Xây dựng chiến lược và kế hoạch đầu tư. quản lý vốn đầu tư của công ty 19 2.1. Tình hình quản lý nguồn vốn đầu tư của công ty từ năm 2006- 2010 19 2.1.1. Tình hình quản lý vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh 19 2.1.1.1. Quản lý vốn