II. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ VỐN CỦA CÔNG
2. Thực trạng quản lý vốn đầu tư của công ty
2.1.2.2. Tình hình quản lý vốn trong hoạt động đầu tư dài hạn
Các khoản đầu tư dài hạn và liên doanh liên kết chiếm một tỷ trọng không lớn trong nguồn vốn cố định. Năm 2007, Công ty dùng 3,225 triệu đồng đầu tư dài hạn (7.3%), năm 2008, khoản đầu tư tăng thêm 7,966 triệu đồng (Tỷ trọng đầu tư tăng lên 26%). Điều đáng chú ý trong hai năm này là các khoản đầu tư đều vào liên doanh liên kết. Riêng năm 2009, khoản đầu tư liên doanh liên kết giảm còn 5,800 triệu đồng, và khoản đầu tư dài hạn khác tăng 5,991 triệu đồng.
Cụ thể hoạt động đầu tư như sau:
- Đầu tư góp vốn vào Công ty Cổ phần Viễn thông Tân Tạo: tổng vốn góp là 16 tỷ đồng.
- Đầu tư góp vốn vào Công ty cổ phần Dịch vụ Viễn thông Hà Nội (HTE): tổng vốn góp là 4 tỷ đồng.
+ Đầu tư Phòng thí nghiệm công nghệ ICT (ICT Lab) (cho Công ty VNPT IMS): 15 tỷ đồng.
+ Đầu tư công cụ quản trị hệ thống (cho Công ty VNPT IMS): 80 tỷ đồng. Nhìn chung các khoản đầu tư dài hạn của công ty rất nhỏ, hầu hết vốn huy động được dùng để bổ sung vốn lưu động phục vu mở rộng sản xuất và kinh doanh.
Lĩnh vực mà CT-IN đạt được nhiều thành công nhất đó là lĩnh vực Viễn thông và Công nghệ thông tin, và đó cũng là hai lĩnh vực phát triển nhất trong thời gian hiện nay.
Bảng 14: Danh sách các dự án công ty CT-IN đang thực hiện (2008-2010)
Tên Dự án Giá trị Thời gian
thực hiện Ghi chú - tình hình thực hiện Khách hàng Dự án cung cấp 2.044 hops viba 289.090.297.505 04/08/2008
Dự án đang trong giai đoạn lắp đặt và nghiệm thu- Phần giá trị TB đã tính Doanh thu năm 2009 - DT năm 2010 còn ~ 29,70 tỷ đồng Vinaphone Dự án cung cấp 3.660 hops viba 527.725.037.529 25/08/2008
Dự án đang trong giai đoạn lắp đặt và nghiệm thu- Phần giá trị TB đã cơ bản tính Doanh thu năm 2009 - DT năm 2010 còn ~ 53,70 tỷ đồng
Công ty Thông tin di động (VMS)
Dự án cung cấp thiết bị MAN 10 tỉnh
408.197.553.959 28/05/2009
Dự án đang trong giai đoạn lắp đặt và nghiệm thu- Phần giá trị TB đã cơ bản tính Doanh thu năm 2009 - DT năm 2010 còn ~ 4,00 tỷ đồng (giá trị phần mềm) Viễn thông 10 tỉnh Dự án cung cấp thiết bị MAN 17 tỉnh 298.771.753.985 06/10/2009 Đến 31/3/2010, Dự án đã hoàn thành và nghiệm thu bàn giao - Toàn bộ Phần giá trị HĐ tính Doanh thu năm 2010 Viễn thông 17 tỉnh Dự án cung cấp thiết bị MAN Hà Nội pha 4 37.241.623.048 11/11/2009 Đến 31/3/2010, Dự án đã hoàn thành và nghiệm thu bàn giao - Toàn bộ Phần giá trị HĐ tính Doanh thu năm 2010 Viễn thông Hà Nội Dự án cung cấp thiết bị MAN Hà Nội pha 5 7.535.031.200 07/12/2009 Đến 31/3/2010, Dự án đã hoàn thành và nghiệm thu bàn giao - Toàn bộ Phần giá trị HĐ tính Doanh thu năm 2010 Viễn thông Hà Nội Dự án cung cấp thiết bị đầu cuối cho CPT pha 2 36.685.281.364 06/07/2009 Đến 31/3/2010, Dự án đã hoàn thành và nghiệm thu bàn giao - Toàn bộ Phần giá trị HĐ tính Doanh thu năm 2010 Cục BĐ Trung Ương Dự án cung cấp dịch vụ lắp đặt thiết bị 3G mạng VMS 1.800.000 $ Q4/2009& Q1/2010 Đến 31/3/2010, Dự án đã hoàn thành và nghiệm thu bàn giao - Toàn bộ Phần giá trị HĐ tính Doanh thu năm 2010 Nokia Siemens Dự án cung cấp dịch vụ lắp đặt thiết bị 3G mạng VNP 100.000 $ Q4/2009 & Q1 /2010
Đang triển khai Dự án trong năm 2010, toàn bộ Doanh
Dự án cung cấp dịch vụ lắp đặt thiết bị 3G mạng EVN
200.000 $ Q1 /2010
Đang triển khai Dự án trong năm 2010, toàn bộ Doanh
thu sẽ tính trong năm 2010 Huawei
Phòng Tài Chính Công ty CT-IN
Trong các dự án mà CT-IN đã từng tham gia thì có thể nhận thấy rằng các dự án đó chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu trong nước là chính còn nhu cầu ở một thị trường mới thì cũng có , nhưng đó chỉ là những yêu cầu nhỏ lẻ , mang tính đơn chiếc không phải là những dạng nhu cầu thường trực . Tuy vậy nhận xét rằng trong những năm gần đây thì những nhu cầu đó của CT-IN bắt đầu thấy xuất hiện, khi CT-I bắt đầu thực hiện các dự án với các đối tác nước ngoài Nokia, Motorola hay Huawei. Nó chứa đựng rất nhiều cơ hội cho CT-IN về một thị trường mới với nhiều cơ hội và thách thức hơn , đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO .
2.2. Đánh giá công tác quản lý vốn đầu tư tại công ty CT-IN 2.2.1. Những kết quả đạt được
2.2.1.1. Đối với quản lý vốn cho sản xuất kinh doanh
Quản lý vốn sản xuất kinh doanh có vai trò quan trọng đảm bảo sự luân chuyển vốn sản xuất cho Công ty nhằm đạt được những kết quả sản xuất cao nhất. Trong những năm qua Công ty đã đạt được những thành tựu như sau:
Thứ nhất: Khả năng thanh toán của Công ty ngày càng tăng, có nghĩa là Công ty có khả năng đáp ứng những khoản nợ ngắn hạn trong mỗi năm một tốt hơn. Công ty thực hiện kiểm soát chặt chẽ các khoản phải thu, chi bằng tiền. Các khoản này phải thông qua sự xét duyệt kế toán trưởng và giám đốc công ty. Công tác quản lý hàng tồn kho nhìn chung là có nhiều tiến bộ, hàng hoá nhập về không ứ đọng, luôn được lưu thông. Định kỳ, Công ty tiến hành lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ.
Thứ hai: Tình hình cho thấy doanh thu tăng nhanh qua các năm, khắc phục được tình trạng khó khăn trong các năm. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động của Công ty tăng đều qua các năm có thể chấp nhận được đặc biệt tỷ suất lợi nhuận tăng lên khá nhanh.
Thứ ba: Từ kết quả đã đạt được trong năm 2008 - 2010, giúp Công ty tạo thêm được mối quan hệ với nhiều bạn hàng, có uy tín hơn trên thương trường. Điều này giúp Công ty thuận lợi hơn nhiều trong việc huy động nguồn vốn để tài trợ cho sử dụng vốn
2.2.1.2. Đối với quản lý vốn cho cho các hoạt động đầu tư của công ty
Thứ nhất: Công ty đã chú trọng đầu tư vào máy móc, thiết bị, dụng cụ quản lý, tiến hành nhượng bán số máy móc thiết bị cũ, lạc hậu. Sử dụng hợp lý nguồn vốn tự có để đầu tư thay mới, đảm bảo cho Công ty có được một cơ cấu tài sản cố định hợp lý với máy móc, phương tiện hiện đại phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh của mình.
Thứ hai: Công ty đã tiến hành lập kế hoạch khấu hao cho từng năm. Việc lập kế hoạch cụ thể cho từng năm giúp công ty kế hoạch hoá được nguồn vốn khấu hao, sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn vốn này. Tỷ lệ khấu hao TSCĐ là tương đối phù hợp.
Thứ ba: Công ty đã bảo toàn được TSCĐ khá tốt, chưa có một TSCĐ nào hư hỏng trước thời hạn, đảm bảo cho TSCĐ có thể phát huy tối đa năng suất. Ngoài ra, Công ty quy định rõ trách nhiệm vật chất đối với từng cá nhân, phòng ban trong việc sử dụng tài sản của mình, đảm bảo tài sản được sử dụng đúng mục đích có hiệu quả. Thêm vào đó, hiệu quả sửa chữa lớn TSCĐ của Công ty năm 2008-2009 là khá tốt. Công ty gần như đã huy động hết TSCĐ vào sản xuất kinh doanh, nên đã làm ăn hiệu quả sử dụng vốn.
Thứ tư: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty ngày càng tăng qua các năm kể từ năm 2008 đến năm 2010. Tỷ suất lợi nhuận đạt được ngày càng cao.
2.2.2. Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân
2.2.2.1. Đối với quản lý vốn cho sản xuất kinh doanh
Thứ nhất: Tình hình cho thấy, các khoản phải thu của Công ty chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản lưu động của Công ty (thường xấp xỉ 50%). Năm 2008 có xu hướng giảm xuống nhưng đến năm 2009 tỷ trọng này lại tăng lên làm cho nguồn vốn của Công ty bị ứ đọng, Công ty gặp khó khăn hơn trong kinh doanh cũng như trong khả năng thanh toán của mình. Rõ ràng hiệu quả việc quản lý các khoản phải thu chưa cao và chưa ổn định.
Thứ hai: Các khoản chi phí tăng rất nhanh qua các năm. Doanh nghiệp cần nghiên cứu cách thức giảm các khoản chi phí không cần thiết, đồng thời khắc phục tăng giá chi phí hàng bán do các nguyên nhân khách quan của nền kinh tế, hoàn thành tốt các dự án đang thực hiện.
Thứ ba: Mặc dù khả năng thanh toán của Công ty tăng lên nhưng nó vẫn là quá thấp. Khả năng thanh toán của Công ty còn yếu trong khi đó tỷ lệ nợ phải trả
của Công ty là khá cao. Doanh nghiệp cần tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng này.
♦ Những nguyên nhân gây ra hạn chế trên.
Thứ nhất: Do sự gia tăng liên tục với tốc độ ngày càng cao của giá trị các khoản phải thu. Vấn đề này làm đau đầu các nhà quản trị trong công tác quản lý và sử dụng vốn của Công ty. Các khoản phải thu tăng lên trong đó chủ yếu là các khoản phải thu của khách hàng mà khách hàng của Công ty là Công ty lớn với các hợp đồng là các dự án lắp đặt và quản lý trong thời gian tương đối dài. Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình, khi dự án được hoàn thiện, Công ty sẽ giao lại cho khách hàng và thu tiếp số tiền còn lại. Do đó, tại một thời điểm nhất định bao giờ cũng tồn tại một khoản phải thu lớn nhưng sau đó một thời gian khách hàng sẽ tiến hành trả hết số nợ của mình.
Bên cạnh đó, việc thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng chưa được Công ty tiến hành chặt chẽ, hầu hết các hợp đồng đều dựa vào uy tín hợp tác lâu năm. Hơn nữa, hệ thống ngân hàng Việt Nam tuy đã phát triển hơn trước nhưng vẫn còn yếu kém so với hệ thống ngân hàng của các nước trên thế giới. Việc thanh toán ở Việt Nam hầu như là bằng tiền mặt không quen thanh toán bằng các hình thức khác như: chuyển khoản, thẻ tín dụng... mặc dù đã có nhưng chưa được phổ biến. Điều này gây khó khăn trong việc nắm bắt tình hình tài chính của khách hàng. Khi khách hàng ký kết hợp đồng với Công ty cần có các chỉ tiêu về tài chính của khách hàng nhưng liệu số liệu trên báo cáo tài chính liệu có đáng tin cậy được không? Do vậy, vấn đề xảy ra nợ quá hạn hay nợ khó đòi là điều khó tránh khỏi đối với Công ty.
Thứ hai: Chi phí bán hàng còn khá cao tăng nhanh so với doanh thu đạt được. Chi phí tăng lên dẫn đến giá thành sản phẩm dịch vụ của Công ty cao lên, khó khăn trong cạnh tranh càng lớn. Điều này đòi hỏi Công ty phải chú trọng hơn nữa nhằm quản lý tốt các chi phí đã bỏ ra cho kinh doanh của mình.
Thứ ba: Về thị trường và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành Điện tử Viễn thông còn yếu, có nhiều bất lợi và hạn chế... Kết quả tất yếu là thị trường của các doanh nghiệp dễ bị thu hẹp cùng với sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
triển kinh tế đất nước và đặc biệt là diễn biến bất ổn của nền kinh tế trong nước. Nền kinh tế Việt Nam đang trải qua tình trạng phát triển quá nhanh, quá nóng, dẫn tới các hiện tượng tăng giá, lạm phát, đồng thời là các giải pháp của chính phủ kiềm chế lạm phát của chính phủ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong điều kiện tỷ giá ngoại tệ bất ổn như hiện nay, Công ty gặp khó khăn trong nhập khẩu các thiết bị máy móc khi phải nhập khẩu với giá cao hơn mà vẫn phải giữ giá cung cấp dịch vụ để giữ khách hàng.
2.2.2.1. Đối với quản lý vốn cho hoạt động đầu tư
a. Đối với đầu tư tài sản cố định
+ Vốn đầu tư cho máy móc thiết bị :
Máy móc thiết bị mà CT-IN thường xuyên sử dụng là những loại máy đắt tiền và có độ phức tạp cao về kĩ thuật và thường phải mua theo phương án đấu thầu để mua đựơc máy với chi phí hợp lí nhất. Vì vậy trong quản lý vốn đầu tư vào máy móc thiết bị của CT-IN còn gặp rất nhiều hạn chế khi mà tình hình tài chính cũng không phải lúc nào cũng dành hết cho việc mua máy móc thiết bị. Bên cạnh đó, mặc dù CT-IN có những chuyên gia giỏi trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông nhưng thường đó là những chuyên gia của thế hệ trước,có kiến thức chuyên môn, có kinh nghiệm , nhưng lại thiếu sự linh hoạt trong việc tiếp cận với những công nghệ mới. Ngược lại, những chuyên gia trẻ thì có sự năng nổ nhiệt tình và linh hoạt khi tiếp cận công nghệ mới nhưng mà 1ại thiếu kinh nghiệm trong thực tiễn trong việc tiếp cận và nắm vững được những biến đổi của thị trường CNTT và viễn thông đang diễn ra như vũ bão do đó dễ gây ra những lãng phí trong nguồn VĐT .
+ Vốn đầu tư cho hệ thống nhà xưởng :
Hệ thống nhà xưởng là rất quan trọng cho những Công ty hoạt động trong lĩnh vực điện tử viễn thông như CT-IN . Với hệ thống nhà xưởng hiện có của mình CT- IN đã và đang đáp ứng được nhu cầu của thị trường . Tuy vậy đó cũng là hạn chế trong đầu tư cho hệ thống nhà xưởng của CT-IN . Với nhu cầu hiện có thì vốn đầu tư của CT-IN còn đáp ứng được nhu cầu hiện có nhưng khi thị trường mở rộng , nhu cầu về hệ thống nhà xưởng tăng mạnh thì việc đầu tư vào hệ thống nhà xưởng là một việc chắc chắn phải tiến hành . Nhưng với tiềm lực hiện tại của CT-IN thì việc đầu tư cho nhu cầu hệ thống nhà xưởng đã là một vệc phải cân nhắc rất nhiều
thì khi đó việc bắt buộc phải nâng cấp một cách đồng bộ tất cả các hệ thống nhà xưởng hoặc phải mở rộng thêm nhưng nhà xưởng mới để đáp ứng nhu cầu là một việc rất khó khăn và rất khó nếu như không có sự chuẩn bị từ trước đó .
+ Vốn đầu tư cho tài sản cố định vô hình:
Đầu tư cho KHCN ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng thu hút những khách hàng mới của CT-IN vì khi được đầu tư vào nội dung này thì các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng sẽ đạt được sự hài lòng tối đa nếu thoả mãn được nhu cầu của khách hàng . Tuy nhiên hạn chế trong những năm đầu của CT-IN là do tiềm lực còn chưa lớn lên khả năng đầu tư cho KHCN không được nhiều có phần nào đó ảnh hưởng đến doanh thu và chất lượng của CT-IN trong quá trình cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành. Đây là điểm mà CT-IN cần phải khắc phục trong thời gian này .
b. Đối với công tác quản lý vốn đầu tư dài hạn
- Hạn chế trong định hướng đầu tư :
Trong CT-IN quyết định về định hướng kinh doanh và phương hướng đầu tư trong các năm tiếp theo được HĐQT họp và ra quyết định về mọi mặt. Vì vậy việc định hướng về chiến lược kinh doanh, chiến lược đầu tư của CT-IN cũng phải được HĐQT thông qua và quyết định có theo những phương hướng đó không. Cũng chính vì nguyên nhân này mà điều đó cũng trở thành một điểm tích cực và điểm tiêu cực trong định hướng kinh doanh của CT-IN nói chung và định hướng về đầu tư nói