Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn

Một phần của tài liệu huy động và quản lý nguồn vốn đầu tư tại CTCP viễn thông tin học bưu điện CT IN nguyễn anh thông (Trang 45 - 50)

II. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG

1. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn

1.1. Thực hiện hình thức tín dụng thuê mua

Tín dụng thuê mua là một hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị và các động sản khác. Trong đó, bên cho thuê chuyển giao các tài sản thuộc quyền sở hữu của mình theo yêu cầu của bên thuê sử dụng và bên thuê sử dụng có trách nhiệm thanh toán tiền thuê trong thời hạn thuê, khi kết thúc hạn thuê, bên thuê trả lại hoặc mua tài sản đó theo các điều kiện đã thỏa thuận.

Biện pháp này được áp dụng trong trường hợp Công ty có nhu cầu sử dụng tài sản cố định nhưng chưa huy động được nguồn vốn dài hạn thích hợp để tự mua sắm hay xây dựng. Các chi nhánh của Công ty thành lập ở các tình thành phố khác như Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh,… có thể đi thuê văn phòng và một số trang thiết bị. Ưu điểm của hình thức này là Công ty không cần phải có tài sản thế chấp, Công ty có thể tiếp cận nhanh chóng với công nghệ mà chưa cần mua hoặc chưa đủ tiền mua công nghệ đó. Ngoài ra, chi phí thuê văn phòng lớn song lại đáp ứng được nhu cầu trước mắt của Công ty.

1.2. Giảm nguồn vốn của công ty bị chiếm dụng 1.2.1. Xử lý nợ đọng 1.2.1. Xử lý nợ đọng

Do đặc thù cung cấp sản phẩm và dịch vụ Công nghệ thông tin và bưu chính viễn thông nên tồn tại lớn nhất của CT-IN là giải quyết các khoản nợ đọng và hàng tồn kho. Chính những yếu điểm này đã làm giảm nguồn vốn của công ty.

Số khoản phải thu ngày càng tăng lên, và như phân tích ở các phần trên, nó gây nên sự trì trệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong khi đó Công ty ngày càng có nhu cầu về vốn đầu tư nâng cấp máy móc trang thiết bị và các như cầu đầu tư dài hạn khác. Để giải quyết vấn đề này, Công ty cần thực hiện những công việc sau:

- Theo dõi giám sát chặt chẽ quá trình triển khai thực hiện các phương án đầu tư dài hạn ra ngoài doanh nghiệp.

- Thống kê lại trường hợp nợ của khách hàng để nhằm phân biệt xem khoản thu đó có đòi được không và tìm nguyên nhân dẫn tới nợ đọng. Ngay từ khi ký kết hợp đòng với khách hàng, Công ty phải nắm bắt được các thông tin chủ yếu về khách hàng như khả năng thanh toán của khách hàng. Đồng thời Công ty cần phải thỏa thuận hình thức thanh toán trước với khách hàng và thời hạn thanh toán phải được ghi rõ trong hợp đồng.

1.2.2. Thanh lý, bán một số hàng tồn kho của công ty

Do sự phát triển của nền kinh tế thị trường cũng như khoa học công nghệ, máy móc và sản phẩm của Công ty cung cấp nhanh chóng trở nên lỗi thời. Những sản phẩm đó Công ty cần thanh lý bán nhanh. Mặt khác, Công ty phải thường xuyên năm bắt thị trường, biết được xu hướng phát triển của công nghệ nhằm bổ sung và thay thế các sản phẩm phù hợp. Đồng thời nhanh chóng giải quyết các sản phảm tồn đọng để bổ sung thêm vào vốn lưu động cho Công ty. Ta có thể thanh lý bằng các biện pháp cụ thể sau:

- Chủ động giảm giá sản phẩm dịch vụ cần thanh lý. - Đưa sản phẩm về các vùng có trình độ chưa cao.

- Ngoài ra Công ty nên tổ chức thanh lý nhượng bán TSCĐ không cần dùng. Đây là những tài sản không những không góp phần vào hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn làm phát sinh những chi phí thiệt hại khác, do vậy Công ty cần nhanh chóng giải quyết để thu hồi vốn cố định. Tạo nguồn vốn mới TSCĐ.

1.3. Tăng cường huy động nguồn vốn nội bộ

1.3.1. Huy động nguồn vốn bằng hình thức phát hành thêm cổ phiếu

Đây là hình thức mà Công ty đã sử dụng tương đối hiệu quả để gia tăng vốn điều lệ trong các năm qua. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân cả về chủ quan và khách quan nên, công tác phát hành cổ phiếu trong một số đợt đã không đạt được kết quả như mong đợi. Để khắc phục điều này trong các đợt phát hành tới công ty cần chú ý các biện pháp sau:

- Nâng cao độ tin cậy của công ty: Trước mỗi quyết định tài trợ vốn, các nhà đầu tư thường căn cứ vào độ tin cậy và uy tín của công ty. Nếu công ty muốn nhanh chóng huy động được các nguồn vốn nhàn rỗi của nhà đầu tư, thì bộ tài liệu chứng minh độ tin cậy của công ty là rất cần thiết. CT-In cần nâng cao tính trung thực, rõ ràng và khoa học của các tài liệu này. Các nhà đầu tư lớn và nhỏ lẻ hầu như đều sẽ tiến hành xác minh, nếu phát hiện có chi tiết thiếu trung thực, lập tức họ sẽ đặt dấu hỏi về độ tin cậy của Công ty.

- Nâng cao hình ảnh về năng lực của công ty: Ngoài việc trình bày năng lực kinh doanh, Công ty còn phải thể hiện cam kết tài chính của công ty đối với những hoạt động kinh doanh cụ thể của mình. Nhà tài trợ vốn sẽ luôn nhìn vào giá trị thực của công ty và các hệ số chuẩn mực về tài chính. Công ty nên chuẩn bị tốt hơn các bản báo cáo tài chính về hiệu quả kinh doanh, năng lực quản lý (chứng nhận tiêu chuẩn ISO, TQM)..., bởi chúng là những biểu hiện rõ ràng nhất khả năng của công ty trong con mắt các nhà tài trợ. Báo cáo tài chính sẽ thể hiện rõ hoạt động của Công ty, đồng thời cung cấp những thông tin cần thiết cho các cơ quan quản lý, các nhà đầu tư hiện tại và tương lai, các chủ nợ,… về tình hình tài chính của Công ty. Vì vậy, tính trung thực trong báo cáo tài chính có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

- Tài sản bảo đảm: Trong quá trình huy động vốn, một đòi hỏi tất yếu là khoản tiền vốn huy động cần được đảm bảo bởi tài sản hợp pháp của Công ty, hoạt động kinh doanh có triển vọng cũng như thị trường Viễn thông Tin học mà CT-IN đang kiểm soát.

CT-IN nên chứng minh cho nhà tài trợ thấy những tài sản hữu hình và tài sản vô hình mà Công ty đang sở hữu. Đôi khi tài sản vô hình như giá trị thương hiệu, thị phần, kênh phân phối… còn có giá trị lớn hơn rất nhiều so với tài sản hữu hình. Việc nhờ một tổ chức chuyên nghiệp định giá Công ty sẽ rất cần thiết để việc huy động vốn được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng hơn.

- Hạn chế rủi ro đối với nhà tài trợ vốn: Trong các kế hoạch huy động vốn, vấn đề lo ngại nhất của các nhà tài trợ là những rủi ro tài chính do sự biến động của thị trường, như giá ngoại tệ lên xuống thất thường, đồng nội tệ mất giá, thị trường bất động sản thay đổi, tình trạng lạm phát cao như hiện nay… Các nhà tài trợ vốn sẽ luôn xem xét và suy tính rất kỹ về các rủi ro xấu nhất có thể xảy ra.

Chính vì vậy, để giúp các nhà tài trợ sớm ra quyết định, Công ty nên có các phương án giải thích rõ ràng về tính tối ưu và khả thi của khoản tiền huy động, đồng thời việc giải thích càng chi tiết, rõ ràng bao nhiêu sẽ càng có lợi cho Công ty bấy nhiêu.

- Chủ động tìm kiếm những nhà đầu tư tiềm năng: Một công ty có chiến lược khôn ngoan thì phải có tầm nhìn dài hạn cho mỗi công việc và cả những mối quan hệ mà mình có. Đối với việc huy động vốn cũng tương tự như vậy, CT-IN nên chủ động tìm kiếm các nhà đầu tư tiềm năng, không nên để đến khi cần vốn mới lập kế hoạch huy động vốn hay tìm kiếm nhà đầu tư.

1.3.2. Giữ mức lợi nhuận không chia ở mức thấp

Như đã trình bày ở các phần trước, vấn đề lợi nhuận không chia giữ lại để đầu tư phát triển là một vấn đề tương đối nhạy cảm khi mà nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trước mắt của các cổ đông, cụ thể là sự sụt giảm cổ tức. Tuy nhiên, lợi nhuận giữ lại là cần thiết và mang lại nhưng lợi ích lâu dài cho Công ty cũng như cho các cổ đông.

Trong giai đoạn hiện nay, khi mà tình hình lãi suất tăng cao và chưa có dấu hiệu giảm, việc huy động vốn nợ ngân hàng là rất khó khăn. Đặc biệt khi mà tình hình cơ cấu vốn mất cân đối như hiện nay, tỷ lệ Vốn nợ / Vốn chủ sở hữu rất lớn, các ngân hàng sẽ rất dè dặt trong việc quyết định cho Công ty vay vốn. Nguồn vốn có thể huy động hiện tại cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư là nguồn vốn chủ sở hữu, cụ thể là vốn từ lợi nhuận không chia. Như vậy, Công ty chỉ còn giải pháp là kêu gọi sự thông cảm và giúp đỡ của các cổ đông. Các cổ đông sẽ cùng Công ty vượt qua giai đoạn khó khăn của nền kinh tế thông qua việc giảm mức lợi nhuận không chia hoặc có thể không chia cổ tức.

1.4. Huy động vốn bằng việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn hiện có và tiết kiệm chi phí phí

Tình hình huy động vốn khó khăn như vậy, một trong những giải pháp quan trọng đó là sử dụng hiệu quả nguồn vốn, cũng như tiết kiệm các chi phí.

Trong phân tích về quản lý chi phí, ta đã nhận định rằng quản lý chi phí của Công ty chưa tốt khi mà chi phí hành chính sự nghiệp và chi phí hoạt động tài chính tăng mạnh trong những năm gần đây. Quản lý tốt và hạn chế lãng phí trong các hoạt động này có thể tiết kiệm cho Công ty một khoản vốn không nhỏ có thể bổ sung vào vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra, cần quản lý tốt các hoạt đầu tư, những dự án đầu tư nào tạm thời chưa hiệu quả, chưa quan trọng thì có thể tạm dừng để dành vốn cho những hoạt động quan trọng khác.

1.5. Các giải pháp về tín dụng

1.5.1. Vay ngắn hạn ngân hàng để đầu tư dài hạn

Về mặt lý thuyết, doanh nghiệp không nên vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn, nhưng thực tế các tổ chức tín dụng, ngân hàng và doanh nghiệp vẫn đã, đang và sẽ sử dụng mô hình này. Vậy tại sao mô hình này lại được các doanh nghiệp sử dụng nhiều như vậy, có thể chỉ ra một số nguyên nhân sau:

- Chi phí sử dụng vốn vay ngắn hạn thấp hơn so với chi phí sử dụng vốn vay dài hạn, do đó hiệu quả sử dụng vốn vay ngắn hạn sẽ lớn hơn hiệu quả sử dụng vốn vay dài hạn nếu doanh nghiệp biết sử dụng một cách hợp lý.

- Vay ngắn hạn có thể thực hiện được dễ dàng hơn, thuận tiện hơn so với vay dài hạn. Trong tình hình kinh tế hiện nay, các ngân hàng ưa thích cho vay ngắn hạn hơn cho vay đầu tư dài hạn.

- Sử dụng nguồn vốn ngắn hạn giúp doanh nghiệp có thể linh hoạt trong tổ chức nguồn vốn do thời gian ngắn nên doanh nghiệp có thể nhanh chóng tăng giảm hệ số nợ nhằm tận dụng tối đa hiệu quả của đòn bẩy tài chính nhưng vẫn đảm bảo cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp.

Như vậy, chúng ta có thể khẳng định việc Công ty sử dụng vốn vay ngắn hạn đầu tư dài hạn là hợp lý và cần thiết. Tuy nhiên, sử dụng vốn vay ngắn hạn đầu tư dài hạn Công ty cần lưu ý tới những rủi ro như: Lãi suất cao do lãi vay ngắn hạn hay biến động, rủi ro về thanh toán vì phải trả đúng hạn trong thời gian vay ngắn và sẽ gây căng thẳng tài chính nếu sử dụng quá nhiều.

1.5.2. Huy động nguồn vốn vay dài hạn ngân hàng

Theo như những đánh giá ở trên, hoạt động huy động vốn vay dài hạn ngân hàng của CT-IN là rất hạn chế. Để được vay dài hạn, Công ty sẽ phải thực hiện

nhiều thủ tục phức tạp hơn vay ngắn hạn. Nhiều dự án của CT-IN là dự án tương đối lớn nên vốn lưu động hay bị ứ đọng, chính vì vậy Công ty phải liên tục bổ sung vốn lưu động bằng việc vay ngắn hạn ngân hàng để quay vòng vốn. Mặt khác, Công ty cũng phải có phương án đầu tư mang tính khả thi cao, có tài sản thế chấp và sẽ bị giảm đi rất nhiều tính chủ động trong quá trình sử dụng vốn. CT-IN cần xem xét kỹ lưỡng để sử dụng công cụ nợ dài hạn ngân hàng một cách hợp lý.

Một phần của tài liệu huy động và quản lý nguồn vốn đầu tư tại CTCP viễn thông tin học bưu điện CT IN nguyễn anh thông (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w