1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

mô tả về các cấp độ tư duy (1)

5 5,7K 34

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 79,1 KB

Nội dung

Mô tả về các cấp độ tư duy Cấp độ Mô tả tư duy Nhận biết * Nhận biết có thể được hiểu là học sinh nêu hoặc nhận ra các khái niệm, nội dung,vấn đề đã khi được yêu cầu.. * Các hoạt độn

Trang 1

Mô tả về các cấp độ tư duy

Cấp độ Mô tả

tư duy

Nhận biết * Nhận biết có thể được hiểu là học sinh nêu hoặc

nhận ra các khái niệm, nội dung,vấn đề đã khi được

yêu cầu.

* Các hoạt động tương ứng với cấp độ nhận biết là: nhận dạng, đối chiếu, chỉ ra…

* Các động từ tương ứng với cấp độ nhận biết có thể là: xác định, liệt kê, đối chiếu hoặc gọi tên, giới thiệu, chỉ ra,… (Tóm lại HS nhận thức được những kiến thức đã

nêu trong SGK)

Trang 2

Cấp độ Mô tả

tư duy

Thông hiểu * Học sinh hiểu các khái niệm cơ bản, có khả năng diễn đạt được kiến thức đã học theo ý hiểu của mình và có thể sử dụng khi câu hỏi được đặt ra tương tự hoặc gần với các ví

dụ học sinh đã được học trên lớp.

* Các hoạt động tương ứng với cấp độ thông hiểu là:

diễn giải, kể lại, viết lại, lấy được ví dụ theo cách hiểu của mình…

* Các động từ tương ứng với cấp độ thông hiểu có thể là: tóm tắt, giải thích, mô tả, so sánh (đơn giản), phân

biệt, trình bày lại, viết lại, minh họa, hình dung, chứng tỏ, chuyển đổi…

HS viết được một số chương trình tương tự không có

trong SGK.

Trang 3

Cấp độ Mô tả

tư duy

cấp độ thấp dụng, xử lý các khái niệm của chủ đề trong các tình

huống tương tự nhưng không hoàn toàn giống như tình

huống đã gặp trên lớp HS có khả năng sử dụng kiến

thức, kĩ năng đã học trong những tình huống cụ thể,

tình huống tương tự nhưng không hoàn toàn giống

như tình huống đã học ở trên lớp (thực hiện nhiệm vụ

quen thuộc nhưng mới hơn thông thường).

* Các hoạt động tương ứng với vận dụng ở cấp độ thấp

là: xây dựng mô hình, phỏng vấn, trình bày, tiến hành

thí nghiệm, xây dựng các phân loại, áp dụng quy tắc (định lí, định luật, mệnh đề…), sắm vai và đảo vai trò, …

* Các động từ tương ứng với vận dụng ở cấp độ thấp có

thể là: thực hiện, giải quyết, minh họa, tính toán, diễn

dịch, bày tỏ, áp dụng, phân loại, sửa đổi, đưa vào thực tế, chứng

minh, ước tính, vận hành…

Trang 4

Cấp độ Mô tả

tư duy

ở mức cơ bản để giải quyết một vấn đề mới hoặc

độ cao không quen thuộc chưa từng được học hoặc trải nghiệm trước đây, nhưng có thể giải

quyết bằng các kỹ năng và kiến thức đã được dạy ở mức độ tương đương Các vấn đề này tương tự như các tình huống thực tế học sinh

sẽ gặp ngoài môi trường lớp học.

Trang 5

Xác định cấp độ tư duy dựa trên các cơ sở sau:

Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình GDPT:

 Kiến thức nào trong chuẩn ghi là biết được thì thường xác định ở cấp độ “biết”;

 Kiến thức nào trong chuẩn ghi là hiểu được thì thường xác định ở cấp độ “hiểu”;

 Kiến thức nào trong chuẩn ghi ở phần kĩ năng thì xác định là cấp độ “vận dụng”

Tuy nhiên:

 Kiến thức nào trong chuẩn ghi là “hiểu được” nhưng chỉ ở mức độ nhận biết các kiến thức trong SGK thì vẫn xác định ở cấp độ “biết”;

 Những kiến thức, kĩ năng kết hợp giữa phần “biết được” và phần “kĩ năng” thì được xác định ở cấp độ “vận dụng”

 Sự kết hợp, tổng hợp nhiều kiến thức, kĩ năng là vận dụng ở mức cao hơn

Ngày đăng: 15/10/2014, 06:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w