1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

MT+ĐỀ+Đ/A HKII(Theo các cấp độ tư duy moi

8 571 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 139,5 KB

Nội dung

Ma trận + Các cấp độ tư duy + (đề thi + Đ áp án) học kì II – Môn hóa học lớp 9 Thời gian làm bài: 45phút (không kể thời gian giao đề ) I.Mục tiêu của đề Đánh giá kiến thức, kĩ năng theo 4 mức độ nhận biết , thông hiểu ,vận dụng,vận dụng mức độ cao những kiến thức hóa học trong học kì II: 1. Phi kim - bảng HTTH các NTHH 2. Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ - Hiđrocacbon 3. Tính chất của một số dẫn xuất hiđrocacbon 4. Thí nghiệm (Hiện tượng hoá học liên quan đến thực tế) 5. Tính toán hoá học MÔ TẢ VỀ CẤP ĐỘ TƯ DUY Cấp độ Mô tả Nhận biết - Nhận biết là Học sinh nhớ các khái niệm cơ bản, có thể nêu lên hoặc nhận ra chúng khi được yêu cầu - Các hoạt động tương ứng với cấp độ nhận biết là: nhận dạng, đối chiếu, chỉ ra… - Các động từ tương ứng với cấp độ nhận biết có thể là: xác định, đặt tên, liệt kê, đối chiếu hoặc gọi tên, giới thiệu, chỉ ra,… - Ví dụ: gọi tên đồ vật thông dụng đang sử dụng trong nhà mình; Chỉ ra đâu là phương trình bậc hai. Thông hiểu - Thông hiểu là Học sinh hiểu các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng khi chúng được thể hiện theo các cách tương tự như cách giáo viên đã giảng hoặc như các ví dụ tiêu biểu về chúng trên lớp học. - Các hoạt động tương ứng với cấp độ thông hiểu là: diễn giải, tổng kết, kể lại, viết lại, lấy được ví dụ theo cách hiểu của mình… - Các động từ tương ứng với cấp độ thông hiểu có thể là: tóm tắt, giải thích, mô tả, so sánh (đơn giản), phân biệt, đối chiếu, trình bày lại, viết lại, minh họa, hình dung, chứng tỏ, chuyển đổi… - Ví dụ: Kể lại truyện “Tấm Cám”; Cho được ví dụ về phương trình bậc hai. Vận dụng ở cấp độ thấp - Vận dụng ở cấp độ thấp là học sinh có thể hiểu được khái niệm ở một cấp độ cao hơn “thông hiểu”, tạo ra được sự liên kết logic giữa các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng để tổ chức lại các thông tin đã được trình bày giống với bài giảng của giáo viên hoặc trong sách giáo khoa. - Các hoạt động tương ứng với vận dụng ở cấp độ thấp là: xây dựng mô hình, trình bày, tiến hành thí nghiệm, phân loại, áp dụng quy tắc (định lí, định luật, mệnh đề…), sắm vai và đảo vai trò, … - Các động từ tương ứng với vận dụng ở cấp độ thấp có thể là: thực hiện, giải quyết, minh họa, tính toán, diễn dịch, bày tỏ, áp dụng, phân loại, sửa đổi, đưa vào thực tế, chứng minh, ước tính, vận hành… - Ví dụ: Viết bài luận ngắn về một chủ đề đã học trên lớp; Dùng công thức nghiệm để giải phương trình bậc hai. Vận dụng ở cấp độ cao - Vận dụng ở cấp độ cao có thể hiểu là học sinh có thể sử dụng các khái niệm về môn học - chủ đề để giải quyết các vấn đề mới, không giống với những điều đã được học hoặc trình bày trong sách giáo khoa nhưng phù hợp khi được giải quyết với kỹ năng và kiến thức được giảng dạy ở mức độ nhận thức này. Đây là những vấn đề giống với các tình huống học sinh sẽ gặp phải ngoài xã hội. Ở cấp độ này có thể hiểu nó tổng hòa cả 3 cấp độ nhận thức là Phân tích, Tổng hợp và Đánh giá theo bảng phân loại các cấp độ nhận thức của Bloom. - Các hoạt động tương ứng với vận dụng ở cấp độ cao là: thiết kế, đặt kế hoạch hoặc sáng tác; biện minh, phê bình hoặc rút ra kết luận; tạo ra sản phẩm mới… - Các động từ tương ứng với vận dụng ở cấp độ cao có thể là: lập kế hoạch, thiết kế, tạo ra,… - Ví dụ: Viết một bài luận thể hiện thái độ của bạn đối với một vấn đề cụ thể; Biện luận nghiệm của phương trình có tham số. II.Ma trận đề Ma trận đề thi học kì II – Môn hóa học lớp 9 Nội dung kiến thức Mức độ nhận thức Tổng điểm Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng ở mức độ cao hơn TN TL TN TL TN TL TN TL 1.Phi kim -bảng HTTH các NTHH Biết cÊu t¹o nguyªn tö cña mét sè nguyªn tè ®iÓn h×nh (thuéc 20 nguyªn tè ®Çu tiªn) suy ra vÞ trÝ của nguyên tố Hiểu được chu trình của cacbon trong tự nhiên Số câu hỏi 1 1 2 Số điểm 0,5 0,5 1,0 10% 2. Hiđro cacbon Biết đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ. BiÕt ®îc: Kh¸i niÖm vÒ nhiªn liÖu, c¸c d¹ng nhiªn liÖu phæ biÕn (r¾n, láng , khÝ.) Phương pháp hóa học tánh riêng khí metan ra khỏi hỗn hợp kihs metan và khí etilen. Số câu hỏi 3 1 4 Số điểm 1,5 0,5 2,0 20% 3.Dẫn xuất hiđro cacbon Hiểu phương pháp phân biệt dung dịch glucozơ với rượu etylic và axit axetic. Vận dụng thành phần phân tử của dẫn xuất hidrocacbon để giải bài tập Số câu hỏi 1 1 2 Số điểm 0,5 0,5 1,0 10% 4.Thí nghiệm (Hiện tượng hoá học) Vận dụng tính chất hóa học của axit axetic để giải thích được hiện tượng xảy ra trong thực tế. Số câu hỏi 1 1 Số điểm 1 1,0 10% 5. Tính toán hoá học Tính khối lượng các chất trong hỗn hợp Tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp lỏng Số câu hỏi 1(ý b) 1(ý a) 2 Số điểm 1 2 3,0 30% 6. Tổng hợp HiÓu ®îc mèi liªn hÖ gi÷a c¸c chÊt: tinh bột, glucozơ, rượu etylic, axit axetic, etyl axetat. Viết PTHH minh họa. Số câu hỏi 1 1 Số điểm 2 2,0 20% Tổng số câu / Tổng số điểm 4 2,0 20% 3 1,5 15% 1 2,0 20% 1 0,5 5% 2 2,0 20% 1 2,0 20% 12 10,0 100% III/ Nội dung đề thi học kì II – Môn hóa học lớp 9 I/ TRẮC NGHIỆM (4 điểm ) Khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng : Câu 1. Nguyên tố X có 11 electron được xếp thành 3 lớp, lớp ngoài cùng có 1 electron.Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là : A. Ô số 3, chu kì 2, nhóm I . B. Ô số 11, chu kì 3, nhóm I. C. Ô số 1 , chu kì 3, nhóm I . D. Ô số 11, chu kì 2, nhóm II. Câu 2. Khí cacbonic tăng lên trong khí quyển là một nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính . Một phần khí cacbonic bị giảm đi là do A. quá trình nung vôi. B. nạn phá rừng C. sự đốt nhiên liệu D.sự quang hợp của cây xanh. Câu 3.Trong các nhóm hiđro cacbon sau, nhóm hiđro cacbon nào có phản ứng đặc trưng là phản ứng cộng: A. C 2 H 4 , C 2 H 2 . B. C 2 H 4 , CH 4 .C. C 2 H 4 , C 6 H 6 . D. C 2 H 2 , C 6 H 6 . Câu 4. Mạch cacbon chia làm mấy loại? A. 1 loại. B. 2 loại. C. 3 loại. D. 4 loại. Câu 5. Có một hỗn hợp gồm hai khí C 2 H 4 và khí CH 4 . Để thu được khí CH 4 tinh khiết cần dẫn hỗn hợp khí qua : A. Dung dịch H 2 SO 4 đặc. B. Dung dịch Ca(OH) 2 . C. Dung dịch Brom dư. D. Dung dịch HCl loãng. Câu 6. Đốt cháy hoàn toàn 2,3 gam một hợp chất hữu cơ X thu được 4,4 gam cacbonic và 2,7 gam nước . Thành phần các nguyên tố trong hợp chất X gồm: A. Cacbon và Hiđro . B.Cacbon , Hiđro và oxi . C. Hiđro và oxi D.Cacbon , Hiđro và nitơ. Câu 7. Trong các chất sau đây chất nào không phải là nhiên liệu? A.Than, củi. B.Oxi. C.Dầu hỏa. D.Khí etilen. Câu 8. Có ba lọ không nhãn đựng ba chất lỏng là: rượu etylic, axit axetic và glucozơ. Sử dụng nhóm chất nào sau đây để phân biệt được chất đựng trong mỗi lọ? A. Quì tím và phản ứng tráng gương . B. Kẽm và quì tím . C. Nước và quì tím. D. Nước và phản ứng tráng gương. II. TỰ LUẬN (6 điểm ) Câu 9 (2điểm ) Viết các phương trình hoá học thực hiện sơ đồ chuyển hoá sau (ghi rõ điều kiện nếu có ) Tinh bột → glucozơ → rượu etylic → axit axetic → etylaxetat Câu 10 (1 điểm ) Khi đổ giấm ăn ra nền nhà lát đá tự nhiên có hiện tượng gì xảy ra ? Em hãy nêu hiện tượng giải thích và viết phương trình hoá học? Câu 11 (3 điểm ) Có hỗn hợp A gồm rượu etylic và axit axetic. Cho 21,2 gam A phản ứng với Natri (vừa đủ) thì thu được 4,48 lít khí hiđro (đktc). a. Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A. b. Cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam hỗn hợp muối khan. ( Cho C=12; H=1; O=16; Na=23) Hết ĐÁP ÁN THI HỌC KÌ II MÔN HOÁ LỚP 9 PHẦN 1 TRẮC NGHIỆM (4 điểm ) Mỗi câu học sinh khoanh đúng 0,5 điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 B D A C C B B A Phần II TỰ LUẬN (6 điểm ) Câu Đáp án Điểm Câu 1 (-C 6 H 10 O 5 -) n (r) + n H 2 O (l)  → toAxit, n C 6 H 12 O 6(dd) C 6 H 12 O 6 (dd) 0 30 32 Menruou C− → C 2 H 5 OH (dd) +2CO 2 (k) C 2 H 5 OH (dd) + O 2((k) 0 25 30 Mengiam C− → CH 3 COOH (dd) + H 2 O (l) C 2 H 5 OH (l) +CH 3 COOH (l ) 0 2 4 ,H SO dac t → ¬  CH 3 COOC 2 H 5 (l) + H 2 O (l) 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 2 Khi giấm ăn bị đổ lên nền lát đá tự nhiên có hiện tượng sủi bọt khí là do trong giấm ăn có axit axetic đã tácdụng với CaCO 3 có trong đá tự nhiên sinh ra khí CO 2 gây nên hiện tượng sủi bọt khí. PTHH 2CH 3 COOH (dd) +CaCO 3(r) →(CH 3 COO) 2 Ca (dd) +H 2 O (l) + CO 2(k) 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 3 PTHH 2CH 3 -CH 2 -OH (l) + 2Na (r) → 2CH 3 -CH 2 -ONa (dd) + H 2(k) (1) 2CH 3 COOH (l) + 2Na (r) → 2CH 3 COONa (dd) + H 2(k) (2) a. Tính số mol khí hiđro 2 4,48 22,4 22,4 H V n = = = 0,2 (mol) Gọi số mol của rượu là x (x > 0) ⇒ m 2 5 C H OH = 46x (g) Gọi số mol của axit axetic là y (y > 0) ⇒ m 3 CH COOH =60 y(g) Theo đầu bài ta có phương trình(*) 46x + 60y = 21,2 (g) Theo phương trình hoá học( 1) n 2 H = n 2 5 C H OH = 0,5x (mol) Theo phương trình hoá học( 2) n 2 H = n 3 CH COOH = 0,5y (mol) Theo đầu bài ta có phương trình(**) 0,5x+ 0,5y = 0,2 Từ (*) và (**) ta có hệ phương trình 46x + 60y = 21,2 0,5x+ 0,5y = 0,2 Giải hệ phương trình ta được x = 0,2 ; y = 0,2 Khối lượng của C 2 H 5 OH và CH 3 COOH trong hỗn hợp là : m 2 5 C H OH = n. m = 0,2. 46 = 9,2 (g ) m 3 CH COOH = 0,2. 60 = 12 (g) Tính thành trăm của C 2 H 5 OH và CH 3 COOH trong hỗn hợp: 0,5 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm % C 2 H 5 OH = .100% = 43,39 (%) % CH 3 COOH = 100% - 43,39 % = 56.61 ( %) b. Theo phương trình hoá học( 1) n 2 5 C H ONa = n 2 5 C H OH = 0,2 mol Khối lượng của C 2 H 5 ONa thu được là : m 2 5 C H ONa = 0,2 . 68 = 13,6 (g) Theo phương trình hoá học( 2) n 3 CH COONa = n 3 CH COOH = 0,2 mol Khối lượng của CH 3 COONa thu được là : m 3 CH COONa = 0,2 . 82 = 16,4 (g) Vậy khối lượng muối khan thu được là : m hỗn hợp = 13,6 + 16,4 = 30 ( g) 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm . lên hoặc nhận ra chúng khi được yêu cầu - Các hoạt động tư ng ứng với cấp độ nhận biết là: nhận dạng, đối chiếu, chỉ ra… - Các động từ tư ng ứng với cấp độ nhận biết có thể là: xác định, đặt tên,. hiểu các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng khi chúng được thể hiện theo các cách tư ng tự như cách giáo viên đã giảng hoặc như các ví dụ tiêu biểu về chúng trên lớp học. - Các hoạt động tư ng. hiđrocacbon 4. Thí nghiệm (Hiện tư ng hoá học liên quan đến thực tế) 5. Tính toán hoá học MÔ TẢ VỀ CẤP ĐỘ TƯ DUY Cấp độ Mô tả Nhận biết - Nhận biết là Học sinh nhớ các khái niệm cơ bản, có thể

Ngày đăng: 04/06/2015, 12:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w