MT+Đề HKII (Theo các cấp độ) (hot)

6 213 1
MT+Đề HKII (Theo các cấp độ) (hot)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010 -2011 Môn: Hóa học 8 MÔ TẢ VỀ CẤP ĐỘ TƯ DUY Cấp độ Mô tả Nhận biết - Nhận biết là Học sinh nhớ các khái niệm cơ bản, có thể nêu lên hoặc nhận ra chúng khi được yêu cầu - Các hoạt động tương ứng với cấp độ nhận biết là: nhận dạng, đối chiếu, chỉ ra… - Các động từ tương ứng với cấp độ nhận biết có thể là: xác định, đặt tên, liệt kê, đối chiếu hoặc gọi tên, giới thiệu, chỉ ra,… - Ví dụ: gọi tên đồ vật thông dụng đang sử dụng trong nhà mình; Chỉ ra đâu là phương trình bậc hai. Thông hiểu - Thông hiểu là Học sinh hiểu các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng khi chúng được thể hiện theo các cách tương tự như cách giáo viên đã giảng hoặc như các ví dụ tiêu biểu về chúng trên lớp học. - Các hoạt động tương ứng với cấp độ thông hiểu là: diễn giải, tổng kết, kể lại, viết lại, lấy được ví dụ theo cách hiểu của mình… - Các động từ tương ứng với cấp độ thông hiểu có thể là: tóm tắt, giải thích, mô tả, so sánh (đơn giản), phân biệt, đối chiếu, trình bày lại, viết lại, minh họa, hình dung, chứng tỏ, chuyển đổi… - Ví dụ: Kể lại truyện “Tấm Cám”; Cho được ví dụ về phương trình bậc hai. Vận dụng ở cấp độ thấp - Vận dụng ở cấp độ thấp là học sinh có thể hiểu được khái niệm ở một cấp độ cao hơn “thông hiểu”, tạo ra được sự liên kết logic giữa các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng để tổ chức lại các thông tin đã được trình bày giống với bài giảng của giáo viên hoặc trong sách giáo khoa. - Các hoạt động tương ứng với vận dụng ở cấp độ thấp là: xây dựng mô hình, trình bày, tiến hành thí nghiệm, phân loại, áp dụng quy tắc (định lí, định luật, mệnh đề…), sắm vai và đảo vai trò, … - Các động từ tương ứng với vận dụng ở cấp độ thấp có thể là: thực hiện, giải quyết, minh họa, tính toán, diễn dịch, bày tỏ, áp dụng, phân loại, sửa đổi, đưa vào thực tế, chứng minh, ước tính, vận hành… - Ví dụ: Viết bài luận ngắn về một chủ đề đã học trên lớp; Dùng công thức nghiệm để giải phương trình bậc hai. Vận dụng ở cấp độ cao - Vận dụng ở cấp độ cao có thể hiểu là học sinh có thể sử dụng các khái niệm về môn học - chủ đề để giải quyết các vấn đề mới, không giống với những điều đã được học hoặc trình bày trong sách giáo khoa nhưng phù hợp khi được giải quyết với kỹ năng và kiến thức được giảng dạy ở mức độ nhận thức này. Đây là những vấn đề giống với các tình huống học sinh sẽ gặp phải ngoài xã hội. Ở cấp độ này có thể hiểu nó tổng hòa cả 3 cấp độ nhận thức là Phân tích, Tổng hợp và Đánh giá theo bảng phân loại các cấp độ nhận thức của Bloom. - Các hoạt động tương ứng với vận dụng ở cấp độ cao là: thiết kế, đặt kế hoạch hoặc sáng tác; biện minh, phê bình hoặc rút ra kết luận; tạo ra sản phẩm mới… - Các động từ tương ứng với vận dụng ở cấp độ cao có thể là: lập kế hoạch, thiết kế, tạo ra,… - Ví dụ: Viết một bài luận thể hiện thái độ của bạn đối với một vấn đề cụ thể; Biện luận nghiệm của phương trình có tham số. I. Mục tiêu đề kiểm tra: 1. Kiến thức: - Chủ đề 1: Tính chất hóa học của oxi, điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. - Chủ đề 2: oxit, loại phản ứng hóa học. - Chủ đề 3: Dung dịch và nồng độ dung dịch. - Chủ đề 4: Viết phương trình hóa học - Chủ đề 5: Bài toán định lượng tính theo phương trình hóa học. 2. Kĩ năng: - Giải bài tập trắc nghiệm khách quan. - Viết phương trình hóa học và phân loại chất. - Tính nồng độ dung dịch, thể tích chất khí (ở đktc) và khối lượng chất theo phương trình hóa học. 3. Thái độ - Học sinh có cái nhìn tổng quát hơn về kiến thức hóa học của mình từ đó có ý thức học tập, rèn luyện hơn đối bộ môn hóa. - Rèn tính cẩn thận, nghiêm túc trong kiểm tra II. Hình thức đề kiểm tra Kết hợp hai hình thức: TNKQ (40%) và TL (60%) III. Ma trận đề kiểm tra: Nội dung kiến thức Mức độ nhận thức Cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng ở mức cao hơn TN TL TN TL TN TL TN TL 1. oxi - không khí - Biết phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. Số câu 1 1 Số điểm 0,5 đ 0,5 đ (5%) 2. oxit, loại phản ứng hóa học. - Biết nhận ra chất khử, chất oxi hóa. Số câu 1 1 Số điểm 0,5 đ 0,5 đ (5%) 3. Hidro, nước, phản ứng thế, phân - Biết xác định được hợp chất - Tính thể tích khí H 2 (đktc) loại hợp chất bazo bazo Số câu 2 1 3 Số điểm 1 đ 0,5 đ 1,5 đ (15%) 4. Dung dịch và nồng độ dung dịch. - Biết xác định chất tan, dung môi - Biết tính nồng độ C%, C M. Số câu 1 1 1 3 Số điểm 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 1,5 đ (10%) 5. Viết phương trình hóa học - Viết được các PTHH cơ bản Số câu 1 1 Số điểm 2,0 2 đ (20%) 6. Bài toán định lượng tính theo phương trình hóa học - Biết viết PTHH - Tính lượng chất tham gia phản ứng và thể tích chất khí tạo thành ở đktc - Tách chất ra khỏi hỗn hợp Số câu 1 1 1 3 Số điểm 1 đ 2,0 đ 1 đ 4 đ (40%) Tổng hợp chung Số câu 2 1 3 1 2 1 1 1 15 Số điểm 1 đ 1 đ 1,5 đ 2,0 1 đ 2 đ 0,5 đ 1 đ 10đ Tổng số câu Tổng số điểm Tổng % 2 câu 1 điểm 10% 1 câu 1 điểm 10% 3 câu 1,5 đ 15% 1 câu 2 điểm 20% 2 câu 1 điểm 10% 1 câu 2 điểm 20% 1 câu 0,5 đ 5% 1 câu 1 điểm 10% 12 câu 1 0điểm 100% ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010 – 2011 Môn: Hóa học lớp 8 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Phần A. Trắc nghiệm(4 điểm) Câu I. Lựa chọn đáp án đúng bằng cách khoanh tròn vào một trong các chữ A, B, C hoặc D trong các câu sau: 1. Sự oxi hoá chậm là: A. Sự oxi hoá mà không toả nhiệt. B. Sự oxi hoá mà không phát sáng. C. Sự oxi hoá toả nhiệt mà không phát sáng. D. Sự tự bốc cháy. 2. Phản ứng nào dưới đây thuộc loại phản ứng thế ? A. CO 2 + Ca(OH) 2 t 0 CaCO 3 + H 2 O B. CaO + H 2 O t 0 Ca(OH) 2 C. 2KMnO 4 t 0 K 2 MnO 4 + MnO 2 + O 2 D. CuO + H 2 t 0 Cu + H 2 O 3. Cho phản ứng oxi hoá khử sau: CuO + H 2 0 t → Cu + H 2 O. Chỉ ra chất oxi hoá, chất khử trong phản ứng trên: A. CuO chất oxi hoá, H 2 chất khử. B. CuO chất khử, H 2 chất oxi hoá. C. H 2 O chất khử, CuO chất oxi hoá. D. H 2 chất khử, Cu chất oxi hoá. 4. Khử 12g sắt (III) oxit bằng khí hiđro ở nhiệt độ cao. Thể tích khí hiđro(ở đktc) cần dùng là: A. 5,04 lít B. 7,56 lít C. 10,08 lít D. 8,2 lít 5. Nhóm các chất nào sau đây đều là bazơ ? A. NaOH, HCl, Ca(OH) 2 , NaCl B. Ca(OH) 2 , Al 2 O 3 , H 2 SO 4 , NaOH C. Mg(OH) 2 , NaOH, KOH, Ca(OH) 2 D. NaOH, Ca(OH) 2 , MgO, K 2 O 6. Khi hòa tan NaCl vào nước thì A. NaCl là dung môi. B. nước là dung dịch. C. nước là chất tan. D. NaCl là chất tan. 7. Hòa tan hoàn toàn 50gam muối ăn (NaCl) vào 200g nước ta thu được dung dịch có nồng độ là A. 15% C. 25% B. 20% D. 28% 8. Trộn 2 lít dung dịch HCl 4M vào 4 lít dung dịch HCl 0,25M. Nồng độ mol của dung dịch mới là: A. 1,5M B. 2,5M C. 2,0M D. 3,5M Phần B. Tự luận: (6 điểm) Câu II. Hoàn thành các phương trình hóa học sau: KClO 3 (1) O 2 (2) Fe 3 O 4 (3) Fe (4) FeSO 4 Câu III. Khử hoàn toàn một hợp chất sắt(III) oxit bằng một lượng khí cacbon oxit (dư) nung nóng. Thu được khí cacbon đioxit và 33,6 gam sắt. a. Viết phương trình hóa học xảy ra. b. Tính lượng sắt(III) oxit cần dùng và thể tích khí cacbon đioxit sinh ra ở điều kiện tiêu chuẩn. c. Làm thế nào để thu khí cacbon đioxit tinh khiết có trong hỗn hợp khí cacbon oxit và cacbon đioxit. Cho biết: Fe= 56; O= 16; H =1; C= 12; Cu =64; Zn =65; Cl= 35,5. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010 – 2011 . Môn: Hóa học lớp 8 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Điểm toàn bài thi là: 10 điểm Câu Nội dung hướng dẫn chấm Điểm Câu I (4 điểm) Lựa chon đáp án đúng nhất trong các câu: 1. Đáp án đúng : ý C. Sự oxi hoá toả nhiệt mà không phát sáng 0,5 điểm 2. Đáp án đúng : ý D. CuO + H 2 t 0 Cu + H 2 O 0,5 điểm 3. Đáp án đúng : ý A. CuO chất oxi hoá, H 2 chất khử. 0,5 điểm 4. 0,5 điểm 5. Đáp án đúng : ý C. Mg(OH) 2 , NaOH, KOH, Ca(OH) 2 0,5 điểm 6. Đáp án đúng : ý D. NaCl là chất tan. 0,5 điểm 7. Đáp án đúng : ý B. 20% 0,5 điểm 8. Đáp án đúng : ý A. 1,5M 0,5 điểm Câu KClO 3 (1) O 2 (2) Fe 3 O 4 (3) Fe (4) FeSO 4 2KClO 3 -> 2KCl + 3O 2 0,5 điểm điểm) 2O 2 + 3Fe -> Fe 3 O 4 0,5 điểm Fe 3 O 4 + 4H 2 -> 3 Fe + 4H 2 O 0,5 điểm Fe + H 2 SO 4 -> FeSO 4 + H 2 0,5 điểm Câu III (4 điểm) a. Viết PTHH: Fe 2 O 3 + 3H 2 t 0 2 Fe + 3 H 2 O (*) 1, 0 điểm b. – Số mol Fe = 0,6 mol - Theo PTHH (*) ta có: Số mol Fe 2 O 3 = ½ số mol Fe = 0,3 mol. => Khối lượng Fe 2 O 3 cần dùng là: 160 . 0,3 = 48 gam. 0,5 điểm 0,5 điểm Số mol H 2 = 15 số mol Fe = 0,45 mol. => Thể tích khí H 2 ở đktc là: 0,45 . 22,4 = 10,08 lít 0,5 điểm 0,5 điểm c. - Dẫn hỗn hợp khí trên qua dung dịch Ca(OH) 2 dư, CO 2 có phản ứng, CO không phản ứng. - Lọc lấy kết tủa đem nung nóng tới khối lượng không đổi(trong điều kiện không có không khí) ta thu được CO 2. PTHH: CO + Ca(OH) 2 -> Khong phản ứng. CO + Ca(OH) 2 -> CaCO 3 + H 2 O CaCO 3 t 0 CaO + CO 2 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm Chú ý: - Học sinh có thể làm cách khác nếu đúng và lập luận đúng vẫn cho điểm tối đa. Trong khi tính toán, nếu HS làm nhầm lẫn một ý nào đó dẫn đến KQ sai thì trừ 50% số điểm của ý đó. Nếu tiếp tục dùng KQ sai đó để giải các vấn đề tiếp sau thì không tính điểm cho phần sai sau đó. - Đối với phản ứng mà cân bằng hệ số sai hoặc thiếu điều kiện thì trừ 50% số điểm dành cho ý đó. Trong một phương trình nếu viết sai công thức hóa học thì phương trình đó không được tính điểm. - Điểm của toàn bài thi được làm tròn tới 0,5. Ví dụ: Nếu phần thập phân là 0, 25 thì làm tròn thành 0, 5 Nếu phần thập phân là 0,75 thì làm tròn thành 1,0 Nếu phần thập phân là 0,5 thì giữ nguyên. . sinh hiểu các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng khi chúng được thể hiện theo các cách tương tự như cách giáo viên đã giảng hoặc như các ví dụ tiêu biểu về chúng trên lớp học. - Các hoạt. 8 MÔ TẢ VỀ CẤP ĐỘ TƯ DUY Cấp độ Mô tả Nhận biết - Nhận biết là Học sinh nhớ các khái niệm cơ bản, có thể nêu lên hoặc nhận ra chúng khi được yêu cầu - Các hoạt động tương ứng với cấp độ nhận. đề giống với các tình huống học sinh sẽ gặp phải ngoài xã hội. Ở cấp độ này có thể hiểu nó tổng hòa cả 3 cấp độ nhận thức là Phân tích, Tổng hợp và Đánh giá theo bảng phân loại các cấp độ nhận

Ngày đăng: 07/06/2015, 19:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan