ARIMEX
Trang 1Để tồn tại trong cơ chế mới với sự cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi hoạt động kinh doanh nói chung, kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng của mỗi doanh nghiệp phải đạt được hiệu quả cao Hiệu quả là mục tiêu phấn đấu cuối cùng của mỗi đơn vị kinh doanh Điều đó hoàn toàn chính đáng và là lý do cơ bản để các doanh nghiệp cùng tồn tại và phát triển trên thị trường Rất nhiều các Công ty các doanh nghiệp hiện nay không khỏi bỡ ngỡ trước những thay đổI do sự kiện này đem lại, như các điều ước Quốc Tế, các luật định do WTO đề ra với các nước thành viên và những cam kết do Việt Nam đề ra khi trở thành thành viên của WTO.
Về phương diện lý luận, vấn đề hoàn thiện hoạt động kinh doanh nói chung, kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng có rất nhiều quan điểm khác nhau Vì vậy, việc nghiên cứu hoàn thiện xuất nhập khẩu của doanh nghiệp trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO là rất cần thiết trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, với sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn PTS.TS Nguyễn Thị Xuân Hương, các nhân viên trong công ty xuất nhập khẩu hàng không- AIRIMEX , tôi chọn đề tài: Cơ hộI thách thức và những giảI pháo hoàn thiện hoạt động Xuất Nhập Khẩu của Tổng Công ty
cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không-AIRIMEX làm chuyên đề khóa luận tốt
nghiệp.
Trang 2Chương I: Lý luận chung về hợp đồng Xuất Nhập Khẩu trong
điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO.
I XUẤT NHẬP KHẨU VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI VIỆT NAM KHI LÀ THÀNH VIÊN CỦA WTO
1 Khái niệm chung về xuất nhập khẩu:
Hiện nay, Việt Nam có quan hệ thương mại với khoảng 200 quốc gia và vùnglãnh thổ, Việt Nam đã kí 86 hiệp định thương mại song phương, 46 hiệp địnhkhuyến khích và bảo hộ đầu tư, 46 hiệp định tránh thuế hai lần với các quốc gia vàvùng lãnh thổ.Trong đó hiệp định thuơng mại Việt Nam – Hoa Kỳ là một hiệp địnhđựoc đàm phán và lý kết trên cơ sở các hiệp định của WTO Nếu trong năm 1990kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam mới đạt 2,4 tỷ USD thì tới năm 2003 kim ngạchxuất khẩu đã đạt 20,176 tỷ USD, tăng 39% so với kim ngạch xuất khẩu năm 2000;sang năm 2004 kim ngạch xuất khẩu đạt 25 tỷ USD, tăng mỗi năm trung bình trên20%, có năm tăng 30%( gấp 8 lần so với năm 1990) Đến nay, số doanh nghiệptham gia xuất khẩu đã tăng lên 16.200 doanh nghiệp so với 12 doanh nghiệp năm
1987 và 495 doanh nghiệp năm 1991
Theo điều 3 của Luật Thương mại 2005 thì:
1 Hoạt động thương mại là tất cả các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi,
trong đó bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại
và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác
2 Hàng hóa bao gồm:
a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai
b) Tất cả những vật gắn liền với đất đai
3 Thói quen trong hoạt động thương mại là tất cả các quy tắc xử sự có nội
dung rõ ràng được hình thành và lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa cácbên, được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bêntrong hợp đồng thương mại
4 Tập quán thương mại là những thói quen được thừa nhận rộng rãi trong
Trang 3hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nộidung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bêntrong hoạt động thương mại.
5 Mua bán hàng hoá là tất cả các hoạt động thương mại, theo đó bên bán có
nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanhtoán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hànghoá theo thỏa thuận
6 Cung ứng dịch vụ là một trong các hoạt động thương mại, theo đó một
bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ chomột bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là kháchhàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụtheo thỏa thuận
7 Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán
hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáothương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thươngmại
8 Các hoạt động trung gian thương mại là tất cả các hoạt động của thương
nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân đượcxác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, uỷthác mua bán hàng hoá và đại lý thương mại
Điều 27 Mua bán hàng hoá quốc tế
1 Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu,nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu
2 Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằngvăn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương
Điều 28 Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá
1 Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Namhoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vựchải quan riêng theo quy định của pháp luật
Trang 42 Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từnước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi làkhu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
3 Căn cứ vào các điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ và các điều ước
quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định
cụ thể danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, danh mục hàng hóa xuấtkhẩu, nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thủ tục cấpgiấy phép
Điều 29 Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hoá
1 Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoàihoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hảiquan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vàoViệt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam
2 Tạm xuất, tái nhập hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài hoặcđưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hảiquan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam
và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam
2 Vai trò của Xuất Nhập Khẩu :
Toàn cầu hoá hiện đang là một trong những xu thế phát triển chủ yếu của quan
hệ quốc tế hiện đại.Toàn cầu hóa nói chung và toàn cầu hoá kinh tế- thương mạiquốc tế nói riêng được cho rằng đó là một xu thế khách quan, thậm chí không thểcưỡng lại được và là một xu thế không thể không tính đến, dù quốc gia đó đang ởbậc thang phát triển nào Một nước muốn có cơ hội phát triển, muốn khai thác tối đalợi thế so sánh của mình thì nước đó không thể đứng ngoài xu thế chung của thờiđại Hội nhập thương mại quốc tế càng cao thì các nền kinh tế phụ thuộc lẫn nhaucàng rộng lớn
Một là: Được tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất cả các nước trên thế
giới Điều đó, tạo điều kiện cho chúng ta mở rộng thị trường xuất khẩu và trongtương lai - với sự lớn mạnh của doanh nghiệp và nền kinh tế nước ta - mở rộng kinh
Trang 5doanh dịch vụ ra ngoài biên giới quốc gia Với một nền kinh tế có độ mở lớn nhưnền kinh tế nước ta, kim ngạch xuất khẩu luôn chiếm trên 60% GDP thì điều này làđặc biệt quan trọng, là yếu tố bảo đảm tăng trưởng.
Hai là: Khi tham gia hoạt động xuất nhập khẩu với các nước trên thế giới thì môi
trường kinh doanh của nước ta ngày càng được cải thiện Đây là tiền đề rất quantrọng để không những phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế trong nước màcòn thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, qua đó tiếp nhận vốn, công nghệ sản xuất vàcông nghệ quản lý, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra công ăn việc làm vàchuyển dịch cơ cấu lao động, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, bảođảm tốc độ tăng trưởng và rút ngắn khoảng cách phát triển
Thực tế trong những năm qua đã chỉ rõ, cùng với phát huy nội lực, đầu tư nướcngoài có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta và xu thế này ngày càng nổitrội: năm 2006, đầu tư nước ngoài chiếm 37% giá trị sản xuất công nghiệp, gần 56%kim ngạch xuất khẩu và 15,5% GDP, thu hút hơn một triệu lao động trực tiếp làmviệc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Ba là: Tham gia các hoạt động xuất nhập khẩu với cá nước trên Thế Giới chúng ta
có được vị thế bình đẳng như các các nước phát triển khác trong việc hoạch địnhchính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội để đấu tranh nhằm thiết lập một trật tựkinh tế mới công bằng hơn, hợp lý hơn, có điều kiện để bảo vệ lợi ích của đất nước,của doanh nghiệp Đương nhiên kết quả đấu tranh còn tuỳ thuộc vào thế và lực của
ta, vào khả năng tập hợp lực lượng và năng lực quản lý điều hành của ta
Bốn là: Mặc dầu chủ trương của chúng ta là chủ động đổi mới, cải cách thể chế
kinh tế ở trong nước để phát huy nội lực và hội nhập với bên ngoài nhưng chính cáchoạt động Xuất Nhập Khẩu với các nước trên Thế giới và hội nhập vào nền kinh tếthế giới cũng thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cảicách của ta đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn
Năm là: Cùng với những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử sau 20 năm đổi mới,
việc Việt Nam tham gia vào các hoạt động Xuất Nhập Khẩu và gia nhập WTO sẽnâng cao vị thế của ta trên trường quốc tế, tạo điều kiện cho ta triển khai có hiệu
Trang 6quả đường lối đối ngoại theo phương châm: Việt Nam mong muốn là bạn, là đối táctin cậy của các nước trong cộng đồng thế giới vì hoà bình, hợp tác và phát triển.
II NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN CỦA WTO
1 Nghiên cứu thị trường trong nước và Quốc tế để xác định mặt hàng Xuất Nhập Khẩu
Trong lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty cổ phần xuất nhậpkhẩu hàng Không phần lớn các hoạt động của là nhập khẩu ủy thác và được người
ủy thác cung cấp sẵn địa chỉ của người nhập khẩu nên các hoạt động nghiên cứu thịtrường kém và thường nằm trong thế bị động Nhưng trong điều kiện hiện nay, khinước ta bắt đầu chính sách mở cửa và có nhiều thay đổi trong cơ chế quản lý thịtrường, chính phủ đã cho phép các công ty trong nước mở rộng thị trường ra nướcngoài và cho phép các công ty nước ngoài đầu tư vốn vào Việt Nam Do vậy mảngkinh doanh nhận ủy thác của công ty ngày càng được thu hẹp, Công ty chỉ nhận đặthàng với các Công ty có tiếng khác và uy tín trên thị trường, đồng thời đây là nhữngngười bạn lâu năm của công ty Hơn nữa, các công ty thuê chỉ định ủy thác trướcđây, trong điều kiện thị trường mới cũng mở rộng lĩnh vực kinh doanh, đảm nhiệmcông việc của công ty ủy thác trước đây, bớt được chi phí đi thuê ủy thác, nhằmtăng doanh thu cho công ty mình Hơn nữa trong những năm trở lại đây công ty bắtđầu thực hiện một hình thức kinh doanh mới, đó là đấu thầu mua bán hàng nhậpkhẩu, do đó công tác nghiên cứu thị trường lại càng trở nên quan trọng hơn Do đótrước mắt công ty thiết lập riêng một bộ phận chuyên trách công tác nghiên cứu thịtrường, nhiệm vụ này là làm mọi cách để mở rộng thị trường kinh doanh của công
ty Bộ phận này cũng ko nháp thiết phải được lập thành một phòng ban riêng biệt,
nó có thể là một bộ phận của phòng Marketing, phòng nghiệp vụ hay phòng kinhdoanh, gồm một nhóm cán bộ chuyên môn về nghiên cứu thị trường phục vụ chonghiệp vụ đặc trưng của mỗi phòng Trước đây, bạn hàng của Công ty chủ yếu làcác công ty thuộc bộ phận quản lý của Tổng công ty Hàng Không Việt Nam, nhưnghiện nay Công ty không những nghiên cứu và chiếm lĩnh thị trường trong nước mà
Trang 7còn vươn ra thị trường nước ngoài Nhận nhập khẩu các linh kiện, máy móc thiết bị
từ nước ngoài vào Việt Nam Công ty cũng có văn phòng đại diện tại Liên BangNga, đây cũng là trụ sở chính của công ty tại Châu Âu, phụ trách công việc tìm hiểuthị trường quốc tế, kí kết các hợp đồng xuất nhập khẩu Quốc Tế Trong tương lai,công ty sẽ kí kết nhiều hợp đồng hơn nữa với các đối tác nước ngoài để mở rộng thịtrường kinh doanh sang thị trường tiềm năng như Châu Âu, Châu Mỹ…
Hiện nay khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mạiThế Giới WTO, cơ hội đuợc tham gia các hoạt động thương mại với các nước trênThế Giới sẽ ngày càng phát triển Airimex sẽ có cơ hội ký kết các hợp đồng lớn vớitất cả các quốc gia trên Thế Giới Việc này đi đôi với những thay đổi trong tất cảcác lĩnh vực của hoạt động xuất nhập khẩu, những thay đổi là tất yếu và Việt Namcũng như Airimex không còn cách nào khác là phải thích nghi nếu muốn tồn tại vàphát triển Có rất nhiều cách nhằm thay đổi một mặt hàng sản phẩm hoặc dịch vụnhằm đáp ứng đòi hỏi về đặc điểm thực thể của sản phẩm ở thị trường mới Đó lànhững thay đổi từ đơn giản như bao bì, cách thức giao hàng phân phối sản phẩmliên quan đến sản phẩm và dịch vụ Hàng Không cho đển những thay đổi phức tạpnhư toàn bộ thiết kế phần chính yếu của sản phẩm Có những thay đổi là hiển nhiênkhông cần nỏ công nghiên cứu thị trường như với nước có hệ thống điện áp khácnhau thì các đồ điện tử phải được lắp thích hợp với các loại điện áp đa dạng Cònvới những nước có trình độ công nghiệp thấp thì sản phẩm phải được đã dạng hóa.Cũng có thể có thay đổi do yêu cầu của luật pháp nước đó thì mác hiệu sản phẩmphải được in ra nhiều loại ngôn ngữ Một số loại thay đổi cần thiết khác lại thựchiện sau khi đã nghiên cứu cmột cách công phu thị trường mục tiêu
Nếu như những thay đổi của sản phẩm là do nguyên nhân phải phù hợp vớicác nhân tố chính trị, công nghệ, khí hậu của thị trường mục tiêu thì ác quyết định
về kích cỡ, bao bì đóng gói tiêu chuẩn chất lượng an toàn nhiều khi là để phù hợpvới pháp luật Mà mỗi nước luật pháp lại quy định khác nhau Do vậy Airimex phảithật thận trọng trong các hoạt động xuất nhập khẩu với các đối tác nước ngoài,không những phải tìm hiểu thật kỹ mọi vấn đề có liên quan như đã nêu ở trên mà
Trang 8trong quá trình tìm hiểu xem xét phải hoàn toàn dựa theo các điều lệ mà WTO đãban hành và bên phía Việt Nam đã cam kết thực hiện.
2 Ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu
- Hợp đồng: là các thỏa thuận được lập dưới hình thưc văn bản được lý kết giữacông ty CP XNK Hàng Không với các đối tác khác để mua hoặc bán hàng hóa vàdịch vụ
- Hợp đồng bán: là hợp đồng trong đó công ty CP XNK Hàng không là người bánhàng hóa dịch vụ ( Bao gồm cả hợp đồng của Công ty CP XNK Hàng không làmđại diện, đại lý phân phối hàng hóa và dịch vụ cho các Hãng nước ngoài và hợpđồng xuất khẩu )
- Hợp đồng mua: là hợp đồng trong đó công ty CP XNK Hàng không là người muahàng hóa và dịch vụ có thể bao gồm một hoặc một số trong các loại hợp đồng sau:+Hợp đồng xuất nhập khẩu vật tư, hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài
+Hợp đồng mua bán hoàng hóa vật tư có sẵn tại Việt Nam hay do Việt Nam sảnxuất
+Hợp đồng thuê dịch vụ lắp đặt hay dịch vụ liên quan trong nước hay ngoàinước
+Hợp đồng môi giới tư vấn ( nếu có )
+ Hợp đồng vận tải, hợp đồng bảo hiểm hàng hóa
+Hợp đồng liên doanh, liên kết
2.1 Giao dịch và ký kết hợp đồng:
Chuyên viên thực thi dự án có trách nhiệm theo dõi sát và thường xuyên cácthông tin có liên quan đến việc xét chọn chào hàng từ phía khách hàng để nắm đượctính thời sự của dự án và làm rõ hồ sơ chào hàng ( nếu có )
- Trong trường hợp chào hàng của công ty không được xét chọn: lập tức làm ngaythủ tục rút bảo lãnh chào hàng / dự thầu sớm nhất có thể Trách nhiệm rút bảo lãnhnày thuộc về chuyên viên thực thi dự án, phải đảm bảo đưa ngay bảo lãnh về lạiphòng TC-KT để xử lý kịp thời
Trang 9- Trong trường hợp chào hàng của công ty được xét chọn: trong trường hợp người
ký kết hợp đồng không phải là giám đốc Công ty thì người được giám đốc công ty
ủy quyền bằng văn bản mới có quyền ký kết hợp đồng Khi trình giám đốc công ty
ký giấy ủy quyền ký kết hợp đồng, phải trình kèm theo phương án kinh doanh đãđược các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp quản lý Người được ủyquyền chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty và pháp luật nhà nước về công việcđược ủy quyền
Tùy tình hình cụ thể , trưởng phòng nghiệp vụ có thể báo cáo lãnh đạo công ty lậpđơn hàng mua hàng trước để dảm bảo đáp ứng tiến độ dự án ( Hợp đồng mua chitiết sẽ được ký sau hợp đồng bán )
2.2 Thương thảo và ký kết hợp đồng lắp đặt, dịch vụ và các hợp đồng khác
Nếu có ( trong trường hợp công ty không có điều kiện tự làm ): Căn cứ vào
hồ sơ mời chào hàng và chào hàng: Cần lưu ý chọn đối tác có chức năng, có trình
độ, khả năng và kinh nghiệm phù hợp, có giấy phép thực hiện công việc như quyđịnh tại Mục 2.1 trên
3 Thực hiện hợp đồng
a Ngay sau khi các hợp đồng liên quan đến dự án được ký kết, chuyên viên thực thi
dự án phảI bàn giao ngay một bộ đầy đủ hồ sơ hợp đồng ngay cho phòng Tài chính– Kế toán để phối hợp thực hiện
b Chuyên viên thực thi dự án căn cứ vào nội dung các hợp đồng đã ký để theo dõi
và kết hợp với phòng Tài chính – kế toán thực hiện hợp đồng theo đúng nội dung đã
ký và đảm bảo đáp ứng tiến độ của dự án Trường hợp việc thực hiện Hợp đồngphải có giấy phép của Cơ quan nhà nước hữu quan thì ngay sau khi hợp đồng đãđược ký kết, chuyên viên thực hiện dự án phải tiến hành các thủ tục xin phép
c Phòng Tài chính – kế toán chịu trách nhiệm làm thủ tục thanh toán căn cư vào đềnghị của phòng nghiệp vụ đảm bảo đúng tiến độ thanh toán quy định trong hợpđồng mua và làm thủ tục đòi tiền người mua theo đúng quy định trong hợp đồngbán
Trang 10d Phòng Tài chính – kế toán chịu trách nhiệm chính trong việc chủ động cân đối,
bố trí sử dụng vốn và/ hoặc vay vốn ( nếu có ) căn cứ vào yêu cầu thanh toán của dự
án, hoặc mua/vay ngoại tệ dự trữ cho việc thanh toán cho dự án ( trong trường hợp
xu hướng ngoại tệ thị trường biến đông bất lợi ) và báo cáo giám đốc công ty xemxét quyết định
4 Đánh giá hoạt động xuất nhập khẩu
- Ngay sau khi mỗi hợp đồng được thực hiện hoàn chỉnh, chuyên viên tài chính cótrách nhiệm tập hợp đầy đủ số liệu ( có sự phối hợp của chuyên viên thực thi dự áncủa Phòng Nghiệp Vụ ) tiến hành lập Bảng tổng kết Hợp đồng để đánh giá hiệu quảcủa Hợp đồng và rút kinh nghiệm, nếu có Báo cáo tổng kết hợp đồng phải thôngqua kế toán trưởng, trưởng phòng KH-HC-LĐTL và trưởng phòng Nghiệp vụ trướckhi trình giám đốc Công ty
- Hàng quý hoặc sáu tháng một lần phòng tài chính – Kế toán, phòng nghiệp vụ vàphòng KH-HC-LĐTL tổ chức cuộc họp liên tịch để xem xét các bản tổng kết Hợpđồng và rút kinh nghiệm, đồng thời xem xét các bản tổng kết Hợp đồng và rút kinhnghiệm, đồng thời xem xét khả năng báo cáo Giám đốc Công ty về việc thưởng phạtvật chất đối với các bộ phận và các cá nhân tùy thuộc vào hiệu quả của mỗi hợpđồng
- Lập báo cáo thưởng, phạt đối với hiệu quả thực hiện hợp đồng, nếu có Báo cáonày do phòng nghiệp vụ lập và trước khi gửi lên Giám đốc Công ty xem xét phải cóchữ ký chấp nhận đề nghị của trưởng phòng nghiệp vụ, trưởng phòng KH-HC-LĐTL và kế toán trưởng của Công ty
Trang 11III MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA WTO VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU
VÀ NHỮNG CAM KÉT CỦA VIỆT NAM
1 Một số quy định của WTO đối với hoạt động Xuất Nhập Khẩu của Việt Nam: 1.1 Những quy định về thuế quan của WTO
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của thuế quan
Thuế quan là thuế lấy vật phẩm xuất khẩu qua biên giới quốc gia hay quá cảnhlàm đối tượng thu thuế, tạo thành khoản thu nhập thuế của Nhà nước do hải quanthực hiện
Theo tiêu chí khác nhau, có thể phân loại và gọi tên thuế quan theo nhiều cách
Ví dụ: theo hướng lưu thông hàng hoá xuất nhập khẩu có thuế quan xuất khẩu, thuếquan nhập khẩu, thuế quá cảnh; theo phương pháp đánh thuế có thuế quan tính theogiá, thuế quan tính theo lượng, thuế quan hỗn hợp; theo mức ưu đãi có thuế quanthông thường, thuế quan ưu đãi, thuế quan ưu đãi đặc biệt, thuế quan đãi ngộ Tốihuệ quốc Mặc dù có thể phân ra nhiều loại thuế như vậy nhưng thuế quan nóichung có những đặc điểm chủ yếu sau:
- Tạo nguồn thu cho ngân sách
- Bảo hộ thúc đẩy sản xuất nội địa phát triển
- Cản trở sự phát triển của thương mại
Trong bối cảnh toàn cầu hoá, WTO cũng như các tổ chức kinh tế quốc tế khác,luôn coi mục tiêu quan trọng của mình là tự do thương mại, huỷ bỏ cắt giảm rào cảnthương mại, trong đó có thuế quan
1.1.2 Quy định về thuế quan
WTO thừa nhận thuế quan là công cụ bảo hộ hợp pháp duy nhất để bảo hộ sảnxuất trong nước, còn các hàng rào phi thuế phải được bãi bỏ Sở dĩ là do thuế quan
là biện pháp bảo hộ ít bóp méo thương mại nhất và cũng là biện pháp mang tínhminh bạch hơn cả
Thuế hoá: chỉ sử dụng thuế quan
Do tính rõ ràng dễ đàm phán cắt giảm của thuế quan, các thành viên WTO
thoả thuận một cách thức mới cho việc tiếp cận thị trường là "chỉ sử dụng thuế quan".
Trang 12Các biện pháp hạn chế số lượng tồn tại trước vòng Uruguay nay phải tiến hành "thuế
hoá" (Tariffication) tức là chuyển biện pháp phi thuế đó thành một mức thuế quan bổ
sung có tác dụng tương đương Mức thuế đạt được sau khi thuế hoá tiếp tục đượcràng buộc và cắt giảm thông qua đàm phán Trong tương lai 95% số hàng hoá trongmậu dịch quốc tế sẽ được điều tiết chủ yếu bằng công cụ thuế quan
Bảng 1: Mức thuế trung bình trước và sau Vòng Uruguay
Đơn vị: %
Tên nước
Nơi đến Các nước
công nghiệp
Các nước đang phát triển
Các nước có nền kinh tế chuyển đổi
Trước Sau
Mứ c giả m Trước Sau
Mứ c giả m Trước Sau
Mứ c giả m
Trang 13Nguồn: World Bank
Ràng buộc thuế quan
Thực tế, có thể gặp tới 3 loại ràng buộc thuế quan tương ứng với mức độ ràngbuộc:
- Thuế suất ràng buộc cao hơn thuế suất thực tế đang áp dụng Trường hợp nàyhay gặp ở các nước đang phát triển Mức thuế ràng buộc được gọi là mức thuế trần
Vì giữa mức thuế thực tế và mức thuế trần có một khoảng cách nên nước cam kếtràng buộc thuế hoàn toàn có thể tăng thuế suất thực tế của mình mà vẫn không viphạm cam kết
- Thuế suất ràng buộc bằng thuế suất thực tế áp dụng
- Thuế suất ràng buộc thấp hơn thuế suất thực tế áp dụng
Đối với các sản phẩm nông nghiệp, các nước thành viên cam kết ràng buộcthuế quan đối với 100% các mặt hàng, Hầu như tất cả các hạn chế khác đều đượcquyền chuyển sang thuế Còn trong lĩnh vực công nghiệp, các nước phát triển tăngmức cam kết ràng buộc từ 77% lên 99% mặt hàng, các nước đang phát triển cũngtăng từ 21% lên 73%, các nước có nền kinh tế chuyển đổi tăng từ 73% lên 98%.Các con số này đảm bảo mức độ tiếp cận thị trường an toàn hơn cho các nhà đầu tư
và kinh doanh quốc tế
WTO có thể chấp nhận việc phá bỏ cam kết ràng buộc thuế trong một sốtrường hợp ngoại lệ nhưng sau đó, nước phá bỏ cam kết ràng buộc thuế phải đền bùcho phần thương mại mà các bạn hàng bị mất đi
Không phân biệt đối xử
Trang 14Thuế quan phải được áp dụng trên nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) cho tất cảcác thành viên WTO Mà chế độ MFN của WTO, là chế độ MFN đa phương, vôđiều kiện Vì thế, nếu một nước, thông qua đàm phán, giảm thuế quan cho một mặthàng nhất định của một nước khác thì cũng phải giảm thuế quan cho mặt hàng đócủa tất cả các thành viên của WTO còn lại một cách vô điều kiện và ngay lập tức.Đây là một điều hết sức quý giá vì bất kỳ một quốc gia nào gia nhập WTO vào thờiđiểm hiện nay sẽ được hưởng ngay lập tức và vô điều kiện kết quả của suốt hơn 50năm với 8 vòng đàm phán ròng rã cắt giảm thuế quan đa phương mà không phảimất một công sức gì Quốc gia đó đương nhiên được hưởng thuế quan MFN và các
ưu đãi liên quan tới thủ tục về thuế khác của tất cả các thành viên của WTO dựatrên cơ sở không phân biệt đối xử
1.2 Những quy định về các biện pháp phi thuế quan của WTO
1.2.1 Cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
Nguyên tắc tự do hoá thương mại của WTO không cho phép các nước sử dụngbiện pháp cấm xuất khẩu hay cấm nhập khẩu vì điều đó ảnh hưởng đến luồng lưuchuyển hàng hoá giữa các quốc gia, hạn chế sự phát triển của thương mại thế giới
Do đó, Điều XI GATT 1994 quy định: "Không một nước thành viên nào được sử
dụng một biện pháp cấm hay hạn chế nào trừ thuế quan, dù mang hình thức hạn
ngạch, giấy phép nhập khẩu hay xuất khẩu hoặc các biện pháp khác nhằm vào việc
nhập khẩu từ bất kỳ một nước thành viên khác" (Điều XI.1 - GATT 1994).
Trang 15- Hạn ngạch nhập khẩu (Import quotas): là sự hạn chế trực tiếp về khối lượnghoặc giá trị nhập khẩu của những loại hàng hoá nhất định được phép mang từ nướcngoài vào trong một thời gian nhất định, thường là một năm Ở các nước phát triển,hạn ngạch nhập khẩu được áp dụng để bảo vệ nông nghiệp, ví dụ hạn ngạch nhậpkhẩu pho-mát, đường ở Mỹ và EU Còn các quốc gia đang phát triển quy định hạnngạch nhập khẩu để bảo vệ sản xuất nội địa, hỗ trợ sản xuất hàng thay thế nhậpkhẩu mà phần lớn là công nghệ chế tạo hay công nghiệp chế biến và để cân bằngcán cân thanh toán.
Việc quy định hạn ngạch hoàn toàn không có lợi cho tiêu dùng Xã hội phải bỏ
ra khoản chi phí cho việc bảo hộ sản xuất nội địa kém hiệu quả Hạn ngạch cản trở
tự do lưu thông hàng hoá trên thị trường thế giới Vì vậy, Điều XI GATT 1994 quy
định: "Không một nước thành viên nào được sử dụng một biện pháp cấm hay hạn
chế nào trừ thuế quan, dù mang hình thức hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu hay xuất khẩu hoặc các biện pháp khác nhằm vào việc nhập khẩu từ bất kỳ một nước thành viên khác" (Điều XI.1 - GATT 1994).
Khi áp dụng hạn ngạch, các nước còn phải tuân theo nguyên tắc không phânbiệt đối xử Tức là việc hạn chế hàng xuất, nhập khẩu phải được áp dụng cho nhữngmặt hàng tương tự xuất khẩu đi hoặc nhập khẩu từ tất cả các nước thành viên WTO(Điều XIII.1)
Điều XIII.2 còn quy định khi áp dụng hạn ngạch nhập khẩu với một sản phẩm,các nước sẽ cố gắng đạt đến sự phân bổ sản phẩm đó gần sát nhất với thực trạngthương mại khi không có hạn ngạch, theo các quy định sau:
- Khi có thể tiến hành được, phải xác định và công bố tổng hạn ngạch chophép nhập khẩu cũng như công bố mọi thay đổi liên quan
- Khi không thể xác định được tổng hạn ngạch, các hạn chế về số lượng có thểđược áp dụng bằng giấy phép nhập khẩu không hạn ngạch để thay thế
- Khi hạn ngạch được phân bổ giữa các nước xuất khẩu, nước áp dụng hạnngạch có thể thoả thuận với các nước có quyền lợi đáng kể trong việc các sản phẩm
đó về mức phân bổ
Trang 161.2.3 Cấp phép nhập khẩu
Điều 1 Hiệp định ILP đề ra những quy tắc cho việc áp dụng và thi hành cácthủ tục nhà nước về cấp phép nhập khẩu Hiệp định định nghĩa “việc cấp phép nhậpkhẩu” là “các thủ tục hành chính yêu cầu xuất trình đơn xin cấp cho cơ quan quản lýliên quan, là điều kiện tiên quyết cho việc nhập khẩu hàng hoá”
Hiệp định ILP bắt buộc nước thành viên công bố quy định về thủ tục cấp phépnhập khẩu, để các nhà nhập khẩu, xuất khẩu và chính phủ của họ hiểu biết đầy đủvề: tư cách của những cá nhân, các công ty và các tổ chức làm đơn xin cấp; cơ quanquản lý hành chính chịu trách nhiệm cấp giấy phép; và những sản phẩm cần có giấyphép
Hiệp định phân định giấy phép nhập khẩu thành hai loại: loại giấy phép tựđộng và loại giấy phép không tự động Cụ thể:
Cấp phép nhập khẩu tự động (mặc nhiên): các cơ quan hành chính có thẩmquyền cấp phép một cách tự động mà không được tuỳ ý quyết định và “giấy phépđược cấp trong tất cả các trường hợp” Hiệp định yêu cầu việc chấp thuận hoặc cấpphép lập tức ngay khi chấp nhận đơn và “chỉ trong thời hạn tối đa là 10 ngày làmviệc” bất luận trong trường hợp nào (Điều 2 Hiệp định ILP)
Cấp phép nhập khẩu không tự động (có điều kiện): được sử dụng cho mụcđích chủ yếu của chính phủ là hạn chế nhập khẩu Chính phủ có thể thực hiện điềunày bằng cách thông báo hạn ngạch hoặc giới hạn định lượng áp dụng đối với hànghoá hạn chế Hiệp định đòi hỏi giấy phép nhập khẩu phải được cấp trong vòng 30ngày kể từ lúc nhận đơn, thủ tục nơi cấp phép quy định rằng giấy phép được cấptrên cơ sở “đến trước giải quyết trước” Trường hợp trong vòng 60 ngày tính từngày ngừng nhận đơn xin cấp phép thì giấy phép được cấp trên cơ sở “được xem xétđồng thời” (Điều 3 Hiệp định ILP)
1.2.4 Hàng rào kỹ thuật trong thương mại
(1) Các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn kỹ thuật
Các quy định quốc tế áp dụng cho các tiêu chuẩn sản phẩm được sử dụngtrong thương mại hàng hoá và các thủ tục sử dụng cho việc đánh giá sự phù hợp với
Trang 17các tiêu chuẩn đó được quy định trong Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật trong thươngmại (Agreement on Technical Barriers to Trade - Hiệp định TBT) Hiệp định đã sửdụng thuật ngữ “quy định kỹ thuật để chỉ các tiêu chuẩn mà việc tuân thủ là bắtbuộc Còn thuật ngữ “tiêu chuẩn kỹ thuật” thì được sử dụng để dùng cho các tiêuchuẩn không bắt.
Cả hai thuật ngữ bao hàm: (i) Các đặc tính của sản phẩm bao gồm cả nhữngđặc tính liên quan đến chất lượng; (ii) Quy trình và các phương pháp sản xuất(PPMs) có ảnh hưởng đến đặc tính của sản phẩm; (iii) Thuật ngữ và ký hiệu; và (iv)Các yêu cầu về đóng gói và ghi nhãn mác được áp dụng cho các sản phẩm
(2) Đánh giá sự phù hợp
- Kiểm nghiệm sản phẩm: Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá (ISO) định nghĩamột phép kiểm nghiệm, trong khuôn khổ đánh giá tính phù hợp, là “Một thao tác kỹthuật bao gồm việc xác định một hay nhiều đặc điểm của một sản phẩm, một côngđoạn hay dịch vụ nhất định theo một quy trình quy định”
- Chứng nhận sản phẩm sau khi giám định: ISO định nghĩa chứng nhận là “thủtục do một bên thứ ba đưa ra đảm bảo bằng văn bản là một sản phẩm, quá trình haydịch vụ phù hợp với các yêu cầu quy định”
- Đánh giá hệ thống quản lý chất lượng: là đánh giá hệ thống đảm bảo chấtlượng do một bên thứ ba thực hiện nhằm đảm bảo với người mua là nhà sản xuất có
hệ thống hiệu quả và ổn định để có khả năng sản xuất sản phẩm có chất lượng và ổnđịnh Đó là một công cụ quản lý sản xuất để kiểm định và giám sát các biến đổitrong quá trình sản xuất mà dẫn tới những khiếm khuyết của sản phẩm
- Các thủ tục chứng nhận năng lực: Ngành sản xuất và người tiêu dùng đều tintưởng vào các hệ thống đảm bảo phù hợp chất lượng nếu năng lực của phòng kiểmnghiệm, các đơn vị chứng nhận sản phẩm hay cơ quan đăng ký đảm bảo chất lượngđược một cơ quan kỹ thuật độc lập chứng nhận Thủ tục do các cơ quan kỹ thuậtđộc lập như vậy tiến hành đánh giá và công nhận chính thức năng lực chuyên môncủa các cơ quan đánh giá sự phù hợp đã đề cập ở trên được coi là “các thủ tụcchứng nhận năng lực”
Trang 182 Những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO:
2.1 Những cam kết về thương mại
Về dệt may, các thành viên WTO sẽ không được áp dụng hạn ngạch dệt mayđối với ta khi vào WTO, riêng trường hợp ta vi phạm quy định WTO về trợ cấp bịcấm đối với hàng dệt may thì một số nước có thể có biện pháp trả đũa nhất định.Ngoài ra thành viên WTO cũng sẽ không được áp dụng tự vệ đặc biệt đối với hàngdệt may của ta
Về trợ cấp phi nông nghiệp, ta đồng ý bãi bỏ hoàn toàn các loại trợ cấp bịcấm theo quy định WTO như trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nội địa hóa Tuy nhiênvới các ưu đãi đầu tư dành cho hàng xuất khẩu đã cấp trước ngày gia nhập WTO, tađược bảo lưu thời gian quá độ là 5 năm, trừ ngành dệt may
Về trợ cấp nông nghiệp, ta cam kết không áp dụng trợ cấp xuất khẩu đối vớinông sản từ thời điểm gia nhập Tuy nhiên ta bảo lưu quyền được hưởng một số quyđịnh riêng của WTO dành cho nước đang phát triển trong lĩnh vực này Đối với loại
hỗ trợ mà WTO quy định phải cắt giảm nhìn chung ta duy trì được ở mức khôngquá 10% giá trị sản lượng Ngoài mức này, ta còn bảo lưu thêm một số khoản hỗ trợnữa vào khoảng 4.000 tỷ đồng mỗi năm Có thể nói, trong nhiều năm tới, ngân sáchcủa nước ta cũng chưa đủ sức để hỗ trợ cho nông nghiệp ở mức này Các loại trợcấp mang tính chất khuyến nông hay trợ cấp phục vụ phát triển nông nghiệp đượcWTO cho phép nên ta được áp dụng không hạn chế
Về quyền kinh doanh bao gồm quyền xuất nhập khẩu hàng hóa, tuân thủ quyđịnh WTO, ta đồng ý cho doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài được quyền xuấtnhập khẩu hàng hóa như người Việt Nam kể từ khi gia nhập, trừ đối với các mặthàng thuộc danh mục thương mại nhà nước như: xăng dầu, thuốc lá điếu, xì gà,băng đĩa hình, báo chí và một số mặt hàng nhạy cảm khác mà ta chỉ cho phép saumột thời gian chuyển đổi như gạo và dược phẩm
Ta đồng ý cho phép doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài không có hiện diệntại VN được đăng ký quyền xuất nhập khẩu tại Việt Nam Quyền xuất khẩu chỉ làquyền đứng tên trên tờ khai hải quan để làm thủ tục xuất nhập khẩu Trong mọi
Trang 19trường hợp, doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài sẽ không được tự động tham giavào hệ thống phân phối trong nước Các cam kết về quyền kinh doanh sẽ không ảnhhưởng đến quyền của ta trong việc đưa ra các quy định để quản lý dịch vụ phânphối, đặc biệt đối với sản phẩm nhạy cảm như dược phẩm, xăng dầu, báo - tạp chí
Về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu và bia, các thành viên WTO đồng ý cho tathời gian chuyển đổi không quá 3 năm để điều chỉnh lại thuế tiêu thụ đặc biệt đốivới rượu và bia cho phù hợp với quy định WTO Hướng sửa đổi là đối với rượu trên
20 độ cồn ta hoặc sẽ áp dụng một mức thuế tuyệt đối hoặc một mức thuế phần trăm.Đối với bia, ta sẽ chỉ áp dụng một mức thuế phần trăm
Về một số biện pháp hạn chế nhập khẩu, ta đồng ý cho nhập khẩu xe máyphân phối lớn không muộn hơn ngày 31-5-2007 Với thuốc lá điếu và xì gà, ta đồng
ý bỏ biện pháp cấm nhập khẩu từ thời điểm gia nhập Tuy nhiên sẽ chỉ có mộtdoanh nghiệp Nhà nước được quyền nhập khẩu toàn bộ thuốc lá điếu và xì gà Mứcthuế nhập khẩu mà ta đàm phán được cho hai mặt hàng này là rất cao Với ô tô cũ tacho phép nhập khẩu các loại xe đã qua sử dụng không quá 5 năm
Về yêu cầu minh bạch hóa, ta cam kết ngay từ khi gia nhập sẽ công bố dựthảo các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ quốc hội vàChính phủ ban hành để lấy ý kiến nhân dân Thời hạn dành cho việc góp ý và sửađổi tối thiểu là 60 ngày Ta cũng cam kết sẽ đăng công khai các văn bản pháp luậttrên
Về thuế nhập khẩu, mức cam kết chung là đồng ý ràng buộc mức trần chotoàn bộ biểu thuế (10.600 dòng) Mức thuế bình quân toàn biểu được giảm từ mứchiện hành 17,4% xuống còn 13,4% thực hiện dần trung bình trong 5-7 năm Mứcthuế bình quân đối với hàng nông sản giảm từ mức hiện hành 23,5% xuống còn20,9% thực hiện trong 5-7 năm Với hàng công nghiệp từ 16,8% xuống còn 12,6%thực hiện chủ yếu trong vòng 5-7 năm
Ta cũng cam kết cắt giảm thuế theo một số hiệp định tự do theo ngành của WTOgiảm thuế xuống 0% hoặc mức thấp Đây là hiệp định tự nguyện của WTO nhưng các
Trang 20nước mới gia nhập đều phải tham gia một số ngành Ngành mà ta cam kết tham gia làsản phẩm công nghệ thông tin, dệt may và thiết bị y tế
để sớm kết thúc đàm phán, ta đã có một số bước tiến nhưng nhìn chung không quá
xa so với hiện trạng và đều phù hợp với định hướng phát triển đã được phê duyệtcho các ngành này
Trong đó cam kết chung cho các ngành dịch vụ về cơ bản như BTA Trướchết, công ty nước ngoài không được hiện diện tại Việt Nam dưới hình thức chinhánh, trừ phi điều đó được ta cho phép trong từng ngành cụ thể mà những ngànhnhư thế là không nhiều Ngoài ra, công ty nước ngoài tuy được phép đưa cán bộquản lý vào làm việc tại Việt Nam nhưng ít nhất 20% cán bộ quản lý của công typhải là người Việt Nam
Cuối cùng, ta cho phép tổ chức và cá nhân nước ngoài được mua cổ phầntrong các doanh nghiệp VN nhưng tỷ lệ phải phù hợp với mức mở cửa thị trườngngành đó Riêng ngân hàng ta chỉ cho phép ngân hàng nước ngoài mua tối đa 30%
cổ phần
Dịch vụ khai thác hỗ trợ dầu khí, ta đồng ý cho phép các doanh nghiệp nướcngoài được thành lập công ty 100% vốn nước ngoài sau 5 năm kể từ khi gia nhập đểđáp ứng các dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu khí Tuy nhiên, ta còn giữ nguyên quyềnquản lý các hoạt động trên biển, thềm lục địa và quyền chỉ định các công ty thăm
dò, khai thác tài nguyên Ta cũng bảo lưu được một danh mục các dịch vụ dànhriêng cho các doanh nghiệp VN như dịch vụ bay, dịch vụ cung cấp trang thiết bị và
Trang 21vật phẩm cho dàn khoan xa bờ Tất cả các công ty vào VN cung ứng dịch vụ hỗ trợdầu khí đều phải đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Dịch vụ viễn thông, ta có thêm một số nhân nhượng so với BTA nhưng ởmức độ hợp lý, phù hợp với chiến lược phát triển của ta Cụ thể là cho phép thànhlập liên doanh đa số vốn nước ngoài để cung cấp dịch vụ viễn thông không gắn với
hạ tầng mạng, phải thuê mạng do doanh nghiệp VN nắm quyền kiểm soát và nớilỏng một chút về việc cung cấp dịch vụ qua biên giới để đổi lấy giữ lại hạn chế ápdụng cho viễn thông có gắn với hạ tầng mạng chỉ các doanh nghiệp mà Nhà nướcnắm đa số vốn mới đầu tư hạ tầng mạng, nước ngoài chỉ được góp vốn đến 49% vàcũng chỉ được liên doanh với đối tác VN đã được cấp phép Như vậy, với dịch vụ cógắn với hạ tầng mạng, ta vẫn giữ mức cam kết như BTA, một yếu tố quan trọng gópphần bảo đảm an ninh quốc phòng
Dịch vụ phân phối, về cơ bản giữ được như BTA, tức là khá chặt so với cácnước mới gia nhập Trước hết, về thời điểm cho phép thành lập doanh nghiệp 100%vốn nước ngoài là như BTA vào 1-1-2009 Thứ hai, tương tự như BTA, ta không
mở cửa thị trường phân phối xăng dầu, dược phẩm, sách báo, tạp chí, băng hình,thuốc lá, gạo, đường và kim loại quý cho nước ngoài Nhiều sản phẩm nhạy cảmnhư sắt thép, xi măng, phân bón ta chỉ mở cửa thị trường sau 3 năm Quan trọngnhất, ta hạn chế khá chặt chẽ khả năng mở điểm bán lẻ của doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài, mở điểm bán lẻ thứ hai trở đi phải được ta cho phép theo từngtrường hợp cụ thể
Dịch vụ bảo hiểm, về tổng thể, mức độ cam kết ngang BTA, tuy nhiên, tađồng ý cho Hoa Kỳ thành lập chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ sau 5 năm kể từngày gia nhập
Dịch vụ ngân hàng, ta đồng ý cho thành lập ngân hàng con 100% vốn nướcngoài không muộn hơn ngày 1-4-2007 Ngoài ra ngân hàng nước ngoài muốn đượcthành lập chi nhánh tại VN nhưng chi nhánh đó không được phép mở chi nhánh phụ
và vẫn phải chịu hạn chế về huy động tiền gửi bằng VND từ thể nhân VN trongvòng 5 năm kể từ khi ta gia nhập WTO Ta vẫn giữ được hạn chế về mua cổ phần
Trang 22trong ngân hàng VN, không quá 30% Đây là hạn chế đặc biệt có ý nghĩa đối vớingành ngân hàng.
Dịch vụ chứng khoán, ta cho phép thành lập công ty chứng khoán 100% vốnnước ngoài và chi nhánh sau 5 năm kể từ khi gia nhập WTO
Các cam kết khác, với các ngành còn lại như du lịch, giáo dục, pháp lý, kếtoán, xây dựng, vận tải , mức độ cam kết về cơ bản không khác xa so với BTA.Ngoài ra không mở cửa dịch vụ in ấn- xuất bản
Trang 23Chương II:Phân tích thực trạng Hoạt động Xuất nhập khẩu của
Công ty cổ phần XNK hàng không AIRIMEX
I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHÂU HÀNG KHÔNG.
1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công Ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng Không
Tổng công ty Hàng không dân dụng Việt Nam có đặc trưng chủ yếu là đượchình thành từ các đơn vị quân đội trực thuộc Bộ quốc phòng, và các đơn vị khác,Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không được thành lập chính thức ngày
21 tháng 03 năm 1989 theo quyết định số 197/QĐ/TCHK của tổng cục trưởng TổngCục Hàng không dân dụng Việt Nam với tên gọi ban đầu là “Công ty xuất nhậpkhẩu chuyên ngành và dịch vụ Hàng không” đội ngũ lao động chính là Phòng Vật
tư kỹ thuật của Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam trực thuộc Bộ QuốcPhòng Công ty là một bộ phận và chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng cục Hàngkhông dân dụng Việt Nam với nhiệm vụ chính là tiến hành nghiệp vụ xuất nhậpkhẩu uỷ thác cho các đơn vị thuộc ngành Hàng không Việt Nam Lúc mới thành lập,Công ty có 25 cán bộ công nhân viên- là sĩ quan, công nhân viên quốc phòng, được
tổ chức thành 3 phòng: Kế hoạch, Nghiệp vụ thương mại và Kế toán tài vụ Cùngvới sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của Ngành Hàng không nói riêng, saukhi luật Hàng không năm 1991 ra đời, Công ty xuất nhập khẩu chuyên ngành vàdịch vụ Hàng không được đặt dưới sự quản lý của Cục Hàng không dân dụng ViệtNam
Ngày 30 tháng 07 năm 1994, Bộ Giao thông vận tải ra Quyết định số
1173/QĐ-TCCB-LĐ thành lập Công ty xuất nhập khẩu Hàng không với mã
ngành kinh tế kỹ thuật là 25 ( trong khoảng thời gian này ngành Hàng không ViệtNam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải) Theo quyết định này Công ty XNK Hàngkhông đặt trụ sở chính tại 141 Nguyễn Văn Cừ, Phường Bồ Đề, Quận Long Biên,Gia Lâm, Hà Nội và công ty cũng đặt một chi nhánh tại 108 Đường Hồng Hà, Quận
Trang 24Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh Công ty đã tiến hành chuyển đổi cổ phần từDoanh nghiệp, theo Quyết định số 3892/QĐ – BGTVT ngày 17/10/2005 do bộtrưởng bộ giao thông vận tải kí xác nhận.
Tổng Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng Không là một doanh nghiệp nhànước có chế độ hạch toán độc lập và tư cách pháp nhân đầy đủ,công ty có tài khoảntại các ngân hàng và có con dấu riêng Nhiệm vụ chính của Công ty là kinh doanhxuất nhập khẩu vật tư,các máy móc thiết bị phụ tùng cho ngành Hàng không và cácloại vật tư,máy móc thiết bị dân dụng khác… Vốn điều lệ của công ty là 20 tỷ đồng,tổng số cán bộ công nhân viên là 120 người, thu nhập bình quân là 3,5 triệu đồng/người/tháng, mức chi trả cổ tức bình quân là 7,2% / năm
Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 328/TTg về việc thành lập Tổng công tyhàng không Việt Nam vào ngày 02 tháng 05 năm 1995, mô hình của Tổng Công tyHàng không Việt Nam được tổ chức lại theo Tập đoàn kinh doanh ( Tổng Công ty91) và cho đến nay Tổng Công ty cổ phần XNK Hàng không được xác định là đơn
vị thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam theo Nghịđịnh số 04/CP của Chính phủ ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công
ty hàng không Việt Nam được ký ngày 25/01/1996
Tên công ty: Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không.
Tên giao dịch quốc tế: General Aviation Import-Export Company.
Tên viết tắt: AIRIMEX.
Trụ sở công ty: 141 Nguyễn Văn Cừ, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Gia Lâm, Hà Nội.
2 Chức năng và nhiệm vụ hiện nay của Công ty
Nhận rõ nhu của việc cần có một bộ phận chuyên đảm nhận công tác xuất nhậpkhẩu thiết bị hàng không và căn cứ vào yêu cầu phát triển của ngành hàng khôngdân dụng Việt Nam Cục trưởng Cục hàng không dân dụng Việt Nam đã ký quyếtđịnh thành lập công ty xuất nhập khẩu chuyên ngành hàng không AIRIMEX số 197TCHK ngày 1/6/1989 với tiền thân là phòng vật tư kỹ thuật của Tổng Cục Hàngkhông dân dụng Việt Nam trực thuộc Bộ quốc phòng
Trang 25Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là:
+ Xuất nhập khẩu máy bay, phụ tùng máy bay do ngành hàng không dân dụngViệt Nam ký kết, thực hiện thanh lý các hợp đồng đại lý máy bay, động cơ, trangthiết bị phụ tùng của máy bay và các thiết bị chuyên dùng cho ngành hàng không.+ Xuất nhập khẩu nhà xưởng, thiết bị mặt đất cho các sân bay, nhà ga và ngànhquản lý không lưu
+ Xuất nhập khẩu xăng, dầu, mỡ phục vụ cho ngành hàng không Việt Nam vàcác ngành khác có nhu cầu
+ Tổ chức mở rộng hình thức xuất nhập khẩu cho các mặt hàng khác được nhànước cho phép
+ Được phép nhập một số mặt hàng phi mậu dịch để bán tái xuất tại các nhà gaquốc tế Tận dụng trọng tải thừa của hãng hàng không Việt Namvà của các ngànhhàng không nước ngoài xuất khẩu những mặt hàng do Bộ kinh tế đối ngoại uỷ thác.Tuy nhiên, trong thời gian này công ty vẫn là một đơn vị hạch toán nội bộ, phụthuộc vào cấp trên Khi nhập một lô hàng, công ty phải phụ thuộc vào các cơ quankhác như cơ quan tài chính, kế hoạch dẫn tới việc bỏ lỡ cơ hội kinh doanh vàkhông đáp ứng được nhu cấu cấp thiết của bạn hàng, thụ động đối với những thayđổi của thị trường do vậy đã không phát huy tính năng động, sáng tạo của lãnh đạo
và cán bộ công nhân viên của công ty
Ngày 8/1/1993 Cục trưởng cục hàng không dân dụng Việt Nam đã ra quyết định
số 10/ HKVN cho phếp công ty được hạch toán độc lập Công ty có những chứcnăng nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau:
- Nhập uỷ thác máy bay, động cơ, thiết bị, phụ tùng, linh kiện lẻ cho ngànhhàng không Việt Nam
- Ký kết thực hiện thanh lý hợp đồngđại tu máy bay, động cơ, trang thiết bị,phụ tùng máy bay và thiết bị chuyên dùng cho ngành hàng không
- Nhận uỷ thác trang thiết bị mặt đất, trạm xưởng cho các sân bay, nhà ga vàngành quản lý không lưu
Trang 26- Nhập khẩu uỷ thác cho các dơn vị có tư cách pháp nhân xăng dầu mỡ phục
vụ cho các máy bay, trang thiết bị mặt đất và các phương tiện khác
- Mở rộng quy mô nhập khẩu uỷ thác cho các đơn vị không có chức năngnhập khẩu theo các quyết định cho phép của nhà nước, tạo điều kiện cho các đơn vịhoạt động và phát triển
- Tổ chức mở rộng các hình thức nhập khẩu các mặt hàng khác được nhà nướccho phép
- Bảo toàn và phát triển vốn được giao
- Thực hiện đầy đử nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ khác với nhà nước và với Cụchàng không dân dụng Việt Nam
- Thực hiện tốt chính sách cán bộ, chế độ quản lý tài chính, tài sản
- Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, ngoại ngữ cho cán bộ côngnhân viên của công ty
II, PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
1, Các sản phẩm xuất nhập khẩu của công ty:
1.1 Trang thiết bị mặt đất
Trang thiết bị mặt đất là những thiết bị kỹ thuật phục vụ cho máy bay khi tiếpđất như xe hành khách, xe khởi động khí, xe cứu hoả, xe nâng hàng, xe vệ sinh máybay Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của đất nước, vận chuyển hàngkhông là cửa ngõ giao lưu quan trọng đối với nước ngoài, do vậy số chuyến bay quácảnh qua Việt Nam không ngừng tăng lên Đây là cơ hội về chất lượng cũng như sốlượng hàng hoá nhập khẩu của công ty Nắm bắt được nhu cầu này, công tyAIRIMEX đã chủ động tìm kiếm bạn hàng, đối tác để ký kết các hợp đồng nhậpkhẩu trang thiết bị mặt đất
1.2 Máy bay và khí tài bay.
Máy bay và khí tài bay là hai phương tiện không thể thiếu được đối với ngànhhàng không Hoạt động nhập khẩu mặt hàng này là một mảng rất lớn trong hoạtđộng của công ty,hơn nữa chúng có giá trị rất lớn
Trang 27Về máy bay, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, cần thiết phảicung ứng đúng, đủ kịp thời nếu không phải dừng bay gây thiệt hại về kinh tế.
Do hiện nay vẫn còn rất nhiều máy bay cũ,dã trải qua nhiều năm sử dụng, dovậy nhu cầu mua bán trang thiết bị là rất lớn Được sự đầu tư đúng đắn của đảng vàchính phủ, trong những năm qua ngành hàng không đã sắm mới nhiều máy bay hiệnđại nhưng do đồng vốn còn có hạn, hãng hàng không Việt Nam vẫn phải thuê một
số máy bay nước ngoài để đảm bảo cho một số tuyến bay trong nước và quốc tế
Về khí tài bay, công ty AIRIMEX trong những năm qua thường tiến hành nhậpphụ tùng máy bay và các hợp đồng đại tu máy bay với giá trị lớn vì đội hình máybay Việt Nam có nhiều máy bay cũ như IAN29, TUIS4, DC130 Sau một thời giandài sử dụng yêu cầu đổi mới , thay thế phụ tùng là cần thiết Máy bay vận tải hàngkhông có yêu cầu rất cao về kỹ thuật độ an toàn
Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là động cơ máy bay, lốp máy bay và các dịch vụ,
tu sửa
Trong những năm tới, ngành hàng không nước ta sẽ không ngừng phát triểnlượng máy bay, trang thiết bị mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa tại các xưởng sửa chữamáy bay của Việt Nam Do ngành hàng không có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp sửachữa máy bay A75 ( sân bay Tân Sơn Nhất ) A76 (sân bay Nội Bài ) thành cácxưởng đaị tu lớn có khả năng tiếp nhận cả những máy bay hiện đại như BOING vàtất cả các máy bay khác Đây là cơ hội phát triển cho hoạt động nhập khẩu của công
ty trong những năm tới, đòi hỏi sự chủ động nắm vững nguồn hàng và đáp ứngđược đầy đủ trang thiết bị của các đơn vị trong ngành hàng không
1.3 Nhiên liệu bay và dầu mỡ các loại.
Trước năm 1990, việc nhập khẩu xăng dầu cho ngành hàng không Việt Namchủ yếu thông qua PETROLIMEX Theo cách này hiệu quả thấp, giá cả cao , phânphối chậm không đáp ứng được nhu cầu bức thiết của ngành
Từ năm 1991 nghiệp vụ này được giao cho AIRIMEX thực hiện đã tháo bỏđược những tồn đọng không hiệu quả này, công ty đã đàm phán và ký kết nhữnghợp đồng giá cả thấp tiết kiệm được hàng triệu đơn vị ngoại tệ cho ngành hàng
Trang 28không nói riêng và cho nhà nước nói chung Kim ngạch nhập khẩu chiếm 44,4%tổng kim ngạch nhập khẩu năm 1994 và 49,8% năm 1995.
Cuối năm 1995 xăng dầu hàng không phát triển nhanh do đó tổng công ty hàngkhông Việt Nam đã quyết định thành lập công ty xăng dầu Hàng không(VINAPCO) Sự kiện này làm giảm doanh thu lợi nhuận của công ty Công ty đãchủ động nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty
1.4 Thiết bị quản lý bay.
Đây là những thiết bị vô vùng quan trọng để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của sự antoàn cao của mỗi chuyến bay Do đó thiết bị quản lý bay đòi hỏi hiện đại tính chấtquốc tế cao Hoạt động quản lý bay bao gồm các lĩnh vực sau : thiết bị sân bay, thiết
bị theo dõi quản lý không lưu, thiết bị thông báo bay, thông tin khí tượng
Nhận rõ được tầm quan trọng của nó, từ năm 1993, ngành hàng không bắt đầu chuyên sâu về mua sắm các trang thiết bị hiện đại, do vậy kim ngạch nhập khẩu của công ty không ngừng tăng lên
Trong những năm tới thực hiện mục tiêu hiện đại hoá ngành hàng không và giành quyền quản lý thông báo bay (FIR) trong khu vực chắc chắn sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho công ty
Đặc điểm của loại hàng này cần sự chính xác, an toàn tuyệt đối cho mỗichuyến bay do vậy yêu cầu đổi mới, nâng cấp là cần thiết
Ngoài ra, để cạnh tranh với các hãng hàng không khác, để ngày càng nâng caochất lượng phục vụ khách hàng trên những chuyến bay, công ty còn tiến hành nhậpcác loại rượu, bia, đồ ăn
1.5 Các trang thiết bị khác
Các trang thiết bị khác là các loại trang thiết bị phụ hoặc các dịch vụ phục vụcho mỗi chuyến bay ngoài các trang thiết bị chính Các trang thiết bị này rất đa dạngtuỳ thuộc vào mỗi loại máy bay
Trong những năm tới, nhu cầu về phục vụ chất lượng tăng, đòi hỏi đáp ứng ngày càng đầy đủ và tốt hơn nữa, do đó phòng kinh doanh được thành lập để đáp ứng yêu cầu đề ra
Trang 291.6 Kinh doanh khác
Ngoài chức năng kinh doanh những mặt hàng trên, công ty còn có chức năngkinh doanh những loại hàng hoá khác được nhà nước cho phép Các loại mặt hàngnày do phòng kinh doanh đảm nhiệm
Qua bảng kim ngạch nhập khẩu các loại hàng kinh doanh khác ta thấy tỷ trọngtăng lên hàng năm rất đáng kể
Bảng 2: Cơ cấu các mặt hàng Xuất Nhập Khẩu của Công ty
Đơn vị 1000USD
T
T
Nội dung chỉ tiêu Thị trường 2003 2004 2005 06-2006
A Xuất khẩu Nga, EU, Mỹ,
40.683
24.914
Nhập khẩu trong ngành
HK
32.984
33.996
34.141
13.635
16.530
0.835 0.842 0.845 0.510
5 Dụng cụ phục vụ hành
khách
EU, Mỹ, TQ,Asean
41.103
25.184
Trang 30Biểu đồ xuất khẩu trong giai đoạn 2003 đến 06-2006
Từ hai biểu đồ trên đây ta có thể thấy sản lượng xuất nhập khẩu của Công ty
ra thị trường nước ngoài ngày càng tăng điều đó cho thấy Công ty ngày càng khẳngđịnh được vị trí của mình trên thị trường Quốc tế và ngày càng được các bạn hàngtrên Thế Giới tin cậy Quy mô sản xuất của Công ty nhờ vậy mà cũng không ngừngphát triển Đây là hướng đi đúng đắn của Tổng Công Ty xuất nhập khẩu HàngKhông trong giai đoạn hội nhập và phát triển kinh tế, nhất là khi Việt Nam đã trởthành thành viên chính thức của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO
Trang 312 Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu của công ty
2.1 Công tác nghiên cứu thị trường Xuất Nhập Khẩu của Công Ty
* Nghiên cứu thị trừơng trong nước
Nghiên cứu thị trường trong nước nhằm tăng kết quả về mặt tương đối để nâng cao hiệu quả của hoạt động nhập khấu đối với bạn hàng trong nước
Thực chất của giải pháp này là Maketing để phát hiện nhu cầu về sản phẩmnhập (đầu ra ) Đề cập đến yếu tố Maketing là nói đến các chính sách về sản phẩm,chính sách giá cả, chính sách phân phối và xúc tiến bán Công ty xuất nhập khẩuhàng không AIRIMEX không phải là công ty trực tiếp sản xuất ra hàng hoá hữuhình cụ thể phục vụ khách hàng mà chỉ là công ty xuất nhập khẩu trực tiếp, nhận uỷthác trong việc xuất nhập khẩu Do vậy, nghiệp vụ chính của công ty là tiến hànhcác nghiệp vụ giao dịch để nhận được hợp đồng uỷ thác
Để thực hiện tốt công việc này, công ty chú trọng đến vai trò chính sách xúctiến bán, chính sách có tính chất quyết định trong các hoạt động Marketing áp dụngđối với khách hành của công ty Bên cạnh đó công ty đã lưu tâm đến các chính sáchkhác như chính sách phân phối, chính sách nâng cao chất lượng sản phẩm để làmtăng hiệu quả của việc kinh doanh và tạo nên sự đồng bộ trong việc áp dụng chiếnlược
* Nghiên cứu thị trường nước ngoài
Từ bảng: cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu của công ty trên đây ta thấy thịtrường chủ yếu hiện nay của công ty là các nước Asean, các nước EU, Nga và Mỹ.Đặc biệt các thiệt bị phụ tùng, kỹ thuật, sân bãi, thiết bị lắp ráp máy bay hầu hếtViệt Nam đều nhập khẩu từ Châu Âu Cùng với các Hiệp định về hàng dệt may vàgiầy dép, thoả thuận về mở cửa thị trường trong đó có việc bỏ hạn ngạch dệt maycho Việt Nam từ 01/01/2005 và Thoả thuận Việt Nam gia nhập WTO ký năm 2004,quan hệ thương mại giữa EU với Việt Nam đã bước sang thời kỳ phát triển mới,mạnh mẽ và toàn diện hơn Theo báo cáo mới đây nhất của Bộ Thương Mại ViệtNam thì buôn bán Việt Nam – EU tăng nhanh trong các năm gần đây, từ 3,6 tỷ USDnăm 1999 lên 9,9 tỷ USD năm 2006, trong đó Việt Nam xuất khẩu 6,9 tỉ USD
Trang 32chiếm 17,4% tổng ngạch xuất khẩu cả nước, chủ yếu giầy dép 1,9 tỷ USD, dệt may1,2 tỷ USD, cà phê 478,5 triệu USD, chè 10 triệu USD, hạt tiêu 62 triệu USD, xeđạp và phụ tùng 54,8 triệu USD, sản phẩm nhựa 102,7 triệu USD, cao su 155 triệuUSD, thủ công mỹ nghệ 182 triệu USD, hải sản 730,8 triêụ USD, đồ gỗ 488 triệuUSD
Sản lượng xuất nhập khẩu tăng lên đi kèm với nhu cầu chuyên chở cũngngày càng tăng hơn Công ty xuất nhập khẩu hàng Không cần có những biện pháp
cụ thể để tăng khả năng phục vụ của mình, đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải trongnước cũng như Quốc Tế
Nhìn chung quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và các nước trên Thế Giới đang
có xu hướng ngày càng phát triển tốt đẹp Với sản lượng kim ngạch Xuất NhậpKhẩu không ngừng tăng lên như hiện nay sẽ là một động lực cũng như điều kiệnkhông thể thiếu thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam đi lên và khiến cho Công tyAIRIMEX ngày càng phát triển và có thêm nhiều thị trường mới trên toàn cầu.Nghiên cứu thị trường nước ngoài là thu thập, nghiên cứu các dữ liệu, thông tin vớimục đích cuối cùng là lựa chọn nguồn cung ứng tốt nhất đem lại hiệu quả tối đa choAIRIMEX và khách hàng trong nước
Công việc này có một tầm quan trọng đặc biệt, trong hoạt động của mình,công ty cũng đẫ chú ý tới khâu này song kết quả vẫn còn chưa cao Vẫn có trườnghợp hàng hoá nhập khẩu với giá cao hơn đáng nhẽ mà công ty có tthể mua với giáthấp hơn của nhà cung ứng khác với cùng một mặt hàng, cùng một chất lượng
Vì vậy để tìm nguồn nhập khẩu, công ty AIRIMEX cần phải có một hệ thốngthông tin hoàn hảo về các nhà cung ứng có tiềm năng trên thế giới, ưu nhược điểmcủa các nhà cung ứng, và các thông tin quan trọng khác để giúp công ty có thể muahàng hoá với những yêu cầu:
Trang 33+ Trong những điều kiện cung ứng tốt nhất có thể được.
Công ty AIRIMEX sẽ căn cứ vào hợp đồng uỷ thác, hợp đồng nội để đánhgiá chi tiết cụ thể về tình hình chất lượng hàng hoá cần nhập khẩu, căn cứ vào thôngtin để có được của các nhà cung ứng, các nhà sản xuất khác trên thế giới về tàichính, sản phẩm ,dịch vụ để lập ra một bản danh sách các nhà cung ứng có khảnăng cung cấp loại hàng đó Các thông tin đó phải thường xuyên tránh trường hợpthông tin đó lạc hậu, không phản ánh thực tế
AIRIMEX thường tham khảo thông tin về nhà cung cấp qua các nguồn tàiliệu
+ Quảng cáo trực tiếp của các hãng gửi cho công ty qua các catalogue, đơnchào hàng
+ Quảng cáo của các hãng trên các tạp chí chuyên ngành, tiêu thụ , trên cácphương tiện thông tin đại chúng
+ Các khách hàng đã tiêu dùng sản phẩm của hãng mà AIRIMEX đang quantâm
+ Văn bản tài liệu của hội chợ thương mại vầ các triển lãm chuyên đề
+ Các phòng thương mại
+ Các tổ chức thương mại
+ Các tổ chức chuyên ngành quốc tế và khu vực, các ấn phẩm của họ(AIRIMEX ,INTER-CIVILAVIATION)
+ Các nguồn thông tin tin cậy khác
Sau khi đã chọn được người cung ứng tối ưu, công việc trực tiếp theo là kýkết hợp đồng Đây là khâu quan trọng dễ phát sinh các vấn đề phức tạp nếu khôngnắm vững nghiệp vụ, có kinh nghiệm trong việc ký kết hợp đồng nhập khẩu
2.2 Xác định nguồn hàng xuất nhập khẩu
Cũng theo thống kê của Bộ Thương Mại cho thấy các mặt hàng xuất khẩu chỉriêng vào thị trường Châu Âu tính riêng đã tăng vượt bậc chỉ trong vòng một năm( từ 2005 đến 2006) và theo dự kiến sang 2007 thì con số này sẽ ngày càng pháttriển không ngừng
Trang 34Thủy sản tiếp tục sẽ là mặt hàng xuất khẩu chủ lực có mức tăng trưởng cao,
dự kiến kim ngạch đạt ngưỡng 1,5 tỷ USD tăng 49%
Đồ gỗ và Thủ cụng mỹ nghệ dự kiến tăng trưởng 6% với kim ngạch tươngứng 509 và 192 triệu USD
Cà phê tăng 30% đạt 621,4 triệu USD
Sản phẩm nhựa và cao su tăng 59 và 50%, kim ngạch 164,3 triệu và 233,2triệu USD
Các sản phẩm điện tử - vi tính tiếp tục tăng trưởng mạnh, có thể đạt mức40% với kim ngạch 385,2 triệu USD
Bảng 3: Dự kiến xuất khẩu một số mặt hàng vào EU
Đ/v: triệu USD
Mặt hàng 2006 DK 2007
TăngtrưởngGiày dép (Hải
Mở ra lĩnh vực kinh doanh mới, với các nguồn hàng các sản phẩm kinh doanh mới,với các sản phẩm dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách hàng trên toàn thế giớicó
Trang 35nghĩa là Công ty sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của mình, tạo thêm nhiều công ănviệc làm cho nhân viên lao động, tăng doanh thu của công ty Nhưng đi kèm với nó
là công ty phải xác định các nguồn hàng mới cho thật phù hợp với điều kiện chuyênchở hiện có của mình, công tác bảo quản, kho vận phải được chứng nhận rõ ràngtheo tiêu chuẩn Quốc Tế, các quy trình phải theo đúng nguyên tác của các hiệp địnhthương mại, theo quy tắc mà WTO đã đề ra và các bản cam kết mà Việt Nam đã kývới WTO
Xác định nguồn hàng nhập khẩu
Gồm các nhà sản xuất máy bay lớn trên thế giới
*Hãng BOEING của Mỹ: Đây là một hãng đứng đầu thế giới về sản xuất máybay Máy bay BOEING được sử dụng rộng rãi ở tất cả các hãng hàng không trên thếgiới (chiếm 60% thị phần trên thế giới) như BOEING 737-200, 737-300, 737-400
và hiện đại nhất là BOEING 747, 767 đang được sử dụng rộng rãi
*Hãng AIRBUS (công ty liên doanh giữa Pháp-Đức-Anh-Tây Ban Nha) chiếm30% số máy bay đang hoạt động AIRBUS là đối thủ cạnh tranh lớn nhất củaBOEING Các sản phẩm chính của hãng này gồm AIRBUS 310, AIRBUS 330,AIRBUS 340
*Các hãng máy bay thuộc loại Liên Xô (cũ): gồm các máy bay thuộc loại TU,
IN phần lớn là các máy bay được mua trước đây và hiện vẫn còn đang sử dụng
*ATR (Pháp) đây là hãng có uy tín trên thị trường máy bay hiện nay
Nhóm các nhà sản xuất cạnh tranh.
Nhóm này phong phú hơn bao gồm nhiều khách hàng khác cùng sản xuất mộtloại phụ tùng Các nhà sản xuất này hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau như điện
tử thông tin, cơ khí của nhiều nước khác nhau trên thế giới
*Đức: cung cấp các máy cơ khí, máy đo hiệu nghiệm, xe nạp điện cấp điệnxoay chiều, thiết bị soi động cơ, thiết bị trạm xưởng
*Nhật: cung cấp chủ yếu là các xe nâng hàng, xe kéo, xe xúc hàng, đầu kéo,băng vận chuyển hàng lý, trạm vệ sịnh mặt đất và các công nghệ vi điện tử như ra
đa, điện thoại, tầu cầu
Trang 36*Hồng Kông: cung cấp xe tra nạp, cân điện tử
*Bỉ: cung cấp hệ thống dẫn đường băng và các đèn tín hiệu dẫn đường
Trong lĩnh vực cung cấp thiết bị hàng không, các nhà sản xuất, các nhà cungứng đều có sự độc quyền về hàng hoá của mình do tính chất kỹ thuật chuyên ngành.Thực chất các hãng, các nhà cung ứng này cạnh tranh với nhau để có thể bán đượchàng, thậm chí có sự cạnh tranh giữa các chi nhánh, các đại diện của cùng một hãng
mà thôi (các đại diện của các nhà cung ứng sẽ được hưởng phần trăm theo hợp đồng
đã ký kết) Do đó, trong quá trình mua hàng công ty phải biết tranh thủ sự cạnhtranh này để ký hợp đồng có lợi nhất cho mình
2.3 Xây dựng chiến lược khách hàng
Môi trường kinh doanh và đầu tư ở Việt Nam chưa thật sự hấp dẫn Tình trạngthiếu minh bạch, không ổn định của pháp luật cũng như thiếu nghiêm minh trongviệc thi hành luật pháp và tệ tham nhũng, thủ tục hành chính phiền hà đôi khi làmcho các nhà đầu tư nước ngoài nản chí Đây cũng là khó khăn, trở ngại đối với hoạtđộng kinh doanh của Công Ty AIRIMEX Những điều này làm cho khách hàngkhông tin cậy với phong cách làm việc của các doanh nghiệp Việt Nam và họthường thuê các phương tiện vận chuyển của các hãng hàng không nước ngoài đểbảo đảm an toàn cho hàng hóa của họ Để thu hút được khách hàng và dành đượclòng tin của họ, công ty phải đề ra những chiến lược khách hàng đúng đắn, tạo cơ sởvững chắc về phương tiện chuyên chở, các thủ tục hải quan thông quan chặt chẽ,minh bạch
+ Việc hình thành và phát triển quan hệ với các nước trên Thế giới chủ yếu tuỳthuộc vào nhận thức của từng ngành, từng địa phương, thiếu phương hướng rõ rệt
và không chủ động trong việc đề ra các ý tưởng và sáng kiến để thúc đẩy quan hệViệt Nam và các nước bạn Doanh nghiệp luôn phải xác định mở rộng phạm vithương mại của công ty đi đôi với phát triển công ty và tạo nhiều cơ hội làm ănbuôn bán, thu hồi nhiều lợi nhuận, mở rộng quy mô sản xuất Công ty phải cónhững chính sách đúng đắn, thường xuyên mở thêm các dịch vụ mới để thu hútkhách hàng trong nước cũng như Quốc Tế đến với Công ty Phong cách và thái độ
Trang 37phục vụ chuyên nghiệp tận tình của đội ngũ cán bộ công nhân viên sẽ để lại hìnhảnh đẹp trong lòng khách hàng và từ đó khách hàng sẽ luôn tin tưởng và tìm đếnvới công ty.
+ Trong điều hành đôi khi chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, địa ương và doanh nghiệp nhằm tạo thế và lực tổng hợp trong quan hệ giữa Việt Namvới các bạn hàng Trong thời gian gần đây, tình hình này đã được ban lãnh đạo vàtoàn thể cán bộ công nhân viên khắc phục Điển hình là Công ty đã có chính sáchbồi dưỡng năng lực cho cán bộ công nhân viên, không ngừng nâng cao nghiệp vụcho họ để có được sự kết hợp chặt chẽ uyển chuyển trong đội ngũ cán bộ hoạt độngtrong bộ phận xuất nhập khẩu
ph-Do đã phần nào khắc phục được các vấn đề yếu kém trong xây dựng chiến lượckhách hàng mà kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty ngày càng tăng và thu hútđược nhiều bạn hàng trên Thế Giới đến với công ty
Bảng 4 : Về kim ngạch xuất nhập khẩu
Trang 38a Giao dịch và ký kết hợp đồng bán
- Thành phần thương thảo hợp đồng gồm: đại diện lãnh đạo công ty, trưởng phòngnghiệp vụ, kế toán trưởng hoặc chuyên viên phòng TC-KT được kế toán trưởng ủynhiệm, chuyên viên thực thi dự án và các thành phần khác tùy thuộc vào yêu cầu vàquyết định của lãnh đạo công ty
- Hợp đồng bán trước khi trình lãnh đạo hoặc ngườI ủy quyền ký, phải thông qua và
có chữ ký tắt của Trưởng phòng nghiệp vụ và kế toán trưởng hoặc ngườI được kếtoán trưởng ủy nhiệm
- Hợp đồng bán hàng do nhân viện thực thi dự án lập phải đầy đủ và trung thành với
hồ sơ chào hàng và phương án kinh doanh Trong trường hợp nội dung Hợp đồng
có sự khác biệt hoặc phát sinh so với hồ sơ chào hàng và phương án kinh doanh thì
sự thay đổi hay phát sinh đó không được gây phương hại cho công ty và rất hợp lý
b Giao dịch và ký kết hợp đồng mua:
- Cơ sở để xây dựng hợp đồng mua hàng là chào hàng, hợp đồng bán hàng,
hồ sơ chào hàng, phương án kinh doanh và đơn đặt hàng nếu có Hợp đồng muahàng phải được lập và ký trên quy tắc an toàn và thực thi
- Chuyên viên thực thi dự án chịu trách nhiệm lập hợp đồng mua hàng, vàtrước khi trình lãnh đạo hoặc người được ủy quyền ký phải có chữ ký tắt của trưởngphòng nghiệp vụ Những người ký tắt vào Hợp đồng chịu trách nhiệm trước lãnhđạo Công ty hoặc người được ủy quyền về nội dung Hợp đồng
- Dịch Hợp dồng sang tiếng Việt: trong trường hợp đồng được ký bằngTiếng nước ngoài thì chuyên viên thực thi dự án chịu trách nhiệm dịch hợp đồngsang tiếng Việt Bản dịch Hợp đồng sau khi có chữ ký tắt của người dịch sẽ được kýxác nhận bởi trưởng phòng nghiệp vụ hoặc lãnh đạo Công ty
2.5 Tổ chức thực hiện Hợp đồng
Trong điều kiện hiện nay, khi mà luật pháp càng ngày càng nới lỏng trongviệc thủ tục xuất nhập khẩu để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đểcác doanh nghiệp Việt Nam ngày càng có nhiều cơ hội để phát triển Nhưng khôngphải vì thế mà xem nhẹ luật pháp, bất kỳ một điều gì khi đã trở thành quy ước thì