Quy định WTO về xuất nhập khẩu và cam kết của Việt Nam sau khi gia nhập WTO

MỤC LỤC

MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA WTO VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ NHỮNG CAM KÉT CỦA VIỆT NAM

Về quyền kinh doanh bao gồm quyền xuất nhập khẩu hàng hóa, tuân thủ quy định WTO, ta đồng ý cho doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài được quyền xuất nhập khẩu hàng hóa như người Việt Nam kể từ khi gia nhập, trừ đối với các mặt hàng thuộc danh mục thương mại nhà nước như: xăng dầu, thuốc lá điếu, xì gà, băng đĩa hình, báo chí và một số mặt hàng nhạy cảm khác mà ta chỉ cho phép sau một thời gian chuyển đổi như gạo và dược phẩm. Cụ thể là cho phép thành lập liên doanh đa số vốn nước ngoài để cung cấp dịch vụ viễn thông không gắn với hạ tầng mạng, phải thuê mạng do doanh nghiệp VN nắm quyền kiểm soát và nới lỏng một chút về việc cung cấp dịch vụ qua biên giới để đổi lấy giữ lại hạn chế áp dụng cho viễn thông có gắn với hạ tầng mạng chỉ các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm đa số vốn mới đầu tư hạ tầng mạng, nước ngoài chỉ được góp vốn đến 49% và cũng chỉ được liên doanh với đối tác VN đã được cấp phép.

Bảng 1: Mức thuế trung bình trước và sau Vòng Uruguay
Bảng 1: Mức thuế trung bình trước và sau Vòng Uruguay

Những giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu của Công ty trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN CỦA

- Chính sách mở cửa và việc mở rộng các mặt hàng kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu ngoài việc tạo ra nhiều thị trường mở cũng đã tạo ra sự cạnh tranh lớn đối với Công ty. Điều này đòi hỏi Công ty AIRIMEX trong quá trình kinh doanh của mình phải thường xuyên nắm vững nhu cầu, đồng thời phải tập trung những sản phẩm có chất lượng cao, giá cả hợp lý để có thể vượt qua đối thủ cạnh tranh. - Mặc dù công ty là một trong những đơn vị hình thành đầu tiên về xuất nhẩp khẩu hàng không và cũng có uy tín trong lĩnh vực này, nhưng công ty lại chưa quan tâm đúng mức đến hình thức tạm nhập, tái xuất.

Các mối quan hệ mà công ty có được chủ yếu là các văn phòng đại diện ở nước ngoài chứ chưa phải là các mối quan hệ trực tiếp, do đó việc đàm phán và ký kết hợp đồng thường kéo dài, giá cả hợp đồng cao và chịu nhiều chi phí dịch vụ. Điều này làm cho hoạt động , thương hiệu cũng như tên tuổi của AIRIMEX chưa được khuyếch trương, sự hiểu biết thị trường không được chặt chẽ , không có tính hệ thống và làm mất đi nhiều cơ hội kinh doanh của công ty. Đối với việc kiểm tra hàng hoá: Hàng hoá của Công ty nhập thường là những thiết bị rất hiện đại, những bộ phận của một hệ thống, rất khó trong quá trình kiểm tra, một phần do thiếu chuyên viên kĩ thuật, hoặc chỉ có thể kiểm tra bên ngoài của thiết bị đó (khó phát hiện các ẩn tì).

Định hướng phát triển của công ty hiện nay là cố gắng giải quyết và giảm thiểu tất cả những vấn đề bất cập trên đây.Chỉ bằng những cách đó Công ty mới có thể ngày càng vững mạnh và hòa nhập được với thị trường Thế giới ngày càng biến động.

MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ở CÔNG TY XNK HÀNG KHÔNG-AIRIMEX

Trong thời gian qua hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty AIRIMEX đã thu được những thành tựu to lớn, có bước phát triển đáng kể về chiều sâu và chiều rộng, song vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tận dụng triệt để nhiều cơ hội, những thuận lợi và khả năng sẵn có của mình, chưa khắc phụ đầy đủ nhiều khó khăn. Nghiên cứu thị trường nước ngoài, nhất là đối với các thị trường mới, các thị trường nằm trong khối WTO sẽ cho phép doanh nghiệp thấy được bạn hàng nào có khả năng đáp ứng được tối ưu thị trường trong nước, và trên cơ sở đó tận dụng triệt để chính sách bán của nhà cung ứng để nâng cao hiệu quả kinh tế của công ty. Cạnh tranh trong việc cung cấp các hàng hóa về máy móc thiết bị hàng không ngày đang trở nên gay gắt, nhiều công ty được phép nhập khẩu tham gia vào thị trường và do cơ chế mở cửa của ngành hàng không và Nhà nước, các doanh nghiệp tham gia nhập khẩu có thể nhập khẩu trực tiếp, hay ủy thác cho các đơn vị khác.

Đối với sản phẩm dịch vụ mà công ty cung ứng thì chất lượng của nó không ngừng được nâng cao bằng các biện pháp như : Đáp ứng đúng yêu cầu của khách hàng, đảm bảo đúng thời hạn giao hàng, thời hạn thanh toán, cố gắng giải quyết các mâu thuẫn phát sinh bằng các biện pháp hợp lý nhất. Thứ ba: Công ty sẽ giữ một vai trò quan trọng trên thị trường mua và thị trường bán, có thể dần dần đưa đến cho công ty có vai trò là một nhà nhập khẩu độc quyền, mọi công ty được phép kinh doanh nhập khẩu khác muốn nhập khẩu các trang thiết bị hàng không, phải được sự ủy thác của công ty, hoặc được công ty cho phép nhập khẩu. Thứ nhất: Đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh sẽ tránh được một sai lầm lớn trong kinh doanh đó là một công ty chỉ quanh quẩn bán hàng cho một khách hàng nhất định, khi khách hàng làm ăn kém hiệu quả (về khách quan lẫn chủ quan) khách hàng ngừng ký hợp đồng, doanh thu của công ty sẽ giảm và công ty sẽ gặp khó khăn.

Thứ hai: Việc đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh ngoài ngành vừa đem lại lợi nhuận cho công ty vừa tạo thế chủ động trong kinh doanh, tránh sự phụ thuộc vào bạn hàng truyền thống tuỳ thuộc vào sự đầu tư mua sắm các trang thiết bị, máy móc của các đơn vị bạn và của ngành. Để có thể tồn tại được trong điều kiện cạnh tranh gay gắt trên thị trường, công ty thường xuyên trau dồi, bổ sung cho cán bộ nghiệp vụ, kiện toàn bộ máy quản lý điều hành từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty đồng thời giảm bớt những cá nhân làm việc không có hiệu quả để hình thành đội ngũ cán bộ có trách nhiệm, năng động sáng tạo phù hợp với cơ chế mới. Phải coi hệ thống đại lý bán hàng là một trong những bộ phận cấu thành quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, từ đó dẫn đến cải tạo và xây dựng những cửa hàng có qui mô lớn, vừa là kho chứa khối lượng đảm bảo cho lượng hàng hoá bán ra ở cửa hàng đó vừa cung cấp cho các cửa hàng nhỏ hơn ở các khu vực lân cận.

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP TRÊN ĐỐI VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG

Việc phát triển ngành Hàng không dân dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà Nước ta, nó cũng là môi trường đầu tư của nhiều ban ngành và doanh nghiệp, đây được coi là một ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn trong công cuộc hội nhập quốc tế và sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Trong xu thế khu vực hoá toàn cầu hoá cùng với chủ trương hiện đại hoá cơ sở vật chất ngành Hàng không, Nhà nước đang cải cách các thủ tục hành chính đối với hàng hoá nhập khẩu, đã ban hành nhiều văn bản quy định về thủ tục đối với hàng hoá. Ngoài ra, khi nước ta mở rộng quan hệ quốc tế như việc tham gia ASEAN, Hiệp định thương mại Việt-Mỹ, Hiệp định thương mại với EU… tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu có cơ hội hợp tác, buôn bán với nước ngoài, mở rộng thị trường, tiếp thu kinh nghiêm quản lý và công nghệ hiện đại.

Mới đây việc Việt Nam gia nhập và trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại Quốc tế WTO đã tạo ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp trong nước, nhấp là những doanh nghiệp chuyên ngành xuất nhập khẩu. Hàng năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty đều tăng đó là do chính sách hỗ trợ, sự giúp đỡ của Đảng và Nhà Nước, không thể không nhắc đến sự nỗ lực của toàn thể ban lãnh đạo của công ty và đội ngũ cán bộ công nhân viên. Công ty thường ký kết các hợp đồng ngoại thương với các bạn hàng quen thuộc, điều đó cho phép Công ty và bạn hàng dễ đạt được thoả thuận hơn, do đó hiểu nhau từ những lần giao dịch trước hoặc từ những điều khoản áp dụng trước đó.

Công ty không ngừng củng cố uy tín trong các hoạt động kinh doanh với các bạn hàng trong nước cũng như Quốc tế, không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh do vậy mà công ty đã đứng vững trong cơ chế thị trường và có thế cạnh tranh cùng các công ty xuất nhập khẩu Hàng Không Quốc Tế khác cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Bảng 11: Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang EU
Bảng 11: Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang EU