Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu khotailieu.com_XXS71930x (Trang 42 - 45)

III. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA

2. Những tồn tại và nguyên nhân

- Mặc dù có uy tín trong lĩnh vực hàng không nhưng công ty chưa quan tâm đúng mức đối với hình thức tạm nhập, tái xuất. Hình thức này lợi dụng được vị trí địa lý của Việt Nam để nhập thiết bị cho các nước khác. Đây là một hình thức nhập khẩu rất có triển vọng.

- Các nhu cầu về hàng hoá nhập khẩu chủ yếu là do khách hàng tự tìm đến công ty, điều này khẳng định uy tín của công ty trên thương trường nhưng dù sao công ty nên tạo ra một sự chủ động hơn nữa trong kinh doanh bằng cách tạo ra những mặt hàng, những nhu cầu mới mà điều này qua thực tế chứng tỏ công ty có khả năng làm được.

-Qua hoạt động của mình, công ty đã chứng tỏ có ưu thế hơn hẩn so với các

công ty nhập khẩu khác do đó đã tiết kiệm được hàng chục triệu đơn vị ngoại tệ cho các đơn vị uỷ thác và Nhà nước. Tuy nhiên, các mói quan hệ mà công ty có chủ yếu vẫn là các văn phòng đại diện ở nước ngoài chứ chưa phải là mối quan hệ trực tiếp. Do đó, việc đàm phán và kí kết hợp đồng bị kéo dài, giá cả của hợp đồng cao và chịu nhiều chi phí dịch vụ.

- Hoạt động marketing của công ty chưa được tiến hành tốt do chưa có một bộ phận chuyên trách đặc biệt mà chỉ có hình thức manh mún nhất thời va phân bố rải rác trong các bộ phận. Điều này làm cho hoạt động của AIRIMEX chưa được khuyếch trương, sự hiểu biết thị trường không được chặt chẽ, không có tính hệ thống và làm mất đi nhiều cơ hội kinh doanh của công ty.

- Trên thị trường của công ty đã xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh như PETECHIM, MACHINO, TECNOIMPORT. . .và thực chất công ty đã mất đi nhiều hợp đồng vào tay họ. Theo dự kiến của năm 1996, giá trị những hợp đồng thuộc chuyên ngành hàng không sẽ mất đi trong vài năm tới là 30-40%. Đây quả thực là một vấn đề dáng lo ngại đòi hỏi công ty phải cố gắng tiếp tục khẳng định vị trí của mình trên thị trường hàng không Việt Nam.

- Đội ngũ nhân viên của công ty vẫn còn ít, mặt khác công ty chưa quan tâm đến việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho những thành phần kế thừa. Điều này làm cho công việc của công ty khi có nhiều hợp đồng xuất hiện cùng một thời gian sẽ rất bề bộn.

Chuơng III: Những giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu của Công ty trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO

Một phần của tài liệu khotailieu.com_XXS71930x (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w