1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sản phẩm và dịch vụ vận tải

31 4,4K 26

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 156,97 KB

Nội dung

Mục tiêu của đề tài: - Tìm hiểu chu kì sống của sản phẩm – dịch vụ vận tải, các loại hình sảnphẩm dịch vụ vận tải mới cùng với thương hiệu vận tải.. Trên góc độ xem xét về mặt kinh tế: V

Trang 1

CHƯƠNG 2: CHU KÌ SỐNG CỦA SẢN PHẨM – DỊCH VỤ VẬN TẢI 11

2.2. Đặc điểm chu kì sống và các chiến lược Marketing trong từng giai đoạn 11

2.2.2 Các chiến lược Marketing trong từng giai đoạn 14

2.3.1 Chu kì sống của công ty du lịch đường sắt Vietnam Railtour 15

CHƯƠNG 3: CÁC LOẠI HÌNH SẢN PHẨM – DỊCH VỤ VẬN TẢI MỚI 20

3.1. Các loại hình sản phẩm – dịch vụ vận tải mới 20

3.1.1 Khái niệm sản phẩm – dịch vụ vận tải mới 20 3.1.2 Phân loại sản phẩm – dịch vụ vận tải mới 20 3.1.3 Thời điểm doanh nghiệp vận tải phát triển sản phẩm mới 21 3.1.4 Các giai đoạn của quá trình phát triển sản phẩm mới và các chiến lược

3.1.5 Các chiến lược trong triển khai sản phẩm mới 24

Trang 2

4.1. Thương hiệu vận tải 27

4.1.2 Thành phần và các giá trị thương hiệu 27

4.2.1 Những yếu tố tạo nên sự thành công của thương hiệu Mai Linh 28

PHẦN MỞ ĐẦU

Trang 3

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Lưu thông và tiêu thụ trong bất kì hình thái xã hội nào, trong nền kinh tếnào cũng là cái đích cuối cùng của quá trình sản xuất Xã hội càng phát triển thìviệc tiêu thụ sản phẩm cũng như nhu cầu đi lại của cong người ngày càng đòihỏi cao cả về số lượng và chất lượng Đây là một trong những nguyên nhântrọng yếu thúc đẩy ngành giao thông vận tải phát triển Giao thông là hệ thốnghuyết mạch của quốc gia, phản ánh trình độ của đất nước Một quốc gia muốn cónền kinh tế phát triển thì giao thông phải đi trước một bước

Với tốc độ tăng trưởng chóng mặt như hiện nay, các ngành cũng pháttriển quy mô rộng lớn, đặc biệt là đối với ngành dịch vụ Sản xuất vận tải cũnggiống như bao ngành sản xuất khác, không những thế nó còn là ngành sản xuấtvật chất đặc biệt Thị trường vận tải có tính chất động rất rõ nét, nó luôn có sựbiến động lớn cả về mặt không gian lẫn thời gian và phụ thuộc rất lớn vào nănglực sản xuất của những ngành sản xuất vật chất cũng như nhu cầu đi lại, tiêudùng của con người trong xã hội Tất cả những nhu cầu vận chuyển ấy đều cần

sự tồn tại của ngành vận tải Cùng với sự hoàn thiện nâng cao về cơ sở hạ tầngkinh tế - xã hội, một đất nước có tốc độ phát triển cao không thể phủ nhận vaitrò vô cùng quan trọng của ngành vận tải, phục vụ cho nhu cầu di chuyển phátsinh của con người Đồng thời là cầu nối tạo mối quan hệ kinh tế - xã hội giữacác địa phương trong nước và các nước trên thế giới, phát huy được tiềm năng,nội lực và hòa nhập với các nền kinh tế để giao lưu, học hỏi

Trong những năm qua, nước ta đã có rất nhiều doanh nghiệp vận tải rađời, kèm theo đó, họ luôn hoàn thiện, nâng cao chất lượng phục vụ cho ngườidân với những sản phẩm ngày càng phát triển, hiện đại Hơn nữa sản phẩm vậntải vô hình, không dự trữ được và mang những đặc điểm khác biệt so với cácloại sản phẩm khác Để phát triển sản phẩm vận tải, nâng cao chất lượng cầnphải hiểu đúng và đủ về nó thì các doanh nghiệp vận tải mới có thể tạo được lợithế của mình trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay

Đặt trong điều kiện đó, có thể khẳng định rằng đề tài “ Sản phẩm - dịch

vụ vận tải” có ý nghĩa lý luận, thực tiễn thiết thực.

2. Mục tiêu của đề tài:

- Tìm hiểu chu kì sống của sản phẩm – dịch vụ vận tải, các loại hình sảnphẩm dịch vụ vận tải mới cùng với thương hiệu vận tải

- Ứng dụng chiến lược sản phẩm vào các công ty dịch vụ vận tải

3 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

Trang 4

- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu chu kì sốngcủa sản phẩm – dịch vụ vận tải, các loại hình sản phẩm – dịch vụ vận tải mới vàthương hiệu vận tải ở Việt Nam

- Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng tổng hợp các phương phápnghiên cứu thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp, dự báo, chuyên gia làm cơ

sở cho việc phân tích sản phẩm – dịch vụ vận tải

4 Kết cấu của đề tài:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kết cấu đề tài gồm 4 chương:

- Chương 1: Tổng quan về sản phẩm – dịch vụ vận tải.

- Chương 2: Chu kì sống của sản phẩm – dịch vụ vận tải.

- Chương 3: Các loại hình sản phẩm – dịch vụ vận tải mới.

- Chương 4:Thương hiệu vận tải.

Trang 5

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM – DỊCH VỤ VẬN TẢI

1.1. Vận tải

1.1.1 Khái niệm vận tải.

Trong xã hội có rất nhiều nghành sản xuất phục vụ cho cuộc sống conngười, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực đóng vai trò và tầm quan trọng riêng Chúng takhó có thể khẳng định được ngành sản xuất nào quan trọng hơn ngành sản xuấtnào vì cuộc sống con người và sự phát triển của xã hội sẽ ra sao khi thiếu vắng

đi một lĩnh vực sản xuất nào đó Nhìn chung các nghành sản xuất, các lĩnh vựcsản xuất trên một góc độ nào đó thì chúng có thể tồn tại một cách độc lập nhưng

đi sâu nghiên cứu thì chúng luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, cùng bổ trợcho nhau Ngành sản xuất vận tải là một sự cần thiết nhất định trong sự tồn tại

và phát triển của xã hội Khi nghiên cứu kinh tế người ta đã đưa ra nhiều kháiniệm về vận tải, mỗi khái niệm xem xét dưới một góc độ hay một nội dung nàođó

Trên góc độ không gian, người ta cho rằng: Vận tải là một hoạt độngnhằm thay đổi vị trí của khách hàng và hàng hóa trong không gian, sự thay đổi

vị trí này sẽ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và chủ hàng Tuy nhiên các hoạtđộng này thường có sử dụng bằng một loại phương tiện vận tải nào đó chẳnghạn ô tô, máy bay, tàu hỏa,… Hay các súc vật có khả năng như trâu, bò, ngựa…

Trên góc độ kĩ thuật của hoạt động: Vận tải thì sẽ xuất hiện khi có sự kếthợp và sử dụng phương tiện chuyên chở, tuyến đường, ga, cảng, thiết bị độnglực, đối tượng vận chuyển, khi đó vận tải sẽ thực hiện được một khoảng cáchnào đó

Trên góc độ xem xét về mặt kinh tế: Vận tải là một hoạt động tìm kiếmlợi nhuận từ việc bán sản phẩm phục vụ của mình, vận tải sử dụng hệ thống giá

cả riêng, tuy nhiên qui luật cung cầu, qui luật giá trị vẫn chi phối mạnh đến hoạtđộng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vận tải

Trên góc độ về công nghệ sản xuất: người ta cho rằng vận tải là một quátrình thực hiện một số giai đoạn theo một trình tự và nội dung nhất định

1.1.2 Đặc điểm vận tải.

Khi nghiên cứu quá trình sản xuất vận tải các nhà kinh tế đã đưa ra haiđặc điểm cơ bản của vận tải:

Trang 6

Vận tải là quá trình sản xuất vật chất: Cũng giống như các ngành sản xuấtvật chất khác, vận tải cũng sử dụng đồng thời 3 yếu tố:

- Lao động: Gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp Đó là lái xe, lái tàu, phicông, nhân viên phục vụ, người điều hành và quản lý sản xuất

- Công cụ lao động: Đó là phương tiện vận tải các loại như ô tô, tàu hỏa, máy bay,tàu thủy, các loại máy móc thiết bị

- Đối tượng lao động: trong vận tải người ta gọi là đối tượng vận chuyển Đó làhàng hóa hay hành khách

Vận tải là ngành sản xuất vật chất đặc biệt:

- Quá trình sản xuất vận tải diễn ra đồng nhất với quá trình tiêu thụ sản phẩm vậntải Qúa trình sản xuất vận tải là sự dịch chuyển hàng hóa và hành khách trongkhông gian Quá trình tiêu thụ sản phẩm vận tải là sự thừa nhận về sự thay đổi vịtrí của hàng hóa và hành khách của chủ hàng và hành khách đối với những hoạtđộng cụ thể của người sản xuất vận tải Trong sản xuất vận tải không có sự táchbiệt giữa sản xuất và tiêu thụ về thời gian,không gian và quy mô

- Đối tượng lao động là hàng hóa và hành khách khi kết thúc quá trình sản xuấtkhông có sự thay đổi về hình thái vật chất, tính chất lý hóa học mà chỉ có sựthay đổi vị trí trong không gian

- Cơ cấu giá thành sản phẩm vận tải ko có khoản mục chi phí nguyên vật liệuchính, thay vào đó là chi phí về nhiên liệu

- Sản phẩm vận tải không có hình thái vật chất, nó vô hình nên ko dự trữ được

- Chu trình luân chuyển vốn không tạo ra H’

1.1.3 Phân loại vận tải.

Vận tải có thể phân loại theo các tiêu thức khác nhau

Vận tải đường bộ

Vận tải đường sông

Vận tải đường biển

Vận tải đường hàng không

Vận tải đường sắt

Vận tải đường ống

Vận tải trong thành phố

Vận tải đặc biệt

Trang 7

b) Theo đối tượng vận chuyển

Vận tải hành khách

Vận tải hàng hóa

Vận tải đơn phương thức: hàng hóa, hành khách được vận chuyên từ nơi

đi đến nơi đến bằng một phương thức vận tải duy nhất

Vận tải đa phương thức: việc vận chuyển được thực hiện bằng ít nhất 2phương thức vận tải, nhưng chỉ sử dụng 1 chứng từ duy nhất và chỉ 1 người chịutrách nhiệm trong quá trình vận chuyển đó

Vận tải đứt đoạn: là việc vận chuyển được thực hiện bằng 2 hay nhiềuphương thức vận tải, nhưng phải sử dụng 2 hay nhiều chứng từ vận tải và 2 haynhiều người chịu trách nhiệm trong quá tình vận chuyên đó

Vận tải công nghệ (vận tải nội bộ): là việc vận chuyển trong nội bộ xínghiệp nhà máy, công ty,… nhằm di chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm, bánthành phẩm, con người phục vụ cho quá trình sản xuất của công ty, xí nghiệpbằng phương tiện của công ty, xí nghiệp đó mà không trực tiếp thu tiền cước vậntải Vận tải nội bộ là thực hiện một khâu của quá trình công nghệ để sản xuất sảnphẩm vật chất nào đó Khối lượng hàng hóa của vận tải nội bộ không tập hợpvào khối lượng chung của nghành vận tải

Vận tải công cộng: là việc kinh doanh vận tải hàng hóa hay hành kháchcho mọi đối tượng trong xã hội để thu tiền cước vận tải

Vận tải cá nhân: là việc vận chuyển để nhằm thỏa mãn nhu cầu của bảnthân (hoặc người thân) mà không thu tiền cước vận tải

1.1.4 Vai trò vận tải.

Vận tải có vai trò hết sức quan trọng và có tác dụng lớn đối với nền kinh

tế quốc dân của mỗi nươc Hệ thống vận tải được ví như mạch máu tong cơ thểcon người, nó phản ánh trình độ phát triển của một nước và giao thông vận tảinói chung phải đi trước một bước trong xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng kĩthuật của vùng

Vận tải phục vụ tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: sản xuất, lưuthông, tiêu dùng, quốc phòng Trong sản xuất vận chuyển nguyên, nhiên vậtliệu, bán thành phẩm, thành phẩm, lao động để phục vụ cho quá trình sản xuất

Vận tải là yếu tố quan trọng của quá trình lưu thông

Trang 8

Ngành vận tải có nhiệm vụ đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêudùng Vận tải tạo ra khả năng thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa.

Vận tải là yếu tố quan trọng nhất của hệ thống logistics của từng nhà máy,

xí nghiệp, công ty, trong từng xí nghiệp hay công ty… đều có hệ thống cungứng và phân phối vật chất, hệ thống này bao gồm nhiều khâu, nhiều giai đoạnkhác nhau kể từ khi mua sắm nguyên, vật liệu cho sản xuất (cung ứng) cho đếnkhi phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng

1.2. Sản phẩm – dịch vụ vận tải.

1.2.1 Khái niệm sản phẩm – dịch vụ vận tải.

Sản phẩm là kết quả của quá trình sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhằmmục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng

Dịch vụ là bất kỳ hoạt động hay lợi ích nào mà bên này có thể cống hiếncho bên kia Một cống hiến về cơ bản mang tính chất vô hình và không là kếtquả của việc sở hữu bất cứ thứ gì

Sản phẩm trong vận tải: là “hàng hóa đặc biệt”,là kết quả của tất cả những

cung ứng dịch vụ của các nhà vận tải cho khách hàng, phục vụ tối đa nhu cầucủa khách hàng Sản phẩm trong vận tải cũng có giá trị và giá trị sử dụng, cụ thểgiá trị là lượng lao động xã hội cần thiết kết tinh trong sản phẩm đó Giá trị sửdụng của sản phẩm trong vận tải là khả năng đáp ứng nhu cầu vận chuyển và cácnhu cầu liên quan đến quá trình vận chuyển

1.2.2 Cấu trúc sản phẩm – dịch vụ vận tải.

Do tính vô hình và không tách rời, sản phẩm vận tải cũng gióng như cácloại hình dịch vụ khác được chia thành 2 lớp:

- Sản phẩm cơ bản: đáp ứng nhu cầu chính của khách hàng (nhu cầu vận

chuyển) Đây là lý do chính để khách hàng mua sản phẩm

- Sản phẩm thứ cấp: bao gồm cả hai lớp sản phẩm hoàn chỉnh (hữu hình)

và sản phẩm nâng cao Sản phẩm thứ cấp là sự kết hợp của các yếu tố vô hình vàhữu hình

Các yếu tố hữu hình rất quan trọng đối với Marketing dịch vụ Các yếu tố

vô hình là các sản phẩm của dịch vụ kèm theo làm tăng thêm lợi ích cho kháchhàng Nhờ các sản phẩm thứ cấp mà nhà cung cấp dịch vụ giúp cho khách hàngphân biệt dịch vụ của mình với dịch vụ của đối thủ cạnh tranh Các sản phẩmcủa dịch vụ thứ cấp rất đa dạng và thay đổi theo sự canh tranh trên thị trường

Nó giúp khách hàng lựa chọn tiêu dùng sản phẩm dịch vụ của nhà cung cấp nào,tức là nó giúp cho nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ tăng khả năng canh tranh

Trang 9

Ví dụ: Khách hàng lựa chọn xe khách giường năm cao cấp của công ty cổphần du lịch Xuân Long trong dọc hành trình di chuyển từ Điện Biên – Hà Nội

sẽ được phục vụ một bữa ăn đêm, đồ uống (rượu vang, bia, trà, nước ngọt) miễnphí Điều này đã làm tăng tính cạnh tranh của hãng với các đơn vị vận tải khác

1.2.3 Đặc điểm sản phẩm – dịch vụ vận tải.

Sản phẩm vận tải có giá trị và giá trị sử dụng: Giá trị của sản phẩm vận tảichính là hao phí lao động xã hội cần thiết mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sảnxuất được một đơn vị sản phẩm vận tải Giá trị sử dụng của sản phẩm vận tảichính là sự thỏa mãn nhu cầu và mong muốn vận chuyển của chủ hàng và hànhkhách

Sản phẩm vận tải vô hình và không dự trữ được

Việc đo lường sản phẩm vận tải phải dùng hệ thống các chỉ tiêu riêng như

sự hợp lý giữa thời gian đi đến của hành trình mức độ an toàn, tiện nghi, sựthuận lợi khi chuyển tiếp phương tiện mức độ mất mát, hư hỏng hàng hóa…

1.2.4 Phân loại sản phẩm – dịch vụ vận tải.

Sản phẩm của ngành vận tải sông, biển: là những sản phẩm phục vụ chonhu cầu của khách hàng trên đường biển như tàu vận chuyển hàng hóa, tàu vậnchuyển hành khách, tàu chuyên dụng, thuyền, phà chở người qua khúc sông,

Sản phẩm của ngành vận tải hàng không: là những sản phẩm phục vụ chonhu cầu của khách hàng trên đường hàng không như máy bay chuyên chở người,các dịch vụ trên máy bay thực phẩm ăn uống, hướng dẫn viên, tiếp viên hàngkhông,

Sản phẩm của ngành vận tải đường ống: là những sản phẩm chủ yếu phục

vụ tự động vận chuyển hàng lỏng như vận chuyển dầu, cung cấp nước cho hộdân,

Sản phẩm thuần túy: là loại sản phẩm có vai trò cốt lõi trong các dịch vụcung cấp cho khách hàng, không có hoặc hầu như không có sự tham gia củahàng hoá hữu hình kèm theo như khách hàng có nhu cầu vận chuyển hàng hóa

Trang 10

thì các doanh nghiệp vận tải đáp ứng nhu cầu đó bằng phương thức vận tải phùhợp.

Sản phẩm bổ sung: là các sản phẩm cung cấp thêm cho khách hàng (ngoàisản phẩm chính) là tăng thêm lợi ích cho khách hàng, tăng khả năng cạnh tranhcho nhà cung ứng dịch vụ Sản phẩm bổ sung có thể là vô hình hoặc hữu hình

Ví dụ như tư vấn viên hỗ trợ giải đáp các thắc mắc về các dịch vụ vận tảicủa doanh nghiệp

Các dịch vụ dành cho cơ thể con người: chăm sóc sức khỏe ( ăn uống, ngủnghỉ,…), chuyên chở khách

Các dịch vụ dành cho tài sản của con người: chuyên chở hàng hóa, bảoquản hành lý

Các dịch vụ dành cho tinh thần của con người: phát thanh truyền hình,giải trí du lịch

Các dịch vụ dành cho quyền sở hữu của con người: bảo hiểm, tiết kiệmgiá vé

Trang 11

CHƯƠNG 2 CHU KÌ SỐNG CỦA SẢN PHẨM – DỊCH VỤ VẬN TẢI

2.1. Khái niệm chu kì sống của sản phẩm.

Chu kì sống của sản phẩm (vòng đời của sản phẩm) là khoảng thời gian tồn tại của sản phẩm trên thị trường Nó được tính từ thời điểm sản phẩm lần đầu tiên xuất hiện cho đến khi sản phẩm không tiêu thụ được nữa buộc phải rút lui khỏi thị trường

Ví dụ: trước đây, đèn điện tử chân không còn thường được gọi là đèn điện

tử hoặc bóng điện tử được sử dụng phổ biến trên thị trường Nhưng từ đầu thập niên 1950, doanh số đèn chân không giảm nhanh vì sự ra đời của bóng bán dẫn với đặc điểm nhỏ, rẻ và nhiều tiện ích hơn Đèn chân không dần dần bị thay thế, biến mất khỏi thị trường và ngày nay chỉ còn tồn tại trong một vài ứng dụng chuyên biệt

2.2. Đặc điểm chu kì sống và các chiến lược Marketing trong từng giai đoạn

2.2.1 Đặc điểm chu kì sống của sản phẩm.

Trong suốt thời gian tồn tại của sản phẩm, nhu cầu về sản phẩm và cácđiều kiện kinh doanh trên thị trường sản phẩm đều biến đổi, đòi hỏi nhữngngười kinh doanh phải nhận biết để kịp thời điều chỉnh chính sách và biện phápMarketing cho phù hợp Chu kì sống của sản phẩm nói lên:

- Các sản phẩm đều có thời gian tồn tại hữu hạn trên thị trường

- Mỗi giai đoạn tồn tại trên thị trường có lượng tiêu thụ sản phẩm khác nhau,điều kiện kinh doanh, mức độ cạnh tranh khác nhau… tạo nên những thuậnlợi hay đặt ra những thách thức đối với người bán

- Mức lợi nhuận do sản phẩm mang lại cũng khác nhau giữa các giai đoạn củachu kì sống

- Mỗi giai đoạn của chu kì sống sản phẩm đòi hỏi các chiến lược Marketing,sản xuất, tài chính và nhân sự khác nhau

Chu kì sống của sản phẩm dài hay ngắn phụ thuộc vào ngành kinh doanh,loại sản phẩm, công nghệ và thị trường Dạng chu kì sống điển hình và cổ điểnnhất của một loại sản phẩm có hình chữ “S” với 5 giai đoạn

Trang 12

- Giai đoạn triển khai sản phẩm:

Được bắt đầu khi công ty tìm và triển khai một ý tưởng sản phẩm mới Đặc điểm : doanh số = 0 còn chi phí liên tục tăng

- Giai đoạn giới thiệu sản phẩm:

Khối lượng hàng hóa tiêu thụ chậm do chưa hoặc ít khách hàng biết đến Nhà sản xuất vẫn phải bỏ ra những chi phí lớn để hoàn thiện sản phẩm.Nỗ lực của hãng ở giai đoạn này là tổ chức được 1 hệ thống tiêu thụ hàng hóa hợp lý ban đầu để đưa hàng hóa đến các điểm bán hàng Đồng thời sử dụng công cụ quảng cáo để đưa thong tin sản phẩm cho các cửa hàng bán buôn, bán lẻ để họ

có thể chấp nhận kế hoạch tiêu thụ Hãng sẽ hướng mạnh mẽ vào những người tiêu dùng có tiềm lực nhất Song song với việc đó hãng cũng soạn thảo một kế hoạch tăng vốn đầu tư đảm bảo tăng nhanh khối lượng sản phẩm tiêu thụ Tuy nhiên đối với nhiều sản phẩm nếu triển khai sản phẩm không tốt thì rất có thể nó

sẽ phải “giã từ” thị trường ngay trong giai đoạn này Về giá cả ,trong giai đoạn này giá là tương đối thấp từ đó có thể giúp mở rộng nhanh khu vực tiêu thụ, tăngnhanh khối lượng bán, xí nghiệp cũng có thể định giá cao hơn các đối thủ cạnh tranh để gây sự chú ý, lôi kéo khách hàng về phía mình, mở rộng quy mô tiêu thụ

- Giai đoạn tăng trưởng:

Khối lượng hàng hóa tiêu thụ tăng mạnh do thị trường đã chấp nhận sản phẩm Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đã giảm đáng kể và do đó xí nghiệp có khả năng thu được lợi nhuận cao Việc mở rộng khu vực thị trường hay tấn công vào những đoạn mới của thị trường lúc này tương đối thuận lợi Chi phí nghiên cứu, triển khai, phân tích thị trường và hoàn thiện sản phẩm vẫn còn ở mức độ cao Mục tiêu cơ bản ở giai đoạn này là xâm nhập vào những thị trường mới hay những đoạn mới của thị trường đã có, là tiếp nhận hoàn thiện và nâng cao các đặc tính sử dụng và chất lượng hàng hóa, là nắm vững các kênh mới thuộc hệ thống phân phối Các hãng đặc biệt chú ý đến các biện pháp kích

Trang 13

thích tiêu thụ như gửi mẫu hàng, tặng phẩm, triển lãm, hội chợ… Giá cả sản phẩm mới có thể vẫn giữ ở mức trong pha trước hoặc giảm đôi chút nến như lợi nhuận do tăng quy mô tiêu thụ và giảm chi phí đã khá đầy đủ.

- Giai đoạn bão hòa:

Khối lượng tiêu thụ đạt đến đỉnh cao, sau đó chững lại sau đó bắt đầu giảm xuống cùng với múc giảm lợi nhuận Hàng hóa bắt đầu có hiện tượng ứ đọng ở các kênh lưu thông Cạnh tranh trở nên gay gắt Hàng hóa cung cấp có thể nhiều hơn cầu tiêu thụ Xí nghiệp cụ thể phải giảm giá bán để đẩy mạnh tiêu thụ Nỗ lực của xí nghiệp của giai đoạn này là cố gắng tiết giảm tối đa chi phí sản xuất để nếu phải hạ giá bán cũng đỡ thua thiệt nhiều Mặt khác xí nghiệp cố gắng cải tiến sản phẩm bằng cách thay đổi nhãn hiệu, bao gói và cố gắng thể hiện với khách hàng là sản phẩm của mình vẫn giữ được uy tín cao Xí nghiệp

cố gắng tìm kiếm những khu vực tiêu thụ mới, tăng cường quảng cáo nhằm giữ vững uy tín sản phẩm của mình Các dịch vụ người mua tiếp tục được tăng cường

- Giai đoạn suy thoái:

Giai đoạn này được đặc trưng bởi sự giảm sút nghiêm trọng khối lượng hàng hóa tiêu thụ và lợi nhuận thu được Nếu xí nghiệp không thấy trước và đối phó kịp thời thì mức thiệt hại do không tiêu thụ được sản phẩm và mức giảm lợi nhuận sẽ dẫn đến phá sản Phải hết sức chú ý kiểm tra các hệ thống tiêu thụ Khithấy hiện tượng tiêu thụ sản phẩm giảm mạnh, hàng hóa ứ đọng nhiều thì phải quyết ngừng sản xuất và tung ra ngay những sản phẩm mới để ngăn chặn tình trạng suy thoái Đó là chiến lược “gối lên nhau” của chu kỳ sống sản phẩm Đối với mỗi công ty việc gánh vác các sản phẩm “yếu” là vô cùng nguy hiểm và khókhăn không chỉ vì lợi nhuận từ sản phẩm đó sụt giảm mà còn vì nó sẽ tạo ra rất nhiều các hiệu ứng tiêu cực khó lường như:

+ Chi phí lưu kho, đầu tư cho sản phẩm này sẽ “cướp” đi sự đầu tư cho các sản phẩm khác

+ Lưu kho bãi cũng như sự tổn thất của hàng hóa theo thời gian khiến doanh nghiệp phải mở rộng quy mô bảo quản

+ Sự mất uy tín của sản phẩm ở giai đoạn suy thoái có thể tạo ra sự nghi ngại của khách hàng đối với các nhãn hàng khác

Tuy nhiên nếu doanh nghiệp có khả năng tài chính đủ tốt thì có thể áp dung hoạt động duy trì tức là kiên trì chờ đợi các đối thủ khác rút ra khỏi thị trường để rồi sau đó ở lại thu lợi

Hoặc giả có thể tiến hành tái định vị lại sản phẩm với hy vọng lôi ngược

nó trở lại giai đoạn phát triển của vòng đời Tức là thay vì thanh lý sản phẩm có

Trang 14

thể khởi tạo những nét mới cho sản phẩm thông qua các cách thức tác động khácnhau để tạo nên “cái mới” cho sản phẩm – một sản phẩm mới của những sản

phẩm cũ thay vì các sản phẩm hoàn toàn mới

2.2.2 Các chiến lược Marketing trong từng giai đoạn.

Giai đoạn Chiến lược Marketing tương ứng

Triển khai - Hoàn chỉnh sản phẩm

- Đầu tư trắc nghiệm thị trường

Giới thiệu

- Chuẩn bị vốn cho giai đoạn sau

- Củng cố chất lượng sản phẩm

- Có thể dùng giá thâm nhập hoặc giá qua thị trường

- Quảng cáo mang tính thông tin có trọng điểm, người tiêu thụ, thương lái trung gian

Phát triển

Tranh thủ kéo dài các chiến lược và nỗ lực

- Nhanh chóng mở rộng thị trường

- Duy trì chất lượng sản phẩm và bổ sung sản phẩm thứ cấp

- Giữ giá hoặc giảm nhẹ giá

- Chú ý các biện pháp kích thích sử dụng như trình độ chuyên môn của các nhân viên nghiệp vụ, nâng cao cơ sở vật chất, bảo vệ quyền lợi của khách hàng

Bão hòa

- Tăng uy tín, chất lượng sản phẩm

- Xem xét lại nhu cầu thị trường

- Tăng cường quảng cáo, củng cố hệ thống phục vụ để giữ chânkhách hàng

Suy thoái

- Chuẩn bị tung sản phẩm mới thay thế

- Theo dõi và kiểm tra thường xuyên hệ thống phân phối, nhà quản lý kịp thời đổi mới

- Chuyển cơ sở vật chất về mục tiêu khác

2.3. Phân tích doanh nghiệp dịch vụ vận tải

2.3.1. Chu kì sống của công ty du lịch đường sắt Vietnam Railtour

Giai đoạn triển khai: Nhận thấy được tiềm năng lớn, công ty đã đề xuất rasản phẩm trọn gói cho khách du lịch và nhiều chương trình phong phú, đa dạng,hấp dẫn ở các tuyến nổi tiếng và tập trung khai thác ở thị trường các nước

Trang 15

ASEAN cùng với một số nước châu Âu và đặc biệt là Trung Quốc Bởi TrungQuốc có một phần gần gũi về bản sắc dân tộc, khoảng cách địa lý cũng như sự

ưa thích mua sắm hàng hóa và còn do Trung Quốc có rất nhiều danh lam thắngcảnh nổi tiếng: Vạn Lý Trường Thành, Ngọ Môn Quan, quảng trường Thiên AnMôn,

Giai đoạn giới thiệu sản phẩm: Trong giai đoạn này doanh nghiệp tìmcách tăng trưởng thị phần và thị trường hiện tại với sản phẩm hiện có của mình.Doanh nghiệp tập trung khái thác thị trường khách hàng Trung Quốc, Pháp,Nhật Bản và một số nước châu Âu bằng nỗ lực quảng cáo và Marketing như:

- In tập quảng cáo bằng tiếng Anh, tiếng Việt, trong đó cung cấp cho khách dulịch các thông tin về đất nước con người Việt Nam, về các hoạt động của công

ty và các chương trình du lịch do công ty xây dựng

- Đặt pano, áp phích, biểu tượng của công ty tại nhiều nơi, in các biểu tượng trên

Danh mục các chương trình ra nước ngoài của công ty

2 Bắc Kinh – Thượng Hải – Hàng Châu 8N – 7Đ 669

Ngày đăng: 13/10/2014, 20:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w