Giá trị thương hiệu

Một phần của tài liệu Sản phẩm và dịch vụ vận tải (Trang 26 - 28)

Giá trị của thương hiệu: được hiểu là những giá trị đặc thù mà thương hiệu mang lại cho những đối tượng liên quan. Giá trị thương hiệu gồm giá trị cảm nhận là những cảm xúc, tình cảm của người tiêu dùng đối với thương hiệu và giá trị tài chính là những hành vi của người tiêu dùng.

Giá trị thương hiệu gồm 4 thành phần chính:

- Sự nhận biết thương hiệu: là khả năng mà một khách hàng tiềm năng có thể nhận dạng và phân biệt những đặc điểm của một thương hiệu trong một tập các thương hiệu có mặt trên thị trường. Thuộc tính này có thể được đo lường bằng thang chỉ tiêu:

+ Nhắc đến ngay lần đầu tiên khi nói đến chủng loại sản phẩm

+ Nhận biết không nhắc nhở

+ Không biết có nhắc nhở

- Lòng ham muốn về thương hiệu: ham muốn thương hiệu được đo lường bởi ý định tiếp tục mua, lòng tin và sự giới thiệu với người khác về sản phẩm và dịch vụ mà khách hàng đang dùng.

- Chất lượng cảm nhận: chất lượng nhà sản xuất cung cấp và chất lượng khách hàng cảm nhận được thường không trùng nhau. Đó là vì khách hàng không phải là chuyên viên trong lĩnh vực này nên đánh giá không đầy đủ và chính xác về tính năng kỹ thuật của sản phẩm – dịch vụ. Chất lượng mà khách hàng cảm nhận được mới là yếu tố khách hàng chọn làm căn cứ để ra quyết định tiêu dùng.

- Lòng trung thành thương hiệu: Theo Pareto thì 20% khách hàng sẽ mang lại 80% lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hơn nữa, việc tìm kiếm một khách hàng mới sẽ tốn kém hơn nhiều việc duy trì được khách cũ. Đối với một khách hàng trung thành thì công ty còn được lợi ích rất lớn đó là những khách hàng này sẽ giới thiệu và thuyết phục người thân, bạn bè sử dụng dịch vụ của công ty. Ngoài ra, sự trung thành thương hiệu sẽ làm cho đối thủ cạnh tranh nản chí trong việc tìm cách lôi kéo khách hàng mới vì chi phí họ bỏ ra rất lớn mà hiệu quả mang lại không cao. Sự trung thành cần phải tạo ra sự hài lòng đối với khách hàng. Khách hàng trung thành là tài sản lớn nhất của một thương hiệu.

4.2. Phân tích thương hiệu Mai Linh

4.2.1. Những yếu tố tạo nên sự thành công của thương hiệu Mai Linh.a) Tên thương hiệu a) Tên thương hiệu

Ngày nay Mai Linh được mọi người biết đến không còn đơn thuần là tên của một công ty, mà nó đã là tên một thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam. Về ý nghĩa của thương hiệu Mai Linh thì “Mai” là biểu tượng hoa mai trong ngày lễ cổ truyền, của sự may mắn, niềm hạnh phúc đầu xuân đồng thời cũng là từ để chỉ tương lai, ngày mai tốt đẹp. Còn từ “Linh” mang ý nghĩa của từ tinh nhanh, sự linh hoạt, linh động trong giải quyết công việc. Đây là một cái tên ngắn gọn và dễ nhớ.

b) Logo

Dòng sông hiền hòa được tạo thành từ 3 nét vẽ nằm ngang và cũng là ý nghĩa của sự hòa hợp thiên, địa, nhân. Phía trên là hình ảnh của chim hạc, là nơi “đất lành chim đậu”, nơi an lành hạnh phúc của mọi người.

Kết hợp tất cả hình ảnh, màu sắc và ý nghĩa trên lại với nhau, Mai Linh muốn hướng đến một ý nghĩa sâu sắc: “Tất cả vì ngày mai tươi đẹp của con em chúng ta, vì sự nghiệp phát triển vững bền của công ty, khách hàng và xã hội.”

Slogan của Mai Linh đó chính là: Mai Linh – Màu xanh cuộc sống. Với sự kết hợp giữa màu xanh của logo cộng với câu Slogan của Mai Linh tạo cho ta cảm giác dễ chịu, hi vọng và an toàn. Chỉ cần đọc câu Slogan trên, khách hàng một phần nào đó sẽ cảm thấy tin tưởng hơn khi sử dụng các dịch vụ của Mai Linh. Chính vì vậy mà chỉ cần nhìn thấy logo màu xanh, khách hàng cũng đoán được đó là của thương hiệu Mai Linh.

Một phần của tài liệu Sản phẩm và dịch vụ vận tải (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w