1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hoạt động Marketing của Siêu thị điện máy Đô Thành thông qua nghiên cứu khách hàng

90 1,5K 15
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 594 KB

Nội dung

Đánh giá hoạt động Marketing của Siêu thị điện máy Đô Thành thông qua nghiên cứu khách hàng

Trang 1

Lời Mở Đầu

I Sự cần thiết của đề tài

Marketing với tư cách là khoa học và nghệ thuật trong kinh doanh đã và đangđược vận dụng phổ biến và mang lại thành cơng cho nhiều doanh nghiệp trên thếgiới Đối với các điều kiện hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, tổ chức và quản

lý hoạt động kinh doanh theo quan điểm Marketing đang ngày càng trở thành mộtđịi hỏi cấp bách đối với các doanh nghiệp Việt Nam Thực tiễn hoạt động của cácdoanh nghiệp Việt Nam cho thấy chúng ta cịn phải nỗ lực rất nhiều để nhận thứcđầy đủ và sử dụng cĩ hiệu quả các cơng cụ marketing hiện đại từ quan điểm, tư duyđến hành động marketing

Cơng ty TNHH điện tử Đơ Thành là doanh nghiệp chuyên kinh doanh các mặthàng điện máy, điện gia dụng Trong thời gian hoạt động mặc dù đã thu được nhữngthành tích đáng kể tuy nhiên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chưa cao Đĩ là

do gặp phải sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường nên hoạt động marketing thực sự

chưa mang lại hiệu quả cao Vì vậy, em đã chọn đề tài “ Đánh giá hoạt động

Marketing của Siêu thị điện máy Đơ Thành thơng qua nghiên cứu khách hàng”

làm đề tài cho khĩa luận tốt nghiệp

II Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Với đề tài này, em đã thơng qua những nguồn thơng tin quan trọng từ kháchhàng của cơng ty, từ đĩ tìm ra những ưu, nhược điểm, những nguyên nhân gây ranhững ưu, nhược điểm từ hoạt động Marketing mix Đồng thời, em xin đưa ra một

số giải pháp chiến lược marketing cho cơng ty Với phương pháp phỏng vấn kháchhàng, em đã tích lũy được những nguồn dữ liệu quan trọng, từ đĩ xử lý số liệu để cĩđược những kết quả đáng tin cậy

Trang 2

III Mục tiêu của đề tài

- Mục tiêu tổng quát: Đánh giá hoạt động Marketing của Công ty qua nghiêncứu khách hàng

- Mục tiêu cụ thể: giúp Công ty đưa ra một số giải pháp cho chiến lượcMarketing của Công ty

IV Những hạn chế của đề tài

Đề tài chỉ đi sâu phân tích về hoạt động Marketing của Công ty TNHH điện tử

Đô Thành thông qua ý kiến của khách hàng Do đó chưa có sự đề cập đến nhữngđối thủ cạnh tranh lớn của Công ty Thêm vào đó, với việc sử dụng những kỹ thuậtrất đơn giản trong phần mềm SPSS nên đề tài chỉ đánh giá được một phần rất nhỏtrong hoạt động Marketing của Công ty

Tuy nhiên, qua thực hiện đề tài này, mặc dù kiến thức bản thân còn hạn chế, em

đã làm sáng tỏ thêm về phương thức tìm hiểu và lý luận trong hoạt động Marketingcủa các doanh nghiệp trong thời điểm hiện nay Từ đó đề ra một số giải pháp nhằmgiúp Công ty khắc phục những hạn chế hiện tại và hoàn thiện hoạt động Marketingcủa mình

V Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài là phương pháp nghiên cứu mô

tả Vì đề tài chỉ căn cứ vào nguồn dữ liệu thu thập được từ đó mô tả, đánh giá vềhoạt động Marketing của Công ty qua ý kiến của khách hàng

Bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp những đối tượng khách hàng của Công

ty, lấy mẫu bằng phương pháp thuận tiện Từ đó, em sử dụng phần mềm SPSS đểđánh giá về hoạt động Marketing của Công ty

Trang 3

VI Bố cục của đề tài

Khóa luận này ngoài phần mở đầu và kết luận gồm các chương cơ bản:

Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương 2: Thực trạng về hoạt động Marketing của Công ty TNHH điện tử Đô

Thành

Chương 3: Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác 4P cho Công ty

Do thời gian thực tập có hạn cũng như trình độ của bản thân còn hạn chế nênkhóa luận không thể tránh khỏi thiếu sót Vì vậy em rất mong được sự góp ý củathầy cô và các bạn để đề tài được đầy đủ và hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

TP.HCM, tháng 10 – 2007 Sinh viên thực hiện

Vũ Thị Hồng

Trang 4

1.1.2 Các phương pháp nghiên cứu:

Để xây dựng kế hoạch nghiên cứu trước tiên ta phải tìm hiểu hai nguồnthông tin phục vụ cho công việc nghiên cứu hiệu quả đó là nguồn thông tin thứ cấp

và nguồn thông tin sơ cấp

 Nguồn thông tin thứ cấp: Là nguồn thông tin có sẵn, nghiên cứu bằng cáchtiếp cận và lấy số liệu từ các bản theo dõi khách hàng của siêu thị, từ các nhân viên

và trên báo chí, chuyên san, nghiên cứu chuyên đề, sau đó tổng hợp và đưa ra ý kiếnchung

 Nguồn thông tin sơ cấp: Là nguồn thông tin có được khi ta phải tự trực tiếp

đi thu thập từ các đối tượng khách hàng đã sử dụng, đang sử dụng và những kháchhàng tương lai sẽ sử dụng dịch vụ của siêu thị, thông qua các cuộc điều tra, phỏngvấn trực tiếp Dựa theo tính chất nguồn thông tin thu thập được, nguồn thông tinnày cũng được chia làm hai loại đó là:

- Nghiên cứu định lượng : Bao hàm việc sử dụng các câu hỏi có cấu trúc sẵncùng các câu trả lời định sẵn để đối tượng chọn lựa, nhằm điều tra một số lớn đốitượng, từ kết quả đó giúp ta đo lường được thị trường khách hàng như quy mô thị

Trang 5

trường, độ lớn của một phân khúc thị trường, tần suất mua hàng và mức độ nhậnthức của người tiêu dùng đối với nhãn hiệu sản phẩm hay dịch vụ

- Nghiên cứu định tính: Bao hàm việc quan sát hoặc hỏi những câu hỏi để ngỏhay câu hỏi mở, thường nhằm vào một số ít đối tượng, các quan sát hay các phátbiểu trong loại nghiên cứu này mang tính chất định tính chưa được tiêu chuẩn hoá,chẳng hạn khi ta đặt câu hỏi phỏng vấn ta sẽ nhận được câu trả lời của khách hàng “tán thành”, “Phản đối”, “ Không quan tâm” Nghiên cứu định tính giúp ta hiểu rõ vềtính chất của thị trường rồi từ đó có kế hoạch thiết kế sản phẩm, dịch vụ, cho phùhợp với tính chất của thị trường đó

1.1.3 Quy trình nghiên cứu khách hàng

Quy trình nghiên cứu khách hàng có thể chia thành các bước như sau:

+ Xác định vấn đề cần nghiên cứu

Xác định vấn đề nghiên cứu là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trìnhnghiên cứu để ra quyết định Marketing Nhà quản trị và nhà nghiên cứu cần phải cónhững trao đổi chi tiết về nhu cầu nghiên cứu Nếu nhà nghiên cứu chưa xác địnhđược rõ ràng, cụ thể được vấn đề nghiên cứu thì các công việc tiếp theo sẽ khôngcòn ý nghĩa

+ Xác định thông tin cần thiết

Sau khi xác định được vấn đề nghiên cứu thì công việc tiếp theo là xác địnhthông tin cần thiết mà dự án cần thu thập Nhà nghiên cứu cần phải xem xét, liệt kêcác thông tin cần thiết để giải quyết vấn đề marketing đã xác định Đồng thời cầnphác họa được dạng thức của thông tin cần có (ví dụ như bảng, biểu, đồ thị…).+ Nhận dạng nguồn dữ liệu và kỹ thuật thu thập

Tổng quát nhất chúng ta có hai nguồn dữ liệu cơ bản trong Marketing: nguồn dữliệu thứ cấp và nguồn dữ liệu sơ cấp Dữ liệu thứ cấp là nguồn dữ liệu đã được thuthập và xử lý cho mục đích nào đó, nhà nghiên cứu sử dụng lại cho việc nghiên cứu

Trang 6

của mình Còn dữ liệu sơ cấp là dữ liệu mà nhà nghiên cứu thu thập trực tiếp tạinguồn dữ liệu và xử lý nó để phục vụ cho việc nghiên cứu của mình

Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng nhiều phương pháp khác nhau Các kỹ thuậtchính để thu thập dữ liệu sơ cấp bao gồm: quan sát, thảo luận và phỏng vấn

+ Thu thập dữ liệu

Khi đã biết thông tin cần thiết để giải quyết vấn đề nghiên cứu, nguồn của dữliệu đó cũng như cách thức thu thập chúng thì công việc tiếp theo là tiến hành thuthập dữ liệu Tùy vào mục đích nghiên cứu mà chúng ta xác định nên sử dụng loại

dữ liệu nào, sơ cấp hay thứ cấp hoặc cả hai

Khi nguồn dữ liệu là sơ cấp và ở dạng định tính thì việc tổ chức thu thập thườngthông qua các kỹ thuật thảo luận và nếu ở dạng định lượng thì phải thu thập thôngqua kỹ thuật phỏng vấn

+ Phân tích dữ liệu

Một khi dữ liệu đã được thu thập thì dữ liệu này sẽ được hiệu chỉnh, mã hóa, vànhập vào chương trình máy tính thích hợp để thực hiện việc tóm tắt, phân tích vàtìm ý nghĩa của nó (diễn giải dữ liệu)

+ Viết báo cáo và trình bày kết quả nghiên cứu

Khâu viết báo cáo và trình bày kết quả nghiên cứu cũng không kém phần quantrọng trong quy trình nghiên cứu khách hàng Nếu kết quả nghiên cứu không đượctrình bày đầy đủ, rõ ràng và dễ hiểu thì nhà quản trị marketing không thể sử dụngchúng một cách có hiệu quả được

1.2 MARKETING MIX:

Là một tập hợp các biến số mà công ty có thể kiểm soát và quản lý được Nóđược sử dụng để cố gắng đạt tới những tác động và gây được những ảnh hưởng cólợi cho khách hàng mục tiêu Các bộ phận cấu thành của Marketing Mix được biếtđến là: 4P

Trang 7

 Sản phẩm (Product)

 Giá cả (Price)

 Phân phối (Place)

 Chiêu thị (Promotion)

Marketing mix là biểu hiện cụ thể nhất về sự linh hoạt của một doanh nghiệp

Đó là sự linh hoạt trước những thay đổi ngắn hạn của thị trường mục tiêu nhằm phùhợp với tình hình mới Marketing mix luôn gắn với một phân khúc thị trường hoặcmột thị trường đã lựa chọn Nội dung của Marketing mix phụ thuộc vào tính chấthàng hóa, phụ thuộc vào vai trò vị trí của doanh nghiệp trên thị trường Điều đó giảithích tại sao đối với việc bán cùng một loại sản phẩm có người coi trọng chiến lượcgiá cả, có người lại coi trọng khâu quảng cáo, kỹ thuật, trình bày, chào hàng, bánhàng

Các yếu tố của Marketing mix đều hướng vào người tiêu dùng và chịu ảnhhưởng quan trọng của các môi trường kinh tế, xã hội, chính trị, công nghệ và cạnhtranh

1.2.1 Chiến lược sản phẩm:

 Sản phẩm: Là mọi thứ có thể chào bán trên thị trường để khách hàng chú ýmua, sử dụng hay tiêu dùng, có thể thoả mãn được mọi mong muốn hay nhu cầu.Đơn vị sản phẩm – hàng hoá được hoàn chỉnh phải chứa đựng những yếu tố, đặctính và thông tin khác nhau về một sản phẩm- hàng hoá, khi tạo ra một mặt hàngngười ta thường xếp các yếu tố đặc tính và thông tin đó theo 3 cấp độ

Trang 8

Mô hình dưới đây giúp ta hiểu rõ hơn về các cấp độ, đặc tính về thông tin của mộtsản phẩm

Hình 1.1: BA CẤP ĐỘ CẤU THÀNH SẢN PHẨM HÀNG HOÁ

(Nguồn Marketing - Đại học kinh tế Quốc Dân)

- Cấp độ cơ bản thứ nhất là sản phẩm – hàng hoá theo ý tưởng,ở cấp độ nàysản phẩm – hàng hoá thoả mãn những điềm lợi ích cốt lõi mà khách hàng theo đuổi

là gì? và đó chính là giá trị mà nhà kinh doanh sẽ bán cho khách hàng, những lợi ích

cơ bản có thể thay đổi tuỳ theo những yếu tố hoàn cảnh môi trường và mục tiêu cánhân của khách hàng bởi vậy doanh nghiệp phải nghiên cứu, tìm hiểu khách hàng

để phát hiện ra những đòi hỏi về các khía cạnh lợi ích khác nhau tiềm ẩn trong nhucầu của họ Chỉ có như vậy mới tạo ra những hàng hoá có những khả năng thoả mãnđúng và tốt những lợi ích mà khách hàng mong đợi Ví dụ khi mua thuốc đánh răng,khách hàng không chỉ mua khả năng tẩy rửa các thực phẩm dư đọng trong răngmiệng mà có thể có khả năng bảo vệ men răng và tẩy các vết oxy hoá trên bề mặtcủa răng

- Cấp độ thứ hai là sản phẩm – hàng hoá hiện thực Ở cấp độ này sản hàng hoá phải phản ánh thực tế trên bề mặt sản phẩm đó là các chỉ tiêu chất lượng,đặc tính bố cục bề ngoài tên nhãn hiệu vì khi tìm mua sản phẩm khách hàng thường

Trang 9

phẩm-dựa vào yếu tố này và cũng từ yếu tố đó khách hàng có thể so sánh và phân biệt sảnphẩm của hãng này với sản phầm của hãng khác

- Cấp độ thứ ba là sản phẩm – hàng hoá bổ sung, ở cấp độ này sản phẩm phảnánh tính tiện lợi cho việc lắp đặt, dịch vụ bổ sung sau khi bán hàng, những điều kiệnbảo hành và điều kiện hình thức tín dụng

Kết luận: Đó là những cấp độ cơ bản mà nhà kinh doanh phải nắm được vìnhững yếu tố này sẽ tạo ra sự đánh giá mức độ hoàn chỉnh mà bất kỳ khách hàngnào cũng thích và lựa chọn những nhà kinh doanh và những sản phẩm sẽ cung cấpcho họ

1.2.1.1 Phân loại hàng hoá:

Công việc phân loại hàng hoá khá quan trọng nó giúp các nhà kinh doanhchọn và xác định được loại hàng hoá mà mình sẽ kinh doanh, từ đó có các chiếnlược Marketing cho phù hợp với loại hàng hoá đó Sau đây là một số cách phân loạisản phẩm có ý nghĩa đáng chú ý là:

- Phân loại theo thời hạn sử dụng và hình thái tồn tại như hàng hoá lâu bền,hàng hoá sử dụng ngắn hạn

- Phân loại hàng tiêu dùng theo thói quen mua hàng, các đặc điểm này hàngtiêu dùng được phân thành các loại như hàng hoá sử dụng hàng ngày, hàng hoángẫu hứng, hàng hoá mua khẩn cấp, hàng hoá mua có lựa chọn, hàng hoá mua chocác nhu cầu đặc thù và cuối cùng là hàng hoá cho các nhu cầu thụ động

- Phân loại hàng tư liệu sản xuất: Đây là hàng hoá được mua bởi các doanhnghiệp hay tổ chức, bao gồm nhiều thứ, loại có vai trò và mức độ tham gia khácnhau vào quá trình hoạt động của doanh nghiệp đó

1.2.1.2 Chu kỳ sống của sản phẩm

Ngoài việc phân loại sản phẩm các nhà kinh doanh cần phải xác định đượcchu kỳ sống của sản phẩm để có những chiến lược marketing phù hợp cho từng thờikỳ.Chu kỳ sống là sự biến đổi của doanh số tiêu thụ kể từ khi sản phẩm được tung

Trang 10

ra thị trường cho đến khi nó phải rút lui khỏi thị trường Chu kỳ sống của sản phẩmđược chia làm 4 giai đoạn:

- Giai đoạn tung sản phẩm vào thị trường là giai đoạn sản phẩm bắt đầu xâmnhập thị trường

- Giai đoạn phát triển là giai đoạn mức tiêu thụ bắt đầu tăng mạnh trênthị trường

- Giai đoạn chín muồi là giai đoạn mức tiêu thụ đạt điểm đỉnh và bắt đầu dừng lại

- Giai đoạn suy thoái là giai đoạn mức tiêu thụ hàng hoá giảm sút

Kết luận : Trên đây là những yếu tố cơ bản của sản phẩm mà nhà kinh doanhphải nắm được vì những yếu tố này sẽ tạo ra sự đánh giá mức độ hoàn chỉnh mà bất

kỳ khách hàng nào cũng thích và lựa chọn những nhà kinh doanh và những sảnphẩm sẽ cung cấp cho họ

1.2.1.3 Vai trò của chiến lược sản phẩm

Chiến lược sản phẩm có một vai trò, vị trí cực lỳ quan trọng Nó là nền tảng, làxương sống cua chiến lược chung Marketing Chiến lược sản phẩm là một vũ khísắc bén nhất trong cạnh tranh trên thị trường

Yếu tố quyết định vị trí của một doanh nghiệp trên thị trường là ở chỗ:

- Liệu sản phẩm của doanh nghiệp có vượt được sản phẩm trên thị trườngkhông?

- Vượt như thế nào?

- Làm thế nào để khách hàng mua hàng của mình?

Điều này chỉ thực hiện được nếu doanh nghiệp có một chiến lược sản phẩmđúng đắn Nhân tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp chính là bản thân sảnphẩm của họ

+ Chỉ khi hình thành được chiến lược sản phẩm doanh nghiệp mới có phươnghướng để đầu tư, nghiên cứu thiết kế, sản xuất hàng loạt

Trang 11

+ Chỉ khi thực hiện tốt chiến lược sản phẩm thì chiến lược giá, chiến lược phânphối, chiến lược chiêu thị mới có điều kiện triển khai một cách có hiệu quả.

+ Chiến lược sản phẩm đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện được các mục tiêucủa chiến lược Marketing, đó là mục tiêu thế lực, mục tiêu lợi nhuận, mục tiêu antoàn

1.2.1.4 Nội dung của chiến lược sản phẩm

Chiến lược sản phẩm bao gồm các chiến lược cơ bản:

- Chiến lược chủng loại

+ Chiến lược thiết lập chủng loại

Để giữ vững vị trí đã chiếm được trên thị trường doanh nghiệp cần tạo ra nhữngsản phẩm có chất lượng cao để chiếm được tình cảm và sự tín nhiệm của kháchhàng Muốn vậy Công ty cần thực hiện tốt những biện pháp nhằm củng cố, nâng cao

uy tín sản phẩm, cũng là uy tín của doanh nghiệp với khách hàng

+ Chiến lược hạn chế chủng loại

Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp nhận được thông tin phản hồi từ thịtrường giúp doanh nghiệp xác định được sản phẩm nào được người tiêu dùng ưachuộng, có hiệu quả nhất và ngược lại Từ đó tập trung vào sản phẩm mang lại hiệuquả cao, hạn chế sản phẩm có hiệu quả thấp

+ Chiến lược biến đổi chủng loại

Tạo ra sản phẩm mới trên cơ sở “ làm khác đi ” ít nhiều so với những sản phẩm

đã có, chiến lược biến đổi chủng loại còn bao hàm cả việc cải tiến về hình dáng, vậtliệu và cách trang trí bao bì

- Chiến lược hoàn thiện và nâng cao các đặc tính sử dụng của sản phẩm nhằmđáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng

Trang 12

1.2.2 Chiến lược giá:

 Giá là một công cụ thuộc Marketing – Mix mà công ty sử dụng để đạt đượcmục tiêu của mình Vì vậy theo quan điểm Marketing, giá cả là lợi ích kinh tế đượcxác định bằng tiền, giá cả tạo ra doanh thu và lợi nhuận thực tế, còn đối với ngườimua giá luôn được coi là chỉ số để họ đánh giá phần được và chi phí phải bỏ ra để

sở hữu và tiêu dùng hàng hoá

1.2.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định giá :

Để quyết định phù hợp về giá sản phẩm đòi hỏi những người làm giá phải hiểubiết sâu sắc về các yếu tố ảnh hưởng đến cấu thành và động thái giá trước khi đưa ramức giá phù hợp, các yếu tố đó là :

 Các yếu tố bên trong công ty :

- Yếu tố về mục tiêu Marketing đóng vai trò định hướng việc xác định vai trò

và nhiệm vụ của giá cả, các mục tiêu mà Marketing phục vụ cho chiến lược về thịtrường và định vị hàng hoá, trên thị trường chi phối, với bất cứ một công ty nàocũng theo đuổi theo những mục tiêu và mỗi một mục tiêu đòi hỏi các quyết định vềgiá riêng, các mục tiêu đó là: Tối đa hoá lợi nhuận, chiếm thị phần lớn trên thịtrường, chất lượng sản phẩm dẫn đầu, an toàn đảm bảo tồn tại

- Yếu tố về chi phí sản xuất : Các công ty đều muốn tính một mức giá đủ đểtrang trải mọi chi phí bỏ ra trong sản xuất, phân phối có lợi nhuận chính đáng cho

nỗ lực kinh doanh và gánh chịu rủi do Vì vậy, khi ấn định mức giá bán, giá thànhđược coi là cơ sở quan trọng nhất Khi xác định chính xác và quản lý được chi phí,các nhà quản lí có thể tìm ra các giải pháp thay đổi hạ thấp chúng để ra tăng lợinhuận, điều chỉnh giá một cách chủ động Ngoài ra còn có các yếu tố khác như tính

dễ phân biệt chu kỳ sống của sản phẩm

 Các yếu tố bên ngoài :

Đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá sản phẩm baogồm các yếu tố sau :

Trang 13

- Khách hàng và cầu hàng hoá: Trong giao dịch mua bán, việc trao đổi là kếtquả thoả thuận giữa bên mua và bên bán, kết thúc thoả thuận khách hàng là người

có tiếng nói cuối cùng quyết định mức giá hiện thực sau khi đã thoả thuận với ngườibán

Song song với yếu tố khách hàng thì cầu hàng hoá cũng là yếu tố ảnhhưởng tới việc quyết định giá, thể hiện ở chỗ chi phí chỉ ra giới hạn thấp sàn củagiá, còn cầu thị trường quyết định giới hạn cao trần của giá vì vậy trước khi định giádoanh nghiệp phải nắm được mối quan hệ giữa giá cả và cầu

- Cạnh tranh và thị trường: đây là yếu ảnh hưởng cũng không nhỏ tới việcquyết định giá sản phẩm, một sản phẩm không thể bán cao hơn khi khách hàng biếtrằng có sản phẩm tương tự được bán rẻ hơn Ảnh hưởng của cạnh tranh và thịtrường từ các quyết định về giá như: Chi phí sản xuất sản phẩm của công ty cao hơnđồi thủ, phản ứng của đối thủ khi công ty đưa ra giá sản phẩm Vì vậy công ty cầnphải biết mình đang kinh doanh ở thị trường nào để có quyết định về giá sản phẩmcho phù hợp với thị trường nào Ngoài ra còn một số yếu tố khác như môi trường,kinh tế, phân công của chính phủ

1.2.2.2 Quy trình xác định mức giá ban đầu :

Việc xác định mục tiêu giá xuất phát từ mục tiêu của công ty và chiến lược định

vị sản phẩm mà công ty đã lựa chọn, thường hay gặp những mục tiêu căn bản như:

- Đảm bảo tối đa việc có lợi nhuận, giành thị phần cao, giành lại thế cạnh tranh,

ổn định giá và lợi nhuận Khi xác định được mục tiêu giá, phần tiếp theo ta đề cậptới cầu thị trường mục tiêu, bây giờ ta xem xét về tổng cầu và hệ số co giãn của cầuđối với giá

QD = n p q

QD : Số lượng cầu

n : Số lượng người mua sản phẩm ở thị trường mục tiêu với giả thiết

nhất định

Trang 14

Giá dự kiến = Chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm + lãi dự kiến

- Định giá theo lợi nhuận, đây là phương pháp định giá theo cơ sở chi phí

Ed = P/ P

% Biến động số lượng của cầu

Độ co giãn của cầu theo giá =

% Biến động của giá

Trang 15

1.2.2.3 Chiến lược giá

Trong kinh doanh các công ty không chỉ xây dựng một mức giá bán duy nhất

mà phải xây dựng những chiến lược giá để có thể thích ứng một cách nhanh chóngvới những thay đổi về cầu, về chi phí và phản ứng kịp thời với những thủ đoạn cạnhtranh về giá của đối thủ Sau đây là một số chiến lược chủ yếu về giá có thể

- Chiến lược “Bám chắc thị trường” đây là chiến lược định mức giá bán sảnphẩm mới với giá thấp nhằm theo đuổi mục tiêu nhanh chóng giành được thị phầnlớn, chiến lược này áp dụng khi thị trường rất nhạy cảm về giá, giá thấp có sức thuhút khách hàng với số lượng lớn, xuất hiện hiệu quả theo quy mô chi phí sản xuấtgiảm cùng với sự gia tăng của sản xuất, giá hạ không thu hút thêm đối thủcạnh tranh

 Chiến lược giá áp dụng cho danh mục hàng hóa, trường hợp này công typhải xây dựng một bộ giá bán đảm bảo được lợi nhuận tối đa trên toàn bộ danh mụcsản phẩm chứ không cho sản phẩm riêng rẽ Sau đây là một số cách định giá:

- Định giá cho chủng loại hàng hóa tức là định giá cho các sản phẩm có cùngchức năng tương tự, được bán cho cùng một nhóm người tiêu dùng, khi định giá taphải tính đến chênh lệch về giá thành, cách đánh giá của khách hàng về tính năngcủa mỗi sản phẩm và giá của đối thủ cạnh tranh Thực chất đây là việc định giá chonhững sản phẩm cùng loại nhưng khác nhau về chất lượng hoặc kiểu dáng, mẫu mã

Trang 16

- Định giá cho những sản phẩm kèm theo bắt buộc, đây là việc định giá chỉ cóthể thực hiện được nếu các công ty sản xuất sản phẩm chính kiểm soát được hiệntượng có người sản xuất khác nhái lại sản phẩm bắt buộc của họ và bán cho kháchhàng với giá rẻ hơn

 Định giá theo nguyên tắc địa lý:

- Xác định giá bao gồm cả chi phí vận chuyển

Giá bán = giá gốc hàng hoá + chi phí vận chuyển bình quân

- Áp dụng giá bán cho từng khu vực, đây là phương pháp chia khách hàngthành các khu vực khác nhau Mỗi khu vực có một giá bán riêng

 Chiết giá và bớt giá Đây là phương pháp khuyến khích khách hàng trongviệc mua và thanh toán

- Chiết giá vì mua số lượng lớn Đây là việc giảm giá cho những người muakhối lượng lớn trong một lần mua hoặc trong thời gian nhất định

- Chiết khấu thương mại Đây là loại chiết giá người sản xuất áp dụng chocác thành viên trong kênh phân phối

- Chiết giá khuyến khích thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán nhanh Đây

là việc giảm giá cho những khách hàng thanh toán bằng tiền mặt và thanh toánnhanh cho các hóa đơn mua hàng

- Bớt giá, đây là một dạng giảm giá bán so với biểu giá đã qui định nó được

áp dụng cho các trường hợp bán lại hàng cũ khi mua hàng mới, bớt giá để giảiphóng hàng chậm luân chuyển

 Định giá khuyến mãi, đây là hình thức điều chỉnh giá tạm thời (được thựchiện trong một thời gian nhất định) nhằm mục đích hỗ trợ cho các hoạt động xúctiến bán như: định giá lỗ để lôi kéo khách hàng, định giá cho những đợt bán hàngđặc biệt như ngày lễ, dịp khai giảng …, định giá trả góp, bán hàng theo phiếu muahàng, chiết giá về tâm lý

Trang 17

 Thay đổi giá, đây là trường hợp do những biến đổi của môi trường kinhdoanh, công ty buộc phải thay đổi những chiến lược định giá của mình cho phù hợp,

có nghĩa là thay đổi cả mức giá cơ bản Sau đây là một số cách thay đổi giá

- Chủ động cắt giảm giá, trường hợp này được thực hiện trong tình huốngsau :dư thừa năng lực sản xuất, tỷ phần thị trường giảm sút, khống chế thị trườngbằng việc bán hạ giá

- Chủ động tăng giá, trường hợp này tuy phải đối mặt vơí rủi ro do việc tănggiá song nếu thành công sẽ đem lại cho công ty ổn định hoặc gia tăng về lợi nhuận,trường hợp này được thực hiện khi: Do nạn lạm phát chi phí ổn định lợi nhuận, docầu tăng quá mức so với cung-gia tăng lợi nhuận

- Đối phó lại việc thay đổi giá của đối thủ cạnh tranh, trong kinh doanh cáccông ty luôn phải gặp phải sự cạnh tranh của đối thủ, để đối phó với việc thay đổigiá của đối phương, trước khi phản ứng công ty cần xem xét các vấn đề sau: Lý docác đối thủ thay đổi giá, việc thay đổi giá của đối thủ tạm thời hay lâu dài

Hậu quả gì sẽ xảy ra về lợi nhuận và tỷ phần thị trường của công ty nếu họ khôngđối phó, sau khi xác định được, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể có thể lựa một sốphương án như giảm giá bán sản phẩm thấp hơn đối thủ khi công ty đủ năng lực tàichính, hoặc giữ nguyên giá, thúc đẩy hoạt động marketing mix để giữ kháchhàng:quảng cáo, khuyến mại ngoài ra có thể nâng giá cùng với cải tiến chất lượngvây hãm hình ảnh công ty cạnh tranh

Trên đây là một số nguyên tắc cơ bản đối phó đối thủ cạnh tranh của công ty,ngoài ra công ty còn phải xem xét giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm, tầm quantrọng của mặt hàng đang bị cạnh tranh, nguồn lực của đối thủ cạnh tranh

1.2.3 Phân phối sản phẩm:

Là tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân độc lập phụ thuộc lẫn nhau tham giavào quá trình đưa hàng hoá từ nơi sản xuất tới người tiêu dùng

Trang 18

1.2.3.1 Vai trò và chức năng:

- Các nhà sản xuất sử dụng các trung gian trong kênh phân phối làm tối thiểuhóa số lần tiếp xúc bán cần thiết để thoả mãn thị trường mục tiêu Nhờ quan hệ tiếpxúc, kinh nghiệm, việc chuyên môn hóa qui mô hoạt động, những người trung gianđem lại lợi ích nhiều hơn so với công ty tự làm lấy Vai trò chính của các trung gian

là làm cho cung và cầu phù hợp một cách trật tự và hiệu quả

- Kênh phân phối là con đường mà hàng hoá được lưu thông từ nhà sản xuấtđến người tiêu dùng, nhờ có mạng lưới kênh phân phối mà khắc phục được nhữngkhác biệt về thời gian, địa điểm và quyền sở hữu giữa nhà sản xuất với người tiêudùng các hàng hoá dịch vụ

 Chức năng của kênh marketing

- Thương lượng để thoả thuận phân chia trách nhiệm và quyền lợi trongkênh, thoả thuận về giá cả và những điều kiện phân phối khác, nghiên cứu thịtrường để lập chiến lược phân phối, truyền bá những thông tin về hàng hóa, phânphối vật chất, vận chuyển, bảo quản, lưu trữ hàng hóa

- Tạo dựng mối quan hệ và duy trì mối quan hệ với khách hàng tiềm năng,hoàn thiện hàng hóa, làm cho hàng hóa đáp ứng được yêu cầu người mua

- Tài trợ cơ chế tài chính trợ giúp cho các thành viên kênh trong thanh toán,san sẻ rủi ro liên quan đến quá trình phân phối

1.2.3.2 Các loại hình kênh phân phối

Ngày nay các công ty thường sử dụng các loại hình kênh phân phối phù hợp với

mô hình kinh doanh của mình, một sản phẩm sẽ đi theo nhiều con đường từ ngườisản xuất tới người mua, các nhà làm marketing phải tìm ra con đường hiệu quả nhất

Mô hình dưới đây diễn tả một số kênh phân phối phổ biến của công ty

Trang 19

Người sản

xuất

Người sản

Hình 1.2: CÁC LOẠI HÌNH KÊNH PHÂN PHỐI

(Nguồn Marketing - đại học quốc dân)

- Kênh không cấp, đây là kênh trực tiếp bởi vì người sản xuất bán trực tiếpcho người tiêu dùng

- Kênh một cấp, đây là kênh, hàng hoá từ nhà sản xuất qua người bán lẻ mớitới người tiêu dùng

- Kênh hai cấp, trong kênh, hàng hoá từ nhà sản xuất qua người bán buôn,người bán lẻ rồi mớí tới người tiêu dùng

Người TD Người TD

Người TD

Người sảnxuất

Trang 20

- Kênh ba cấp, là kênh dài nhất, bao gồm cả đại lý và nhà phân phối bánbuôn, người bán lẻ rồi mới tới người sử dụng

Để đạt được sự bao phủ thị trường tốt nhất, công ty phải quyết định số lượngcác phương thức phân phối trung gian phù hợp cho mình Có ba mức độ phân phối

là phân phối rộng rãi, phân phối duy nhất, phân phối chọn lọc

1.2.4 Chính sách chiêu thị:

Chiêu thị là hình thức doanh nghiệp sử dụng để tác động vào thị trường nhằmđạt mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp Bản chất của hình thức chiêu thị làtruyền tin về sản phẩm và doanh nghiệp tới khách hàng để thuyết phục họ mua

1.2.5.1 Một số dạng chủ yếu được các công ty sử dụng trong các chiến lược chiêu thị:

Hoạt động marketing hiện đại rất quan tâm đến các chiến lựợc chiêu thị, đây làmột trong bốn nhóm công cụ chủ yếu của marketing mix mà doanh nghiệp có thể sửdụng để tác động vào thị trường mục tiêu kinh doanh của mình Sau đây là một sốdạng chủ yếu

- Quảng cáo: Là một trong những công cụ quan trọng nhất của hoạt độngchiêu thị Quảng cáo chính là sử dụng không gian và thời gian để truyền các thôngtin có sức thuyết phục về sản phẩm, về Công ty đến các khách hàng mục tiêu củaCông ty

Mục tiêu quảng cáo phải xuất phát từ trong các mục tiêu kinh doanh củacông ty và các mục tiêu tiếp thị Ví dụ: Mục tiêu doanh số, mục tiêu lợi nhuận, mụctiêu thị phần, các mục tiêu nâng cao uy tín của Công ty, của sản phẩm Các mục tiêuquảng cáo được phân loại thành:

+ Quảng cáo các thông tin: hình thành mạnh mẽ vào giai đoạn giới thiệu sảnphẩm nhằm tạo nên nhu cầu ban đầu Nó có thể giới thiệu cho thị trường biết về mộtsản phẩm mới, về cách sử dụng của một sản phẩm hoặc sự thay đổi về giá cả

Trang 21

+ Quảng cáo thuyết phục: cần thiết và rất quan trọng trong giai đoạn cạnhtranh nhằm tạo ra sự ưa chuộng nhãn hiệu hoặc thuyết phục khách hàng mua ngay.

+ Quảng cáo nhắc nhở: rất quan trọng trong giai đoạn trưởng thành (bão hòa)của sản phẩm để nhắc nhở khách hàng luôn luôn nhớ đến nó đầu tiên, nhắc họ nhớđến địa điểm mua nó

- Khuyến mãi: hoạt động khuyến mãi bao gồm rất nhiều công cụ cổ độngnhằm kích thích thị trường đáp ứng nhanh và mạnh hơn đối với sản phẩm và dịch

vụ của Công ty

Mục tiêu của khuyến mãi chủ yếu tập trung vào việc thúc đẩy người tiêudùng mua hàng nhiều hơn, thu hút khách hàng mới Ngoài ra còn giúp cho các nhàtrung gian có thể bán được các mặt hàng mới hoặc tồn kho nhiều hơn trước

Các công cụ thường dùng trong khuyến mãi bao gồm:

+ Các dịch vụ sau khi bán (bảo hành…)

- Tuyên truyền: Là việc kích thích một cách gián tiếp nhằm tăng nhu cầuhàng hoá, dịch vụ hay tăng uy tín của đơn vị kinh doanh bằng cách đưa ra nhữngtin tức có ý nghĩa thương mại trên các ấn phẩm, các phương tiện thông tinđại chúng

- Bán hàng cá nhân: Là sự giới thiệu bằng miệng về hàng hoá hay dịch vụcủa người bán qua đối thoại hoặc với nhiều khách hàng tiềm năng nhằm mục đíchbán hàng Từ những cách chiêu thị trên đã tác động đền khách hàng làm cho họ

Trang 22

phân biệt, hiểu rõ sản phẩm, công ty từ đó gây thiện cảm và dẫn đến ý định mua sảnphẩm của công ty.

- Các hình thức truyền thông:

+ Truyền thông trực tiếp, trong loại kênh này thiết lập mối quan hệ trực tiếp vớingười nhận tin Có thể là sự giao tiếp giữa hai người với nhau hoặc của một ngườivới công chúng qua điện thoại, thư từ hoặc qua ti vi

+ Truyền thông không trực tiếp, đó là những kênh trong đó các phương tiệntruyền phát tin không có sự tiếp xúc cá nhân và không có cơ chế để thu nhận ngaythông tin ngược chiều, các phương tiện truyền thông đại chúng và chọn lọc bao gồmnhững phương tiện truyền thông trực tiếp như báo chí, tạp chí, thư từ

- Các chiến lược truyền thông: Việc xác định thành phần hệ thống truyềnthông cũng như định vị từng công cụ trong hệ thống phụ thuộc rất nhiều vào chiếnlược marketing thuộc loại đẩy hay kéo của công ty

+ Chiến lược đẩy yêu cầu sử dụng nhân viên bán hàng khuyến khích hoạt độngmua bán ở các trung gian trong kênh phân phối để đẩy hàng hoá trong các kênh rathị trường, người sản xuất quảng cáo và xúc tiến bán đối với người bán buôn, ngườibán buôn quảng cáo và xúc tiến bán đối với người bán lẻ, người bán lẻ quảng cáo vàxúc tiến bán cho người tiêu dùng

+ Chiến lược kéo đòi hỏi người sản xuất tác động trực tiếp tới người tiêu dùng,tới khách hàng mục tiêu của mình bằng việc tăng cường quảng cáo và xúc tiến bánnhằm hình thành nhu cầu tập trung trên thị trường, tạo nên áp lực cần thoả mãn nhucầu và hình thành sức kéo hút hàng hoá từ thị trường dọc theo kênh phân phối quacác thành viên trung gian

1.2.5.2 Mục tiêu của Chiêu thị:

Tăng số lượng hàng tiêu thụ trên thị trường tryền thông, mở ra thị trườngmới, giới thiệu sản phẩm mới, xây dựng và củng cố uy tín của những nhãn hiệu hàghoá uy tín, ngoài ra chiêu thị là thong bóa, thuyết phục và nhắc nhở, thông báo cho

Trang 23

người tiêu thụ về sự có sẵn của sản phẩm, thuyết phục họ sản phẩm này sẽ tốt trênnhiều phương diện so với những sản phẩm cùng loại khác và nhắc nhở họ mua thêmkhi đã dung hết những sản phẩm đã mua Tất cả những điều này phải được tiếnhành chống lại những thông tin cạnh tranh, mang tính chất xúc tiến

Trang 24

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY

TNHH ĐIỆN TỬ ĐÔ THÀNH

2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

Công ty Đô Thành được thành lập vào tháng 7 năm 2005 theo quyết định số

41020 do sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh – phòng đăng ký kinhdoanh cấp, đăng ký lần đầu vào ngày 28 tháng 10 năm 2004 Hình thức thành lập,đây là Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Có Hai Thành Viên trở lên, các thành viêngóp vốn của mình để thành lập công ty

Tên Công ty: CÔNG TY TNHH ĐIỆN TỬ ĐÔ THÀNH

Tên giao dịch: CITY ELECTRIC CO LTD

Hình thức hoạt động của công ty, là một Siêu thị điện máy, trụ sở Siêu thị củacông ty tọa lạc tại tầng lầu chợ Phú Lâm số 54B – Bà Hom – Phường 13 – Quận 6 –TPHCM, hiện tại siêu thị đang kinh doanh các mặt hàng sau: Các mặt hàng điệnmáy, điện tử, điện gia dụng, điện lạnh, thiết bị viễn thông, máy vi tính, máy vănphòng Sau hơn hai năm đi vào hoạt động, siêu thị điện máy Đô Thành đang dầntừng bước xây dựng thương hiệu cho mình trên thị trường Quận 6 nói riêng và thịtrường thành phố, khu vực nói chung Các sản phẩm kinh doanh của Siêu thị cũngkhá đa dạng, nhiều mẫu mã đang dần từng bước xây dựng đáp ứng kịp thời nhu cầumua sắm của thị trường khu vực

Năm 2006, sau một năm hoạt động, xét thấy khả năng tài chính cho phép, lãnhđạo Công ty quyết định khai thác thêm thị trường khu vực, đó là các tỉnh thànhquanh khu vực thành phố Với khách hàng mục tiêu mà công ty đã đề ra cho hướngkinh doanh của mình là nhắm vào khách hàng có thu nhập trung bình, điều này rấtphù hợp cho việc mở, khai thác thị trường các tỉnh thành lân cận Để chứng minh

Trang 25

cho những quyết định và hướng đi cho mình, chỉ trong năm 2006, công ty đã cho rađời ba chi nhánh ở ba tỉnh thành đó là:

- Chi nhánh Cần Thơ:

SIÊU THỊ ĐIỆN MÁY ĐÔ THÀNH CẦN THƠ

Số 51 Nguyễn Trãi – Quận Ninh Kiều – Thành phố Cần Thơ

- Chi nhánh Rạch Giá – Kiên Giang

SIÊU THỊ ĐIỆN MÁY ĐÔ THÀNH RẠCH GIÁ

Lô B14 – đường 3/2 –Phường Vĩnh Lạc – Thành phố Rạch Giá – Kiên Giang

- Chi nhánh Bình Dương:

SIÊU THỊ ĐIỆN MÁY ĐÔ THÀNH BÌNH DƯƠNG

SỐ 215A YERSIN – Phường Phú Cường – Thị xã Thủ Dầu Một – Bình DươngKhi các chi nhánh được thành lập xong, để tiết kiệm chi phí đi lại và chi phínhân công, công ty áp dụng hình thức mở chi nhánh ở đâu thì tuyển nhân viên trựctiếp ở nơi đó, số nhân viên mới được tuyển ở các chi nhánh chủ yếu là nhân viênbán hàng, số nhân viên này sẽ được đưa về công ty để đào tạo và huấn luyện thực

tế, sau đó lại được đưa về chi nhánh làm việc góp phần phục vụ tốt các yêu cầucông việc mà công ty đề ra Với mục tiêu “Giá tốt dịch vụ tốt “, công ty đang dầnkhẳng định mình trên thị trường khu vực nói riêng và thị trường Thành phốnói chung

2.2 NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 2.2.1 Nhiệm vụ:

- Là một siêu thị điện máy vì vậy công ty được tổ chức khai thác thị trườngtrong và ngoài khu vực, cung cấp thị trường khu vực dịch vụ mua sắm các loại sảnphẩm về lĩnh vực điện máy, điện tử, điện lạnh, điện gia dụng, đáp ứng nhu cầu muasắm ngày càng tăng của người dân nói riêng và của thị trường nói chung

Trang 26

- Là một đơn vị kinh tế ngoài nhiệm vụ cung cấp cho thị trường dịch vụ muasắm, công ty còn góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế cho khu vực nói riêng vànền kinh tế cả nước nói chung, tạo thêm công việc làm cho người lao động trong vàngoài khu vực giúp ổn định xã hội.

2.2.2 Quyền hạn:

- Được phép kinh doanh các mặt hàng điện máy: Điện tử, điện lạnh, điện giadụng, các thiết bị viễn thông, máy vi tính, máy văn phòng

- Được ký kết các hợp đồng kinh tế về xuất, nhập khẩu các sản phẩm về điện

tử, điện lạnh, điện gia dụng, các thiết bị viễn thong, máy vi tính, máy văn phòng

- Được sử dụng con dấu riêng trong giao dịch

2.2.3 Phạm vi hoạt động:

Do mới đi vào hoạt động được hai năm, nghành nghề kinh doanh rộng,nguồn vốn còn hạn chế vì vậy hiện tại công ty chưa khai thác hết các nghành nghềđược phép kinh doanh mà chủ yếu đi vào kinh doanh một số lĩnh vực sau: Kinhdoanh các loại hàng điện máy, điện tử, điện lạnh, điện gia dụng, các đồ dùng cánhân và gia đình

2.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ CỦA BAN GIÁM ĐỐC VÀ CÁC PHÒNG BAN

2.3.1 Cơ cấu tổ chức của công ty:

Mỗi một công ty có cơ cấu tổ chức khác nhau tùy thuộc vào hình thức hoạt độngcủa công ty đó Là một công ty TNHH có hai thành viên trở lên, hiện tại Công tyđang hoạt động theo mô hình cơ cấu tổ chức theo sơ đồ dưới đây

Trang 27

Hình 2.1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TTHH ĐIỆN TỬ ĐÔ THÀNH

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)

Do hoạt động chính của công ty là một siêu thị bán lẻ, vì vậy cơ cấu bộ máycủa siêu thị có một số bộ phận chưa đủ lớn để lập thành phòng ban riêng lẻ mà ởđây cơ cấu bộ máy siêu thị là một số phòng ban và một số các bộ phận, các bộ phận

và phòng ban có quan hệ và liên kết ràng buộc với nhau tạo thành một tổ chức quản

lí chặt chẽ, hiệu quả Ngoài Hội đồng thành viên – Giám đốc – 2 Phó giám đốc, Trợ

lí, Hội đồng giám sát còn bao gồm những Bộ phận và Phòng ban sau:

- Phòng bán lẻ (siêu thị)

GIÁM ĐỐC

TRỢ LÝ/ HỘI ĐỒNG GIÁM SÁT

PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ

P HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ

BP KHO VẬN

P THU MUA

P KẾ TOÁN TÀI VỤ

P KẾ HOẠCH

BP DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG

P BÁN LẺ

(SIÊU THỊ)

HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

Trang 28

2.3.2 Nhiệm vụ của ban giám đốc, các phòng ban và các bộ phận

 Nhiệm vụ của ban giám đốc

Giám đốc đảm nhận vai trò điều hành, quản lí chung trong công ty là ngườithi hành các quyết định của Hội Đồng Thành Viên trong việc ra quyết định kinhdoanh, đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm cao nhất về toàn bộ hoạt động củacông ty trước Hội Đồng Thành Viên, đại diện Hội Đồng Thành Viên thì chịu tráchnhiệm trước pháp luật, sau Giám Đốc là Trợ lý Giám Đốc và Hội Đồng Giám Sát,nhiệm vụ của nhóm này hỗ trợ Giám Đốc trong việc điều hành, quản lý hoạt độngkinh doanh của công ty, đồng thời Hội Đồng Giám Sát vừa có nhiệm vụ hỗ trợ, vừa

có nhiệm vụ giám sát toàn bộ hoạt động của Công ty Giám đốc làm việc theonguyên tắc cùng bàn bạc thống nhất với hai Phó Giám Đốc và các Bộ phận, sau đóđưa ra quyết định sau cùng và trình lên Hội Đồng Thành Viên phê duyệt, các PhóGiám Đốc chịu trách nhiệm trước Giám Đốc, còn các Phòng Ban và Bộ Phận chịutrách nhiệm trước Phó Giám Đốc quản lí các Phòng ban và Bộ Phận đó, các Trưởngphòng phải chịu trách nhiệm trước Phó Giám Đốc phụ trách về tính hình kinhdoanh, kế hoạch và kết quả các công việc được giao của từng Bộ phận sau đó các

Trang 29

Phó Giám Đốc tổng hợp các báo cáo của Bộ phận mình phụ trách để báo cáo vớigiám đốc, Giám Đốc được Hội Đồng Thành Viên giao cho những quyền hạn nhấtđịnh để chủ động điều hành quản lí và ra quyết định, các Phó Giám Đốc cũng đượcGiám Đốc giao cho các quyền hạn nhất định để chủ động giải quyết trong lĩnh vựcmình quản lí, các Phó Giám Đốc thì giao cho các Trưởng phòng các quyền hạn nhấtđịnh để chủ động giải quyết và xử lí các công việc Phòng quản lí.

 Nhiệm vụ của các phòng ban

- Phòng bán lẻ Siêu thị bao gồm 35 người trong đó có một Quản lý, hai Phóquản lý, còn 32 người trong các khâu khác của Bộ phận, số nhân viên trong Bộphận có nhiệm vụ triển khai các kế hoạch bán lẻ Siêu thị, tổng hợp báo cáo về kinhdoanh, khách hàng, tổ chức các chương trình khuyến mãi, trưng bày sản phẩm củaSiêu thị, đào tạo và hướng dẫn nghiệp vụ bán hàng cho các nhân viên mới

- Bộ phận dịch vụ khách hàng, bộ phận này bao gồm 8 nhân viên trong đó 4nhân viên phục vụ khâu chăm sóc khách hàng, khi khách hàng đến mua hàng Siêuthị và những khách hàng có nhu cầu sửa chữa những sản phẩm đã mua của Siêu thịcòn trong thời gian bảo hành hoặc đổi và nhận quà tặng mới khi siêu thị có chươngtrình khuyến mãi thì bộ phận chăm sóc khách hàng sẽ đảm nhận công việc này, còn

4 nhân viên phục vụ khâu hậu mãi sau bán hàng như bảo hành bảo trì những sảnphẩm đã bán cho khách hàng của Siêu thị

- Phòng kế hoạch, trong đó có 1 Trưởng phòng phụ trách, bộ phận kế hoạchkinh doanh có 2 người, bộ phận này có nhiệm vụ khảo sát thị trường, giá cả, đốithủ cạnh tranh rồi lập kế hoạch kinh doanh và đưa ra các mức giá cho phù hợp,công việc kế tiếp mà mà bộ phận này phải làm là triển khai kế hoạch bán xỉ, bán lẻtại đơn vị khác

+ Bộ phận tiếp thị gồm 2 thành viên có nhiệm vụ làm các công trìnhmarketing và các chương trình khuyến mãi bên cạnh đó bộ phận này kết hợp tài trợ

về quảng cáo của các nhà cung cấp

Trang 30

+ Bộ phận bán sỉ : bán sỉ các sản phẩm của Siêu thị cho các chi nhánh và cácSiêu thị khác

+ Bộ phận kết hợp với bộ phận siêu thị thu mua để hoàn thành kế hoạchdoanh số

+ Tổng hợp báo cáo thực hiện kế hoạch kinh doanh trình Phó giám đốcphụ trách

- Phòng kế toán – tài vụ: gồm Trưởng phòng, 1 phụ trách tài vụ theo dõi doanh

số bán sỉ, lẻ hàng ngày, theo dõi số lượng hàng xuất bán, tồn kho, ngoài ra bộ phậnnày còn phải thanh toán nhà cung cấp Ngoài trưởng phòng và phụ trách còn có12nhân viên kế toán, thủ quỹ và 4 nhân viên thu ngân, nhiệm vụ của phòng kế toánbao gồm:

+ Kế toán tổng hợp thống kê

+ Kế toán kho theo dõi hàng xuất, nhập, tồn

+ Kế toán lương bảo hiểm xã hội: nhập và tổng hợp ngày công làm việchàng tháng của nhân viên toàn công ty để lập bảng lương và các chế độ bảo hiểm

xã hội

+ Kế toán thanh toán công nợ: theo dõi các các công nợ ngắn hạn, dài hạncủa công ty, nợ khách hàng

+ Kế toán quản lí tài sản: theo dõi nguồn tài sản lưu động, tài sản cố định

và mức độ khấu hao tài sản công ty

+ Thủ quỹ: thu, chi và quản lí nguồn tiền mặt công ty

+ Thu ngân: thu tiền mặt từ nguồn bán sản phẩm hàng ngày của siêu thị Tổng hợp các nhiệm vụ và công việc trên phòng kế toán tài vụ quản lí và thực hiệncác nhiệm vụ tài chính thông qua các sổ sách báo cáo kế toán, chứng từ, cung cấp

và báo cáo kịp thời cho Giám đốc về tình hình tài chính thu chi của đơn vị, giúpGiám đốc có những quyết định điều chỉnh trong kinh doanh, làm giảm thiểu rủi ro,

Trang 31

nâng cao hiệu quả kinh doanh, ngoài ra phòng kế toán tài vụ còn có chức năng thammưu cho Giám đốc về hoạch định tài chính cho các kế hoạch và đầu tư kinh doanh

- Phòng thu mua: bộ phận này gồm 5 thành viên, nhiệm vụ của bộ phận nàybao gồm:

+ Nghiên cứu thị trường, giá cả để nắm bắt cụ thể thị trường mục tiêu tiếntới có những kế hoạch xây dựng kinh doanh phù hợp với thị trường

+ Khai thác dịch vụ nguồn hàng và tài trợ theo kế hoạch kinh doanh, khaithác các sản phẩm có trong danh mục kinh doanh của siêu thị từ trực tiếp nhà sảnxuất và qua các kênh phân phối của nhà sản xuất

+ Định giá bán sỉ, lẻ, căn cứ vào mức giá sản phẩm trực tiếp từ nhà sản xuất

và các kênh phân phối nhà sản xuất từ đó đưa ra mức giá bán sỉ và lẻ cho công ty

+ Xuất nhập khẩu từ việc khai thác nguồn sản phẩm từ nhà sản xuất và cáckênh phân phối dẫn tới các giao dịch xuất nhập khẩu của bộ phận

- Bộ phận kho vận: gồm 17 thành viên, nhiệm vụ của bộ phận này gồm: + Phần kho hàng gồm 7 thành viên với nhiệm vụ bảo quản hàng hoá mỗi khihàng hoá của công ty nhập về kho, các thành viên trong bộ phận kho sắp đặt hànghoá, làm vệ sinh kho, bảo quản hàng hoá tránh những tác hại làm ảnh hưởng đếnchất lượng sản phẩm, công việc tiếp theo của bộ phận kho là xuất nhập hàng hoámỗi khi công ty nhập hàng từ đối tác và xuất hàng cho chi nhánh hay khách hàng,sau đó làm nhiệm vụ báo cáo, kiểm kho cuối mỗi tháng hoặc mỗi quý tuỳ theo yêucầu của công ty và kiểm kê theo dõi chặt chẽ số lượng hàng nhập, xuất, tồn kho

+ Vận chuyển gồm 10 nhân viên trong đó có 2 điều phối, 3 lái xe và 5 nhânviên giao hàng xe máy, nhiệm vụ của nhóm này bao gồm: 2 điều phối điều động xemỗi khi có yêu cầu giao hàng chi nhánh hay giao hàng khách hàng mua lẻ tuỳ thuộc

số lượng hàng giao nhiều hay ít, xa hay gần để điều phối xe cho phù hợp, tiếp đó là

bộ phận lái xe tải và xe máy, bộ phận này lái xe chở, giao hàng theo chỉ đạo củađiều phối

Trang 32

- Phòng hành chính nhân sự gồm 21 thành viên trong đó có Trưởng phòng vàcác Phó phòng, nhiệm vụ của bộ phận này bao gồm quản lí nhân sư, theo dõi, điềuphối nhân sự phù hợp từng bộ phận đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công ty, hànhchính tổng hợp, đào tạo huấn luyện cho các nhân viên mới nhận vào làm việc chomột số bộ phận như bộ phận bán hàng, chăm sóc khách hàng, quản lý bán hàng,ngoài ra bộ phận hành chính nhân sự còn có nhiệm vụ tuyển dụng nhân viên mới,lựa chọn những ứng viên có trình độ, năng lực đáp ứng nhu cầu công việc cho từng

vị trí mà công ty yêu cầu Trong bộ phận hành chính nhân sự còn bao gồm tổ bảo

vệ, đây là bộ phận cũng không thể thiếu đối với bất cứ công ty nào, bộ phận nàygồm 12 nhân có nhiệm vụ bảo đảm an ninh trong và bảo vệ hàng hoá trong Siêu thị,

Bộ phận cuối cùng trong Bộ phận hành chính nhân sự là 4 nhân viên tạp vụ, Bộphận này có nhiệm vụ quét dọn và làm vệ sinh trong văn phòng và toàn siêu thị

2.4 TÌNH HÌNH NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG TY

Cũng như các Công ty khác, Công ty Đô Thành rất coi trọng vấn đề nhânlực, đây là bộ phận ảnh hưởng rất lớn tới sự thành công và phát triển của Công ty,chính vì vậy nguồn nhân lực được Công ty rất chú ý lựa chọn kỹ càng, hiện nayCông ty có 106 cán bộ công nhân, hầu hết số nhân lực trong các phòng ban đều cótrình độ chuyên môn đáp ứng với nhiệm vụ, công việc của từng bộ phận, sơ đồ dướiđây giúp ta hiểu rõ hơn về số lượng nhân sự và trình độ nhân sự của các phòng bantrong Công ty

Trang 33

Bảng 2.1: SƠ ĐỒ NHÂN SỰ CÁC PHÒNG BAN CỦA

CÔNG TY ĐIỆN TỬ ĐÔ THÀNH

Trang 34

triển guồng máy hoạt động của công ty, cho tới thời điểm hiện nay công ty có 106cán bộ, công nhân trong đó 60 nam và 46 nữ Hầu hết lực lượng lao động đều cótrình độ văn hoá, trình độ chuyên môn đáp ứng phù hợp với từng vị trí công việccủa công ty

2.5 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH, LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG, QUI MÔ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

2.5.1 Địa bàn kinh doanh:

Công ty TNHH điện tử Đô Thành tọa lạc tại tầng lầu chợ Phú Lâm số 54B –

Bà Hom – Phường 13 – Quận 6, đây là quận cách trung tâm Thành phố 8km, sốlượng dân cư trên địa bàn đông đúc, chủ yếu là dân lao động, nằm kề với Quận 6 làcác khu công nghiệp như khu công nghiệp Lê Minh Xuân, khu công nghiệp TânTạo, các huyện lân cận như huyện Bình Chánh, Quận Bình Tân, do vậy số lượngdân ở khu vực này rất đông đúc phù hợp với lựa chọn cho kinh doanh của Công ty

là hướng tới khách hàng mục tiêu có thu nhập trung bình khá, bên cạnh đó Công tycũng đang gặp những bất cập về địa thế, hiện tại Công ty toạ lạc trên tầng lầu,không đứng độc lập, bất tiện cho việc đi lại, trưng bày, quảng bá sản phẩm tớikhách hàng của Công ty

2.5.2 Vốn và cơ sở vật chất của Công ty

Do hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh các mặt hàng về điện máy, điện tử,điện lạnh, điện gia dụng vì vậy vốn là một yếu tố cơ bản cần thiết cho việc xây dưng

cơ sở vật chất ban đầu, mua các sản phẩm từ nhà sản xuất, tiếp đó là công tácmarketing quảng bá và xây dựng thương hiệu Công ty để việc kinh doanh đạt kếtquả Hơn nữa để đáp ứng yêu cầu phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh thì yếu

tố vốn là rất cần thiết, tính đến thời điểm này vốn của Công ty như sau:

Vốn cố định: = 1.651.835.858

Vốn lưu động: = 4.348.164.142

Tổng tài sản: = 6.000.000.000

Trang 35

Do mới thành lập, số lượng vốn ban đầu có hạn, trong khi đó đầu tư ban đầu cao,hiện nay Công ty có 1 xe du lịch 16 chỗ, 2 xe tải phục vụ cho công tác giao nhậnhàng, cùng với trang thiết bị, máy móc phục vụ các phòng ban và siêu thị như máy

vi tính, các máy móc cho hệ thống thông tin của Công ty, máy lạnh, ngoài ra Công

ty đang sử dụng hơn 2500 m2 cho hệ thống văn phòng và Siêu thị, đây là diện tích

mà Công ty phải trả tiền mướn mặt bằng hàng năm

2.5.3 Sản phẩm, dịch vụ, thị trường và đối thủ cạnh tranh

Mặt hàng điện máy, điện tử, điện lạnh, điện gia dụng là những mặt hàng mànhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống nhất là đối với đời sống của người dânhiện nay khi mà thu nhập đang tăng dần, nó là vật dụng thiết yếu trong các gia đình,

nó phục vụ từ nhu cầu tối thiểu tới cao cấp của mỗi gia đình, mỗi con người, nhất làtrong các cơ quan, nhà hàng, khách sạn, khu du lịch Cùng với việc thành lập Siêuthị bán các mặt hàng điện máy, điện tử, điện lạnh, điện gia dụng, Công ty điện tử

Đô Thành còn tổ chức các dịch vụ sau bán hàng như dịch vụ chăm sóc khách hàng,dịch vụ lắp đặt miễn phí cho khách hàng mỗi khi mua sản phẩm của Siêu thị, dịch

vụ chuyên chở miễn phí cho khách hàng v.v…

Trong những năm gần đây nhu cầu về các sản phẩm điện máy tăng cao, nhất

là thời điểm hiện nay khi đời sống xã hội ngày một nâng cao thì nhu cầu mua sắmcủa người dân cũng tăng cao Nắm bắt được điều đó, thị trường điện máy ngày càngđược mở rộng, tại thị trường khu vực Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, số doanhnghiệp kinh doanh mặt hàng điện máy rất phong phú, Siêu thị điện máy Đô Thànhcũng nằm trong số đó, các mặt hàng điện máy của Siêu thị đang kinh doanh vừa làmặt hàng nhập từ nước ngoài về, vừa là do các hãng nước ngoài liên doanh sản xuấttrong nước Hiện nay Công ty đang phải đối đầu với các đối thủ cạnh tranh cóthương hiệu trên thị trường, đây là những đối thủ có ưu thế thương hiệu, mạnh vềvốn, kinh nghiệm kinh doanh cao như hệ thống Siêu thị Chợ Lớn, hệ thống Siêu thịThiên Hoà Đứng trước những đối thủ cạnh tranh lớn về thương hiệu, mạnh về tàichính, đây là một thách thức, là một bài toán khó cho Siêu thị điện máy Đô Thành

Trang 36

trong giải pháp kinh doanh để tạo thương hiệu riêng cho mình, tạo một chỗ đứngtrên thị trường Để làm được điều đó, Siêu thị điện máy Đô Thành phải tạo được sựkhác biệt, nổi trội trong sản phẩm và dịch vụ kinh doanh của mình so với các đốithủ trong nghành để thu hút khách hàng, chiếm thị phần trên thị trường.

2.6 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

Công ty TNHH điện tử Đô Thành là một Công ty mới đi vào hoạt động được

2 năm, vốn và kinh nghiệm kinh doanh còn có hạn trong khi thị trường, đối thủcạnh tranh mạnh về vốn và kinh nghiệm, ưu thế về thương hiệu Hiện tại Công tyđang trong giai đoạn thâm nhập thị trường, khách hàng mục tiêu của Công ty hướngtới những khách hàng có thu nhập trung bình khá, đáp ứng nhu cầu tầng lớp ngườidân lao động khu vực, các mặt hàng điện máy Công ty đang kinh doanh là các mặthàng của các hãng uy tín và có thương hiệu trên thị trường như Panasonic, Sony,JVC, Shap, Sam sung, LG, TCL, một số mặt hàng nhập từ Singapor như AKIRA,

và một số mặt hàng nhập từ Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia…

Tuy Công ty mới đi vào hoạt động được 2 năm và đang trong giai đoạn thâmnhập thị trường, đầu tư mở rộng nhiều, kinh doanh thu hồi vốn, do vậy bước đầu tuykết quả kinh doanh chưa cao nhưng nó cũng phần nào khẳng định sự nỗ lực và từngbước tạo thương hiệu cho mình của tập thể lãnh đạo, đội ngũ nhân viên Công ty.Những nỗ lực đó được thể hiện bằng kết quả doanh thu bán hàng hàng năm ngàymột tăng của Công ty trong năm 2006 và 6 tháng đầu năm 2007 như sau:

- Doanh số bán hàng năm 2006 là: 38.764.448.090đ

- Doanh số bán hàng 6 tháng đầu năm 2007 là: 25.730.570.752 đ

Qua bảng kết quả doanh số bán hàng trên cho ta thấy những nỗ lực đi lên củaCông ty Nếu năm 2006 Công ty đạt doanh số bán hàng là 38.764.448.090 thì sangnăm 2007 mới chỉ 6 tháng đầu năm Công ty đã đạt doanh số bán hàng là25.730.570.752, nếu cứ phát triển theo đà này thì đến cuối năm 2007 Công ty sẽ đạtdoanh số bán hàng lên tới 52.000.000.000 đ tăng 131,57% so với năm 2006 Quabảng kết quả này một lần nữa cho ta thấy những nỗ lực kinh doanh của Công ty, kết

Trang 37

quả này cũng nói lên Công ty đang từng bước xây dựng và khẳng định mình trên thịtrường khu vực nói riêng và thị trường Thành phố nói chung

2.7 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC 4P: GIÁ, SẢN PHẨM, PHÂN PHỐI, CHIÊU THỊ CỦA CÔNG TY QUA Ý KIẾN KHÁCH HÀNG 2.7.1 Định hướng và mục tiêu phát triển của Công ty

2.7.1.1 Định hướng phát triển của Công ty

Trong nền kinh tế hội nhập mạnh mẽ như hiện nay, một nền kinh tế mở với sựcạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp thì sự đào thải là một quy luật muôn thuởcủa thị trường Và không có bất kỳ doanh nghiệp nào có thể cưỡng lại bánh xe củanền kinh tế thị trường, vốn dĩ đòi hỏi rất khắt khe từ phía các nhà cung ứng Sảnphẩm của doanh nghiệp phù hợp với thị trường, đáp ứng nhu cầu của thị trường vẫnchưa đủ mà điều kiện cần là nó phải đạt được một mức độ chất lượng mà kháchhàng có thể chấp nhận được Người tiêu dùng chính là thước đo giá trị của doanhnghiệp, là nhân tố lớn quyết định sự thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp.nhận thức được tầm quan trọng của người tiêu dùng, Công ty TNHH điện tử ĐôThành đã đề ra định hướng cho sự phát triển là nỗ lực cung ứng sản phẩm theo đúngnhu cầu của thị trường, đây là những sản phẩm có chất lượng song song với việcxây dựng những lợi ích cho khách hàng Với một hướng đi đúng đắn như vậy, Công

ty ngày càng gây dựng được lòng tin nơi khách hàng và bước đầu xây dựng đượcmột hình ảnh mang tính cạnh tranh cao cho Công ty

Để đạt được kết quả cao trong kinh doanh cũng như chuẩn bị cho việc thực hiệncác kế hoạch dài hạn, Công ty đã có những định hướng phát triển như sau:

 Đảm bảo chất lượng sản phẩm, xây dựng danh mục sản phẩm phù hợp vớitừng phân khúc khách hàng và có những dịch vụ hậu mãi hấp dẫn Ban giám đốcCông ty đề ra định hướng hàng đầu là luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm, cố gắngđáp ứng nhu cầu về sản phẩm phù hợp với từng phân khúc thị trường, thêm vào đó

là cung cấp cho khách hàng những dịch vụ thực sự hấp dẫn như dịch vụ tiên ích liêntục đổi mới…

Trang 38

 Mở rộng thị trường: khách hàng của Công ty chủ yếu là các cán bộ côngnhân viên và những người buôn bán nhỏ, tiềm lực kinh tế còn hạn chế, chủ yếu trênđịa bàn thành phố HCM và một số tỉnh miền Tây, điều này đã làm cho hệ thốngphân phối của công ty thưa thớt, không đủ độ dày để phục vụ tốt nhu cầu của kháchhàng Vì vậy trong thời gian tới công ty sẽ mở rộng thị trường để phát triển hệ thốngphân phối nhằm thu hút thêm khách hàng tiềm năng

 Định hướng phát triển ổn định và bền vững

Để làm được điều này công ty đã tăng cường xây dựng các chương trình Marketingnhư: quảng cáo trên truyền hình, trên báo chí, xây dựng thương hiệu bằng cách tổchức Event sinh nhật, lập kế hoạch khuyến mãi, phát triển sản phẩm mới, xây dựng

cơ sở dữ liệu giá…Bằng cách này công ty sẽ ổn định thị phần của mình, kiềm giữkhách hàng trung thành

Công ty chủ trương đạt lợi nhuận bằng các chiến lược kinh doanh phù hợp từnggiai đoạn, hài hòa với vị thế cạnh tranh, uy tín thương hiệu, sự hài lòng của kháchhàng để từ đó có thể đạt được mức tăng trưởng ổn định và bền vững lâu dài

2.7.1.2 Những mục tiêu phát triển của Công ty

Từ những định hướng phát triển chung, Ban giám đốc công ty đã đề ra nhữngmục tiêu cụ thể làm tiêu chí phấn đấu cũng như căn cứ đánh giá kết quả cho thờigian tới Đó là các mục tiêu sau:

 Mục tiêu vị thế cạnh tranh: trong sự cạnh tranh quyết liệt của mặt hàngđiện máy, Công ty đề ra mục tiêu giữ vững thị phần không để giảm lượng kháchhàng, đồng thời tiếp tục mở rộng quy mô thị trường, nâng cao uy tín thương hiệu,

nỗ lực gia tăng sản lượng song song với việc ổn định chất lượng, kiềm giữ kháchhàng trung thành, tìm kiếm những khách hàng tiềm năng mới bằng cách xây dựngcác hoạt động như: liên hệ khách hàng tiềm năng gửi Brochure, xây dựng đội quảngcáo lưu động, tham gia hội chợ quảng bá cho thương hiệu, tạo uy tín thương hiệu…

 Mục tiêu về quan hệ với nhân viên và phát triển nguồn nhân lực: đội ngũcông nhân viên là nguồn tài nguyên quan trọng của bất kỳ một tổ chức nào, mộtdoanh nghiệp nào Hiểu được điều này, ban giám đốc công ty đã có những động thái

Trang 39

nỗ lực cố gắng làm hài lòng những nhân viên của Công ty thông qua các chính sách

về lương bổng, phúc lợi, chế độ thưởng phạt phân minh Đồng thời ban giám đốccũng đảm bảo điều kiện làm việc tốt nhất có thể có cho nhân viên, cam kết tạo mọithuận lợi cho nhân viên phát triển toàn diện về chuyên môn

2.7.2 Kết quả khảo sát, thu thập ý kiến khách hàng về công tác 4P

2.7.2.1 Phương pháp thu thập thông tin

Để đánh giá chiến lược Marketing của Công ty thông qua nghiên cứu kháchhàng, em đã sử dụng phương pháp thu thập thông tin sơ cấp và thứ cấp

Thông tin thứ cấp: thu thập từ nguồn nội bộ của Công ty, tham khảo thêm từsách báo, tạp chí và các luận văn của khóa trước

Với mong muốn việc đánh giá được thực tế hơn, đặc biệt là nhờ sự hỗ trợ từphía quý Công ty nên bên cạnh các thông tin sơ cấp kể trên em đã có điều kiện tiếnhành thu thập các thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp: em thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thôngqua các bảng câu hỏi điều tra về khách hàng của Công ty

Thời gian thực hiện: từ ngày 5/8-15/8/2007 lập và duyệt bảng câu hỏi Bảngcâu hỏi này đã được Ban giám đốc và thầy hướng dẫn thực tập giúp đỡ, phê duyệt

và thông qua Đây cũng là khoảng thời gian em đi thực tế để nắm bắt về lượngkhách hàng đến Công ty mua sắm, góp phần chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn đem lạihiệu quả cao nhất

Thời gian tiến hành phỏng vấn: từ ngày 20/8-5/9/2007

Em chọn cuộc phỏng vấn trong khoảng thời gian này vì đây là khoảng thờigian diễn ra Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập Công ty TNHH Điện tử Đô Thành, đồngthời Công ty cũng có đợt khuyến mãi vào ngày Quốc khánh 2-9 Do vậy khách hàngđến mua trong khoảng thời gian này nhiều hơn tạo điều kiện cho em phỏng vấnnhanh chóng và dễ dàng hơn

Trang 40

Ngoài ra em còn thực hiện cuộc phỏng vấn tới nhóm khách hàng thân thiết củaCông ty để có thể phần nào đánh giá được khách quan nhu cầu, sở thích cũng nhưmong muốn của khách hàng đối với sản phẩm của Công ty.

2.7.2.2 Phương pháp chọn mẫu và quy mô mẫu

Phương pháp chọn mẫu:

Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện, đây là phương pháp chọn mẫu phixác suất trong đó nhà nghiên cứu tiếp cận với phần tử mẫu bằng phương pháp thuậntiện, nghĩa là có thể chọn những phần tử mà họ có thể tiếp cận được

Phương pháp này có ưu điểm là tiết kiệm được thời gian và chi phí, thường ápdụng cho nghiên cứu khám phá

Hình thức câu hỏi: Bảng câu hỏi gồm 17 câu, sử dụng các thang đo lường cănbản trong nghiên cứu là thang đo định danh với câu hỏi một lựa chọn hay nhiều lựachọn Nội dung của bảng câu hỏi gồm:

 Thông tin cá nhân của khách hàng

 Sở thích, sự quan tâm của khách hàng về các đặc điểm của sản phẩm

 Nhận biết của khách hàng về sản phẩm

 Lý do khách hàng chọn mua sản phẩm của Công ty

 Đánh giá của khách hàng về sự đa dạng, độ tin cậy dối với sản phẩm, giá

cả, hệ thống phân phối, chính sách chiêu thị của công ty

Quy mô mẫu nghiên cứu

Số lượng phỏng vấn là: 200 người, Thời gian tiến hành: 20/8-5/9/2007Địa điểm phỏng vấn: Tại Công ty TNHH Điện tử Đô Thành, cổng trướcchợ Phú Lâm, phường 13, quận 6, TP.HCM

Ngày đăng: 26/03/2013, 10:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Mơ hình dưới đây giúp ta hiểu rõ hơn về các cấp độ, đặc tính về thơng tin của một sản phẩm - Đánh giá hoạt động Marketing của Siêu thị điện máy Đô Thành thông qua nghiên cứu khách hàng
h ình dưới đây giúp ta hiểu rõ hơn về các cấp độ, đặc tính về thơng tin của một sản phẩm (Trang 8)
Hình 1.1: BA CẤP ĐỘ CẤU THÀNH SẢN PHẨM HÀNG HOÁ (Nguồn Marketing - Đại học kinh tế Quốc Dân) - Đánh giá hoạt động Marketing của Siêu thị điện máy Đô Thành thông qua nghiên cứu khách hàng
Hình 1.1 BA CẤP ĐỘ CẤU THÀNH SẢN PHẨM HÀNG HOÁ (Nguồn Marketing - Đại học kinh tế Quốc Dân) (Trang 8)
Hình 1.2: CÁC LOẠI HÌNH KÊNH PHÂN PHỐI - Đánh giá hoạt động Marketing của Siêu thị điện máy Đô Thành thông qua nghiên cứu khách hàng
Hình 1.2 CÁC LOẠI HÌNH KÊNH PHÂN PHỐI (Trang 19)
Hình 1.2: CÁC LOẠI HÌNH KÊNH PHÂN PHỐI - Đánh giá hoạt động Marketing của Siêu thị điện máy Đô Thành thông qua nghiên cứu khách hàng
Hình 1.2 CÁC LOẠI HÌNH KÊNH PHÂN PHỐI (Trang 19)
Hình 2.1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CƠNG TY TTHH ĐIỆN TỬ ĐƠ THÀNH - Đánh giá hoạt động Marketing của Siêu thị điện máy Đô Thành thông qua nghiên cứu khách hàng
Hình 2.1 SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CƠNG TY TTHH ĐIỆN TỬ ĐƠ THÀNH (Trang 27)
Hình 2.1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TTHH ĐIỆN TỬ ĐÔ THÀNH - Đánh giá hoạt động Marketing của Siêu thị điện máy Đô Thành thông qua nghiên cứu khách hàng
Hình 2.1 SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TTHH ĐIỆN TỬ ĐÔ THÀNH (Trang 27)
Bảng 2.1: SƠ ĐỒ NHÂN SỰ CÁC PHỊNG BAN CỦA CƠNG TY ĐIỆN TỬ ĐƠ THÀNH - Đánh giá hoạt động Marketing của Siêu thị điện máy Đô Thành thông qua nghiên cứu khách hàng
Bảng 2.1 SƠ ĐỒ NHÂN SỰ CÁC PHỊNG BAN CỦA CƠNG TY ĐIỆN TỬ ĐƠ THÀNH (Trang 33)
Bảng 2.1: SƠ ĐỒ NHÂN SỰ CÁC PHềNG BAN CỦA  CÔNG TY ĐIỆN TỬ ĐÔ THÀNH - Đánh giá hoạt động Marketing của Siêu thị điện máy Đô Thành thông qua nghiên cứu khách hàng
Bảng 2.1 SƠ ĐỒ NHÂN SỰ CÁC PHềNG BAN CỦA CÔNG TY ĐIỆN TỬ ĐÔ THÀNH (Trang 33)
Bảng 2.2: Thơng tin về khách hàng đã được phỏng vấn Thơng tin - Đánh giá hoạt động Marketing của Siêu thị điện máy Đô Thành thông qua nghiên cứu khách hàng
Bảng 2.2 Thơng tin về khách hàng đã được phỏng vấn Thơng tin (Trang 41)
Bảng 2.2: Thông tin về khách hàng đã được phỏng vấn Thông tin - Đánh giá hoạt động Marketing của Siêu thị điện máy Đô Thành thông qua nghiên cứu khách hàng
Bảng 2.2 Thông tin về khách hàng đã được phỏng vấn Thông tin (Trang 41)
Qua bảng thơng tin thu thập được từ khách hàng nêu trên ta thấy rằng nếu chia nhĩm khách hàng theo giới tính thì cĩ đến 60% khách hàng là nam giới đã mua sản  phẩm của Cơng ty - Đánh giá hoạt động Marketing của Siêu thị điện máy Đô Thành thông qua nghiên cứu khách hàng
ua bảng thơng tin thu thập được từ khách hàng nêu trên ta thấy rằng nếu chia nhĩm khách hàng theo giới tính thì cĩ đến 60% khách hàng là nam giới đã mua sản phẩm của Cơng ty (Trang 42)
Bảng 2.3: Đánh giá của khách hàng về độ tin cậy đối với chất lượng SP - Đánh giá hoạt động Marketing của Siêu thị điện máy Đô Thành thông qua nghiên cứu khách hàng
Bảng 2.3 Đánh giá của khách hàng về độ tin cậy đối với chất lượng SP (Trang 44)
Bảng 2.3: Đánh giá của khách hàng về độ tin cậy đối với chất lượng SP - Đánh giá hoạt động Marketing của Siêu thị điện máy Đô Thành thông qua nghiên cứu khách hàng
Bảng 2.3 Đánh giá của khách hàng về độ tin cậy đối với chất lượng SP (Trang 44)
Bảng 2.5: Đánh giá của khách hàng về giá bán SP so với các Siêu thị khác Mức độ đánh giáSố lượngTỷ lệ (%) - Đánh giá hoạt động Marketing của Siêu thị điện máy Đô Thành thông qua nghiên cứu khách hàng
Bảng 2.5 Đánh giá của khách hàng về giá bán SP so với các Siêu thị khác Mức độ đánh giáSố lượngTỷ lệ (%) (Trang 47)
Bảng 2.5: Đánh giá của khách hàng về giá bán SP so với các Siêu thị khác Mức độ đánh giá Số lượng Tỷ lệ (%) - Đánh giá hoạt động Marketing của Siêu thị điện máy Đô Thành thông qua nghiên cứu khách hàng
Bảng 2.5 Đánh giá của khách hàng về giá bán SP so với các Siêu thị khác Mức độ đánh giá Số lượng Tỷ lệ (%) (Trang 47)
Bảng 2.6: Đánh giá thái độ của khách hàng với chính sách giảm giá Mức độ đánh giáSố lượngTỷ lệ (%) - Đánh giá hoạt động Marketing của Siêu thị điện máy Đô Thành thông qua nghiên cứu khách hàng
Bảng 2.6 Đánh giá thái độ của khách hàng với chính sách giảm giá Mức độ đánh giáSố lượngTỷ lệ (%) (Trang 48)
Bảng 2.6: Đánh giá thái độ của khách hàng với chính sách giảm giá Mức độ đánh giá Số lượng Tỷ lệ (%) - Đánh giá hoạt động Marketing của Siêu thị điện máy Đô Thành thông qua nghiên cứu khách hàng
Bảng 2.6 Đánh giá thái độ của khách hàng với chính sách giảm giá Mức độ đánh giá Số lượng Tỷ lệ (%) (Trang 48)
Sau đây là thống kê về tình hình khách hàng được hưởng chính sách giảm giá sản phẩm: - Đánh giá hoạt động Marketing của Siêu thị điện máy Đô Thành thông qua nghiên cứu khách hàng
au đây là thống kê về tình hình khách hàng được hưởng chính sách giảm giá sản phẩm: (Trang 49)
Bảng 2.7: Đánh giá về sự giảm giá sản phẩm Mức độ đánh giá Số lượng Tỷ lệ (%) - Đánh giá hoạt động Marketing của Siêu thị điện máy Đô Thành thông qua nghiên cứu khách hàng
Bảng 2.7 Đánh giá về sự giảm giá sản phẩm Mức độ đánh giá Số lượng Tỷ lệ (%) (Trang 49)
c. Đánh giá sự quan tâm của khách hàng đến giá cả - Đánh giá hoạt động Marketing của Siêu thị điện máy Đô Thành thông qua nghiên cứu khách hàng
c. Đánh giá sự quan tâm của khách hàng đến giá cả (Trang 50)
Bảng 2.9: Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của KH Các yếu tố ảnh hưởngSố lượngTỷ lệ (%) - Đánh giá hoạt động Marketing của Siêu thị điện máy Đô Thành thông qua nghiên cứu khách hàng
Bảng 2.9 Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của KH Các yếu tố ảnh hưởngSố lượngTỷ lệ (%) (Trang 50)
Bảng 2.9: Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của KH Các yếu tố ảnh hưởng Số lượng Tỷ lệ (%) - Đánh giá hoạt động Marketing của Siêu thị điện máy Đô Thành thông qua nghiên cứu khách hàng
Bảng 2.9 Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của KH Các yếu tố ảnh hưởng Số lượng Tỷ lệ (%) (Trang 50)
Bảng 2.10: Đánh giá của khách hàng về cách trưng bày sản phẩm trong Siêu thị Điện máy Đơ Thành - Đánh giá hoạt động Marketing của Siêu thị điện máy Đô Thành thông qua nghiên cứu khách hàng
Bảng 2.10 Đánh giá của khách hàng về cách trưng bày sản phẩm trong Siêu thị Điện máy Đơ Thành (Trang 52)
Bảng 2.10: Đánh giá của khách hàng về cách trưng bày sản phẩm trong  Siêu thị Điện máy Đô Thành - Đánh giá hoạt động Marketing của Siêu thị điện máy Đô Thành thông qua nghiên cứu khách hàng
Bảng 2.10 Đánh giá của khách hàng về cách trưng bày sản phẩm trong Siêu thị Điện máy Đô Thành (Trang 52)
Bảng 2.11: Đánh giá của khách hàng về hoạt động quảng cáo của Cơng ty Mức độ đánh giáSố lượngTỷ lệ (%) - Đánh giá hoạt động Marketing của Siêu thị điện máy Đô Thành thông qua nghiên cứu khách hàng
Bảng 2.11 Đánh giá của khách hàng về hoạt động quảng cáo của Cơng ty Mức độ đánh giáSố lượngTỷ lệ (%) (Trang 53)
Bảng 2.11: Đánh giá của khách hàng về hoạt động quảng cáo của Công ty Mức độ đánh giá Số lượng Tỷ lệ (%) - Đánh giá hoạt động Marketing của Siêu thị điện máy Đô Thành thông qua nghiên cứu khách hàng
Bảng 2.11 Đánh giá của khách hàng về hoạt động quảng cáo của Công ty Mức độ đánh giá Số lượng Tỷ lệ (%) (Trang 53)
Bảng 2.12: Đánh giá về hoạt động quảng cáo theo thu nhập cá nhân - Đánh giá hoạt động Marketing của Siêu thị điện máy Đô Thành thông qua nghiên cứu khách hàng
Bảng 2.12 Đánh giá về hoạt động quảng cáo theo thu nhập cá nhân (Trang 54)
Bảng 2.12: Đánh giá về hoạt động quảng cáo theo thu nhập cá nhân - Đánh giá hoạt động Marketing của Siêu thị điện máy Đô Thành thông qua nghiên cứu khách hàng
Bảng 2.12 Đánh giá về hoạt động quảng cáo theo thu nhập cá nhân (Trang 54)
Bảng 2.13: Các phương tiện dùng trong quảng cáo của Cơng ty Đơ Thành Các phương tiệnSố lượngTỷ lệ (%) - Đánh giá hoạt động Marketing của Siêu thị điện máy Đô Thành thông qua nghiên cứu khách hàng
Bảng 2.13 Các phương tiện dùng trong quảng cáo của Cơng ty Đơ Thành Các phương tiệnSố lượngTỷ lệ (%) (Trang 55)
Bảng 2.13: Các phương tiện dùng trong quảng cáo của Công ty Đô Thành Các phương tiện Số lượng Tỷ lệ (%) - Đánh giá hoạt động Marketing của Siêu thị điện máy Đô Thành thông qua nghiên cứu khách hàng
Bảng 2.13 Các phương tiện dùng trong quảng cáo của Công ty Đô Thành Các phương tiện Số lượng Tỷ lệ (%) (Trang 55)
Bảng 2.15: Tình hình khách hàng được hưởng các hình thức khuyến mãi - Đánh giá hoạt động Marketing của Siêu thị điện máy Đô Thành thông qua nghiên cứu khách hàng
Bảng 2.15 Tình hình khách hàng được hưởng các hình thức khuyến mãi (Trang 56)
Bảng 2.14: Sự quan tâm của khách hàng đến chương trình khuyến mãi - Đánh giá hoạt động Marketing của Siêu thị điện máy Đô Thành thông qua nghiên cứu khách hàng
Bảng 2.14 Sự quan tâm của khách hàng đến chương trình khuyến mãi (Trang 56)
Bảng 2.15: Tình hình khách hàng được hưởng các hình thức khuyến mãi - Đánh giá hoạt động Marketing của Siêu thị điện máy Đô Thành thông qua nghiên cứu khách hàng
Bảng 2.15 Tình hình khách hàng được hưởng các hình thức khuyến mãi (Trang 56)
Bảng 2.14: Sự quan tâm của khách hàng đến chương trình khuyến mãi Mức độ đánh giá Số lượng Tỷ lệ (%) - Đánh giá hoạt động Marketing của Siêu thị điện máy Đô Thành thông qua nghiên cứu khách hàng
Bảng 2.14 Sự quan tâm của khách hàng đến chương trình khuyến mãi Mức độ đánh giá Số lượng Tỷ lệ (%) (Trang 56)
Bảng 2.18: Đánh giá của khách hàng về dịch vụ bảo trì, sửa chữa của Siêu thị Đơ Thành - Đánh giá hoạt động Marketing của Siêu thị điện máy Đô Thành thông qua nghiên cứu khách hàng
Bảng 2.18 Đánh giá của khách hàng về dịch vụ bảo trì, sửa chữa của Siêu thị Đơ Thành (Trang 58)
Bảng 2.18: Đánh giá của khách hàng về dịch vụ bảo trì, sửa chữa của Siêu thị Đô Thành - Đánh giá hoạt động Marketing của Siêu thị điện máy Đô Thành thông qua nghiên cứu khách hàng
Bảng 2.18 Đánh giá của khách hàng về dịch vụ bảo trì, sửa chữa của Siêu thị Đô Thành (Trang 58)
Bảng đánh giá trên cho thấy cĩ tới 94 khách hàng (tương đương 47%) trong tổng số cho rằng dịch vụ bảo trì, sửa chữa của Siêu thị điện máy Đơ thành từ tốt đến rất  tốt - Đánh giá hoạt động Marketing của Siêu thị điện máy Đô Thành thông qua nghiên cứu khách hàng
ng đánh giá trên cho thấy cĩ tới 94 khách hàng (tương đương 47%) trong tổng số cho rằng dịch vụ bảo trì, sửa chữa của Siêu thị điện máy Đơ thành từ tốt đến rất tốt (Trang 59)
Bảng đánh giá trên cho thấy có tới 94 khách hàng (tương đương 47%) trong tổng  số cho rằng dịch vụ bảo trì, sửa chữa của Siêu thị điện máy Đô thành từ tốt đến rất  tốt - Đánh giá hoạt động Marketing của Siêu thị điện máy Đô Thành thông qua nghiên cứu khách hàng
ng đánh giá trên cho thấy có tới 94 khách hàng (tương đương 47%) trong tổng số cho rằng dịch vụ bảo trì, sửa chữa của Siêu thị điện máy Đô thành từ tốt đến rất tốt (Trang 59)
Bảng 2.21: Tình hình khách hàng dự định mua lại sản phẩm - Đánh giá hoạt động Marketing của Siêu thị điện máy Đô Thành thông qua nghiên cứu khách hàng
Bảng 2.21 Tình hình khách hàng dự định mua lại sản phẩm (Trang 61)
Số liệu từ bảng trên cho thấy số lượng khách hàng dự định cĩ mua lại sản phẩm và tùy lúc sẽ mua lại chiếm một tỷ lệ bằng nhau (87 người với 43,5%) - Đánh giá hoạt động Marketing của Siêu thị điện máy Đô Thành thông qua nghiên cứu khách hàng
li ệu từ bảng trên cho thấy số lượng khách hàng dự định cĩ mua lại sản phẩm và tùy lúc sẽ mua lại chiếm một tỷ lệ bằng nhau (87 người với 43,5%) (Trang 61)
Bảng 2.21: Tình hình khách hàng dự định mua lại sản phẩm Dự định mua lại SP Số lượng Tỷ lệ (%) - Đánh giá hoạt động Marketing của Siêu thị điện máy Đô Thành thông qua nghiên cứu khách hàng
Bảng 2.21 Tình hình khách hàng dự định mua lại sản phẩm Dự định mua lại SP Số lượng Tỷ lệ (%) (Trang 61)
Bảng 2.22: Tổng hợp điểm mạnh và điểm yếu - Đánh giá hoạt động Marketing của Siêu thị điện máy Đô Thành thông qua nghiên cứu khách hàng
Bảng 2.22 Tổng hợp điểm mạnh và điểm yếu (Trang 63)
- Chưa tận dụng được thế - Đánh giá hoạt động Marketing của Siêu thị điện máy Đô Thành thông qua nghiên cứu khách hàng
h ưa tận dụng được thế (Trang 63)
Bảng 2.22: Tổng hợp điểm mạnh và điểm yếu - Đánh giá hoạt động Marketing của Siêu thị điện máy Đô Thành thông qua nghiên cứu khách hàng
Bảng 2.22 Tổng hợp điểm mạnh và điểm yếu (Trang 63)
- Hoạt động Marketing đã hình thành tại Cơng ty nhưng chưa phát triển mạnh vì mới bước đầu hoạt động cịn non nớt, chưa đầy đủ dẫn đến hiệu quả chưa cao. - Đánh giá hoạt động Marketing của Siêu thị điện máy Đô Thành thông qua nghiên cứu khách hàng
o ạt động Marketing đã hình thành tại Cơng ty nhưng chưa phát triển mạnh vì mới bước đầu hoạt động cịn non nớt, chưa đầy đủ dẫn đến hiệu quả chưa cao (Trang 64)
Bảng 3.1: Đánh giá về các hình thức khuyến mãi khách hàng yêu thích trong Siêu thị - Đánh giá hoạt động Marketing của Siêu thị điện máy Đô Thành thông qua nghiên cứu khách hàng
Bảng 3.1 Đánh giá về các hình thức khuyến mãi khách hàng yêu thích trong Siêu thị (Trang 79)
Bảng 3.1: Đánh giá về các hình thức khuyến mãi khách hàng yêu thích  trong Siêu thị - Đánh giá hoạt động Marketing của Siêu thị điện máy Đô Thành thông qua nghiên cứu khách hàng
Bảng 3.1 Đánh giá về các hình thức khuyến mãi khách hàng yêu thích trong Siêu thị (Trang 79)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w