phát triển logistics ở việt nam hiện nay

189 453 5
phát triển logistics ở việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận án Đinh Lê Hải Hà ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH vii CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN LOGISTICS 1 1.1. Tính cấp thiết của luận án 1 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài 4 1.2.1. Các nghiên cứu trong nước 4 1.2.2. Các nghiên cứu ngoài nước 7 1.3. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của luận án 14 1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu 14 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu 14 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu nghiên cứu 15 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu 15 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu 15 1.5. Phương pháp nghiên cứu 16 1.5.1. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp: 17 1.5.2. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp 17 1.6. Đóng góp mới của luận án 19 1.7. Kết cấu nội dung luận án 21 CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LOGISTICS VÀ PHÁT TRIỂN LOGISTICS CỦA NỀN KINH TẾ 22 2.1. Logistics và phát triển logistics của nền kinh tế 22 2.1.1. Bản chất của logistics 22 2.1.2. Hệ thống logistics của nền kinh tế (Hệ thố ng logistics quốc gia) 31 iii 2.1.3. Khái niệm và vai trò phát triển logistics của nền kinh tế 35 2.2. Nội dung và các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến phát triển logistics của nền kinh tế 38 2.2.1. Nội dung cơ bản phát triển logistics của nền kinh tế 38 2.2.2. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến phát triển logistics của nền kinh tế 48 2.3. Các tiêu chí đánh giá trình độ phát triển logistics của nền kinh tế 51 2.3.1. Chỉ số Logistics Performance Index (LPI) của Ngân hàng Thế giới 51 2.3.2. Đ ánh giá hệ thống logistics quốc gia theo quan điểm của Ngân hàng Phát triển Châu Á 54 2.4. Kinh nghiệm phát triển logistics của một số nước thế giới và gợi ý cho Việt Nam 56 2.4.1. Kinh nghiệm phát triển logistics của CHLB Đức 56 2.4.2. Kinh nghiệm phát triển logistics của Singapore 58 2.4.3. Kinh nghiệm phát triển logistics của Nhật Bản 62 2.4.4. Các gợi ý cho Việt Nam 64 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LOGISTICS CỦA VIỆT NAM (1986 – 2011) 67 3.1. Quá trình phát triển lý thuyết logistics ở Việt Nam 67 3.1.1. Giai đoạn 1954 – 1986 67 3.1.2. Giai đoạn 1986 đến nay 70 3.2. Phân tích thực trạng phát triển hệ thống logistics của nền kinh tế quốc dân (2001 – 2011) 75 3.2.1. Thực trạng nguồn cung cấp hàng hóa của nền kinh tế 75 3.2.2. Thực trạng nhu cầu tiêu dùng/sử dụng dịch vụ logistics 78 3.2.3. Thực trạng hệ thống cung ứng d ịch vụ logistics 81 3.2.4. Thực trạng kết cấu hạ tầng logistics 92 3.2.5. Thực trạng môi trường cạnh tranh 104 iv 3.2.6. Thực trạng hệ thống luật pháp, chính sách phát triển logistics 106 3.3. Đánh giá trình độ phát triển của hệ thống logistics của Việt Nam hiện nay 108 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN LOGISTICS Ở VIỆT NAM (2012 – 2020) 112 4.1. Xu hướng vận động của môi trường ảnh hưởng đên phát triển logistics ở Việt Nam đến 2020 112 4.1.1. Sự hội nhập sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam vào nề n kinh tế khu vực và thế giới 112 4.1.2. Triển vọng phát triển kinh tế trong nước 114 4.1.3. Tăng trưởng thương mại toàn cầu và khu vực 115 4.1.4. Xu thế phát triển của dịch vụ logistics trên thế giới trong thời gian tới 115 4.2. Mục tiêu và quan điểm phát triển logistics của Việt Nam 117 4.2.1. Mục tiêu phát triển logistics củaViệt Nam (2011 – 2020) 117 4.2.2. Quan điểm phát triển logistics ở Việt Nam 118 4.3. Giải pháp cơ bản phát triển logistics ở Việ t Nam 119 4.3.1. Giải pháp phát triển cơ sở lý thuyết về nghiên cứu và ứng dụng logistics trong kinh tế và kinh doanh ở Việt Nam 119 4.3.2. Giải pháp phát triển nguồn cung hàng hóa của nền kinh tế 123 4.3.3. Giải pháp phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ logistics 126 4.3.4. Giải pháp phát triển thị trường tiêu dùng dịch vụ logistics 129 4.3.5. Giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng logistics 131 4.3.6. Giải pháp tạo dựng và hoàn thiện môi trường cạnh tranh thuận lợi cho phát triển logistics 136 4.3.7. Giải pháp hoàn thiện hệ thống luật pháp, thể chế, chính sách phát triển logistics 138 KẾT LUẬN 143 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 145 v DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 146 CÁC PHỤ LỤC 153 PHỤ LỤC 1A: PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP SỬ DỤNG DỊCH VỤ LOGISTICS 154 PHỤ LỤC 1B: TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA DOANH NGHIỆP SỬ DỤNG DỊCH VỤ LOGISTICS 161 PHỤ LỤC 1C: PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP CUNG ỨNG DỊCH VỤ LOGISTICS 165 PHỤ LỤC 1D: BẢ NG TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA DOANH NGHIỆP CUNG ỨNG DỊCH VỤ LOGISTICS 171 PHỤ LỤC 2: HỆ THỐNG CẢNG BIỂN VIỆT NAM 175 PHỤ LỤC 3: CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO LIÊN QUAN ĐẾN CÁC DỊCH VỤ LOGISTICS 177 LỜI CẢM ƠN 181 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt 1 1 PL First Party Logistics Logistics bên thứ nhất 2 2 PL Second Party Logistics Logistics bên thứ hai 3 3 PL Third Party Logistics Logistics bên thứ ba 4 4 PL Fourth Party Logistics Logistics bên thứ tư 5 5 PL Fifth Party Logistics Logistics bên thứ năm 6 ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển Châu Á 7 CSCMP Council of Supply Chain Management Professionals Ủy ban các chuyên gia về chuỗi cung ứng Hoa Kỳ 8 DV Dịch vụ 9 DN Doanh nghiệp 10 EU European Union Liên minh châu Âu 11 EUR Đồng tiền chung của Liên minh châu Âu 12 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội 13 GNP Gross National Product Tổng sản phẩm quốc dân 14 GMS Great Mekong Subregion Tiểu vùng sông Mê kông 15 LPI Logistics Performance Index Chỉ số Năng lực Logistics của Ngân hàng Thế giới 16 ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức 17 SCM Supply Chain Management Quản trị chuỗi cung ứng 18 WB World Bank Ngân hàng thế giới 19 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới vii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Mô hình chuỗi cung ứng 26 Hình 2.2. Mối liên hệ giữa 3 giác độ tiếp cận logistics 31 Hình 2.3: Hệ thống logistics quốc gia 32 Hình 3.1. Nhu cầu thuê ngoài dịch vụ logistics của các DN Việt Nam 79 Hình 3.2. Khách hàng sử dụng DV logistics phân theo ngành nghề KD 79 Hình 3.3. Tỷ trọng chi phí logistics so với GDP của một số quốc gia 81 Hình 3.4: Các loại hình DV logistics các DN Việt Nam đang cung ứng. 84 Hình 3.5: Những yếu kém của dịch vụ vận tải đường bộ 90 Hình 3.6: Những yế u kém của dịch vụ vận tải đường sắt 90    DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của hệ thống logistics quốc gia 54 Bảng 3.1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế theo thành phần kinh tế (2001 – 2010) 76 Bảng 3.2. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa XNK của Việt Nam (2001 - 2010)77 Bảng 3.3. Đánh giá về tình hình cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics 80 Bảng 3.4. Khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo phương thức vận tải . 88 Bảng 3.5. Số lượng tàu biển đăng ký theo lo ại tàu và trọng tải 94 Bảng 3.6. Kết cấu hạ tầng kho bãi của Tân cảng Sài Gòn 96 Bảng 3.7. Mạng lưới đường bộ Việt Nam 97 Bảng 3.8. Hệ thống đường sắt Việt Nam 101 Bảng 3.9. Kích cỡ và năng lực thông qua của các cảng hàng không 103 Bảng 3.10. Chỉ số LPI của Việt Nam (2007, 2010, 2012) 110 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN LOGISTICS Giới thiệu chương: Chương 1 cung cấp một “cái nhìn” tổng quan về nghiên cứu phát triển logistics làm nền tảng cho nội dung của toàn bộ luận án. Chương này chỉ ra tính cấp thiết của luận án, mục tiêu nghiên cứu của luận án và các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra. Chương này cũng phân tích tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến nội dung của luận án, làm rõ đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án, các phương pháp nghiên c ứu được sử dụng trong luận án, những điểm mới của luận án và kết cấu của luận án. 1.1. Tính cấp thiết của luận án Có nhiều khái niệm khác nhau về logistics, mỗi khái niệm tiếp cận vấn đề dưới những giác độ khác nhau, do đó hàm chứa những nội dung khác nhau. Một khái niệm logistics được sử dụng phổ biến hiện nay là khái niệm của Uỷ ban các chuyên gia quản trị chu ỗi cung ứng (Council of Supply Chain Management Professionals - CSCMP), theo đó logistics là một bộ phận của chuỗi cung ứng, thực hiện việc lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng chu chuyển và lưu kho hàng hoá, dịch vụ và các thông tin liên quan một cách hiệu quả từ điểm xuất phát đến nơi tiêu dùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng [38]. Với quan niệm về logistics như trên, thuật ngữ logistics có thể được tiếp cận dưới nhiề u giác độ giác độ. Dưới giác độ vĩ mô, logistics là một hệ thống đảm bảo cho dòng chu chuyển hàng hoá và thông tin từ các nhà sản xuất, các nhà thương mại đến người tiêu dùng được tiến hành một cách có hiệu quả, đảm bảo cân đối cung - cầu của nền kinh tế và thực hiện các mục tiêu của xã hội. Dưới giác độ trung mô, logistics có thể được tiếp cận dưới giác độ ngành, ở các khía cạnh: logistics ngành; trung tâm logistics vùng/khu vực/đô thị. 2 Dưới giác độ vi mô – trong hoạt động của doanh nghiệp, logistics là quá trình đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách hiệu quả thông qua hoạt động đảm bảo các yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh và đảm bảo hàng hoá/dịch vụ cho tiêu thụ của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều phải thực hiện những nội dung của logistics để quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành hiệu quả. Đồng thời, do sự phân công lao động xã hội và do yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, hình thành nên một bộ phận các doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ logistics như kho bãi, giao nhận, vận tải cho các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế [15]. Vì vậy, logistics có vai trò quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp, của các ngành và của cả nền kinh tế. Ở Việt Nam, logistics và những nội dung mới, đầy đủ và toàn diện củ a logistics là một lĩnh vực tương đối mới mẻ, kể cả về hệ thống lý luận và hoạt động thực tiễn. Trong nền kinh tế chỉ huy, các nội dung tương ứng của logistics hiện nay là hệ thống cung ứng vật tư kỹ thuật và hệ thống thương nghiệp xã hội chủ nghĩa đã được nghiên cứu và giảng dạy ở các trường đào tạo, các vi ện nghiên cứu cũng như được các xí nghiệp Việt Nam thời kỳ đó ứng dụng trong quá trình sản xuất. Các nội dung tương ứng của logistics trong nền kinh tế được thực hiện và kiểm soát thông qua quá trình kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân. Khi chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế sang nền kinh tế thị trường, việc nghiên cứu vấn đề lý luận và ứng dụng thực tiễn của logistics đã có sự thay đổi. Các nội dung tương ứng của logistics được nghiên cứu và giảng dạy qua các môn học khác nhau như quản trị sản xuất, thương mại đầu vào, tiêu thụ sản phẩm/bán hàng của doanh nghiệp Tuy nhiên, thuật ngữ logistics với các nội dung toàn diện của nó chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống. Hiện nay ở Việt Nam chưa có một trường đào tạo nào chuyên về logistics. Các môn h ọc liên quan đến logistics mới được đưa vào 3 giảng dạy tại một vài cơ sở đào tạo trong nước như Trường Đại học Thương mại, Trường Đại học Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế quốc dân… Về mặt thực trạng phát triển, các hoạt động logistics từ sản xuất đến kho chứa, vận tải, phân phối, lưu thông… đã phát triển từ nhiều năm nay nhưng còn ở trình độ manh mún, chắp vá và phân tán, mới dừng lại ở dạng lắp ghép cơ học chủ quan và tự phát hình thành hệ thống logistics của nền kinh tế. Các doanh nghiệp chuyên cung ứng dịch vụ logistics mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của thị trường nội địa, chưa vươn ra được thị trường khu vực và thế giới. Các điều kiện về kết c ấu hạ tầng cứng và mềm cho sự phát triển của dịch vụ này ở Việt Nam còn rất hạn chế. Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải chưa hoàn chỉnh, năng lực vận chuyển thấp. Khung khổ pháp lý đáp ứng yêu cầu phát triển của lĩnh vực này còn yếu kém. Trong Luật Thương mại, thuật ngữ “dịch vụ logistics” được đưa vào từ năm 2005, Nghị định hướng dẫn đối với dịch vụ này mới ra đời năm 2007. Các luật khác có liên quan như Luật Hàng hải, các luật Giao thông… còn thiếu nhiều nghị định hướng dẫn. Các vấn đề về tài chính, hải quan liên quan đến dịch vụ này còn nhiều bất cập. Nguồn nhân lực có trình độ cao về lĩnh vực này thiếu trầm trọng. Trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Th ương mại Thế giới, phát triển logistics trong nền kinh tế nói chung cũng như hoạt động logistics của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng đang đứng trước những cơ hội cũng như thách thức mới, đòi hỏi phải nhận thức rõ vai trò của hoạt động này cả về lý luận và thực tiễn. Với thực tế hiện nay ở Việt Nam chưa có một đề tài nào đi sâu nghiên cứu về vấn đề này một cách đầy đủ, đề tài “Phát triển logistics ở Việt Nam hiện nay” là có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. [...]... triển dịch vụ logistics ở Việt Nam, các quy định pháp lý liên quan đến phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam, cơ sở hạ tầng logistics ở Việt Nam, chính sách phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam, giải pháp phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam Kết quả nghiên cứu của đề tài được giới thiệu một cách đầy đủ và chi tiết trong cuốn sách chuyên khảo thứ 2: cuốn “Dịch vụ logistics ở Việt Nam trong tiến... bản về logistics và phát triển logistics ở các giác độ tiếp cận khác nhau Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến các vấn đề lý luận về logistics và phát triển logistics ở giác độ vĩ mô – logistics của nền kinh tế - Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển của logistics ở Việt Nam - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển logistics ở Việt Nam trong thời gian tới - Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển... niệm dịch vụ logistics, nội dung phát triển dịch vụ logistics, hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển các dịch vụ logistics của quốc gia (giới thiệu chỉ số LPI của WB) và của doanh nghiệp, các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển các dịch vụ logistics ở Việt Nam, quá trình phát triển và thực trạng phát triển các dịch vụ logistics ở Việt Nam, yêu cầu, khả năng, quan điểm và giải pháp phát triển... khổ luận án, sự phát triển của logistics ở Việt Nam được nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn ở giác độ vĩ mô (hệ thống logistics trong nền kinh tế quốc dân – hệ thống logistics quốc gia) Ở giác độ nghiên cứu này, luận án tập trung phân tích sự phát triển của logistics ở các khía cạnh: - Phát triển cơ sở lý luận về nghiên cứu và ứng dụng logistics trong kinh tế và kinh doanh; 16 - Phát triển nguồn... chủ yếu phát triển logistics ở Việt Nam hiện nay Các giải pháp được được đề xuất dựa trên các nội dung của phát triển hệ thống logistics của nền kinh tế, bao gồm: giải pháp phát triển về lý thuyết nghiên cứu và ứng dụng logistics, phát triển nguồn cung hàng hóa, phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ logistics, phát triển nhu cầu thị trường dịch vụ logistics, phát triển kết cấu hạ tầng logistics, tạo lập... hội và thách thức đối với ngành logistics ở Việt Nam, thực trạng và định hướng phát triển nguồn nhân lực cho ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp từ quan điểm của Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam (VIFFAS); hay tác giả Đỗ Huy Bình, chủ nhân của blog về chuỗi cung ứng và logistics nổi tiếng nhất Việt Nam hiện nay (Vietnam’s supply chain and logistics blog) cũng đưa ra nhiều... vào một khía cạnh nội dung của logistics Điều đó cho thấy sự cần thiết phải có một nghiên cứu ở giác độ vĩ mô một cách đầy đủ, toàn diện về logistics và phát triển logistics ở Việt Nam 1.3 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của luận án 1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận án là đề xuất các giải pháp phát triển logistics ở Việt Nam hiện nay Để đạt tới mục tiêu tổng quát... cứu trước đây về logistics ở Việt Nam thường tiếp cận logistics dưới giác độ vi mô và trung mô, còn luận án tiếp cận nghiên cứu logistics và phát triển logistics dưới giác độ vĩ mô: hệ thống logistics của nền kinh tế Hai là, luận án đã lựa chọn và hệ thống lý luận về logistics hiện đại theo quan điểm tiếp cận toàn diện Tạo dựng cơ sở lý thuyết xác lập nội dung nghiên cứu và phát triển logistics theo... logistics hiện đại trên thế giới để rút ra những gợi ý hữu ích nhằm phát triển logistics ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Bốn là, luận án đã phân tích và đánh giá khá đầy đủ và toàn diện thực trạng phát triển của hệ thống logistics trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay ở các khía cạnh: Trình độ phát triển về lý thuyết nghiên cứu và ứng dụng logistics của nền kinh tế, thực trạng nguồn cung và đảm bảo nguồn... logistics ở Việt Nam Không có nhiều nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về logistics ở Việt Nam Một trong những nghiên cứu được biết đến rộng rãi là “Vietnam logistics development, trade facilitation and the impact on poverty reduction” của Viện Nghiên cứu Nomura (Nhật Bản) công bố năm 2002 Nghiên cứu này 13 phân tích thực trạng phát triển logistics của Việt Nam, chủ yếu tập trung vào khía cạnh logistics . logistics ở Việt Nam, các quy định pháp lý liên quan đến phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam, cơ sở hạ tầng logistics ở Việt Nam, chính sách phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam, giải pháp phát. tiêu phát triển logistics củaViệt Nam (2011 – 2020) 117 4.2.2. Quan điểm phát triển logistics ở Việt Nam 118 4.3. Giải pháp cơ bản phát triển logistics ở Việ t Nam 119 4.3.1. Giải pháp phát. ảnh hưởng đến sự phát triển các dịch vụ logistics ở Việt Nam, quá trình phát triển và thực trạng phát triển các dịch vụ logistics ở Việt Nam, yêu cầu, khả năng, quan điểm và giải pháp phát triển

Ngày đăng: 11/10/2014, 03:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan