1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường trung quốc

200 1,8K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 200
Dung lượng 2,05 MB

Nội dung

- Elena Ianchovichina, Suthiwart - Narueput và Min Zhao 2002 nghiên cứu Đánh giá về tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với giá trị xuất khẩu của các ngành hàng ở các nước châu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNG

VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI

Trang 2

VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của Đề tài

Là một quốc gia Đông Nam Á, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,với dân số hơn 86 triệu người, trong đó hơn 70% là nông dân nên sản xuất nôngnghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước

Việt Nam có diện tích 330.363 km², trong đó diện tích đất nông nghiệpkhoảng 10,5 triệu ha, chiếm 1/3 diện tích cả nước, bao gồm nhiều loại thổ nhưỡng

có giá trị cao như đất đỏ Bazan, đất phù sa rất thích hợp để phát triển các loại câycông nghiệp, cây rau mầu và cây lương thực Với tài nguyên đất đai, khí hậu vàđịa hình đa dạng là các lợi thế về điều kiện tự nhiên cho sản xuất và xuất khẩunông sản

Thực tiễn hoạt động kinh tế đối ngoại trong những năm gần đây cho thấyxuất khẩu nông sản có một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, chiếm 14 -15% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Xuất khẩu nông sản tạo ra nguồn vốnquan trọng để tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, thúc đẩychuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất nguồn lực và lợithế quốc gia, tạo công ăn việc làm, giữ ổn định nền kinh tế đất nước, mở rộng cácquan hệ kinh tế đối ngoại và tăng cường địa vị kinh tế của Việt Nam trên thịtrường thế giới

Trong các thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam, Trung Quốc có vai tròrất quan trọng Đây là thị trường lớn với hơn 1,3 tỷ người tiêu dùng, có tốc độtăng trưởng kinh tế cao và đang trong quá trình chuyển đổi mạnh về cơ cấu kinh tếnên có nhu cầu ngày càng lớn về các loại nông sản để phục vụ nhu cầu sản xuất vàtiêu dùng Xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu đángkhích lệ và Trung Quốc đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn và quan trọng củanông sản Việt Nam Năm 2010, xuất khẩu các loại nông sản như: cao su, gạo, chè,

cà phê, hạt điều, rau quả, sắn và các sản phẩm từ sắn vào Trung Quốc đạt giá trị2,31 tỷ USD, chiếm 22,48% tổng kim ngạch xuất khẩu các loại nông sản trên của

Trang 4

cả nước và chiếm 31,55% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vàoTrung Quốc Một yếu tố cần lưu ý là thị phần cho các mặt hàng nông sản chủ lựccủa Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu nông sản của Trung Quốc vẫn nhỏnên không gian cho xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc cònrất lớn.

Tuy nhiên, xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc thời gian qua còn nhiềutồn tại, hiệu quả xuất khẩu thấp do cơ cấu hàng xuất khẩu chậm được khắc phục,chủ yếu xuất khẩu nông sản dưới dạng thô, không thương hiệu nên giá trị gia tăngthấp, thậm chí ngay cả xuất thô cũng làm chưa tốt nên hiệu quả xuất khẩu khôngcao Chất lượng hàng nông sản xuất khẩu còn nhiều tồn tại, vấn đề về giống và kỹthuật canh tác mới còn thấp so với yêu cầu và thấp hơn nhiều quốc gia trên thếgiới Công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch rất lạc hậu, việc thực hiện vệsinh an toàn thực phẩm chưa được giải quyết cơ bản Hình thức xuất khẩu chưahợp lý, chủ yếu theo đường biên mậu nên tiềm ẩn đầy rủi ro và luôn bị động đốiphó với những thay đổi trong chính sách biên mậu của Trung Quốc Các nhà xuấtkhẩu Việt Nam chủ yếu chạy theo lợi ích ngắn hạn, năng lực tiếp cận thị trườngrất yếu, thiếu thông tin và không cập nhật được các thay đổi trong chính sách saukhi Trung Quốc gia nhập WTO nên không tận dụng được những ưu đãi thuế quan

và khả năng mở rộng thương mại rất khó khăn Nguyên nhân dẫn đến tình trạngtrên thì có nhiều, bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đónguyên nhân khách quan chủ yếu là Trung Quốc và Việt Nam đã gia nhập WTO

và việc hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc đã đưa quan hệthương mại giữa hai nước bước sang một giai đoạn mới, chứa đựng nhiều cơ hộicũng như đặt ra nhiều thách thức

Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam vào Trung Quốc trong nhữngnăm tới cần tận dụng tốt cơ hội từ sự phát triển của thị trường này với phươngchâm chia sẻ lợi ích theo nguyên tắc thị trường và các cam kết thương mại quốc

tế, kinh doanh thương mại bình đẳng theo đúng khuôn khổ của WTO Chuyểndịch cơ cấu hàng xuất khẩu, nâng cao hiệu quả xuất khẩu chủ yếu dựa vào giatăng hàm lượng chế biến để nâng cao giá trị Khai thác có hiệu quả lợi thế về vị trí

Trang 5

địa lý gần kề để giảm chi phí vận chuyển, nâng cao sức cạnh tranh cho nông sảntại thị trường Trung Quốc

Từ những phân tích trên đây, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc ” cho Luận án tiến sỹ của mình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Ngoài nước: Quan hệ thương mại Việt - Trung là một chủ đề thu hút sự

quan tâm của nhiều tổ chức và chuyên gia quốc tế, chủ yếu tập trung vào:

- Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO tới nền kinh tế thế giới vàcác nước trong khu vực

- Tác động của việc hình thành khu vực thương mại tự do ASEAN - TrungQuốc

- Tác động của việc Việt Nam và Trung Quốc tham gia vào các hiệp địnhthương mại khu vực, song phương và đa phương đối với lợi ích thương mại củahai nước

Một số công trình tiêu biểu sau:

- Nhóm chuyên gia về Hợp tác kinh tế ASEAN - Trung Quốc (2001)

nghiên cứu về Tác động của việc hình thành khu vực thương mại tự do ASEAN

-Trung Quốc đến lợi ích thương mại toàn cầu.

- Elena Ianchovichina, Suthiwart - Narueput và Min Zhao (2002) nghiên

cứu Đánh giá về tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với giá trị xuất

khẩu của các ngành hàng ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam trong giai đoạn 2001 - 2010.

- Toh Mun Heng and Vasudevan Gayathri (2004) nghiên cứu về Tác động

của tự do hóa thương mại khu vực đối với các nền kinh tế mới nổi: trường hợp Việt Nam đăng tải trên Tạp chí ASEAN Economic Bulletin.

Trong nước: Trung Quốc là thị trường trọng điểm, có tính chiến lược của

Việt Nam Quan hệ chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước đang ởvào giai đoạn phát triển mạnh Chính vì vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu ởcác cấp, các ngành về quan hệ thương mại Việt - Trung, điển hình là những

Trang 6

nghiên cứu:

- PGS.TS Nguyễn Văn Lịch với một số nghiên cứu như: Phát triển thương

mại trên hành lang kinh tế trong điều kiện hình thành khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (2004); Phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (2005) và một số công trình nghiên cứu về

những điều kiện phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với khu vực TâyNam Trung Quốc

- TS Trịnh Minh Anh (2003), “Tác động của việc hình thành khu vực

thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc đến kinh tế thương mại Việt Nam” đã

nghiên cứu về tác động của ACFTA đối với kinh tế Việt Nam và quan hệ hợp tác

hai nước trên các lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và sởhữu trí tuệ

- Ths Đỗ Kim Chi (2004), “Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO

đối với cạnh tranh của một số mặt hàng xuất khẩu Việt Nam” đã nghiên cứu

những tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với sức cạnh tranh củamột số nhóm hàng xuất khẩu Việt Nam như nông sản, dệt may

- Vụ châu Á Thái Bình Dương - Bộ Thương Mại (2004), “Định hướng và

giải pháp phát triển xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn

2006 - 2010” đã phân tích thực trạng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Trung

Quốc giai đoạn 2000 2005 và dự báo các mặt hàng xuất khẩu giai đoạn 2006

-2010, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu

- Dự án VIE/61/94: “Hỗ trợ xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu

tại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” do ITC và Cục xúc tiến thương mại thực

hiện đã đề xuất định hướng xây dựng chiến lược xuất khẩu quốc gia, đánh giátiềm năng xuất khẩu của Việt Nam

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2001): Với đề tài nghiên cứu

khoa học cấp Bộ “Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông lâm sản” đã phân

tích những yếu kém về phương diện sản xuất khiến hàng nông, lâm sản Việt Namcạnh tranh kém trên thương trường

- Ths Trịnh Thị Thanh Thủy với đề tài “Các giải pháp để Việt Nam khai

Trang 7

thác tối đa những lợi ích thương mại từ Chương trình thu hoạch sớm trong Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung quốc”

- TS Trần Công Sách (2005) (đề tài mã số KC.06.01 NN), “Nghiên cứu,

điều tra và dự báo thị trường xuất khẩu cho một số chủng loại hàng nông lâm thủy sản”

Như vậy, cho đến nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu về thị trường TrungQuốc, tuy nhiên chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu riêng về xuất khẩu nông sảnViệt Nam vào thị trường Trung Quốc trong bối cảnh mới khi Việt Nam gia nhậpWTO, khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc có hiệu lực và Trung Quốcđang từng bước nâng cao yêu cầu về chất lượng hàng nông sản nhập khẩu, đặcbiệt là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm theo các chuẩn mực của WTO, đã có tácđộng bất lợi đến xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường này Do vậy cần cónghiên cứu chi tiết về xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc để từ đó đề ra quanđiểm, định hướng và các giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản vàothị trường Trung Quốc trong bối cảnh mới Chính vì vậy đề tài nghiên cứu củaluận án là hết sức cần thiết

3 Mục tiêu nghiên cứu của luận án

- Hệ thống hoá và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về đẩy mạnh xuất khẩuhàng nông sản vào một quốc gia và sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu hàngnông sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc

- Phân tích thực trạng đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thịtrường Trung Quốc giai đoạn 2001 - 2010, rút ra những đánh giá về ưu, nhượcđiểm, hiệu quả kinh tế và phân tích nguyên nhân của những hạn chế để làm căn cứcho việc đề xuất quan điểm, giải pháp và các kiến nghị nhằm đẩy mạnh xuất khẩuhàng nông sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc giai đoạn 2012 - 2020

- Đề xuất một số quan điểm, giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh xuấtkhẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc giai đoạn 2012 - 2020

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu của luận án là lý luận và thực tiễn việc xuất khẩuhàng nông sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc

Trang 8

Phạm vi nghiên cứu của luận án là:

- Nghiên cứu tập trung vào một số loại nông sản chủ lực là gạo, cao su, hạtđiều, cà phê, chè, hồ tiêu, rau quả Là nhóm hàng nông sản mà Việt Nam có nănglực lớn trong sản xuất và xuất khẩu Các nông sản này chiếm phần lớn trong tổngkim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam vào Trung Quốc trong những năm qua.Đây là các loại nông sản mà Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu lớn và xuất khẩucủa Việt Nam vào thị trường này hiện vẫn chiếm một thị phần rất nhỏ nên cònnhiều khả năng để mở rộng xuất khẩu trong những năm tới Từ việc nghiên cứunhóm hàng nông sản trên có thể khái quát thành mô thức chung ứng dụng cho cácmặt hàng nông sản khác

- Trọng tâm tập trung nghiên cứu việc xuất khẩu nông sản vào Trung Quốcgiai đoạn 2001 - 2010, trong bối cảnh Trung Quốc đang từng bước điều chỉnhchính sách thương mại theo các chuẩn mực quốc tế sau khi gia nhập WTO và việchình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc đã có nhiều tác độngđến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào Trung Quốc Từ đó đề xuất một sốgiải pháp và kiến nghị để đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản vào Trung Quốc giaiđoạn 2012 - 2020

5 Phương pháp nghiên cứu của luận án

Luận án áp dụng các phương pháp cơ bản sau đây:

- Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Luận án sử dụngphương pháp này để phân tích, đánh giá mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởngxuất khẩu với các hệ thống chính sách kinh tế của Chính phủ trong tiến trình hộinhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Xuất khẩu hàng hóa nói chung trong đó

có nông sản là một hệ thống gắn kết hữu cơ và sự kết hợp hài hòa các mặt kinh tế,chính trị, xã hội

- Phương pháp tiếp cận liên ngành: Xuất khẩu là một hoạt động kinh tế liênngành, chịu sự tác động của nhiều yếu tố thuộc nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khácnhau vì vậy cách tiếp cận nghiên cứu là gắn kết các mối quan hệ bên trong và bênngoài, các ngành, các lĩnh vực khác nhau liên quan đến hoạt động xuất khẩu

Trang 9

- Phương pháp nghiên cứu điển hình: Nông sản xuất khẩu gồm nhiều mặthàng khác nhau, ở đây luận án chỉ tập trung nghiên cứu trên một số loại nông sảnxuất khẩu chủ lực là gạo, cao su, hạt điều, cà phê, chè, hồ tiêu, rau quả Từ việcnghiên cứu nhóm hàng nông sản này có thể khái quát hóa thành mô thức chungứng dụng cho các hàng nông sản khác.

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng để thu thập thông tin, cáccông trình nghiên cứu trước đây, chủ chương chính sách của Đảng và Chính phủ,kinh nghiệm của các nước, các số liệu thống kê

- Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, đối chiếu để cân nhắc, đánh giácác nhân tố thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu và các yếu tố kìm hãm thị trường

- Phương pháp chuyên gia để đánh giá kết quả nghiên cứu

6 Những đóng góp mới và ý nghĩa thực tiễn của luận án

Luận án chọn lĩnh vực nghiên cứu là thương mại hàng nông sản là lĩnh vựcrất nhậy cảm trong thương mại quốc tế Đây là một ngành hàng luôn chịu nhiềurủi ro vì bất trắc của thiên nhiên, của những biến động khó lường về giá cả trên thịtrường do cung cầu chi phối và tác động của những yếu tố địa chính trị và kinh tếnúp dưới bóng trợ cấp, bán phá giá, tự vệ làm bóp méo cạnh tranh lành mạnh.Trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu, mỗi nước nhập khẩu đều cố gắng đưa

ra những rào cản ngày càng tinh vi, phức tạp gây trở ngại đối với hàng nông sảnnhập khẩu nhằm bảo hộ sản xuất trong nước Với mục đích, phạm vi và nhiệm vụ

đã đặt ra, nội dung của luận án có những điểm mới như sau:

Nghiên cứu, phân tích, đánh giá một cách hệ thống các mặt tích cực, nhữngtồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong xuất khẩu nông sản Việt Nam vàothị trường Trung Quốc những năm gần đây dưới tác động của các nhân tố mớixuất hiện trong bối cảnh Việt Nam và Trung Quốc gia nhập tổ chức Thương mạithế giới WTO, việc hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc(ACFTA) và Chương trình hợp tác Hai hành lang, Một vành đai kinh tế Từ nhữngphân tích này, luận án đưa ra dự báo các thuận lợi và khó khăn trong việc đẩymạnh xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc những năm tới, từ đó đề xuất quanđiểm, định hướng, các giải pháp và kiến nghị để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản

Trang 10

vào thị trường Trung Quốc cho đến năm 2020

Đóng góp mới về khoa học của luận án là: (1) Luận án đã phân tích về mốiquan hệ gắn bó hữu cơ giữa ba lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu và cơ chế chính sáchcủa Chính phủ để giải quyết vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu nông sản vào Trung Quốctrong bối cảnh chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam (2) Đề xuất xâydựng mối liên kết chặt chẽ, bền vững xuyên suốt từ khâu sản xuất, chế biến,thương mại (cả xuất khẩu) trên cơ sở tổ chức tốt các chuỗi giá trị ngành hàng, đảmbảo quyền lợi các tác nhân tham gia chuỗi giá trị bằng cách tăng cường môitrường cạnh tranh lành mạnh để khắc phục căn bệnh cố hữu trong sản xuất nôngnghiệp hiện nay đó là tình trạng manh mún và tự phát

Luận án được thực hiện ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO, do vậynhững vấn đề đặt ra và giải quyết của luận án gắn bó mật thiết với thực tiễn sinhđộng trong việc điều chỉnh các chính sách kinh tế và thương mại của hai nước chophù hợp với chuẩn mực của WTO

7 Bố cục của luận án

Ngoài các trang bìa, mục lục, danh mục bảng, hình vẽ và biểu đồ, danh mụcchữ viết tắt, mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả liên quanđến luận án, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận án được bố cục với kết cấu

03 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng

nông sản vào thị trường Trung Quốc trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trườngTrung Quốc giai đoạn 2001 - 2010

Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam

vào thị trường Trung Quốc giai đoạn 2012 - 2020

Trang 11

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC TRONG BỐI CẢNH

HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

1.1 Khái niệm, các hình thức xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu nông sản 1.1.1 Khái niệm và các hình thức xuất khẩu nông sản

1.1.1.1 Khái niệm xuất khẩu

Theo Adam Smith, phân công lao động xã hội dẫn đến chuyên môn hóa sảnxuất, quá trình chuyên môn hóa sản xuất sẽ tạo ra một khối lượng hàng hóa lớnkhông chỉ đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn có thể xuất khẩu ra nước ngoài.Còn theo học thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo thì khi một quốc gia sảnxuất và đem trao đổi những mặt hàng có lợi thế tương đối của mình với một quốcgia khác thì cả hai quốc gia đều thu được lợi nhuận Như vậy, xuất khẩu hàng hóa

là một hoạt động tất yếu xảy ra khi phân công lao động xã hội đạt được một trình

độ nhất định Ta có nhiều cách hiểu khác nhau về xuất khẩu hàng hóa như:

Xuất khẩu hàng hóa là hoạt động đưa hàng hóa ra khỏi một nước (từ quốcgia này sang quốc gia khác) để bán trên cơ sở dùng tiền làm phương tiện thanhtoán hoặc trao đổi lấy một hàng hóa khác có giá trị tương đương Nói một cáchkhái quát, xuất khẩu hàng hóa là việc đưa hàng hóa ra nước ngoài để thực hiện giátrị sử dụng và giá trị của hàng hóa

Theo luật pháp Việt Nam: Hoạt động xuất khẩu hàng hóa là hoạt động bánhàng của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo hợp đồng muabán hàng hóa, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất và chuyển khẩu hàng hóa

Tóm lại, xuất khẩu hàng hóa nói một cách đơn giản nhất là việc bán một sản

phẩm ra thị trường nước ngoài Xuất khẩu thuần túy là một chức năng của hoạtđộng thương mại

1.1.1.2 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu

Hoạt động xuất khẩu hàng hóa diễn ra vô cùng phong phú và đa dạng,những hình thức xuất khẩu hàng hóa chủ yếu là:

Trang 12

Xuất khẩu trực tiếp

Là hình thức xuất khẩu, trong đó người bán (người sản xuất, người cungcấp) và người mua quan hệ trực tiếp với nhau (bằng cách gặp mặt, qua thư từ, điệntín) để bàn bạc thỏa thuận về hàng hóa, giá cả và các điều kiện giao dịch khác

Xuất khẩu qua trung gian

Là hình thức mua bán quốc tế được thực hiện nhờ sự giúp đỡ của trung gianthứ ba và người thứ ba này sẽ được hưởng một khoản tiền nhất định Người trunggian phổ biến trong các giao dịch quốc tế là đại lý và môi giới

Xuất khẩu tại chỗ

Là hình thức xuất khẩu ngay tại đất nước mình Đó là việc bán hàng và thựchiện các dịch vụ cho người nước ngoài Hàng xuất khẩu tại chỗ có thể dùng ngaytại chỗ hoặc được người mua đem ra nước ngoài

Hình thức tái xuất khẩu

Là hình thức thực hiện xuất khẩu trở lại sang các nước mua khác nhữnghàng hóa đã mua ở nước ngoài nhưng chưa qua chế biến ở nước tái xuất Mụcđích của thực hiện giao dịch tái xuất khẩu là mua hàng hóa ở nước này rồi bánhàng hóa với giá cao hơn ở nước khác và thu về số vốn lớn hơn số vốn bỏ ra banđầu

Hoạt động tái xuất khẩu có thể chia làm hai hình thức: hình thức tạm nhập tái xuất và hình thức chuyển khẩu, trong đó:

-Hình thức tạm nhập - tái xuất được hiểu là việc mua hàng của một nước đểbán cho nước khác trên cơ sở hợp đồng mua bán ngoại thương, làm thủ tục nhậpkhẩu hàng hóa vào, rồi sau đó làm thủ tục xuất khẩu mà không qua gia công chếbiến

Hàng hóa chuyển khẩu được chia thành hai loại Một là, hàng hóa sau khinhập cảnh được cơ quan hải quan cho vận chuyển đến một địa điểm hải quan khác

để làm thủ tục hải quan nhập khẩu Hai là, hàng hóa ở nơi vận chuyển ban đầu đãlàm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu vận chuyển đến một nơi xuất cảnh, do hảiquan nơi xuất cảnh giám sát quản lý cho qua

Trang 13

Gia công xuất khẩu

Là phương thức sản xuất hàng xuất khẩu, trong đó người đặt hàng gia công

ở nước ngoài cung cấp: máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu hoặc bán thành phẩmtheo mẫu và định mức cho trước Người nhận gia công trong nước tổ chức quátrình sản xuất sản phẩm theo nhu cầu của khách Toàn bộ sản phẩm làm ra ngườinhận gia công sẽ giao lại cho người đặt gia công để nhận tiền công

1.1.2 Một số lý thuyết liên quan đến trao đổi thương mại

1.1.2.1 Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối

Adam Smith (1723 - 1790) là người đầu tiên đưa ra sự phân tích có tính hệthống về nguồn gốc của thương mại quốc tế Từ việc xây dựng mô hình thươngmại đơn giản dựa trên ý tưởng về lợi thế tuyệt đối, ông đã giải thích lợi ích thuđược từ thương mại quốc tế đối với các quốc gia Ông cho rằng, lợi ích củathương mại quốc tế thu được do thực hiện nguyên tắc phân công lao động.Nguyên tắc này đòi hỏi mỗi quốc gia nên chuyên môn hóa, tập trung sản xuấtnhững hàng hóa mà quốc gia đó có lợi thế tuyệt đối, thông qua đó cho phép quốcgia đó sản xuất sản phẩm với chi phí thấp hơn các quốc gia khác, sau đó tiến hànhtrao đổi với các quốc gia khác thì cả hai bên đều có lợi Trong điều kiện đó, đòihỏi quốc gia phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của mình Các nguồn lực làđội ngũ lao động có tay nghề, được đào tạo thích hợp; là nguồn vốn; là tiến bộkhoa học công nghệ; là sự ưu đãi của thiên nhiên về địa lý, khí hậu, đất đai…Trong thương mại quốc tế, các nguồn lực sản xuất của cả thế giới sẽ được sử dụngmột cách có hiệu quả nhất và do đó tổng sản phẩm của thế giới sẽ tăng lên

Như vậy, lợi thế tuyệt đối đã mô tả được hướng chuyên môn hóa và trao đổigiữa các quốc gia và giải thích được một phần lý do của thương mại quốc tế đốivới một số mặt hàng và giữa các nước đang phát triển với các nước phát triển

Tuy nhiên, với mô hình này không thể giải thích được vấn đề tại sao thươngmại quốc tế lại diễn ra đối với tất cả các mặt hàng và giữa các nước phát triển.Chẳng hạn, một quốc gia nếu có sự bất lợi trong việc sản xuất tất cả các loại sảnphẩm, hoặc giữa các nước đó có điều kiện tương tự nhau về chi phí sản xuất cácloại hàng hóa thì liệu có thương mại quốc tế không ? Để giải thích vấn đề này, lý

Trang 14

thuyết lợi thế so sánh của David Ricacdo (1772 - 1823) đã ra đời.

1.1.2.2 Lý thuyết về lợi thế so sánh

Nếu như lý thuyết về lợi thế tuyệt đối xây dựng trên cơ sở sự khác biệtlượng lao động thực tế được sử dụng ở các quốc gia khác nhau (nói cách khác làkhác biệt về hiệu quả sản xuất tuyệt đối) thì lý thuyết lợi thế so sánh lại xuất phát

từ hiệu quả sản xuất tương đối Theo David Ricacdo, nếu một quốc gia có hiệuquả thấp hơn so với các quốc gia khác trong hầu hết các loại sản phẩm thì quốcgia đó vẫn có thể tham gia vào thương mại quốc tế để tạo ra lợi ích cho quốc giamình, bằng cách chuyên môn hóa tập trung sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa

có lợi thế tương đối và nhập khẩu những hàng hóa mà việc sản xuất chúng gặpnhiều bất lợi nhất Như vậy thương mại quốc tế vẫn có thể diễn ra cho mọi quốcgia trên thế giới, cho phép các quốc gia sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lựccủa mình đồng thời mang lại lợi ích cho cả đôi bên, cũng như làm cho của cải thếgiới tăng lên

Lý thuyết về lợi thế so sánh cho rằng, nếu một quốc gia biết tập trung vàosản xuất, trao đổi những hàng hóa mà việc sản xuất chúng thể hiện mối tươngquan thuận lợi giữa các mức chi phí cá biệt của quốc gia đó so với mức trung bìnhcủa thế giới, đồng thời biết lựa chọn và kết hợp hợp lý giữa ưu thế của quốc giamình với ưu thế của quốc gia khác thì sẽ đạt được hiệu quả tối đa mặc dù nguồnlực có bị hạn chế Vì một quốc gia mà việc sản xuất các loại hàng hóa và dịch vụkhông có hiệu quả bằng các quốc gia khác nhưng trong nhiều trường hợp họ vẫnthu được lợi ích, thậm chí lợi ích cao hơn những quốc gia khác nếu quốc gia đóchuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa đòi hỏi nguồn lực tươngđối rẻ và sẵn có trong nội địa, nhập khẩu những hàng hóa mà việc sản xuất rachúng cần nhiều yếu tố đắt và khan hiếm trong nước

Mặc dù lý thuyết lợi thế so sánh vẫn còn gặp một số bế tắc khi giải quyếtcác vấn đề phức tạp của thương mại quốc tế hiện đại, nhưng lý thuyết này đã đóngvai trò quan trọng trong việc chi phối sự phát triển của thương mại quốc tế, là cơ

sở khoa học để mỗi quốc gia lựa chọn và xác định các sản phẩm xuất khẩu phùhợp dựa trên cơ sở phân tích các lợi thế so sánh về nguồn lực sản xuất, từ đó tham

Trang 15

gia tích cực vào phân công và hợp tác quốc tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh

tế của mỗi quốc gia và của thế giới

Ngoài các học thuyết về lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh còn có nhiều họcthuyết khác giải thích nguyên nhân của thương mại quốc tế như học thuyết vềnhân tố của Neckschen - Ohlin, học thuyết về kinh tế theo quy mô về chu kỳ sốngcủa sản phẩm…nhưng có lẽ học thuyết về lợi thế so sánh của David Ricacdo giảithích rõ ràng hơn nguyên nhân của Thương mại quốc tế Theo học thuyết về lợithế so sánh của David Ricacdo các hàng nông sản Việt Nam vẫn còn sức cạnhtranh cao trên thị trường thế giới trong đó có thị trường Trung Quốc Việt Namvẫn là một quốc gia nông nghiệp không có nguồn vốn tài chính dồi dào, thế mạnhcủa Việt Nam trong cạnh tranh quốc tế là nguồn lực lao động sẵn có và rẻ tiền

1.1.2.3 Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh

Lý thuyết về lợi thế so sánh được áp dụng rộng rãi trong thương mại quốc

tế Tuy nhiên, hiện nay để nghiên cứu quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước,các nhà nghiên cứu thường đề cập đến một số tiêu chí dùng để so sánh trình độphát triển kinh tế giữa các nước với nhau như môi trường kinh doanh, chất lượngnguồn nhân lực, vai trò của thể chế, hệ thống tài chính, độ mở của nền kinh tế…Tổng hợp các yếu tố trên người ta thường dùng khái niệm lợi thế cạnh tranh haytính cạnh tranh của quốc gia Đó là năng lực của nền kinh tế quốc dân để đạt vàduy trì được mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế và đặc trưngkinh tế khác Theo M.Porter thì lợi thế cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc vàocác yếu tố như: (1) Điều kiện hay tình trạng về nhân tố sản xuất thể hiện vị thếquốc gia về nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, vốn, kết cấu hạ tầng, tiềmnăng khoa học kỹ thuật…(2) Tình trạng về nhu cầu trong nước phản ánh bản chấtcủa nhu cầu thị trường tại quốc gia đó đối với sản phẩm và dịch vụ một ngành; (3)Chiến lược, cơ cấu công ty và đối thủ cạnh tranh thể hiện cách thức, môi trường

mà trong đó công ty được thành lập, tổ chức và quản lý cũng như trạng thái, bảnchất của các đối thủ cạnh tranh trong nước; (4) Thực trạng các ngành công nghiệp

hỗ trợ và liên quan có khả năng cạnh tranh quốc tế; (5) Các yếu tố bất thường như:phát minh khoa học, công nghệ sinh học, đột biến chi phí đầu vào như cú sốc tiền

Trang 16

tệ, thị trường tài chính tiền tệ, tăng cầu đột biến, các sự việc bất khả kháng nhưđảo chính, chiến tranh…và (6) Vai trò của Chính phủ trong việc tác động lên cácnhân tố xác định lợi thế cạnh tranh quốc gia.

Để đánh giá khả năng cạnh tranh thường căn cứ vào Chỉ số khả năng cạnhtranh Theo Diễn đàn kinh tế Thế giới (WEF), chỉ số khả năng cạnh tranh bao gồm

2 chỉ số quan trọng là Chỉ số khả năng cạnh tranh tăng trưởng (GrowthCompetitiveness Index) và Chỉ số khả năng cạnh tranh hiện tại (CurrentCompetitiveness Index) Thông qua việc xếp hạng này, có thể đánh giá được nănglực cạnh tranh của quốc gia này so với các quốc gia khác Theo WEF, năm 2008Việt Nam được xếp thứ 70 trên tổng số 134 nước được xem xét

Nghiên cứu quan hệ hợp tác kinh tế thương mại về thực chất là nghiên cứuquan hệ cạnh tranh Do đó khi nghiên cứu về mối quan hệ thương mại hàng nôngsản giữa Việt Nam và Trung Quốc, luận án sẽ tập trung làm rõ khả năng cạnhtranh của nông sản Việt Nam với các đối tác thương mại khác tại thị trường TrungQuốc Kết quả nghiên cứu đánh giá khả năng cạnh tranh sẽ làm sáng tỏ tươngquan lực lượng giữa Việt Nam và các đối tác thương mại khác tại thị trườngTrung Quốc, từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tận dụng cơ hội vàhạn chế những khó khăn, thách thức

1.1.2.4 Lý thuyết về địa kinh tế, địa chính trị

Trong thời gian gần đây, khi phân tích quan hệ kinh tế thương mại giữa cácnước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, các nhà nghiên cứuthường nói nhiều đến các yếu tố địa kinh tế và địa chính trị của các quốc gia

Địa kinh tế là khoa học nghiên cứu các đặc điểm địa lý ảnh hưởng đến tiến

trình phát triển kinh tế của một vùng, một quốc gia, thậm chí một khu vực rộnglớn bao gồm nhiều quốc gia khác nhau

Địa chính trị là khoa học nghiên cứu các yếu tố địa lý chi phối xu thế và

thái độ chính trị của quốc gia hoặc khu vực Học thuyết này được Chính phủ cácnước vận dụng để phân tích bối cảnh chính trị thế giới, từ đó đưa ra các quyết sáchđịnh hướng các quan hệ quốc tế phục vụ cho lợi ích kinh tế và chính trị của mình

Tuy nhiên, trong một thế giới đầy biến động những quan niệm mới về địa

Trang 17

chính trị và địa kinh tế cũng luôn thay đổi, vì vậy, đòi hỏi các quốc gia phải phảnứng năng động, phù hợp với đặc điểm cơ bản của địa chính trị, địa kinh tế củamình Một số đặc điểm nổi bật của địa chính trị, địa kinh tế hiện nay là:

Thứ nhất, đặc điểm địa chính trị, địa kinh tế của mỗi quốc gia thay đổi theo trình độ phát triển và bối cảnh chung của khu vực và thế giới Việt Nam có vị trí

liền kề với Trung Quốc nhưng nếu Trung Quốc không tích cực đổi mới như hiệnnay mà vẫn trong tình trạng trì trệ của những năm 60 -70 thì đặc điểm địa chính trịcủa Việt Nam sẽ được nhìn nhận khác đi trong một bối cảnh khác Sự xuất hiệncủa những con rồng Châu Á như Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc và Singaporelàm thay đổi đặc điểm và tính chất của thị trường khu vực, làm đặc điểm địa kinh

tế của khu vực thay đổi, vì vậy, nhận định về địa kinh tế của Việt Nam cũng phảithay đổi cho phù hợp với tình hình mới

Thứ hai, bán kính vùng ảnh hưởng của địa chính trị, địa kinh tế có xu hướng mở rộng trong xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ Ngày nay các

diễn biến chính trị, kinh tế - xã hội quan trọng nhanh chóng lan tỏa trên mọi miềncủa thế giới nhờ những tiến bộ khoa học, kỹ thuật của thời đại Ngày nay, vớiAPEC, với diễn đàn Á - Âu nhiều quốc gia xa xôi đã trở nên gần gũi với ViệtNam cả về chính trị cũng như kinh tế - xã hội

Thứ ba, lợi ích quốc gia ngày càng bị đan xen với lợi ích quốc tế khiến cho việc xử lý các vấn đề địa chính trị và kinh tế phải đặc biệt cẩn trọng và linh hoạt hơn Nói đến địa chính trị và địa kinh tế là nói đến lợi ích quốc gia Trong quá

khứ, do sự xâm nhập của lực lượng quốc tế vào một quốc gia ở mức độ rất hạnchế nên lợi ích quốc gia thường tách biệt, thậm chí đối lập với lợi ích quốc tế.Ngày nay, với sự lên ngôi của các lực lượng đa quốc gia, các lợi ích quốc giathường đan xen nhau đến mức khó phân biệt rạch ròi

Nghiên cứu lý thuyết địa kinh tế và địa chính trị sẽ cho phép đánh giá xácthực các ưu thế về địa kinh tế và địa chính trị của Việt Nam, góp phần xây dựngmột chiến lược phát triển kinh tế khả thi, linh hoạt trước một thế giới năng động,phức tạp và nhiều rủi ro Chiến lược đó là kết hợp việc phát huy các nguồn lựcbên trong, khai thác các ưu thế địa kinh tế, địa chính trị để tranh thủ tối đa sự hợp

Trang 18

tác của đất nước nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và xác lập địa

vị của Việt Nam trong hệ thống kinh tế chính trị toàn cầu

Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, về cơ bản Việt Nam vẫn là một nềnkinh tế tạo ra rất ít giá trị gia tăng, là một quốc gia không có nhiều truyền thốngkinh doanh, lịch sử Việt Nam thiếu vắng những nhà công thương lớn Trong thời

kỳ đổi mới, chúng ta đạt được những thành tựu đáng kể trong nông nghiệp trêntổng thể, nhưng nông nghiệp cũng còn tồn tại những điểm yếu cơ bản, hơn 70%lực lượng lao động đang làm việc trong khu vực nông nghiệp, ngành kinh tế tạođược rất ít giá trị gia tăng

Việt Nam ở bên cạnh Trung Quốc nhưng thực chất là gần với khu vực lạchậu của Trung Quốc Vấn đề đặt ra là Trung Quốc hỗ trợ Việt Nam hay Việt Nam

hỗ trợ Trung Quốc phát triển ? Đại dương mênh mông mở ra cơ hội lớn trong giaiđoạn phát triển hiện nay và trong tương lai Phát triển theo trục Đông - Tây, vớiviệc mở mang kinh tế biển và vận tải biển không những giảm bớt sự phụ thuộccủa Việt Nam vào Trung Quốc, mà còn tạo điều kiện cho hàng hoá Việt Nam xâmnhập sâu vào thị trường Trung Quốc rộng lớn nhờ vận tải đường biển với chi phíthấp và năng lực truyền tải lớn Chỉ khi công cuộc cải cách biến Trung Quốc thànhmột quốc gia phát triển thực sự, tất cả các vùng kinh tế của nước này đạt đến trình

độ phát triển cao thì trục Bắc - Nam mới tác động tích cực đến sự phát triển củaViệt Nam Hòa bình và hữu nghị với Trung Quốc là điều kiện tối cần thiết đểchúng ta có điều kiện tập trung những cố gắng vào phát triển kinh tế Trong chiếnlược hợp tác cạnh tranh với Trung Quốc, Việt Nam phát triển kinh tế càng khácvới Trung Quốc bao nhiêu càng tốt Trên thế giới hiếm có một nước nào có thểcạnh tranh với Trung Quốc nếu sản xuất những hàng hóa có đặc tính giống hànghóa Trung Quốc Nước Thụy Sỹ nhỏ bé nhưng sống tốt bên cạnh Châu Âu hùngmạnh nhờ dịch vụ ngân hàng và sản xuất máy móc tinh xảo Kinh nghiệm củangười Thụy Sỹ chỉ ra cho chúng ta nên sản xuất những gì khác biệt với hàng hóaTrung Quốc, những gì mà đặc tính số đông không là ưu thế Chỉ có như vậy, ViệtNam mới phát triển ổn định và ít rủi ro bên cạnh nền kinh tế lớn như Trung Quốc

1.1.3 Vai trò của xuất khẩu nông sản đối với phát triển kinh tế Việt Nam

Trang 19

Xuất khẩu là một khâu quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân của mộtquốc gia, thực hiện một phần tổng sản phẩm trong nước nhờ bán ra nước ngoàinhững sản phẩm có lợi thế, có chất lượng cao Kết quả xuất khẩu được sử dụngcho nhu cầu nhập khẩu, góp phần cân đối, duy trì và mở rộng tái sản xuất trongnước, tranh thủ những tiến bộ của khoa học và công nghệ mới, hòa nhập với sựphát triển không ngừng của nền kinh tế thế giới.

Đối với nhiều nước trên thế giới, thực tiễn phát triển những năm gần đây đãchứng minh rằng, nhờ thực thi chính sách hướng về xuất khẩu mà nhanh chóngthoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, trở thành các quốc gia công nghiệp mới,

có nền kinh tế giàu mạnh, hiện đại, có khả năng tiến kịp các nước kinh tế pháttriển trong thập kỷ tới Do vậy đối với nhiều nước, xuất khẩu đã trở thành mũinhọn của nền kinh tế, là đòn bẩy của tăng trưởng kinh tế - xã hội

Xuất khẩu nông sản là một bộ phận không nhỏ của xuất khẩu hàng hóa củahầu hết các quốc gia trên thế giới Tuy nhiên, do sự khác nhau về lợi thế (vốn, laođộng, công nghệ, điều kiện tự nhiên, chính sách của chính phủ) mà tỷ trọng xuấtkhẩu nông sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu của các quốc gia khác nhau Đốivới Việt Nam, xuất khẩu nông sản là nguồn thu rất quan trọng, xuất khẩu nông sản

có vai trò cụ thể như sau:

Một là, xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng tạo nguồn vốn tích lũy quan trọng để nhập khẩu và tích lũy phát triển sản xuất, phục

vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Công nghiệp hóa đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tấtyếu để khắc phục tình trạng đói nghèo và chậm phát triển Để công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước trong một thời gian ngắn đòi hỏi phải có nguồn vốn rất lớn

để nhập khẩu máy móc, thiết bị và công nghệ tiên tiến

Nguồn vốn để nhập khẩu có thể lấy từ nhiều nguồn thu như: Đầu tư củanước ngoài, vay nợ, viện trợ, thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ thu ngoại tệ, xuấtkhẩu lao động, xuất khẩu hàng hóa Các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, vay nợ,viện trợ tuy quan trọng nhưng cũng phải trả bằng cách này hay cách khác ở thời

kỳ sau này Như vậy, nguồn vốn thu từ hoạt động xuất khẩu đóng vai trò quan

Trang 20

trọng nhất để nhập khẩu và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Từ thực tiễn hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt nam trong những nămqua cho thấy, xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng thực

sự mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách quốc gia và là nhân tố quan trọng thu hútđược một số lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài So với các mặt hàng công nghiệpxuất khẩu như hàng dệt may, giầy da hay cơ khí…thì trong cùng một lượng kimngạch xuất khẩu thu về như nhau, tỷ lệ chi phí sản xuất có nguồn gốc ngoại tệ củahàng nông sản rất thấp, do đó thu nhập ngoại tệ ròng của hàng nông sản xuất khẩu

sẽ cao hơn nhiều Ví dụ: Chi phí sản xuất gạo xuất khẩu có nguồn gốc ngoại tệ(phân bón, thuốc trừ sâu bệnh và các loại hóa chất, xăng dầu…) chỉ chiếm từ 15 -20% giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo Điều đó có nghĩa là xuất khẩu gạo đã tạo ra

từ 80 - 85% thu nhập ngoại tệ thuần cho đất nước, chỉ số này đối với nhân điềuxuất khẩu là khoảng 27% và 73% Đây là lợi thế ban đầu của các nước nghèo để

có nguồn vốn tích lũy cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Mặt khác, xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêngcòn tạo nguồn thu ngoại tệ mạnh cho phép chúng ta gia tăng dự trữ quốc gia vàchủ động trong việc điều hòa cung cầu tiền tệ

Hai là, xuất khẩu và xuất khẩu nông sản góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh

tế và thúc đẩy sản xuất phát triển theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất nguồn lực

và lợi thế của quốc gia.

Do tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại,

cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi nhanh chóng Sựchuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa để phùhợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới là con đường tất yếu đối vớiViệt Nam

Để phục vụ cho xuất khẩu, việc tổ chức sản xuất ở mỗi quốc gia đều phảixuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới Điều này tác động tích cực đến sựchuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển; bao gồm:

- Xuất khẩu nông sản sẽ tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác pháttriển thuận lợi: Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sẽ cho phép mở rộng quy mô sản

Trang 21

xuất, tạo điều kiện để nhiều ngành nghề mới ra đời, gây phản ứng dây chuyền thúcđẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo, kết quả là làm tăng tổng sản phẩm xãhội và nền kinh tế phát triển nhanh Ví dụ, xuất khẩu gạo sẽ kéo theo sự phát triểncác ngành sản xuất và dịch vụ khác như sản xuất bao bì, chăn nuôi, trồng trọt, vậnchuyển…

- Xuất khẩu nông sản tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn để nhập khẩu thiết bị vàcông nghệ tiên tiến góp phần hiện đại hóa kinh tế đất nước, tạo ra năng lực sảnxuất mới mạnh mẽ hơn Đồng thời thông qua xuất khẩu nông sản chúng ta chứngminh được khả năng của Việt Nam về các sản phẩm nhiệt đới, về khả năng hợptác, liên doanh, liên kết với các đối tác trong sản xuất, kinh doanh Từ đó tăngthêm niềm tin và sự chủ động trong phát triển kinh tế đất nước

- Thông qua xuất khẩu nông sản, các nhà sản xuất trong nước buộc phảicạnh tranh quyết liệt trên thị trường thế giới Để chiến thắng trong cạnh tranh đòihỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất tốt hơn, quản lý và kinh doanh hiệu quả hơn

để tăng năng suất lao động, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm, đápứng tốt hơn các đòi hỏi ngày càng cao của thị trường

- Xuất khẩu nông sản còn là yếu tố quan trọng nhằm phát huy mọi nguồnnội lực, tạo thêm vốn đầu tư để đổi mới công nghệ, tăng thêm việc làm, thúc đẩynhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước

Ba là, xuất khẩu nông sản có tác động tích cực và có hiệu quả đến việc nâng cao đời sống của nhân dân trên cơ sở tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Sản xuất hàng hóa xuất khẩu có khả năng thu hút hàng triệu lao động vàolàm việc với thu nhập cao Việt Nam có nguồn lao động dồi dào với khoảng 40triệu người, trong đó tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn hiện nay là khoảng 25 %.Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sẽ làm tăng số lượng công ăn việc làm, do đó thuhút được thêm nhiều lao động, đặc biệt là lao động ở các vùng nông thôn vào cáckhu công nghiệp, khu chế xuất và các vùng chuyên canh cây trồng để sản xuấthàng xuất khẩu Ngành nông sản là ngành sử dụng nhiều lao động vào quá trìnhsản xuất - kinh doanh Đây là một ưu thế quan trọng hiện nay vì hàng năm Việt

Trang 22

Nam phải giải quyết thêm việc làm cho hơn 1,4 triệu người bước vào tuổi laođộng Ví dụ, để trồng và chăm sóc 1 ha dứa hay 1 ha dâu tằm mỗi năm cần sửdụng tới 20 lao động Trong khi đó, giá nhân công Việt Nam rẻ hơn các nước kháctrong khu vực như Thailand từ 2 - 3 lần Lợi thế này sẽ không tồn tại lâu dài vàdần mất đi cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước.

Để nắm vững và làm chủ được công nghệ trong quá trình sản xuất, ngườilao động buộc phải nâng cao trình độ cả lý thuyết và thực hành Như vậy, đẩymạnh xuất khẩu sẽ có tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu lao động cả về tínhchất ngành nghề và cả về chất lượng lao động Đồng thời, với việc đẩy mạnh xuấtkhẩu nông sản sẽ góp phần tăng thu nhập của người lao động, tạo điều kiện để họnâng cao đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần Ngoài ra, một phần kim ngạchxuất khẩu có thể dùng để nhập khẩu hàng tiêu dùng thiết yếu nhằm đáp ứng nhucầu ngày càng phong phú, đa dạng của đời sống con người Xuất khẩu nông sản

đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm, tăng thu nhậpcho người nông dân vốn phần lớn đang sống trong nghèo nàn, thiếu thốn, lạc hậu

Bốn là, xuất khẩu nông sản góp phần giữ ổn định nền kinh tế của đất nước.

Cùng với các ngành hàng xuất khẩu quan trọng khác như may mặc và giày

da, nông sản là ngành hàng sử dụng nhiều nguồn lực lao động tại chỗ hơn lànguồn vốn đầu tư nước ngoài Nông sản xuất khẩu còn có vai trò quan trọng trongnền kinh tế Việt Nam vì liên quan đến hơn 70% dân số, là một thị trường lớn chocác ngành hàng sản xuất khác Khi xuất khẩu nông sản được giữ ổn định và tăngtrưởng, cả nền kinh tế có nhiều cơ hội hơn để phát triển Vai trò của ngành nôngnghiệp trong việc ổn định kinh tế Việt Nam đã được chứng minh trong quá khứ.Năm 1989, công nghiệp tăng trưởng âm nhưng sản xuất nông nghiệp phát triểnmạnh nên cứu được khủng hoảng Đến năm 1999, một lần nữa, công nghiệp - dịch

vụ đều chựng lại, chỉ có nông nghiệp tăng trưởng tốt nên đã cứu được nền kinh tếđang bên bờ vực khủng hoảng

Năm là, xuất khẩu nông sản góp phần mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường địa vị kinh tế của quốc gia trên thị trường thế giới.

Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại phụ thuộc

Trang 23

vào nhau Xuất khẩu là một hoạt động kinh tế đối ngoại Có thể nói, xuất khẩu nóichung và xuất khẩu nông sản nói riêng có vai trò thúc đẩy các hoạt động kinh tếđối ngoại khác Bởi vì khi xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu nông sảnnói riêng phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của các hoạt động dịch vụ quốc tếtrong các lĩnh vực khác như: đầu tư tài chính - tín dụng, bảo hiểm, thanh toánquốc tế, phát triển vận tải quốc tế, chuyển giao công nghệ Ngược lại, các hoạtđộng kinh tế đối ngoại phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng xuất khẩu.

Ví dụ, hoạt động đầu tư quốc tế sẽ mang đến nguồn vốn và công nghệ tiên tiến để

mở rộng sản xuất hàng nông sản xuất khẩu như việc đầu tư xây dựng các nhà máychế biến nông sản, chuyển giao giống và kỹ thuật thâm canh cây trồng có năngsuất và chất lượng cao tạo nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất Việc ký kếtcác hiệp định thương mại song phương, đa phương và gia nhập các tổ chức kinh tếquốc tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu thâm nhập

và mở rộng thị trường

Việc các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng ra nước ngoài sẽ làm tăngthêm vị thế và uy tín không chỉ của hàng hóa Việt Nam mà còn cả uy tín của ViệtNam trên thị trường thế giới, đồng thời còn góp phần mở rộng các mối quan hệvới bên ngoài

Sáu là, xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng thúc đẩy quá trình phân công và chuyên môn hóa quốc tế, là thước đo đánh giá kết quả của quá trình hội nhập quốc tế của một quốc gia vào nền kinh tế khu vực và thế giới

Trong bối cảnh mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩucủa các nước là thước đo đánh giá kết quả của quá trình hội nhập quốc tế và pháttriển trong mối quan hệ tùy thuộc vào nhau giữa các quốc gia

Mỗi quốc gia sản xuất và xuất khẩu hàng hóa không chỉ cho riêng thịtrường khu vực mà là một thị trường toàn cầu, đây là một sân chơi công bằng với

sự cạnh tranh quyết liệt Điều đó đòi hỏi mỗi quốc gia phải lựa chọn cho mình một

số hàng hóa mà mình có lợi thế so với các quốc gia khác để đầu tư sản xuất vàcung cấp cho thị trường toàn cầu và nhập khẩu trở lại các sản phẩm mà mình sản

Trang 24

xuất không có hiệu quả bằng các quốc gia khác, từ đó hình thành sự phân công vàchuyên môn hóa quốc tế, nền kinh tế của mỗi quốc gia gắn liền với nền kinh tế thếgiới Sự độc lập phát triển của mỗi quốc gia là sự phụ thuộc của quốc gia đó vàothế giới phải cân bằng với sự phụ thuộc của thế giới vào quốc gia đó.

Bảy là, xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng góp phần thúc đẩy cải tiến cơ chế quản lý, chính sách kinh tế của nhà nước cho phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.

Toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại đã và đang là xu thế phát triển trêntoàn thế giới, nó tác động sâu sắc và toàn diện đối với mọi lĩnh vực của đời sốngkinh tế - xã hội của các quốc gia, làm cho nền kinh tế mỗi nước ngày càng gắn bóchặt chẽ với nền kinh tế toàn cầu Hội nhập trở thành động lực phát triển, vừa là

cơ hội, vừa là thách thức đối với mỗi quốc gia trên toàn thế giới Mỗi quốc gia,mỗi ngành và mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào thương mại quốc tế là đã thamgia vào một sân chơi khắc nghiệt, bình đẳng và đều phải chấp nhận một luật chơichung, trong đó sức ép cạnh tranh rất lớn

Hiện tại hệ thống quản lý thương mại của Việt Nam nhiều nhưng không bàibản, xây dựng còn tùy tiện chưa sát với thực tế do thiếu kinh nghiệm vì vậy chúng

ta cần phải rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành chophù hợp với những cam kết quốc tế, phù hợp với quy định của tổ chức Thươngmại thế giới để tạo môi trường pháp lý thông thoáng cho thương mại phát triển

1.2 Các đặc điểm và nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất, xuất khẩu nông sản 1.2.1 Các đặc điểm của sản xuất và xuất khẩu nông sản

1.2.1.1 Sản xuất và xuất khẩu nông sản mang tính thời vụ cao

Sản xuất nông sản mang đặc trưng là tính thời vụ trong sản xuất nôngnghiệp Do đặc tính tự nhiên, nông sản dễ bị hư hỏng xuống cấp khi bảo quản, vậnchuyển, đòi hỏi phải có đầu tư thích đáng và áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiêntiến mới có thể bảo quản được lâu dài nhưng cũng chỉ trong thời hạn nhất định Vìvậy, nếu không quan tâm đến ứng dụng khoa học công nghệ trong việc bảo quảnsau thu hoạch hoặc đưa vào chế biến kịp thời thì khi vào vụ thu hoạch các nhà sảnxuất vẫn phải bán đổ bán tháo hoặc để nông sản bị hư hỏng, xuống cấp

Trang 25

1.2.1.2 Sản xuất và xuất khẩu nông sản phải đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh

an toàn thực phẩm

Phần lớn các nông sản là những mặt hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thiếtyếu và có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, do đó yêu cầu về chấtlượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm của các nước nhập khẩu nông sản rấtkhác nhau Mỗi quốc gia nhập khẩu nông sản có những rào cản riêng về tiêuchuẩn kỹ thuật, quy trình chế biến, tiêu chuẩn vệ sinh, yếu tố môi trường, thậm chí

cả tiêu chuẩn về lao động sử dụng trong sản xuất và chế biến Các tiêu chuẩn nàyngày càng trở nên chặt chẽ, khắt khe hơn và trở thành vũ khí sắc bén của các quốcgia để bảo hộ nền sản xuất nông nghiệp nội địa trong xu hướng toàn cầu hóa hiệnnay Điều này khiến cho danh mục các mặt hàng cấm nhập khẩu vào các nướccàng dài ra Những sản phẩm sạch là những sản phẩm đạt tiêu chuẩn về bảo vệsức khỏe cho người, động vật, thực vật và môi trường sinh thái, là những sảnphẩm được người tiêu dùng ưa thích vì mục đích bảo vệ sức khỏe

1.2.1.3 Giá cả hàng nông sản xuất khẩu không ổn định

Giá cả của hàng hóa xuất khẩu là một yếu tố cạnh tranh quan trọng Muốngiảm giá cho sản phẩm xuất khẩu để thu hút người tiêu dùng thì phải hạ giá thànhsản xuất, như vậy, ngoài việc đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất đểgiảm giá thành còn phải tiến hành nhiều biện pháp khác nhằm giảm các chi phíđầu vào trong cấu thành giá của sản phẩm

Ở Việt Nam, hầu hết các lĩnh vực kinh doanh đều có chi phí rất cao, khiếncho giá thành sản phẩm thường cao hơn các nước trong khu vực Các chi phí cơ sở

hạ tầng, bưu chính viễn thông, điện nước, phí vận chuyển đều cao hơn so với cácnước khác: cước phí vận chuyển container của Việt Nam cao gấp 3 lần so vớiSingapore, gấp 2,5 lần so với Malayxia, gấp 2 lần so với Indonexia Trong khi đó,giá nông sản thường gặp phải sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế Mộtđặc điểm chính của thị trường nông sản và cũng là thách thức lớn nhất cho xuấtkhẩu của Việt Nam là tính biến động cao của giá cả Những biến động trong năm

2008 là những minh chứng cụ thể cho đặc điểm này, bắt đầu là mặt hàng gạo, giá

Trang 26

thế giới có khi tăng lên đến 300%, sau đó lại suy giảm.

Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, giá nông sản ngày càng phụ thuộcnhiều hơn vào các yếu tố kinh tế vĩ mô như chính sách tiền tệ, sự cân bằng ngânsách quốc gia, tỉ giá, các chính sách thương mại quốc tế Khủng hoảng kinh tếtoàn cầu khiến cho tất cả các quốc gia xem xét, điều chỉnh các chính sách kinh tế

vĩ mô và điều này sẽ làm cho giá cả xuất nhập khẩu trở nên khó lường

1.2.1.4 Sản xuất và xuất khẩu nông sản cần được sự quan tâm của nhà nước

Nông sản là sản phẩm đặc biệt cả trong sản xuất và trong tiêu thụ nên việcxuất khẩu nông sản là hoạt động cần được sự quan tâm của nhà nước Trong tiếntrình hội nhập kinh tế toàn cầu, mỗi nước nhập khẩu đều cố gắng đưa ra những ràocản ngày càng tinh vi, phức tạp gây trở ngại đối với hàng nông sản nhập khẩunhằm bảo hộ các sản phẩm nông sản trong nước Muốn tháo gỡ những rào cản nàychỉ có thông qua đàm phán, thương lượng ở cấp chính phủ mới có thể giải quyếtđược

Từ những đặc điểm cơ bản trên, có thể nói xuất khẩu nông sản có nhữngthuận lợi và khó khăn riêng đòi hỏi mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp xuất khẩuphải có chiến lược phát triển phù hợp nhằm phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh củamình trong hoạt động xuất khẩu

1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản

1.2.2.1 Các nhân tố quốc tế

A Các yêu cầu của WTO

a Tổng quan về Hiệp định nông nghiệp của WTO

* Các cam kết về mở cửa thị trường

Nông nghiệp là lĩnh vực quan trọng và gây ra nhiều tranh cãi trong vòngđàm phán Uruguay Trong lĩnh vực nông nghiệp, tồn tại 3 quan điểm của 3 nhómnước gồm: nhóm các nước xuất khẩu, nhóm các nước nhập khẩu và nhóm trunggian là những nước vừa xuất khẩu một số loại nông sản đồng thời lại phải nhậpkhẩu một số loại nông sản khác Hầu hết các nước đang phát triển đều thuộc nhómnhập khẩu nông sản hoặc nhóm thứ 3 là những nước tham gia xuất khẩu một vàimặt hàng nông sản nhất định Nhưng có điểm cần lưu ý là mặc dù ít nước đang

Trang 27

phát triển có thể là những nước xuất khẩu chính tất cả các nhóm hàng nông sảnchủ yếu, những mặt hàng nông sản có thế mạnh của từng nước đang phát triểnđược xuất khẩu đều là những mặt hàng có tính sống còn đối với nền kinh tế.

Các cam kết về mở cửa thị trường trong Hiệp định Nông nghiệp của WTOtập trung chủ yếu vào 3 lĩnh vực cam kết chính: tiếp cận thị trường, hỗ trợ trongnước và trợ cấp xuất khẩu

- Tiếp cận thị trường

Các điều khoản của tiếp cận thị trường trong Hiệp định Nông nghiệp nhằmđiều tiết và hạn chế các cản trở đối với thương mại trong nông nghiệp, tập trungvào 2 vấn đề chính là cắt giảm thuế, thuế quan hóa các rào cản phi thuế quan vàcam kết mở cửa thị trường tối thiểu

+ Giảm thuế và thuế quan hóa các rào cản phi thuế quan.

Tất cả các hàng rào thuế quan sẽ bị ràng buộc và sau đó giảm dần theo cáccam kết trong hiệp định nông nghiệp Các nước không được phép tăng mức thuếtrần Các nước phát triển sẽ phải cắt giảm thuế 36% và các nước đang phát triểnphải cắt giảm trung bình 24% trong 10 năm Hiệp định cũng quy định, mỗi dòngthuế phải cắt giảm ít nhất 15% đối với các nước phát triển, 10% đối với các nướcđang phát triển và tiến trình cắt giảm phải được tiến hành đều đặn theo từng năm

Tất cả các biện pháp phi thuế quan phải được chuyển thành thuế (thuế hóa).Mức thuế quan tương ứng của các biện pháp phi thuế quan được lấy mức cơ sở lànăm 1986 - 1988 Hiệp định chung quy định 2 ngoại lệ đối với quá trình thuế hóa,

đó là: 1) trong những hoàn cảnh nhất định, các nước được sử dụng quyền tự vệ; và2) các nước được hưởng các ưu đãi đặc biệt trong một số hàng nông sản nhất định

Các nước đang phát triển, đặc biệt là những nước có tiềm năng về xuất khẩunông sản, có điều kiện mở rộng thị trường Do tác động của quá trình thuế hóa vàcắt giảm thuế quan, các nước đang phát triển sẽ có điều kiện thâm nhập nhiều hơnvào thị trường các nước phát triển Đồng thời, việc loại bỏ các biện pháp phi thuếquan sẽ khiến thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp công khai, minh bạch và cótính dự đoán cao hơn

Tuy nhiên, kết quả của quá trình mở cửa trong lĩnh vực nông nghiệp còn

Trang 28

nhiều hạn chế, đặc biệt đối với các nước đang phát triển:

Thứ nhất, cho dù hàng rào bảo hộ nông nghiệp đã trở nên rõ ràng và công

khai hơn thông qua quá trình thuế hóa các biện pháp phi thuế quan nhưng mứcbảo hộ bằng thuế trong nông nghiệp vẫn còn rất cao ở những nước đang phát triển

Thứ hai, trong quá trình cắt giảm thuế, do quy định mức cắt giảm chung chỉ

là 36% và mặc dù mức cắt giảm tối thiểu với một dòng thuế được quy định là15%, các nước phát triển thường giữ mức thuế cao đối với các sản phẩm nhạy cảmtrong khi lại cắt giảm rất mạnh ở những sản phẩm khác để bảo đảm tổng số mứccắt giảm vẫn là 36% đã khiến thuế trong một số hàng nông sản tăng lên nhanhchóng vào cuối vòng đàm phán Uruguay, đặc biệt đối với hàng chế biến xuất khẩu

từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển

+ Các cam kết mở cửa thị trường tối thiểu

Trong trường hợp không có nhu cầu nhập khẩu đối với một số sản phẩmnhất định các nước phát triển vẫn phải tạo cơ hội mở cửa thị trường tối thiểu chonhững sản phẩm đó là 3% so với sức tiêu thụ nội địa trong thời kỳ cơ sở 1986 -

1988 Tỷ lệ 3% này bắt đầu thực hiện từ năm 1995 và nâng lên 5% vào năm 2002

Tỷ lệ này là 1% đối với các nước đang phát triển và tăng lên 4% vào năm 2004.Những tỷ lệ thấp hơn đánh vào hàng nhập khẩu trong phạm vi giới hạn hạn ngạch

và tỷ lệ cao hơn đánh vào hàng nhập khẩu vượt qua giới hạn hạn ngạch

Do kết quả của các cam kết mở cửa thị trường tối thiểu, các nước phải nhậpkhẩu một số lượng khiêm tốn nhất những hàng hóa hạn chế chặt chẽ nhất Cáccam kết này cũng bao gồm các sản phẩm về thịt, sản phẩm về sữa, các loại rau vàhoa quả tươi Việc bảo đảm mở cửa thị trường tối thiểu không yêu cầu các nướcphải nhập khẩu một khối lượng hàng nhất định mà chỉ yêu cầu phải tạo cơ hội chotiếp cận thị trường

- Hỗ trợ trong nước

Hiệp định Nông nghiệp đã phân các biện pháp hỗ trợ trong nước có yêu cầuđược miễn trừ cam kết cắt giảm cần phải thỏa mãn các yêu cầu cơ bản là các biệnpháp đó không có tác động bóp méo thương mại và ảnh hưởng đến sản xuất.Người ta quy các loại hỗ trợ này về 3 dạng, đó là: hỗ trợ dạng hộp hổ phách, hỗ

Trang 29

trợ dạng hộp xanh lá cây và hỗ trợ dạng hộp xanh da trời.

+ Các biện pháp trong “hộp hổ phách” gồm trợ giá và các thanh toán trực

tiếp - là những biện pháp có ảnh hưởng tới thương mại hàng nông sản và phải cắtgiảm Các nước phát triển phải cắt giảm đều 20% mức trợ cấp so với tổng lượng

hỗ trợ tính gộp (AMS) của giai đoạn cơ sở trong vòng 6 năm và các nước đangphát triển là 13,3% trong vòng 10 năm

+ Các biện pháp hỗ trợ dạng hộp xanh lá cây và xanh da trời gồm những

chính sách hỗ trợ chung cho ngành nông nghiệp, không hoặc rất ít bóp méo giá trịthương mại và được coi là các biện pháp bảo hộ phù hợp

- Trợ cấp xuất khẩu

Những khoản chi của Chính phủ hoặc những khoản đóng góp tài chính củacác Chính phủ cho các nhà sản xuất hay xuất khẩu để họ xuất khẩu hàng hóa haydịch vụ được gọi là trợ cấp xuất khẩu Theo Hiệp định Nông nghiệp, các nướcphát triển phải giảm 21% trợ cấp (tính theo lượng trợ cấp) và 36% (tính theo giátrị) trong vòng 6 năm, các nước đang phát triển là 14% (theo lượng) và 24% (theogiá trị) trong vòng 9 năm Thời kì cơ sở của cắt giảm trợ cấp xuất khẩu được tính

từ 1986 - 1990

Quá trình cắt giảm trợ cấp xuất khẩu hàng nông sản của các nước phát triển

sẽ có tác động khác nhau lên các nhóm nước đang phát triển Đối với các nướcphát triển, chính sách trợ cấp xuất khẩu là hệ quả của chính sách hỗ trợ trong nướccho nông dân Giá nông sản trong nước trở nên cao hơn nhiều so với giá trên thịtrường thế giới và do đó để xuất khẩu được thì chính phủ buộc phải trợ cấp chonông dân nước họ Đối với những nước đang phát triển, trợ cấp xuất khẩu sẽ giúpnâng cao khả năng cạnh tranh của họ trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản

Hiệp định Nông nghiệp, do Mỹ và EU là các nước xuất khẩu nông sản lớn

và họ không đề cập đến thuật ngữ bán phá giá mà dùng các cụm từ khác để thaythế, ví dụ trợ cấp xuất khẩu hoặc cạnh tranh xuất khẩu và việc cắt giảm chúng sẽtạo điều kiện thuận lợi cho các nước đang phát triển tăng tính cạnh tranh trongxuất khẩu nông sản

Cũng tương tự như trong hỗ trợ nội địa, do việc cắt giảm là tính theo nhóm

Trang 30

mặt hàng và không theo từng mặt hàng cụ thể nên các nước có điều kiện duy trìtrợ cấp cho những mặt hàng quan trọng đến cuối thời kì cắt giảm Điều này càngkhiến các nước đang phát triển trong giai đoạn đầu của việc thực hiện Hiệp địnhNông nghiệp khó có thể cạnh tranh một cách bình đẳng với hàng nông sản vẫntiếp tục được trợ cấp của các nước phát triển

* Các biện pháp bảo hộ phù hợp

Theo Hiệp định Nông nghiệp, các biện pháp hỗ trợ trong nước thuộc dạnghộp xanh lá cây và hộp xanh da trời được coi là các biện pháp bảo hộ phù hợp.Ngoài ra, các nước cũng có thể sử dụng các biện pháp tự vệ đặc biệt để bảo hộmột số loại nông sản

- Các biện pháp trong “hộp xanh”(Green box) là những chính sách không

hoặc rất ít làm bóp méo giá trị thương mại các mặt hàng nông sản Các chính sáchnày các nước được tự do áp dụng để hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp, không phảicam kết cắt giảm, bao gồm:

+ Các dịch vụ chung (nghiên cứu khoa học, đào tạo, khuyến nông, bảo vệthực vật, thú y, cơ sở hạ tầng ngành nông nghiệp);

+ Dự trữ công cộng (quốc gia) vì mục đích an ninh lương thực;

+ Trợ cấp lương thực thực phẩm;

+ Trợ cấp thu nhập cho người có mức thu nhập dưới mức tối thiểu do Nhànước quy định;

+ Chương trình an toàn và bảo hiểm thu nhập;

+ Giảm nhẹ thiên tai;

+ Trợ cấp về chuyển dịch cơ cấu thông qua chương trình trợ giúp người sảnxuất;

+ Trợ cấp về chuyển dịch cơ cấu thông qua chương trình chuyển đất sảnxuất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích khác;

+ Trợ cấp về chuyển dịch cơ cấu thông qua hỗ trợ đầu tư;

+ Chương trình môi trường;

+ Chương trình trợ giúp vùng;

+ Các chương trình khác

Trang 31

- Các biện pháp trong “hộp xanh da trời”(blue box) hỗ trợ trực tiếp cho

người sản xuất thông qua các chương trình hạn chế sản xuất: chủ yếu được cácnước phát triển đang dư thừa hàng nông sản như EU, Nhật bản, Canađa áp dụngcũng thuộc diện miễn trừ cam kết

Ngoài ra, các nước đang phát triển được phép áp dụng các chính sách hỗ trợnhằm khuyến khích sản xuất theo chương trình phát triển, bao gồm:

Nhìn chung, các điều khoản về giảm dần và xóa bỏ hỗ trợ trong nước đốivới sản xuất nông nghiệp sẽ tạo ra điều kiện tăng tính cạnh tranh cho hàng nôngsản của các nước đang phát triển Do mức hỗ trợ nội địa giảm, hàng nông sản củacác nước phát triển phải cạnh tranh một cách bình đẳng hơn với hàng nông sảncủa các nước đang phát triển

- Các trường hợp ngoại lệ (quyền tự vệ và các ưu đãi đặc biệt trong nông

nghiệp)

Tự vệ là trường hợp hạn chế bất thường có tính chất tạm thời đối với nhậpkhẩu nhằm giải quyết tình huống đặc biệt như nhập khẩu quá mức Nhìn chung,các biện pháp tự vệ được điều chỉnh bằng Hiệp định về tự vệ Điều khoản về tự vệđặc biệt trong nông nghiệp khác với tự vệ thông thường Mức thuế tự vệ cao cóthể được áp dụng một cách tự động khi khối lượng nhập khẩu vượt qua một mứcnào đó, hoặc nếu giá cả giảm xuống quá mức nào đó và không cần phải chứngminh những tổn thương mà nó gây ra đối với ngành sản xuất trong nước

WTO hiện nay vẫn giữ nguyên quyền sử dụng các biện pháp tự vệ đặc biệtđối với nông sản Để thực thi các biện pháp tự vệ đặc biệt (SSG), điều kiện tiên

Trang 32

quyết là phải có hệ thống thống kê có khả năng cập nhật và cung cấp nhanhchóng, chính xác số liệu nhập khẩu, thông tin về giá Do đó, có thể thấy SSG làcông cụ hữu hiệu của các nước công nghiệp phát triển, giúp phản ứng nhanh, hiệuquả để bảo vệ nhà sản suất trong nước trước những đột biến của thị trường nôngsản thế giới Nhiều nước đang phát triển, kinh tế phụ thuộc nông nghiệp rất dễ bịtổn thương trước các biến động thị trường, lại không được tiếp cận quyền này.Còn tự vệ lại dường như là một công cụ quá xa xỉ đối với các nước đang phát triển

Để đảm bảo an ninh lương thực, nhiều Chính phủ áp dụng các chương trìnhquốc gia dự trữ lương thực, thực phẩm (lúa, gạo, ngô…) Bên cạnh đó, còn có cácchương trình dự trữ các mặt hàng thiết yếu đối với sản xuất nông nghiệp nhưgiống cây, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; các biện pháp hạn chế xuất khẩunhư kiểm soát xuất khẩu lương thực để duy trì sự ổn định cung cầu trên thị trườngnội địa với mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực cũng được coi như các ngoại lệđược phép trong bảo hộ nông sản

- Bảo vệ nguồn gen

Việc phổ biến các giống cây có năng suất cao đã làm giảm mức độ đa dạng

Trang 33

gen trong các loài cây trồng chủ chốt Một loại cây trồng được đưa vào môitrường mới đòi hỏi lai cấy hàng nghìn gen mới Khi được trồng trên diện rộng, nó

có tác dụng sinh thái đáng kể đối với hệ động thực vật bản địa, bao gồm cả cáccôn trùng có lợi Vì vậy, những quan ngại về việc ô nhiễm gen đã làm nảy sinhyêu cầu bảo vệ nguồn gen trước nguy cơ xâm hại của các giống ngoại lai nhậpkhẩu Nhiều nước đã bày tỏ những lo ngại như việc cấy ghép gen ngẫu nhiên, tínhbất ổn định của gen, và sự đột biến gen do lai cấy gen Mặc dù không nằm trongcác điều khoản của Hiệp định Nông nghiệp, các lí do bảo hộ được đưa ra xuất phát

từ yêu cầu này thường được coi là hợp lí

*Các ưu đãi đối với thành viên đang phát triển

Ngay trong lời mở đầu của Hiệp định Nông nghiệp, các thành viên củaWTO đã ghi nhận rằng: các cam kết trong chương trình cải cách cần phải đạt đượcmột sự bình đẳng giữa tất cả các thành viên, có xem xét đến các yêu tố phi thươngmại, kể cả an ninh lương thực và nhu cầu bảo vệ môi trường, có xem xét đến thỏathuận rằng đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các nước đang phát triển là yếu tốkhông thể tách rời trong đàm phán và có tính đến các hậu quả tiêu cực có thể củaviệc thực hiện chương trình cải cách đối với các nước kém phát triển và các nướcđang phát triển nhập khẩu lương thực

Theo thỏa thuận chung, các nước đang phát triển và chậm phát triển sẽđược hưởng một số ưu đãi về hỗ trợ trong nước, trợ cấp xuất khẩu và một số đối

xử đặc biệt và khác biệt Việt Nam là một nước đang phát triển ở vào trình độthấp, lại là một nước đang thực thi cải cách và chuyển đổi cơ chế quản lý nền kinh

tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, vì vậy, chúng ta phảivận dụng một cách tốt nhất các quy định cho phép đối với các nước đang pháttriển và đang chuyển đổi trong việc xây dựng các hàng rào phi thuế nhằm bảo hộmột số nông sản chủ yếu

b Các biện pháp phi thuế quan khác trong khuôn khổ WTO có liên quan đến hàng nông sản

Cộng đồng quốc tế và quốc gia đến nay đã xây dựng được một hệ thốngcông cụ pháp lý rất đồ sộ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó quan

Trang 34

trọng nhất là:

(1) Bộ Tiêu chuẩn thực phẩm của FAO

Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm CAC (Codex Alimentarius Commision) củaLiên Hiệp Quốc do Tổ Chức Lương Thực và Nông Nghiệp (FAO) và Tổ Chức Y

Tế Thế Giới (WHO) đồng thành lập năm 1962 nhằm phối hợp với Tổ Chức TiêuChuẩn Hóa Quốc Tế (ISO) nghiên cứu xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn,hướng dẫn và những văn bản quốc tế có liên quan về thực phẩm như bộ qui tắcthực hiện trong khuôn khổ Chương Trình hỗn hợp về tiêu chuẩn thực phẩm củaFAO/WHO Mục tiêu hoạt động của CAC là thực hiện tiêu chuẩn hóa quốc tếtrong lĩnh vực thực phẩm nhằm kiểm soát chặt chẽ quá trình nuôi trồng, chế biến,vận chuyển, bảo quản để ngăn chặn tác hại do thực phẩm không đảm bảo chấtlượng gây ra Luật Thực phẩm này gồm 13 chương trong đó chủ yếu đưa ra cáctiêu chuẩn và nguyên tắc thực phẩm trong quá trình chế biến sản phẩm, bán sảnphẩm, nguồn nguyên liệu cũng như quá trình phân phối tới người tiêu dùng Luậtthực phẩm cũng đưa ra qui định về thực phẩm biến đổi gien, phụ gia thực phẩm,tồn dư hóa chất, sự nhiễm bẩn, dán nhãn, phương thức phân tích và lấy mẫu

CAC đã công bố được 237 tiêu chuẩn Codex cho các hàng thực phẩm, 41quy phạm thực hành công nghệ và vệ sinh, 3.274 quy định giới hạn dư lượng tối

đa cho phép đối với các chất nhiễm bẩn trong thực phẩm và khoảng 1.000 tài liệuhướng dẫn khác Giữa CAC và ISO đã có một thỏa thuận chung về phạm vi tiêuchuẩn hóa trong lĩnh vực thực phẩm của hai tổ chức, trong đó ISO chỉ chủ yếu xâydựng các tiêu chuẩn về phương pháp thử còn CAC xây dựng các tiêu chuẩn vềyêu cầu cụ thể của sản phẩm Việc hài hòa tiêu chuẩn thực phẩm ở phạm vi toàncầu và khu vực trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm thường lấy tiêu chuẩncủa CODEX làm chuẩn

(2) Hiệp định về áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS)

Đây là Hiệp Định được ký kết tại vòng đàm phán Urugoay của WTO đểđiều tiết việc áp dụng các quy định liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm vàkiểm dịch động thực vật Hiệp Định đề cập đến những biện pháp khác nhau đượccác chính phủ sử dụng để đảm bảo rằng thực phẩm cho người và động vật phải

Trang 35

được an toàn, không có độc tố, không bị nhiễm bẩn và các biện pháp bảo vệ sứckhỏe cho con người khỏi các côn trùng hoặc bệnh tật do các loại động thực vậtmang theo Tuy nhiên, các thành viên WTO đều phải đảm bảo rằng những biệnpháp mà họ áp dụng không tạo ra những trở ngại cho thương mại quốc tế.

+ Mục tiêu của Hiệp Định: là xây dựng những quy định nhằm điều chỉnh

quyền phấn đấu đạt mục tiêu đề ra trong công tác bảo vệ sức khỏe của một quốcgia Chuẩn mực quốc tế là những cơ sở chấp nhận được trong quá trình soạn thảocác qui định quốc gia Hiệp Định khuyến khích các chính phủ sử dụng các tiêuchuẩn quốc tế và miễn giải trình đối với hệ thống quy định quốc gia được xâydựng theo những tiêu chuẩn này Trong trường hợp một quốc gia không muốn ápdụng tiêu chuẩn quốc tế thì quốc gia này phải đáp ứng được những yêu cầu về tínhphù hợp của những quy định quốc gia với chuẩn mực quốc tế dựa trên cơ sởchứng minh khoa học SPS quy định, nếu quy định quốc gia nghiêm ngặt hơn quyđịnh quốc tế thì nước đó phải có “chứng cứ xác thực” chứng minh được tính cầnthiết phải duy trì, áp dụng các quy định riêng đó Khái niệm phân tích rủi ro có vaitrò đặc biệt quan trọng trong Hiệp định SPS Quá trình phân tích gồm nhiều giaiđoạn, đặc biệt có giai đoạn đánh giá (Assessment) và giai đoạn quản lý rủi ro(Risk Management) Sản phẩm các nước đang áp dụng các quy định bắt buộc về

độ an toàn và sức khỏe, tuân thủ các quy định về vệ sinh dịch tễ gồm: rau và hoaquả tươi, nước quả và các chế phẩm thực phẩm, thịt và các sản phẩm thịt, các sảnphẩm sữa, các sản phẩm chế biến

+ Một số nguyên tắc áp dụng cơ bản của Hiêp Định:

- Các biện pháp áp dụng để bảo vệ con người, động thực vật phải dựa trên

các chứng cứ khoa học thông qua các quá trình phân tích rủi ro

- Các biện pháp SPS chỉ áp dụng tới mức cần để bảo vệ cuộc sống con

người và động thực vật, không được tạo ra sự phân biệt đối xử tùy tiện hoặc phi lýgiữa các quốc gia thành viên khi họ có điều kiện tương ứng

- Các quốc gia thành viên được khuyến khích thiết lập các biện pháp trên cơ

sở các tiêu chuẩn, quy chế và khuyến nghị quốc tế để hài hòa với các biện pháp vệsinh an toàn động thực vật được quốc tế thừa nhận Nhưng họ cũng được thực

Trang 36

hiện hoặc duy trì các biện pháp nghiêm ngặt hơn nếu các biện pháp này được dựatrên các chứng minh khoa học.

- Nguyên tắc phân vùng tức là phân loại các vùng không là đối tượng điều

chỉnh của Hiệp định trong phạm vi quốc gia Nguyên tắc không phân biệt đối xửđối với một loại sản phẩm có xuất xứ khác nhau

- Nguyên tắc ưu tiên áp dụng hệ thống quy định nào gây cản trở ít nhất đối

với các hoạt động trao đổi thương mại song vẫn đem lại những kết quả đáp ứngđược mục tiêu chung như các hệ thống quy định khác Nguyên tắc minh bạch,nhất quán của hệ thống quy định, đặc biệt là nghĩa vụ thông báo và tạo điều kiệncho quá trình kiểm tra được tiến hành trong những điều kiện thực tế chấp nhậnđược

- Hiệp Định yêu cầu các nước thành viên phải:

 Sử dụng những tiêu chuẩn, hướng dẫn hoặc khuyến nghị quốc tế làm cơ sởcho cho các quy định về SPS của họ

 Tham gia tích cực vào hoạt động của các tổ chức quốc tế đặc biệt là đạoluật về thực phẩm; Hiệp định bảo vệ thực vật quốc tế nhằm đẩy mạnh việchài hòa các quy định về SPS trên thế giới

 Tạo điều kiện cho các đối tác ở những nước khác có cơ hội để đóng góp ýkiến vào dự thảo các tiêu chuẩn nếu chúng không căn cứ trên các quy địnhtiêu chuẩn quốc tế hoặc các tiêu chuẩn quốc tế được coi là không phù hợp

 Chấp nhận những biện pháp SPS của các nước xuất khẩu nếu những tiêuchuẩn này đạt mức độ tương tự như mức độ của các nước nhập khẩu

 Hiệp định quy định các nước kém phát triển nhất có thể hoãn việc thực hiệncác điều khoản về nhập khẩu trong vòng 5 năm Các nước đang phát triển

có thể hoãn thực hiện các điều khoản này đến cuối năm 1996

(3) Hiệp định của WTO về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT)

Hiệp định tập trung vào hai nội dung chính: chuẩn mực kỹ thuật và tiêuchuẩn từ khâu đóng gói, dán nhãn mác hay nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm đếncác thủ tục kiểm tra quy cách của sản phẩm Mục đích của Hiệp định là làm sao để

Trang 37

các quy định pháp luật, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình thử nghiệm, công nhậnkhông gây ra những trở ngại không cần thiết cho thương mại.

Hiệp định này nhằm dung hòa hai mục tiêu trái ngược nhau: vừa đảm bảocho các nhà nước có quyền được tự do bảo vệ an ninh quốc gia, sức khỏe conngười, môi trường vừa không gây trở ngại đối với hoạt động thương mại Đồngthời Hiệp định cũng thừa nhận tiêu chuẩn quốc tế có thể tạo điều kiện cho chuyểngiao công nghệ sang các nước đang phát triển song đây cũng có thể là rào cản đốivới chính các nước này Hiệp định tôn trọng quy chế đãi ngộ tối huệ quốc và đối

xử quốc gia Để tránh tình trạng các chuẩn mực đưa ra nhằm bảo hộ mậu dịch,Hiệp định khuyến cáo các thành viên áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế và thông báocho các thành viên khác những thay đổi trong hệ thống tiêu chuẩn của mình

(4) Hệ thống phân tích tác hại và mức kiểm soát cao nhất HACCP

(Hazard Analysis and Critical Control Point)

Đây là công cụ quản lý quy trình sản xuất khép kín những sản phẩm cầnđược đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như rau quả, thuốc tân dược…Đối vớicác loại hàng này không áp dụng tiêu chuẩn chất lượng ISO mà áp dụng hệ thốngphân tích tác hại và mức kiểm soát cao nhất HACCP trên cơ sở thực hành sản xuấtđúng quy chuẩn Đối với hàng nông sản như rau quả thì áp dụng quy trình GAP(Good Agricultural Practice), với tân dược là GPP (Good PharmaceuticalPractice), với nuôi trồng thủy sản là BAP (Best Aquaculture Practices) HACCPkhông phải là hệ thống đơn độc mà phải đồng hành với các chương trình an toànthực phẩm hiện hành

(5) Thực hành quy trình sản xuất đúng quy chuẩn GMP (Good

Manufacturing Practice)

GMP quy định các biện pháp giữ vệ sinh chung cũng như các biện pháp

ngăn ngừa thực phẩm bị lây nhiễm do điều kiện vệ sinh trong quy trình sản xuấtkém GMP đề cập đến nhiều mặt hoạt động của xí nghiệp và tập trung vào cácthao tác, quy trình sản xuất cụ thể của công nhân Những nội dung cơ bản của điềukiện thực hành sản xuất tốt GMP bao gồm: các điều kiện về nhà xưởng, phươngtiện chế biến, những yêu cầu về kiểm soát vệ sinh nhà xưởng, trang trại, kiểm soát

Trang 38

qúa trình chế biến, kiểm soát khâu bảo quản và phân phối cũng như các yêu cầu

về con người Việc kiểm tra các xí nghiệp hoạt động theo HACCP khác với cácphương pháp kiểm tra truyền thống để kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm Cácbiện pháp truyền thống đánh giá hoạt động chỉ trong những ngày thanh tra Cáchtiếp cận của HACCP và GMP cho phép nhà chức trách xem xét những gì đangxảy ra trong xí nghiệp bằng cách kiểm tra các sổ nhật ký theo dõi giám sát mọihành động của công nhân trong qúa trình sản xuất Phương pháp HACCP và GMP

áp dụng khá phổ biến cho sản xuất ở các trang trại trồng rau, hoa quả, chế biếnthủy hải sản…Có thể nói đây là biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hữuhiệu hiện nay Nó khắc phục được xu thế chỉ nhìn nhận vào lỗi của thành phẩm

mà chuyển sang chủ động phòng ngừa trong suốt quá trình hình thành sản phẩm

(6) Công ước Bảo vệ thực vật (IPPC) và các tiêu chuẩn về kiểm dịch thực vật (ISPM)

Đây là các Công ước quốc tế để cùng nhau thực hiện những hành độngchung có hiệu quả nhằm ngăn ngừa sự lây lan của các loài sâu bệnh trên thực vật

và sản phẩm từ thực vật

Vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề được cộng đồng quốc tế hết sức quantâm và đã cùng nhau xây dựng các chuẩn mực quốc tế nhằm đảm bảo vệ sinh antoàn thực phẩm trong mọi hoạt động buôn bán xuất nhập khẩu quốc tế hàng nôngthủy sản, ngăn ngừa sự lây lan dịch bệnh hoặc sử dụng tùy tiện các chất phụ giatrong sản xuất chế biến thực phẩm Trên đây là những chế định quốc tế cơ bảntrong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm hàng nông, lâm, thủy sản mà các nướcphải có nghĩa vụ tuân thủ Các quốc gia có quyền đưa ra những tiêu chuẩn củariêng mình nhưng mọi quy định quốc gia phải phù hợp với những tiêu chuẩn quốc

tế Nếu vì điều kiện cụ thể mà tiêu chuẩn có thể khác hoặc khắt khe hơn nhưngphải được chứng minh bằng những phân tích, thử nghiệm khoa học xác đáng đượccác nước thừa nhận

B Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) và Chương trình Thu hoạch sớm (EHP)

Tại Hội nghị cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 3 tháng 11/2000 ở

Trang 39

Singapore, Thủ Tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ đã chủ động đề xuất xây dựngkhuôn khổ hợp tác kinh tế sâu sắc hơn giữa các nước ASEAN và Trung Quốc,nhất là việc thành lập khu vực Mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc Sau thờigian chuẩn bị, ngày 14/11/2002 Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diệnASEAN - Trung Quốc đã được ký kết tại Campuchia tạo khuôn khổ pháp lý thốngnhất điều chỉnh toàn bộ các hoạt động hợp tác kinh tế giữa các nước ASEAN vàTrung Quốc, đặc biệt là việc thiết lập khu vực Mậu dịch tự do ASEAN - TrungQuốc trong vòng 10 năm (ACFTA)

Hiệp định ACFTA điều tiết bốn lĩnh vực lớn là: Hàng hóa, dịch vụ, đầu tư

và các lĩnh vực hợp tác kinh tế khác ACFTA sẽ thực hiện vào năm 2010 đối với 6nước thành viên cũ của ASEAN (Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore,Philippine, Thailand) và Trung Quốc Bốn nước thành viên mới của ASEAN làCampuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam sẽ hoàn thiện vào năm 2015 Hiệp địnhACFTA qui định:

 Các mặt hàng là đối tượng cắt giảm thuế được chia thành hai danh mục chủyếu: Danh mục thông thường và Danh mục nhạy cảm Với Danh mục thôngthường, các nước ASEAN - 6 và Trung Quốc sẽ cắt giảm và loại bỏ thuếquan theo lộ trình từ 1/1/2005 đến năm 2010 Đối với các nước thành viênmới của ASEAN thời gian sẽ được kéo dài thêm 5 năm, bắt đầu từ 1/1/2005

Chương trình Thu hoạch sớm (EHP): là chương trình ưu đãi thuế quan

được đặt ra nhằm ưu tiên thực hiện sớm các mức ưu đãi về thuế quan trong khuônkhổ khu vực Mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc trên cơ sở có đi có lại giữa cácbên

Trung Quốc và các nước ASEAN thống nhất chọn các mặt hàng từ Chương

Trang 40

1 đến Chương 8 của Danh bạ thuế quan hài hòa ASEAN (HS) với 8/9 chữ số để

áp dụng EHP ngoại trừ các mặt hàng nằm trong Danh mục loại trừ; bao gồm;Chương 1 về động vật sống; Chương 2 về thịt và nội tạng động vật; Chương 3 vềcá; Chương 4 về sữa và các sản phẩm sữa; Chương 5 về các sản phẩm khác từđộng vật; Chương 6 về cây sống; Chương 7 về rau ăn; Chương 8 về quả và hạt ănđược

Đối với các bên có mặt hàng nằm trong danh mục loại trừ có thể sửa đổidanh mục đó bất cứ lúc nào để đưa một hoặc nhiều mặt hàng trong danh mục nàyvào EHP Các mặt hàng trong EHP được chia thành 3 nhóm để cắt giảm và xóa bỏthuế quan theo khung thời gian quy định, tuy nhiên không ngăn cản bất kỳ bênnào đẩy nhanh việc cắt giảm và xóa bỏ thuế quan nếu bên đó muốn Nhóm hàngđược xác định như sau:

Nhóm 1: đối với Trung Quốc và các nước ASEAN - 6, áp dụng đối với tất

cả mặt hàng có thuế suất MFN lớn hơn 15% Các nước ASEAN khác thì áp dụngvới tất cả mặt hàng có thuế suất MFNbằng 30% hoặc lớn hơn

Nhóm 2: đối với Trung Quốc và các nước ASEAN - 6, áp dụng đối với tất

cả mặt hàng có thuế suất MFN từ 5% đến 15% (kể cả các mặt hàng có thuế suấtbằng 5% và 15%) Các nước ASEAN khác thì áp dụng với tất cả mặt hàng có thuếsuất MFN từ 15% đến 30% (kể cả các mặt hàng có thuế suất 15% nhưng không ápdụng với mặt hàng có thuế suất 30%)

Nhóm 3: đối với Trung Quốc và các nước ASEAN - 6, áp dụng đối với tất

cả mặt hàng có thuế suất MFN nhỏ hơn 5% Các nước ASEAN khác thì áp dụngvới tất cả mặt hàng có thuế suất MFN nhỏ hơn 15% Các sản phẩm có mức thuếMFN 0% sẽ giữ nguyên ở mức 0% Còn nếu mức thuế thực hiện được giảm xuống0% thì sẽ giữ nguyên mức 0%

Lộ trình cắt giảm thuế theo EHP:

Đối với Trung Quốc và các nước ASEAN - 6: EHP được thực hiện trongvòng 3 năm Theo đó việc cắt giảm thuế được bắt đầu từ 1/1/2004 và hoàn thànhkhông muộn hơn năm 2006 (Mức thuế suất vào thời điểm hoàn thành là 0%)

Đối với các thành viên mới của ASEAN, thời gian cắt giảm chậm hơn, cách

Ngày đăng: 11/10/2014, 03:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2001): “Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông lâm sản”; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông lâm sản
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Năm: 2001
4. Bộ Tài chính (2003) “Danh mục các mặt hàng cắt giảm thuế quan theo Chương trình thu hoạch sớm EHP” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh mục các mặt hàng cắt giảm thuế quan theo Chương trình thu hoạch sớm EHP
17. Đỗ Kim Chi (2004): “Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với cạnh tranh của một số mặt hàng xuất khẩu Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với cạnh tranh của một số mặt hàng xuất khẩu Việt Nam
Tác giả: Đỗ Kim Chi
Năm: 2004
19. Elena Ianchovichina, Suthiwart - Narueput và Min Zhao (2002): “Đánh giá về tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với giá trị xuất khẩu của các ngành hàng ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá về tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với giá trị xuất khẩu của các ngành hàng ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010
Tác giả: Elena Ianchovichina, Suthiwart - Narueput và Min Zhao
Năm: 2002
30. Nguyễn Văn Lịch (2008): Nghiên cứu xây dựng các giải pháp khai thác chiến lược phát triển “Một trục hai cánh” nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam với Trung Quốc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một trục hai cánh
Tác giả: Nguyễn Văn Lịch
Năm: 2008
33. Nhóm chuyên gia về Hợp tác kinh tế ASEAN - Trung Quốc (2001): “Tác động của việc hình thành khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc đến lợi ích thương mại toàn cầu” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của việc hình thành khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc đến lợi ích thương mại toàn cầu
Tác giả: Nhóm chuyên gia về Hợp tác kinh tế ASEAN - Trung Quốc
Năm: 2001
34. Trần Công Sách (2005) (đề tài mã số KC.06.01 NN): “Nghiên cứu, điều tra và dự báo thị trường xuất khẩu cho một số chủng loại hàng nông lâm thủy sản” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu, điều tra và dự báo thị trường xuất khẩu cho một số chủng loại hàng nông lâm thủy sản
39. Trịnh Thị Thanh Thủy: “Các giải pháp để Việt Nam khai thác tối đa những lợi ích thương mại từ Chương trình thu hoạch sớm trong Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung quốc” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các giải pháp để Việt Nam khai thác tối đa những lợi ích thương mại từ Chương trình thu hoạch sớm trong Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung quốc
41. Vụ Châu Á - Thái Bình Dương, Bộ Thương Mại (2004): “Định hướng và giải pháp phát triển xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2006 - 2010” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng và giải pháp phát triển xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2006 - 2010
Tác giả: Vụ Châu Á - Thái Bình Dương, Bộ Thương Mại
Năm: 2004
1. Báo cáo: Quan hệ kinh tế Thương mại Việt Nam - Trung Quốc; Vụ Châu Á - Thái Bình Dương, Bộ Thương mại (04/05/2004) Khác
2. Báo cáo giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu năm 2004 của Ủy ban Quốc gia - Hợp tác kinh tế quốc tế NCIEC Khác
5. Bộ Thương mại: Báo cáo Tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch phát triển thương mại năm 2004 - 2005 - 2006 và phương hướng nhiệm vụ; Tại các Hội Nghị Thương Mại Toàn Quốc của Bộ Thương Mại các năm 2004, 2005, 2006 Khác
6. Bộ Thương mại (2006) - Chương Trình Quốc Gia về Phát triển sản xuất và xuất khẩu rau, hoa, quả tươi Việt Nam. (dự thảo 2006) Khác
7. Bộ Thương Mại: Quy hoạch phát triển thương mại tại các vùng cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam đến năm 2010 Khác
8. Bộ Thương Mại - Vụ châu Á Thái Bình Dương: Báo cáo quan hệ kinh tế thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc năm 2004, 2005, 2006 và triển vọng năm 2007 Khác
9. Các văn bản pháp quy và cơ chế chính sách xuất nhập khẩu của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO (2003); Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế Khác
10. Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn trong công nghiệp hóa hiện đại hóa thời kỳ 2001- 2010; Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Khác
11. Chính sách phát triển kinh tế, kinh nghiệm và bài học của Trung Quốc tập I, II, III (2003, 2004); Nhà xuất bản Giao thông vận tải Khác
12. Dự án VIE/61/94 (2005): Đánh gía tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam; Trung tâm thương mại Quốc tế UNCTAD/WTO/ITC và Cục xúc tiến thương mại (VIETRADE) Tháng 8/2005 Khác
14. Đinh Văn Thành (2004): Nghiên cứu các rào cản trong thương mại quốc tế và đề xuất các giải pháp đối với Việt Nam; Bộ Thương mại - Đề tài khoa học cấp Bộ Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt -Trung giai đoạn 2001 - 2010 - giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường trung quốc
Bảng 2.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt -Trung giai đoạn 2001 - 2010 (Trang 63)
Bảng 2.2: Xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc giai đoạn 2003 - 2010 - giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường trung quốc
Bảng 2.2 Xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc giai đoạn 2003 - 2010 (Trang 64)
Bảng 2.3: Nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc giai đoạn 2003 - 2010 - giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường trung quốc
Bảng 2.3 Nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc giai đoạn 2003 - 2010 (Trang 65)
Bảng 2.3 cho thấy tỷ trọng xuất khẩu của Trung Quốc trong tổng kim ngạch - giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường trung quốc
Bảng 2.3 cho thấy tỷ trọng xuất khẩu của Trung Quốc trong tổng kim ngạch (Trang 65)
Bảng 2.4: Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2010 - giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường trung quốc
Bảng 2.4 Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2010 (Trang 75)
Bảng 2.5: Thị trường xuất khẩu hạt điều Việt Nam năm 2010 - giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường trung quốc
Bảng 2.5 Thị trường xuất khẩu hạt điều Việt Nam năm 2010 (Trang 80)
Bảng 2.6: Thị trường xuất khẩu chè Việt Nam năm 2010 - giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường trung quốc
Bảng 2.6 Thị trường xuất khẩu chè Việt Nam năm 2010 (Trang 84)
Bảng 2.7: Thị trường xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam năm 2010 - giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường trung quốc
Bảng 2.7 Thị trường xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam năm 2010 (Trang 85)
Bảng 2.8: Thị trường xuất khẩu rau quả Việt Nam năm 2010 - giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường trung quốc
Bảng 2.8 Thị trường xuất khẩu rau quả Việt Nam năm 2010 (Trang 87)
Bảng 1: Lộ trình cắt giảm thuế của Trung Quốc và các nước ASEAN - 6 - giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường trung quốc
Bảng 1 Lộ trình cắt giảm thuế của Trung Quốc và các nước ASEAN - 6 (Trang 183)
Bảng 2: Lộ trình cắt giảm thuế của các nước thành viên ASEAN mới - giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường trung quốc
Bảng 2 Lộ trình cắt giảm thuế của các nước thành viên ASEAN mới (Trang 184)
Bảng 2: Tiêu thụ cao su thiên nhiên tại các quốc gia hội viên ANRPC                                                                                                   Đơn vị: Ngàn tấn - giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường trung quốc
Bảng 2 Tiêu thụ cao su thiên nhiên tại các quốc gia hội viên ANRPC Đơn vị: Ngàn tấn (Trang 187)
Bảng 3: Xuất khẩu cao su thiên nhiên từ các quốc gia ANRPC                                                                                              Đơn vị: Ngàn tấn - giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường trung quốc
Bảng 3 Xuất khẩu cao su thiên nhiên từ các quốc gia ANRPC Đơn vị: Ngàn tấn (Trang 187)
Bảng 4: Nhập khẩu cao su thiên nhiên vào các quốc gia ANRPC                                                                                              Đơn vị: Ngàn tấn - giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường trung quốc
Bảng 4 Nhập khẩu cao su thiên nhiên vào các quốc gia ANRPC Đơn vị: Ngàn tấn (Trang 188)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w