Do căn nguyên tâm lý: Brice Pitte 1982 cho rằng trầm cảm là một đáp ứng cảm xúc tự nhiên và bình thường của con người trước những mất mát to lớn, tuyệt vọng, lo âutrước những mối nguy hi
Trang 1ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn trầm cảm (RLTC) là một bệnh lý cảm xúc biểu hiện đặc trưngbởi khí sắc trầm, giảm hoặc mất sự quan tâm, thích thú, giảm năng lượng dẫntới tăng mệt mỏi và giảm hoạt động, các biểu hiện này tồn tại trong thời giandài, ít nhất trên hai tuần[1], [2], [3]
Ngày nay, trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến và
có xu hướng ngày một tăng ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước đangphát triển Trầm cảm là một vấn đề cần được quan tâm, đặc biệt trong côngtác chăm sóc sức khoẻ ban đầu Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới(WHO), ước tính có khoảng trên 200 triệu người bị rối loạn trầm cảm điểnhình, nghĩa là khoảng5% dân số toàn cầu mắc bệnh này, ở Việt Nam tỷ lệ này
là 2,8% Trầm cảm là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tự sát,
45 – 70% những người tự sát mắc bệnh trầm cảm và 15% số đó đã tử vong dothực hiện được hành vi tự sát [4], [5]
Trầm cảm có thể gặp ở mọi dân tộc, mọi vùng dân cư và mọi lứatuổi, tần suất trầm cảm thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nghề nghiệp,giới tính, trình độ, mức sống, văn hoá, xã hội và lứa tuổi [6] Ngày nay,tỷ lệtrầm cảm ở lứa tuổi trẻ có xu hướng ngày càng tăng Kết quả nghiên cứu trầmcảm ở học sinh trung học phổ thông Hà nội năm 2002 của Nguyễn Bá Đạttrên 566 học sinh THPT thì có 8,8% học sinh bị trầm cảm [7] Nghiên cứu của
Tô Thanh Phương (2005) tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở độ tuổi từ 16 – 25 cao nhất(38,84%), độ tuổi từ 36 – 45 tỷ lệ trầm cảm thấp nhất (13,64%) [8]
Kết quả nghiên cứu của Coben (1993): trẻ từ 11 – 20 tuổi tỷ lệ trầmcảm là 1,6% Kết quả nghiên cứu của Pine (1998): Trẻ 17 – 26 tuổi tỷ lệ rốiloạn trầm cảm là 5,0% Kết quả nghiên cứu của Kessler và Walter (1998): chothấy độ tuổi từ 15 đến 24: tỷ lệ có rối loạn trầm cảm là 5,8% trong 1 tháng,12,4% trong 1 năm và 15,3% mắc cả đời [9]
Đặc biệt, giai đoạn từ 19 đến 29 tuổi là lứa tuổi có hoạt động sinh lý, tâm
Trang 2lý nổi bật, hoạt động nhận thức cũng phát triển không ngừng Mặt khác, đời sốngcảm xúc, tình cảm của độ tuổi này cũng rất phong phú và đa dạng Trước nhữngtác động của môi trường không thuận lợi, những người ở độ tuổi này thườngphải đối mặt với nhiều áp lực trong cuộc sống như học tập quá căng thẳng, yêucầu đòi hỏi quá cao nhất là những mốc lớn của quá trình học tập như tốt nghiệptrung học phổ thông, thi đại học hay cao đẳng và sau đó là tốt nghiệp đại học,cao đẳng, kiếm được việc làm hay thất nghiệp, xây dựng gia đình … dễ dẫn đến
những phản ứng cảm xúc – hành vi lệch lạc, mà nổi bật là trầm cảm [10].
Theo số liệu của Viện sức khỏe Tâm thần (VSKTT) Quốc gia năm 2011
có 818 bệnh nhân ở độ tuổi từ 19 đến 29 điều trị nội trú tại Viện, số bệnh nhânđược chẩn đoán rối loạn trầm cảm là 109 bệnh nhân (chiếm tỷ lệ 13%) Trong
đó, chẩn đoán giai đoạn trầm cảm có 67 bệnh nhân, rối loạn cảm xúc lưỡng cựcgiai đoạn trầm cảm có 11 bệnh nhân, trầm cảm tái diễn có 15 bệnh nhân và trầm
cảm trong rối loạn sự thích ứng có 5 bệnh nhân [11]
Ở Việt nam, rối loạn trầm cảm ở lứa tuổi từ 19 đến 29 còn chưa thực sựđược quan tâm, chưa có các công trình nghiên cứu đầy đủ về rối loạn trầmcảm ở độ tuổi này
Với mong muốn nhận thức được toàn bộ bệnh cảnh lâm sàng, hình tháitiển triển của bệnh lý này một cách hệ thống, để giúp cho việc phát hiện sớm
và can thiệp kịp thời các rối loạn trầm cảm ở độ tuổi này Do vậy, chúng tôi
chọn đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở lứa tuổi
từ 19 đến 29 điều trị nội trú tại Bệnh viện tâm thần” nhằm mục tiêu:
1 Mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở lứa tuổi từ 19 đến 29 điều trị nội trú tại Bệnh viện tâm thần.
2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm ở lứa tuổi từ 19 đến 29 điều trị nội trú tại Bệnh viện tâm thần.
Trang 3Chương1 TỔNG QUAN
Hiện nay, theo mô tả trong bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD-1-0),trầm cảm là một hội chứng bệnh lý, biểu hiện đặc trưng bởi khí sắc trầm, mấtmọi quan tâm thích thú, giảm năng lượng dễ mệt mỏi, phổ biến là tăng mệtmỏi rõ rệt nhiều khi chỉ sau một cố gắng nhỏ Kèm theo là các triệu chứngphổ biến khác như: giảm sút tập trung chú ý, giảm sút lòng tự trọng và lòng tựtin; có ý tưởng bị tội và không xứng đáng; bi quan về tương lai; có ý tưởng vàhành vi tự huỷ hoặc tự sát, rối loạn giấc ngủ; giảm cảm giác ngon miệng.Ngoài ra còn có các triệu chứng loạn thần Các biểu hiện trên tồn tại trongmột khoảng thời gian tối thiểu hai tuần liên tục [12]
Trang 4“Cyclothymia” (bệnh khí sắc chu kỳ) để mô tả hưng cảm và trầm cảm là cácgiai đoạn cảm xúc của cùng một bệnh; năm 1899 nhà Tâm thần học ngườiĐức Kraepelin mô tả thao cuồng và sầu uất là hai hình thái đối lập nhau trongmột bệnh cảnh và đặt tên là loạn thần hưng trầm cảm (Psychose – Manico –Depressive) [13] Năm 1950 Kleist phân ra hai thể loạn thần hưng trầm cảmlưỡng cực và đơn cực Quan điểm này được chấp nhận cho đến năm 1962 khiLeonard và cộng sự đề xuất sự phân loại thành ba nhóm: Trầm cảm đơn cực,hưng cảm đơn cực và những bệnh nhân bị cả rối loạn TC và hưng cảm (lưỡngcực) Trầm cảm đã được các nhà Tâm thần học mô tả một cách cụ thể hơn vàonhững năm 80 của thế kỷ XX với đặc trưng: cảm xúc, hành vi và tư duy đều
+ F41.2: Rối loạn hỗn hợp lo âu – trầm cảm
+ F43.20 và F43.21: Trầm cảm trong rối loạn sự thích ứng
+ F20.4: Trầm cảm sau phân liệt
1.2 Vài nét về dịch tễ học và tình hình nghiên cứu rối loạn trầm cảm.
1.2.1.Trên thế giới:
Rối loạn trầm cảm là một bệnh lý khá phổ biến Theo J.Angst (1992),L.Judd (1994) và một số tác giả khác, rối loạn trầm cảm chiếm tỷ lệ 4 - 6,5%dân số [14] Ở Pháp có khoảng 10% dân số mắc RLTC, tỷ lệ mắc bệnh chungtại một thời điểm là 2- 3% dân số và ở nhiều nước là từ 3 - 5% Nghiên cứucủa M.M Weissman và của nhiều tác giả khác cho thấy tỷ lệ mắc trong đời
Trang 5của rối loạn trầm cảm từ 1,5% 19,0% dân số và tỷ lệ mắc hàng năm từ 0,8 5,8% [15], [16], [17]
-Tỷ lệ tự sát ngày càng tăng có liên quan đến trầm cảm [18] Ở Pháp sốngười tự sát tăng từ 8.300 người (năm 1975) lên 10400 người (năm 1980) và
12041 người (năm 1994) Theo M.L.Bourgeois (1998), trong số người tự sát,rối loạn tâm thần chiếm 90% (trong đó trầm cảm chiếm 46%) [19] Tự sátnguyên nhân do trầm cảm không giảm, mà còn có xu hướng tăng cao hơnnhiều bệnh lý khác
1.2.2 Ở Việt Nam:
Ở Việt nam, hơn một thập kỷ gần đây vấn đề sức khoẻ tâm thần nóichung và trầm cảm nói riêng được đề cập đến nhiều hơn, đã có nhiều côngtrình nghiên cứu về trầm cảm ở các khía cạnh khác nhau
Theo Ngô Ngọc Tản và Cao Tiến Đức (2001), rối loạn trầm cảm chiếm3,4% khi điều tra các bệnh tâm thần ở một phường thuộc khu vực thành thị LãThị Bưởi điều tra các bệnh tâm thần ở một phường của một thành phố lớn chothấy rối loạn trầm cảm chiếm 4,1% Nguyễn Văn Xiêm và cộng sự thấy rối loạntrầm cảm chiếm 8,35% dân số khi điều tra ở một xã vùng nông thôn [20]
Theo Trần Văn Cường và cộng sự (2002), trầm cảm điển hình chiếm2,8% khi điều tra dịch tễ học lâm sàng một số bệnh tâm thần thường gặp ở cácvùng kinh tế - xã hội khác nhau
Theo Tô Thanh Phương (2005) tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở độ tuổi từ 16 – 25cao nhất (38,84%), độ tuổi từ 36 – 45 tỷ lệ trầm cảm thấp nhất (13,64%) [8]
1.3 Bệnh nguyên, bệnh sinh của trầm cảm:
1.3.1.Bệnh nguyên:
Kielholf.P 1973 chia nguyên nhân gây trầm cảm làm 3 nhóm:
Trang 61.3.1.1 Do căn nguyên tâm lý:
Brice Pitte (1982) cho rằng trầm cảm là một đáp ứng cảm xúc tự nhiên
và bình thường của con người trước những mất mát to lớn, tuyệt vọng, lo âutrước những mối nguy hiểm đe doạ Trầm cảm được xem là bệnh lý khimức độ nặng của trầm cảm hoặc sự kéo dài các biểu hiện của trầm cảm khôngtương xứng với các tác nhân kích thích gây ra [21]
Đây là nguyên nhân thường gặp gây trầm cảm Sang chấn tâm lý có thểđến từ bên ngoài cơ thể như những mâu thuẫn trong gia đình, bạn bè, côngviệc v.v hoặc những căng thẳng cũng có thể đến từ bên trong cơ thể như bịcác bệnh nặng, nan y (HIV-AIDS, ung thư v.v ) Tuy nhiên cần đánh giáđúng mức độ ảnh hưởng của những stress này khi chẩn đoán vì có thể mộtmình yếu tố căng thẳng ấy đã đủ gây ra trầm cảm (như người thân qua đờihay thiên tai thảm khốc v.v hoặc những căng thẳng không nặng nhưng kéodài, trường diễn như sức ép công việc kéo dài, mệt mỏi trong quan hệ vợchồng, gia đình, bệnh nặng kéo dài v.v ) Các yếu tố gây stress và nhữngbiến cố trong cuộc sống nếu kéo dài, tích luỹ lại gây ra sự quá tải về tâm lýtác động vào nhân cách dễ bị tổn thương là nguyên nhân gây trầm cảm [22]Việc chẩn đoán đúng mức độ ảnh hưởng của những sang chấn tâm lý này sẽrất có ích trong điều trị trầm cảm
Giai đoạn từ 19 tuổi đến 29 tuổi, là giai đoạn cuộc sống có nhiều áp lựcnhư: học tập căng thẳng, công việc khó khăn, không có việc làm, tình trạngthất nghiệp, đời sống thiếu thốn Đồng thời, đặc điểm tâm lý ở giai đoạn này
có nhiều biến động không ổn định Đó là những yếu tố đóng vai trò quantrọng trong rối loạn trầm cảm ở thanh niên độ tuổi này [10]
1.3.1.2 Do các nguyên nhân là bệnh lý thực tổn, các rối loạn thoái triển hoặc do sử dụng các chất gây nghiện và thuốc ức chế tâm thần:
Trang 7Bệnh lý thực tổn não được thừa nhận là đóng vai trò quan trọng và phổbiến trong lâm sàng tâm thần học người cao tuổi Nhưng là nguyên nhân ítgặp trong lâm sàng rối loạn trầm cảm ở tuổi thanh niên.
Robert C Baldwin (1993) nêu ra 50% các bệnh nhân đột quỵ cấp cócác biểu hiện trầm cảm rõ rệt trên lâm sàng Tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhânAlzheimer là 15 – 40% [23]
Các chất gây nghiện hoặc các chất tác động tâm thần:Như Heroin,Amphetamin (thuốc lắc), rượu, thuốc lá v.v Đặc điểm chung của các chấtnày là giai đoạn đầu thường gây kích thích, sảng khoái, hưng phấn nhưng sau
đó thường rơi vào trạng thái trầm cảm, mệt mỏi, uể oải, giảm sút và ức chếcác hoạt động tâm thần (giai đoạn ức chế)
Đặc biệt, thanh niên từ 19 đến 29 tuổi là lứa tuổi rất nhạy cảm, dễ bị lôikéo Trong xã hội hiện nay, tình trạng thanh niên sử dụng các chất gây nghiện
và các chất tác động tâm thần có xu hướng ngày càng tăng Theo báo cáo của
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về tình hình sử dụng ma tuý ở Việt namnăm 2011: gần 70% người nghiện ma túy ở độ tuổi dưới 30 tuổi (năm 1995 tỷ
lệ này chỉ khoảng 42%) Hơn 95% người nghiện ma túy ở Việt Nam là namgiới Tuy nhiên, tỷ lệ người nghiện là nữ giới cũng đang có xu hướng tăngtrong những năm qua[24] Do vậy, sử dụng ma tuý và các chất tác động tâmthần cũng là một trong những căn nguyên quan trọng gây nên trầm cảm ởthanh niên từ 19 đến 29 tuổi
1.3.1.3 Do nội sinh:
Khi đã loại trừ tất cả các nguyên nhân trên Do rối loạn hoạt động của cácchất dẫn truyền thần kinh trong não như: Serotonin, Noradrenalin thường làdẫn đến trầm cảm nặng, có thể có ý tưởng và hành vi tự sát, kèm theo các rốiloạn loạn thần như hoang tưởng bị tội, ảo thanh sai khiến tự sát v.v Loại trầmcảm này điều trị rất khó khăn và thường dễ tái phát
Trang 8Cho đến nay trầm cảm nội sinh vẫn dựa vào giả thuyết đa yếu tố như là:Các giả thuyết về di truyền, giả thuyết về các amin sinh học, thuyết về thần kinhnội tiết và thuyết về hệ thần kinh trung ương.
1.3.2 Bệnh sinh:
Trầm cảm có cơ chế bệnh sinh khá phức tạp, có nhiều giả thuyết khácnhau về căn nguyên, cơ chế bệnh sinh, hình thái bệnh học, tiến triển bệnh,điều trị … Tuy hiện chưa có một giả thuyết nào hoàn toàn thoả mãn được cácnhà nghiên cứu, nhưng các học giả đã thống nhất: trầm cảm là một hình tháiđáp ứng phức hợp tâm sinh – xã hội làm thay đổi rất nhiều không chỉ lànhững rối loạn đặc trưng về tâm thần, mà còn gây ra những biến đổi cơ thể(thần kinh, nội tiết, chuyển hoá …) Vai trò của các monoamine nhưserotonin, noradrenalin, dopamine … đã được ghi nhận Những thay đổi này
và những tác động của nó đến trầm cảm còn được tiếp tục quan sát, nghiêncứu [19],[25], [26],[27]
1.3.2.1 Các Giả thuyết về sinh học:
Các amin sinh học: các a min sinh học liên quan đến bệnh sinh của trầm cảm
bao gồm: serotonin, noradrenalin, dopamine Những thay đổi các amin này cóthể gây ra những biến đổi đáng kể về cảm xúc Trong trạng thái trầm cảm cóliên quan đến sự suy giảm số lượng hoặc hoạt tính serotonin, catecholamin tạicác synap trong não[19] [25], [29], [30],
° Serotonin (5HT): có nồng độ cao ở một số vùng của não và ở sừng bên tuỷsống Các neuron tiết ra serotonin ở nhân Raphe thuộc hành não và các sợi đitới hệ viền (limbic), cấu tạo lưới, vùng Hypothalamus, vỏ não, tuỷ sống Ởbệnh nhân trầm cảm có nồng độ 5-hydroxy indoleacetic acid (5-HIAA) trongdịch não tủy thấp và giảm hệ serotonergic Nhiều tác giả cho rằng có sự giảmphóng thích hoặc tăng tái hấp thu hoặc tăng phá huỷ serotonin tại khe synap
Trang 9° Noradrenalin: Ở bệnh nhân trầm cảm có sự thiếu hụt Noradrenalin tại cácsynap của hệ thần kinh trung ương
° Dopamin: Mất chức năng của dopamine có thể là nguyên nhân mất chức năngserotoninergic Dopamin có vai trò trong bệnh rối loạn cảm xúc (giảm nồng
độ dopamine trong trầm cảm và tăng dopamine trong hưng cảm) Hậu quả của
sự rối loạn điều hoà hoạt động của dopaminergic là làm chậm lại sự hoạtđộng, giảm chú ý, tình dục giảm và các triệu chứng loạn thần Ngoài ra, người
ta còn thấy có sự rối loạn các chất điện giải, đặc biệt là ion natri (Na+) trong
và ngoài tế bào hay là giảm phenylanamin (là tiền chất của catecholamine)
1.3.2.2 Các thuyết về nội tiết:
Hoạt động của hệ viền có vai trò trung gian liên quan đến các trạng tháicảm xúc điều khiển giải phóng các hormon tuyến yên, một chất quan trọngtrong hệ thống các trục: dưới đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận (HPA); trụcdưới đồi – tuyến yên – tuyến giáp (HPT); trục dưới đồi – tuyến yên – tuyếnsinh dục (HPGH)[31]
Trục dưới đồi-tuyến yên-tuyến giáp:
- Vùng dưới đồi tiết ra TRH, chất này kích thích tuyến yên tiết ra TSH Ở 1/3
số bệnh nhân trầm cảm nồng độ TSH và thyroid trong máu giảm
- Bệnh nhân trầm cảm điển hình thấy đáp ứng của TRH giảm 15 – 56%
Trục dưới đồi – Tuyến yên – Thượng thận:
- Vùng dưới đồi tiết ra corticotropin-releasing hormon (CRH), chất này kíchthích tuyến yên tiết ra ACTH và ACTH kích thích tuyến thượng thận tiết racortisol.C.B.Nemerroff (1992) thấy tăng tiết hormone tuyến thượng thận ởbệnh nhân trầm cảm
Trong trầm cảm, trục Dưới đồi – Tuyến yên – Thượng thận hoạt độngquá mức dẫn đến rối loạn hệ thần kinh thực vật (gây rối loạn ngủ, ăn, đau cơ
Trang 10thể …) Ở người bị trầm cảm, nồng độ corticoid trong máu cao và nghiêmpháp DST (Dexamethazon Suppression Test) cho thấy hoạt động quá mức củavùng dưới đồi, tuyến yên
Việc sử dụng nhiều corticoid có thể gây nên trầm cảm vì corticoid gâygiảm hoạt tính các thụ thể dẫn truyền serotonin (Roy,1987) và noradrenalin(Price 1986)
Trục dưới đồi – Tuyến yên – Tuyến sinh dục:
- Vùng dưới đồi kích thích tuyến yên bài tiết FSH và LH, FSH và LHkích thích các cơ quan sinh sản tiết ra các nội tiết tố tại chỗ riêng của chúngnhư: Tinh hoàn sản sinh ra testosteron; buồng trứng sản sinh ra progesteron
- Bệnh nhân trầm cảm thường có rối loạn về sinh dục Các rối loạnthường gặp là: Giảm, mất ham muốn tình dục, liệt dương và xuất tinh sớm ởnam.Lãnh khí, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, mất kinh, thiểu kinh, kinh nguyệtkhông đều ở nữ.[12]
1.3.2.3 Các giả thuyết về di truyền:
Các yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của rốiloạn trầm cảm Các nghiên cứu về gia đình và các cặp sinh đôi ủng hộ giảthuyết này[25] Những người họ hàng mức độ 1 của bệnh nhân trầm cảm cónguy cơ bị trầm cảm cao hơn người bình thường từ 2-3 lần
- David nhận thấy bố mẹ, anh chị em ruột và con cái của những bệnh nhân bịtrầm cảm nặng có nguy cơ bị rối loạn này lên đến 10 - 15% so với nguy cơtrong dân số là 1 - 2% và tỷ lệ này ở những cặp sinh đôi cùng trứng là 23%
1.3.2.4 Giả thuyết về hình thái của hệ thần kinh trung ương:
Các nghiên cứu gần đây cho thấy có vài vùng não bị thay đổi cấu trúc, thayđổi chuyển hoá, teo hay chết một số tế bào thần kinh đặc hiệu trong não củanhững người rối loạn trầm cảm
Trang 11Nghiên cứu trên hình ảnh CT – sọ não ở bệnh nhân trầm cảm, Targum SD(1983) [31] thấy rõ giãn rộng não thất bên (phụ thuộc vào tuổi khởi phát vàthời gian kéo dài của bệnh).
Các nghiên cứu hình ảnh não bằng chụp cộng hưởng từ thấy bệnh nhântrầm cảm có loạn thần có não thất giãn rộng hơn nhóm chứng và có kíchthước chất trắng lớn hơn bệnh nhân trầm cảm không có loạn thần
Đặc biệt những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng thể tích hồi hải mã bịgiảm, có kèm theo sự giảm sinh tế bào thần kinh mới ở hồi hải mã Người tacòn thấy hiện tượng teo vỏ não trước trán và hạnh nhân là những vùng kiểmsoát về cảm xúc, khí sắc, dẫn đến giảm tính linh hoạt của tế bào thần kinh vàđiều này có thể đóng vai trò chủ yếu trong bệnh nguyên của trầm cảm [32]
1.3.2.5 Các giả thuyết về tâm lý - xã hội – văn hoá:
Giả thuyết về nhận thức:
Theo Sadock các rối loạn chức năng nhận thức là cốt lõi của trầm cảm.
Các thay đổi về cơ thể, cảm xúc và liên quan khác của trầm cảm đều là hậuquả của rối loạn nhận thức
Các tác giả đưa ra bộ ba triệu chứng về nhận thức của trầm cảm:
- Sự tự nhận, đánh giá về mình một cách tiêu cực: là người có nhiềuthiếu sót, khuyết điểm, không có năng lực, không ai ưa thích
- khuynh hướng xem xét thế giới xung quanh với màu sắc tràm cảm,
âm tính: là một thế giới đầy tiêu cực, luôn chờ đợi một điều không may mắn
sẽ xảy ra, một sự trừng phạt khó tránh khỏi
- Sự cam chịu, sẵn sàng để sống một cuộc sống vất vả, khó khăn, chịuđựng mọi thua thiệt, bị tước đoạt và thất bại.[32]
Các sự kiện sang chấn trong cuộc sống:
Khi quan sát lâm sàng, một số tác giả nhận thấy các sự kiện bất lợitrong cuộc sống thường có vai trò làm khởi phát giai đoạn trầm cảm đầu tiên
Trang 12hơn là các giai đoạn tiếp theo Có một giả thuyết giải thích cho hiện tượngnày, đó là những sự kiện sang chấn xuất hiện trong giai đoạn trầm cảm đầutiên thường gây nên những biến đổi kéo dài yếu tố sinh học ở não Nhữngbiến đổi kéo dài này có thể tạo ra những thay đổi chức năng của nhiều chấtdẫn truyền thần kinh và hệ thống tín hiệu bên trong tế bào thần kinh như mất
tế bào thần kinh và giảm đáng kể sự tiếp xúc của synapse Kết quả là mộtngười có nguy cơ tái phát trầm cảm sau giai đoạn đầu tiên đó cho dù không cótác nhân bên ngoài
Nhiều thầy thuốc tin rằng các sang chấn tâm lý đóng vai trò quan trọngtrong khởi phát giai đoạn trầm cảm, Các yếu tố gây stress và những biến cốtrong cuộc sống nếu kéo dài, tích luỹ lại gây ra sự quá tải về tâm lý tác độngvào nhân cách dễ bị tổn thương là nguyên nhân gây nên trầm cảm
Thuyết hành vi - nhận thức[33].
Peter Lewinsohn cho rằng trầm cảm xuất hiện là do có những hoạtđộng tích cực (positive reinforcements) trong cuộc sống hàng ngày tác độngvào,sự tác động này có thể xảy ra theo hai cách:
- Môi trường thiếu các hoạt động tích cực
- Do một người không thể tiếp cận được với những hoạt động tích cực (ví dụ như ởtrong môi trường cách ly do đó các kỹ năng xã hội nghèo nàn)
Martin Seligman đã phát triển học thuyết “không được giúp đỡ tậpnhiễm” (learned helplessness) từ những thí nghiệm trên động vật Từ đó, ôngcho rằng trầm cảm xuất hiện là do sự mất kiểm soát (có thể thật sự hoặc dotưởng tượng) đối với những sự kiện tiêu cực hàng ngày trong cuộc sống
Aaron Beck đã phát triển học thuyết nhận thức hành vi (cognitivebehavioural theory) về trầm cảm Ông cho rằng trầm cảm được hình thành là
do bệnh nhân diễn giải sai lệch những sự kiện trong cuộc sống Điểm cốtlõi của học thuyết này bao gồm bộ ba nhận thức trong trầm cảm, đó là:
Trang 13- Cái nhìn tiêu cực về bản thân: ví dụ mọi việc đều tệ hại vì tôi là người xấu.
- Diễn giải những sự kiện trải nghiệm một cách tiêu cực: ví dụ mọi thứ đềuluôn luôn tệ hại
- Nhìn về tương lai ảm đạm: mọi việc đều sẽ tệ hại
Nguyên lý cơ bản của học thuyết nhận thức hành vi là bệnh nhân diễngiải thế giới theo chiều hướng tiêu cực Những sai lệch về nhận thức điểnhình bao gồm:
- Sự liên hệ độc đoán (arbitrary inference): bệnh nhân cho rằng những sự kiệntiêu cực là do lỗi của bản thân mình
- Trích dẫn chọn lọc (selective abstraction): bệnh nhân chỉ tập trung vào nhữngyếu tố tiêu cực trong những thông tin tích cực
- Phóng đại hóa và đánh giá thấp các sự kiện: bệnh nhân quá nhấn mạnh đến cácyếu tố tiêu cực và không chú ý đến những điểm tích cực của sự việc
- Gọi tên không chính xác (inexact labeling): bệnh nhân thường gán cho những
sự việc trải nghiệm một ý nghĩa riêng và phản ứng lại với ý nghĩa đó chứ khôngphải phản ứng với chính bản thân sự việc
1.4 Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán rối loạn trầm cảm
1.4.1 Đặc điểm lâm sàng:
1.4.1.1.Theo kinh điển:[6] Trầm cảm điển hình là một quá trình ức chế
toàn bộ các hoạt động tâm thần thể hiện qua cảm xúc, tư duy và hành vi biểuhiện bằng các triệu chứng sau:
+ Cảm xúc bị ức chế: khí sắc trầm, buồn rầu, ủ rũ, mất thích thú cũ,nhìn xung quanh thấy ảm đạm
+ Tư duy bị ức chế: suy nghĩ chậm chạp, liên tưởng khó khăn, tự chomình là hèn kém, bi quan về tương lai, mất tin tưởng vào bản thân Trongtrường hợp nặng có hoang tưởng bị tội hay tự buộc tội, ảo thanh nghe tiếng
Trang 14nói tố cáo tội lỗi của mình hay báo trước về những hình phạt sẽ xảy đến vớimình làm cho bệnh nhân xuất hiện ý tưởng hoặc hành vi tự sát.
+ Vận động bị ức chế: bệnh nhân ít hoạt động, ít nói, ăn uống kém,thường hay ngồi hoặc nằm lâu ở một tư thế, trường hợp nặng có thể có bất động
1.4.1.2.Theo Bảng Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 (ICD 10) của Tổ chức Y tế Thế giới: [12]
Rối loạn trầm cảm là một giai đoạn rối loạn khí săc kéo dài ít nhất là 2tuaanfvaf chia giai đoạn trầm cảm thành các mức độ khác nhau như: TC nhẹ,
TC vừa, TC nặng, thêm vào đó là kèm theo triệu chứng loạn thần hay cáctriệu chứng cơ thể Tiêu chuẩn chẩn đoán giai đoạn trầm cảm dựa vào 3triệuchứng đặc trưng và 7 triệu chứng phổ biến
* 3 triệu chứng đặc trưng bao gồm: khí sắc trầm, mất mọi quan tâm vàthích thú, giảm năng lượng dẫn đến tăng mệt mỏi và giảm hoạt động
* 7 triệu chứng phổ biến bao gồm:
- Giảm sút sự tập trung, chú ý
- Giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin
- Xuất hiện những ý tưởng bị tội và không xứng đáng
- Nhìn vào tương lai ảm đạm, bi quan
- Ý tưởng và hành vi tự hủy hoại cơ thể hoặc tự sát
- Rối loạn giấc ngủ: Bệnh nhân thường mất ngủ vào cuối giấc
- Ăn ít ngon miệng
Ngoài ra bệnh nhân còn có biểu hiện của mất hoặc giảm khả năng tìnhdục, các triệu chứng của lo âu, rối loạn thần kinh thực vật Trong nhữngtrường hợp trầm cảm nặng bệnh nhân có thể xuất hiện hoang tưởng tự buộctội, hoang tưởng về những tai họa sắp xảy ra hoặc ảo thanh với những lời kếttội, phỉ báng, ảo khứu với mùi thịt thối rữa
Trang 151.4.2 Chẩn đoán trầm cảm (Theo ICD 10) : [12].
1.4.2.1 Chẩn đoán giai đoạn trầm cảm:
* Chẩn đoán giai đoạn trầm cảm: dựa vào những triệu chứng sau
3 triệu chứng đặc trưng:
+ Khí sắc trầm
+ Mất mọi quan tâm và thích thú
+ Giảm năng lượng dẫn đến mệt mỏi và giảm hoạt động
7 triệu chứng phổ biến:
+ Giảm sút sự tập trung và sự chú ý
+ Giảm sút tính tự trọng và lòng tin
+ Những ý tưởng bị tội và không xứng đáng
+ Nhìn vào tương lai ảm đạm và bi quan
+ Ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát
+ Rối loạn giấc ngủ
+ Ăn ít ngon miệng
- Các triệu chứng
Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD 10, trầm cảm được chẩn đoán theo
3 mức độ: nhẹ, vừa và nặng tùy thuộc vào số lượng của các triệu chứng đặctrưng và phổ biến (các triệu chứng này đã được liệt kê ở mục 1.1.4) và cáctriệu chứng này phải kéo dài trong thời gian ít nhất 2 tuần
Trầm cảm mức độ nhẹ:
Chẩn đoán mức độ này khi bệnh nhân có ít nhất 2 trong số các triệuchứng đặc trưng và ít nhất 2 trong số các triệu chứng phổ biến và không cótriệu chứng nào trong số những triệu chứng này ở mức độ nặng Các triệuchứng này làm bệnh nhân gặp khó khăn trong các hoạt động xã hội, công việcthường ngày nhưng vẫn có thể tiếp tục được Trong trầm cảm mức độ nhẹbệnh nhân có thể có hoặc không có những triệu chứng cơ thể
Trang 16 Trầm cảm mức độ vừa:
Khi bệnh nhân có ít nhất 2 trong số 3 triệu chứng đặc trưng và ít nhất 3trong số các triệu chứng phổ biến Các triệu chứng này gây khó khăn đáng kểtrong việc tiếp tục các chức năng nghề nghiệp, xã hội hoặc các sinh hoạt tronggia đình Bệnh nhân có thể có hoặc không có các triệu chứng cơ thể
Trầm cảm mức độ nặng:
Khi bệnh nhân có cả 3 triệu chứng đặc trưng và ít nhất 4 trong số cáctriệu chứng phổ biến, vài triệu chứng trong số này phải ở mức độ nặng Tuynhiên, nếu như bệnh nhân có kích động hoặc chậm chạp tâm thần vận động rõrệt thì khó có thể mô tả các triệu chứng khác một cách chi tiết Do đó, trầmcảm nặng vẫn được chẩn đoán trong trường hợp này Nếu các triệu chứngtrầm cảm xuất hiện nặng nề và khởi phát nhanh thì thời gian dùng để chẩnđoán có thể < 2 tuần Trong giai đoạn trầm cảm nặng bệnh nhân không thểtiếp tục sinh hoạt và làm việc được
Trong trầm cảm mức độ nặng được phân thành hai loại là trầm cảmmức độ nặng không có các triệu chứng loạn thần và trầm cảm mức độ nặng cócác triệu chứng loạn thần Các triệu chứng loạn thần có thể là hoang tưởngliên quan đến những ý nghĩ về sự nghèo đói, tội lỗi hoặc những thảm họa sắpxảy ra mà bệnh nhân là người gây ra nó Ảo giác có thể là ảo thanh với lời lẽkết tội, phỉ báng bệnh nhân hoặc ảo giác khứu giác với mùi thịt thối rữa
1.4.2.2.Chẩn đoán trầm cảm tái diễn:
Biểu hiện đặc trưng bởi sự lặp đi lặp lại những giai đoạn trầm cảm đã đượcbiệt định như giai đoạn trầm cảm nhẹ, giai đoạn trầm cảm vừa hoặc giai đoạntrầm cảm nặng không có rối loạn khí sắc đáng kể Bao gồm các nhóm nhỏ sau;
Rối loạn trầm cảm tái diễn, hiện tại giai đoạn nhẹ
Có đủ tiêu chuẩn cho một rối loạn trầm cảm tái diễn và giai đoạn hiện nay phảiđáp ứng đủ tiêu chuẩn cho giai đoạn trầm cảm nhẹ
Rối loạn trầm cảm tái diễn, hiện tại giai đoạn vừa
Có đủ tiêu chuẩn cho một rối loạn trầm cảm tái diễn và giai đoạn hiện nay phảiđáp ứng đủ tiêu chuẩn cho giai đoạn trầm cảm vừa
Trang 17 Rối loạn trầm cảm tái diễn, hiện tại giai đoạn nặng không có các triệuchứng loạn thần.
Có đủ tiêu chuẩn cho một rối loạn trầm cảm tái diễn và giai đoạn hiện nay phảiđáp ứng đủ tiêu chuẩn cho giai đoạn trầm cảm nặng không kèm theo các triệuchứng loạn thần
Rối loạn trầm cảm tái diễn, hiện tại giai đoạn nặng có các triệu chứngloạn thần
Có đủ tiêu chuẩn cho một rối loạn trầm cảm tái diễn và giai đoạn hiện nay phảiđáp ứng đủ tiêu chuẩn cho giai đoạn trầm cảm nặng có kèm theo các triệuchứng loạn thần (có các hoang tưởng, ảo giác hoặc sững sờ trầm cảm)
1.4.2.3 Chẩn đoán RLCXLC hiện tại giai đoạn trầm cảm:
Bệnh nhân được chẩn đoán là trầm cảm trong RLCXLC đáp ứng đầy đủ cáctiêu chuẩn chẩn đoán của ICD -10 (1992) ở các thể :
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn trầm cảm nhẹ hoặc vừa + Giai đoạn hiện tại phải có đầy đủ các tiêu chuẩn cho một giai đoạn trầm cảmnhẹ hoặc vừa
+ Phải có ít nhất một giai đoạn rối loạn cảm xúc hưng cảm nhẹ, hưng cảm hoặc hỗn hợp trong quá khứ
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn trầm cảm nặng không cócác triệu chứng loạn thần
+ Giai đoạn hiện tại phải có đầy đủ các tiêu chuẩn của của một giai đoạn
trầm cảm nặng không có các triệu chứng loạn thần
+ Phải có ít nhất một giai đoạn rối loạn cảm xúc hưng cảm nhẹ, hưng cảmhoặc hỗn hợp trong thời gian trước đây
- Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn trầm cảm nặng có các triệuchứng loạn thần
Giai đoạn hiện tại phải có đầy đủ các tiêu chuẩn cho một giai đoạn trầmcảm nặng có các triệu chứng loạn thần
Trang 18+ Phải có ít nhất một giai đoạn rối loạn cảm xúc hưng cảm nhẹ, hưngcảm hoặc hỗn hợp trong quá khứ.
II TRẦM CẢM Ở LỨA TUỔI TỪ 19 – 29:
2.1 Quan niệm về lứa tuổi :
Việc phân chia già trẻ theo tuổi không phản ảnh chính xác quá trình sinh
học Vì vậy mà việc phân chia theo độ tuổi chỉ có giá trị tương đối [34]
Theo Trường phái Hippocrate:
- Tuổi thơ ấu: Trước tuổi 14
- Tuổi trưởng thành: 15 – 42 tuổi
Theo WHO:
- Tuổi vị thành niên: 10 – 19 tuổi
- Tuổi thanh niên: 19 – 24 tuổi
Tuy nhiên, trên thế giới các nước khác nhau cũng quy định độ tuổi thanh niên khác nhau Có nước quy định từ 15 – 30 tuổi, có nước quy định tuổi thanh niên đến 29 tuổi (Trung Quốc) hoặc 35
(Bangladesh)
- Tuổi trưởng thành: Mỗi thời kỳ khác nhau, mỗi dân tộc khác nhau có độ tuổi trư ởng thành khác nhau Ngày nay, do trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, đời sống con người được nâng cao, tuổi thọ con người được kéo dài hơn Yêu cầu lao động đòi hỏi kỹ thuật công nghệ cao, thời gian học
tập kéo dài, độ tuổi trưởng thành của con người chậm hơn [36]
- Theo các nhà tâm lý học, thời kỳ đầu tuổi trưởng thành bắt đầu từ khoảng tuổi
20 và kéo dài đến khoảng 40 tuổi Trong thời kỳ phát triển này, sự thay đổi cơthể diễn ra chậm hơn và ít rõ ràng hơn so với các giai đoạn trước Điểm đặcbiệt ở giai đoạn này là sự biến đổi rất phức tạp của các yếu tố xã hội đòi hỏicon người phải có sự thích ứng về tâm lý với những biến đổi đó [37]
Trang 19- Theo Levison -sự trưởng thành của cá nhân trong giai đoạn đầu tuổi trưởngthành là giai đoạn giải quyết các cuộc xung đột tuổi vị thành niên đi tìm vị trícủa mình trong xã hội của người trưởng thành, hình thành các khuôn mẫu ứng
xử ổn định Giai đoạn này được chia thành 3 giai đoạn nhỏ: giai đoạn chuyểntiếp từ tuổi vị thành niên sang tuổi trưởng thành, giai đoạn thâm nhập vào thếgiới người lớn và giai đoạn chuyển thành người lớn Những khủng hoảng của
cá nhân khi gặp khó khăn có thể diễn ra ở bất kỳ giai đoạn nào đó trong 3 giaiđoạn trên[38]
Như vậy, giai đoạn từ 19 đến 29 tuổi có thể coi là thời kì đầu tuổitrưởng thành, là thời kỳ cơ thể phát triển thể chất chậm hơn so với thời kỳtrước Đặc biệt, ở giai đoạn này là sự biến đổi rất phức tạp về tâm lý theo từnggiai đoạn trên Để nghiên cứu bệnh lý ở lứa tuổi này, các nhà chuyên mônphân độ tuổi này thành 2 giai đoạn sâu; giai đoạn từ 19 – 24 tuổi và giai đoạn
từ 25 - 29 tuổi
2.2.Đặc điểm phát triển thể chất [36], [37], [38], [39],
Giai đoạn từ 19 đến 29 tuổi là thời điểm đánh dấu sức khoẻ đạt đếnmức hoàn thiện về phát triển thể chất Đặc biệt, từ 18 – 25 tuổi thể lực conngười ở mức cao nhất Sau 25 tuổi mọi sử phát triển về thể chất đều dừng lại
Từ 30 sự phát triển thể chất bắt đầu giảm xuống Hoạt động của hệ thống sinhhoạt đều giảm sau 40 tuổi
Đặc điểm phát triển của hệ thần kinh giai đoạn từ 19 đến 29 tuổi: Trọnglượng não đạt đến mức tối đa, số lượng nơron thần kinh lên tới mức cao (14 –
16 tỉ) Quá trình myelin hoá cao độ tạo nên chất lượng nơron thần kinh hoànhảo Số lượng synap của các tế bào thần kinh đảm bảo cho sự liên lạc rộngkhắp, chi tiết, tinh tế và linh hoạt giữa các kênh làm cho hoạt động của não bộtrở nên nhanh nhạy, chính xác hơn so với các lứa tuổi khác Vào độ tuổi này,những ai là sinh viên có thể tích luỹ được 2/3 lượng tri thức của cuộc đời
Trang 20trong thời kì học đại học (nhận định của giáo sư sinh học Lê Quang Long –ĐHSP Hà Nội) [40]
Đặc điểm hệ xương và cơ bắp: Hệ xương và cơ bắp phát triển mộtcách ổn định, đồng đều, tạo vóc dáng ở người trưởng thành Đồng thời sứcnhanh, sức bền, sự dẻo dai, linh hoạt đều phát triển mạnh nhờ sự phát triển
ổn định của các tuyến nội tiết cũng như sự tăng trưởng các hormôn giớitính Tuy nhiên, sự phát triển ở hai giới là không giống nhau Ở nữ có sựphát triển thể chất sớm hơn nam 1, 2 năm: sự không giống nhau giữa nam
và nữ thể hiện ở đặc điểm cơ thể như: Tổ chức cơ bắp chân tay của nữ kémhơn nam; xương và khớp chi nhỏ hơn nam; tổ chức cơ bắp ở chân tay của
nữ kém hơn nam; phổi của nam lớn gấp rưỡi nữ; mỗi phút tim của nam đậptrung bình 72 lần/phút, nữ là 80 lần/phút Nam trung bình có 4,5 lít máu,
nữ là 3,6 lít máu 40% cơ thể nam do cơ bắp tạo nên, nữ là 35%
2.3 Đặc điểm phát triển tâm lý xã hội giai đoạn từ 19 – 29 tuổi [[10],
[36], 37], [39], [40], [41]
Trong sự phát triển tiếp diễn suốt cuộc đời Con người phải trải qua cácgiai đoạn, thời kì với những đặc điểm tâm sinh lí khác nhau Khác với quátrình phát triển ở tuổi vị thành niên, quá trình phát triển ở thời kỳ từ 19 đến 29tuổi, là thời kì đầu trưởng thành (hay còn gọi là thời trưởng thành trẻ tuổi) cónhững thay đổi rất phức tạp trong nhận thức, tư duy, thái độ… Sự thay đổi đóphụ thuộc vào hoàn cảnh xã hội, văn hoá và nền giáo dục của từng cộng đồng,từng dân tộc, trong các thời đại khác nhau mà cá nhân đó sống và hoạt động
Dấu hiệu đặc trưng của độ tuổi này là khả năng phản ứng với nhữngthay đổi và thích nghi với các điều kiện mới Trong cuộc sống hàng ngày, cầnphải đưa ra những quyết định và vượt qua những khó khăn một cách độc lậpnhất định, việc giải quyết các khó khăn mâu thuẫn, các vấn đề nảy sinh tronghoạt động sống một cách tích cực
Trang 21Năm 1985, Birren và Cunningham đã xác định các thời kì phát triểncủa người trưởng thành theo “Ba yếu tố cấu thành độ tuổi” đó là: Sinh học, xãhội và tâm lí Trong mỗi một nền văn hoá, xã hội khác nhau thì các đặc điểmtâm sinh lý, độ tuổi của người trưởng thành cũng khác nhau Các yếu tố này
có quan hệ mật thiết với nhau Thế nhưng không phải cả ba yếu tố này xuấthiện cùng một thời điểm trong mỗi con người, mà ở người này yếu tố tâm lí,
xã hội hình thành trước yếu tố sinh học, ở người khác yếu tố sinh học lại hìnhthành trước yếu tố tâm lí xã hội… Những công trình nghiên cứu về xã hộihọc, tâm lý học trên thế giới cho thấy sự chín muồi sinh học thường diễn rasớm hơn yếu tố tâm lý, xã hội Việc ba yếu tố này có quan hệ mật thiết vớinhau nhưng không chín muồi cùng một thời điểm cũng gây ra không ít khókhăn cho mỗi cá nhân con người Nó là một trong những nguyên nhân gâynên sự khủng hoảng tâm lí lứa tuổi này Đây là một giai đoạn ảnh hưởng lớnnhất đến đời sống của con người
Giai đoạn từ 19 – 29 tuổi, các chức năng tâm lý có nhiều thay đổi, đặc biệt làtrong lĩnh vực phát triển trí tuệ, khả năng tư duy Các nghiên cứu tâm lý họccho thấy rằng hoạt động tư duy của lứa tuổi này rất tích cực và tính lý luậnphát triển mạnh và rất ưa thích khái quát các vấn đề Sự phát triển mạnh của
tư duy lý luận liên quan chặt chẽ với khả năng sáng tạo có thể tự phát hiện ranhững cái mới
Vị thế xã hội của lứa tuổi này có nhiều thay đổi so với lứa tuổi trước đó Mộtmặt các quan hệ xã hội được mở rộng Trong các quan hệ đó đòi hỏi mỗi cánhân phải có các cách ứng xử phù hợp Những thay đổi quan hệ trong xã hội,
sự thách thức khách quan của cuộc sống làm xuất hiện những nhu cầu về hiểubiết thế giới, hiểu biết xã hội và các chuẩn mực quan hệ người - người, hiểumình và tự khẳng định mình trong xã hội
Trang 22 Nghiên cứu khả năng đánh giá con người của lứa tuổi 19 – 29, nhiều nhà tâm
lý học nhận thấy rằng có nét khác biệt rõ rệt so với tuổi vị thành niên Ở tuổi
vị thành niên thường nêu lên những đặc điểm mang tính nhất thời liên quanđến những hoàn cảnh cụ thể trong các mối quan hệ với bố mẹ hoặc thầy côgiáo Đối với lứa tuổi này, thường chú ý nhiều hơn đến những phẩm chấtnhân cách có tính bền vững như các đặc điểm trí tuệ, năng lực, tình cảm, ýchí, thái độ đối với lao động, quan hệ với những người khác trong xã hội…
Từ chỗ nhìn nhận được những phẩm chất mang tính khái quát của người khácdần dần con người tự phát hiện ra thế giới nội tâm của bản thân mình
Nét tâm lý đặc trưng xuất hiện trong giai đoạn chuyển từ lứa tuổi vị thànhniên sang tuổi trưởng thành là một trong những yếu tố tâm lý góp phần tạonên những mối quan hệ bất bình ổn giữa cha mẹ và con cái, làm cho tần sốgiao tiếp giữa cha mẹ và con cái giảm xuống và thay vào đó là nhu cầu giaotiếp với bạn đồng lứa tăng lên Xu hướng vươn tới các giá trị của người lớn,
so sánh mình với người lớn, mong muốn được tự lập, tự chủ trong giải quyếtcác vấn đề của riêng bản thân
Việc xác định mục tiêu, khát vọng đối với mỗi người là khác nhau Ví
dụ có người mơ trở thành ngôi sao điện ảnh, có người ước mình là chính trịgia, nhà tài phiệt, cô giáo viên, nhà báo, phi công, đậu vào trường đại học,
Trang 23được đi du học, có trình độ ngoại ngữ, tin học hoặc có một mái nhà khangtrang, gia đình hạnh phúc, con ngoan khỏe mạnh
Thời kỳ đầu của độ tuổi trưởng thành khát vọng đó không nhất thiếtđều phải trở thành hiện thực Tuy nhiên, thông qua việc xác định khát vọng vàthực hiện nó, mỗi người sẽ tìm thấy được động cơ, hứng thú để làm việc, họctập và có ý chí quyết tâm trong công việc cũng như trong cuộc sống Đây làmột điểm tốt nhưng đồng thời chính nó cũng tạo ra áp lực và mâu thuẫn trongbản thân mỗi người, đó là sự mâu thuẫn giữa những hạn chế của bản thân vớinhu cầu hiểu biết vô tận Nếu những cá nhân không biết điều chỉnh và thíchứng tốt thì sẽ dần đến thái độ tự ti, tự chê trách bản thân, mặc cảm và nếu lâungày sẽ trở thành bế tắc, khủng hoảng
2.3.2 Đặc điểm về phẩm chất nhân cách:
Theo S Freud và một số nhà tâm lý học khác, giai đoạn từ 0 – 5 tuổi làgiai đoạn quan trọng nhất, có ý nghĩa lớn nhất trong việc phát triển nhân cáchcủa con người Giai đoạn từ 19 đến 29 tuổi là giai đoạn các thuộc tính củanhân cách tiếp tục được củng cố, có sự thay đổi và phát triển Đây là thời kìcon người thực hiện những nhiệm vụ có ảnh hưởng lớn, lâu dài và quyết địnhtới toàn bộ hoạt động sống ở các giai đoạn sau của cuộc đời
Theo Erickson, sự phát triển của con người gồm một chuỗi những mâuthuẫn trong bản thân mỗi người Những mâu thuẫn này là bẩm sinh nổi lên ởnhững giai đoạn khác nhau của hoàn cảnh sống,đòi hỏi những sự thích nghinhất định mà các cá nhân phải đương đầu Mỗi lần cá nhân phải đương đầu đểthích nghi với hoàn cảnh sống như vậy có thể xảy ra theo hướng thích nghi tốthoặc không tốt Erickson gọi đó là một lần khủng hoảng đòi hỏi mỗi ngườiphải vượt qua để chuyển sang một giai đoạn phát triển tiếp theo Nếu khủnghoảng xảy ra mà được giải quyết một cách hiệu quả sẽ góp phần tích cực vào
sự phát triển nhân cách của con người, có ảnh hưởng to lớn đến thái độ và sựphát triển của mỗi cá nhân sau này Những người không vượt quađược khủng
Trang 24hoảng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển nhân cách, dễ bị tổn thương,yếu đuối, dễ bị stress.
Giai đoạn từ 19 – 29 tuổi, sự tự ý thức, tự đánh giá, tự trọng phát triểnmạnh mẽ Đây là những nền tảng quan trọng cho việc tự giáo dục, tự hoànthiện bản thân Tuy nhiên nếu không được định hướng và giáo dục đúng thì
sự phát triển của các phẩm chất trên cũng có thể dễ tự ti mặt cảm về hoàncảnh, về sự khiếm khuyết của cơ thể hoặc những hạn chế về năng lực củabản thân
2.3.3.Đặc điểm về sự phát triển định hướng giá trị:
Cũng là một trong những nét tâm lý nổi trội của giai đoạn từ 19 – 29tuổi Ở giai đoạn này, mỗi cá nhân đã có thể hoạch định cho mình những mụcđích, mục tiêu, những công việc, kế hoạch cần thực hiện trong tương lai Tuynhiên, cuộc sống rất phức tạp, nhiều sự kiện diễn ra không đúng theo dự định,
kế hoạch Điều đó dễ dẫn đến nỗi thất vọng, khủng hoảng
2.3.4 Đặc điểm về sự phát triển của đời sống cảm xúc và tình cảm lứa tuổi 19 29:
-Ở giai đoạn này, sự phát triển đời sống tình cảm diễn ra theo hướng độclập và tự chủ Tình cảm đặc trưng ở lứa tuổi này là tình yêu nam nữ Đây làmột sự phát triển tâm sinh lý bình thường và tự nhiên của con người Mặt khácnhững cảm xúc, tình cảm của độ tuổi từ 19 đến 29 thường rất mãnh liệt và lãngmạn Nên khi bị ngăn cấm bởi gia đình, xã hội hoặc bị người yêu khước từ hay
Trang 25xung đột kéo dài sẽ tạo nên cuộc sống căng thẳng, nhiều áp lực và thườngdẫnđến tuyệt vọng, chán nản Bất hòa, có thể là bất hòa giữa cha mẹ, bất hòa giữacha mẹ và con cái hoặc là bất hòa giữa anh chị em với nhau và đặc biệt lànhững bất hoà, xung đột của các cặp vợ chồng trẻ với nhau.
Ngoài ra, nạn bạo hành trong gia đình như bị cha mẹ đánh đập, chửibới, bóc lột sức lao động quá mức cũng là nguyên nhân dẫn đến bị stress
Sự cô đơn hoặc bị mất cha, mất mẹ hay mất một anh chị em nào đó hoặc bịthất tình, bị chồng hay vợ phụ bạc, ngược đãi v.v cũng dễ dẫn đến bị tổnthương buồn chán, cô đơn và tuyệt vọng
Điều kiện gia đình kinh tế khó khăn, thu nhập thấp, bấp bênh không ổn định,làm ăn thua lỗ, thất bại cũng dẫn đến những căng thẳng về tâm lý, lo lắngkéo dài dẫn đến rối loạn trầm cảm
Đặc biệt, lứa tuổi 19 đến 29 phải trải qua những mốc lớn trong quátrình học tập như: tốt nghiệp trung học phổ thông, thi vào đại học hay caođẳng và sau đó phải tốt nghiệp cao đẳng hay đại học Với đòi hỏi rất cao củanhững mốc quan trọng này, nhiều học sinh, sinh viên bị khủng hoảng và dễdẫn đến chán nản, mệt mỏi
Ngoài việc tạo ra áp lực trong học tập, nhà trường cũng là nới có thểxảy ra những mâu thuẫn và xung đột như sự coi thường, la mắng của thầy cô
Trang 26hay sự triêu chọc, kích động của bạn bè cũng khiến cho nhiều thanh niên bịmất tự chủ, chán nản, thất vọng và dẫn đến bị trầm cảm.
Công nghệ truyền thông đa phương tiện, các hình ảnh về cái chết, tainạn…cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý của mỗi cá nhân
Các xung đột, mâu thuẫn trong xã hội: sự xa lánh, khinh bỉ, coi thường,tẩy chay, kích động, bị lạm dụng tình dục hay đe dọa của người khác cũng làmột nguyên nhân lớn dẫn đến trầm cảm
Trong xã hội hiện nay, tình trạng sống buông thả, mắc các tệ nạn xã hộinhư: nghiện ma tuý, nghiện rượu, bia, nghiện internet, nghiện chơi cờ bạccủa lứa tuổi từ 19 – 29 ngày càng gia tăng Chính tình trạng này mang lạinhiều nguy cơ dẫn đến các xung đột, áp lực căng thẳng và dẫn đến trầm cảm.Đồng thời, chính những chất kích thích như rượu, ma tuý cũng là những tácnhân dẫn đến trầm cảm ở thanh niên độ tuổi này trong giai đoạn xã hội hiệnnay
2.5 Các nghiên cứu về trầm cảm ở lứa tuổi từ 19 – 29:
2.5.1 Dịch tễ học trầm cảm lứa tuổi 19 – 29:
2.5.2.Đặc điểm lâm sàng RLTC ở lứa tuổi từ 19 – 29:
Trang 27Với đặc thù phát triển ở giai đoạn từ 19 đến 29 tuổi rất phức tạp, sựchín muồi của 3 yếu tố cơ bản là sinh học, tâm lý và xã hôi không đồng nhất,yếu tố sinh học thường chín muồi sớm hơn yếu tố tâm lý, xã hội Thanh niên
độ tuổi này tuy đã trưởng thành về mặt sinh học, nhưng về tâm lý vẫn đangtrong giai đoạn phát triển, tự hoàn chỉnh mình, có nhiều biến đổi phức tạp.Nên các biểu hiện trầm cảm ở thanh niên độ tuổi này có nhiều điểm tươngđồng với trầm cảm ở tuổi vị thành niên Ngoài những biểu hiện chung, cáctriệu chứng trầm cảm, ở lứa tuổi này cũng có những đặc điểm khác biệt[3],[5], [10], [41],[42], [43],, đó là:
- Các triệu chứng cơ thể, đặc biệt đau là triệu chứng hay được kể đến nhất.Thường là đau đầu, đau bụng, đau ngực, ngột ngạt kèm cảm giác lo buồn,chán nản …Chính vì các biểu hiện triệu chứng cơ thể nổi bật nên đối với cácthể trầm cảm nhẹ, có nhiều tác giả gọi là trầm cảm che đậy bởi các triệuchứng cơ thể (hay trầm cảm ẩn) Các thể này thường không được phát hiệnchẩn đoán sớm và tất nhiên không được điều trị Đa phần các trường hợp nàyđược khám ở các cơ sở nội nhi, thường được chẩn đoán và điều trị các bệnh lý
cơ thể như: tim mạch, tiêu hoá, thần kinh … Nhưng không hiệu quả hoặckhông tìm thấy các bằng chứng tổn thương thực thể rõ ràng
- Khí sắc: Ở lứa tuổi này thường có biểu hiện cảm giác buồn chán mơ hồ,không giải thích được nguyên cớ, hay cáu kỉnh, dễ kích thích hoặc tâm trạngtức giận thay vì buồn bã, thanh niên bị trầm cảm có thể gắt gỏng, thù địch, dễbực tức, giận dữ
- Giảm hứng thú trong học tập, công việc được giao phó, cả trong các sinh hoạtnhóm hay đoàn thể
Tư duy: Khó tập trung chú ý, khó tiếp thu học tập, kết quả học giảmsút, quá trình này có thể diễn ra từ từ hoặc nhanh chóng
Trang 28- Cực kỳ nhạy cảm với những lời chì trích.
- Rối loạn ăn uống:
+ Chán ăn: Chán ăn là sự từ chối ăn uống mà không bị mất đi sự ngonmiệng Mỗi trường hợp chán ăn là một trường hợp khác nhau tùy theo tiền sửcủa mỗi cá nhân Thanh niên có thể mắc rối loạn chán ăn sau một sự kiện sangchấn, lạm dụng tình dục, thất tình, xung đột trong gia đình Nữ gặp chứng chán
ăn nhiều hơn nam
+ Thèm ăn:Thèm ăn cũng là một trong những hành vi mà thanh niên bịtrầm cảm hay mắc phải, để đối phó với khủng hoảng lứa tuổi này
Những hành vi ăn uống bất thường mang tính bệnh lý thường xuất hiệnsớm, thường thấy ở lứa tuổi dậy thì và thường đi kèm với chứng trầm cảm.Cũng như trong trường hợp rối loạn chán ăn, rối loạn thèm ăn liên quan tới sự
tự đánh giá bản thân thấp và hình ảnh cơ thể
Trầm cảm và tự sát:
Trước hết cần phân biệt tâm trạng u buồn thường thấy ở lứa tuổi thanhniên với rối loạn trầm cảm bệnh lý Ở lứa tuổi này, trầm cảm không chỉ biểuhiện qua rối loạn cảm xúc (khóc lóc, mất hứng thú, chán nản) mà nó còn cóthể biểu hiện qua những hành vi bất thường (ức chế, mệt mỏi khi hoạt động,mất hứng thú với các trò giải trí, xung động, có hành vi hung bạo…) haynhững rối loạn cơ thể (đau đầu, rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống…)
Một trong những nguyên nhân của trầm cảm ở tuổi 19 - 29 là do ở tuổinày thường dễ cảm thấy thất bại khi không đạt được lý tưởng của cái tôi quá cao
Rối loạn trầm cảm ở lứa tuổi này nếu không được nhận biết và canthiệp kịp thời dễ dẫn tới những ý tưởng tự sát và những hành vi nguyhiểm như: đe dọa, trao đổi, né tránh xung đột, đánh cuộc hoặc phó thácvào số phận
Trang 29- Trầm cảm và những hành vi nguy cơ: Thanh niên từ 19 đến 29 tuổi bịtrầm cảm, thường có những hành vi nguy hiểm, những hành vi này có thể gâythương tích hoặc gây nguy hiểm đến tính mạng của bản thân và có thể gây racho người khác Những hành vi này thường thể hiện sự lo âu, sợ hãi sâu sắc
và để chống lại sự lo sợ đó, người bệnh thường có những hành vi dưới nhiềuphương diện khác nhau như:
+ Chơi thể thao quá mức
+ Quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng bao cao su hoặc cácbiện pháp tránh thai gây nên nguy cơ mang thai ngoài ý muốn và nguy cơ lâynhiễm HIV hoặc các bệnh truyền nhiễm khác lây qua đường tình dục
+ Nghiện (ma tuý, rượu, Internet, cờ bạc): Thanh niên từ 19 – 29 bịtrầm cảm, thường có nguy cơ mắc nghiện cao Đặc biệt là nghiện ma tuý.Dokhi bị trầm cảm, thanh niên thường có hành vi muốn tìm cách chống lại sựbuồn chán, bế tắc và khó chịu, đồng thời muốn tạo ra sự thích thú thoải mái.Nhưng khi đó, thanh niên thường mất khả năng kiểm soát mặc dù nhận biếtđược hậu quả tiêu cực của hành vi này và dẫn đến nghiện Nghiện là nhữnghành vi nguy cơ đáng lo ngại nhất ở lứa tuổi này: nó ảnh hưởng sâu sắc tớicấu trúc tâm lý sau này ở tuổi trưởng thành
2.6 Các thang đánh giá trầm cảm
Có nhiều thang đánh giá trầm cảm đang được sử dụng như thang pháthiện trầm cảm Beck, thang đánh giá trầm cảm của Hamilton, thang đánh giátrầm cảm của Raskin, thang đánh giá trầm cảm Montgomery Asberge(MADRS) Trong số này có hai thang thông dụng thường được sử dụng ởViệt Nam là thang Beck, thang Zung để đánh giá lo âu (riêng thang Beck vàthang zung sẽ được đề cập chi tiết trong phần Đối tượng và Phương phápnghiên cứu)
Trang 30Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Địa điểm, thời gian nghiên cứu:
- Nghiên cứu được tiến hành tại:
+ Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia
+ Bệnh viện Tâm thần Hà nội
- Thời gian nghiên cứu từ tháng 06/2013 đến tháng 12/2013
2.2 Đối tượng nghiên cứu:
2.2.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhânnghiên cứu:
Nghiên cứu của chúng tôi bao gồm tất cả các bệnh nhân rối loạn trầm cảm
từ 19 đến 29 tuổi, đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm theo ICD-10(1992) [12] nằm điều trị nội trú tại VSKTT Quốc gia và BVTT Hà Nội Baogồm:
3 triệu chứng đặc trưng:
+ Khí sắc trầm
+ Mất mọi quan tâm và thích thú
+ Giảm năng lượng dẫn đến mệt mỏi và giảm hoạt động
7 triệu chứng phổ biến:
+ Giảm sút sự tập trung và sự chú ý
+ Giảm sút tính tự trọng và lòng tin
+ Những ý tưởng bị tội và không xứng đáng
+ Nhìn vào tương lai ảm đạm và bi quan
+ Ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát
Trang 31+ Rối loạn giấc ngủ
+ Ăn ít ngon miệng
- Thời gian tồn tại ít nhất 2 tuần
* Tiêu chuẩn xác định các mức độ trầm cảm:
Trầm cảm nhẹ:
+ Có ít nhất 2 triệu chứng đặc trưng của trầm cảm
+ Có ít nhất 2 triệu chứng phổ biến khác
+ Không có triệu chứng nào ở mức độ nặng
+ Thời gian tối thiểu của các triệu chứng phải là 2 tuần
+ Bệnh nhân khó tiếp tục công việc hàng ngày và hoạt động xã hội,nhưng có khả năng không dừng hoạt động hoàn toàn (Có hoặc không có cáctriệu chứng cơ thể)
+ Thời gian tối thiểu của các triệu chứng phải là 2 tuần
+ Bệnh nhân khó khăn để tiếp tục hoạt động xã hội, nghề nghiệp hoặccông việc gia đình (Có hoặc không có các triệu chứng cơ thể)
Trầm cảm nặng:
+ Có cả 3 triệu chứng đặc trưng của trầm cảm
+ Có ít nhất 4 triệu chứng phổ biến khác
+ Một số triệu chứng phải đặc biệt nặng
+ Thời gian kéo dài của các triệu chứng ít nhất là 2 tuần, nhưng các triệuchứng nặng và khởi phát rất nhanh thì có thể làm chẩn đoán này trước 2 tuần
Trang 32+ Bệnh nhân ít có khả năng tiếp tục được công việc xã hội, nghề nghiệphoặc công việc gia đình (Có hoặc không có các triệu chứng cơ thể).
+ Trầm cảm nặng không có triệu chứng loạn thần: không có các triệuchứng hoang tưởng, ảo giác hoặc sững sờ trầm cảm
+ Trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần: có các hoang tưởng, ảo giáchoặc sững sờ trầm cảm Hoang tưởng, ảo giác có thể phù hợp hoặc không phùhợp với rối loạn khí sắc
* Tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm tái diễn:
Các bệnh nhân phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chẩn đoán RLTC Tái diễncủa ICD-10, mục F33 chương F3
Biểu hiện đặc trưng bởi sự lặp đi lặp lại những giai đoạn trầm cảm đã được biệtđịnh như giai đoạn trầm cảm nhẹ (F32.0), giai đoạn trầm cảm vừa (f32.1) hoặcgiai đoạn trầm cảm nặng (F32.3)
Ít nhất có 2 giai đoạn kéo dài tối thiểu 2 tuần lễ và phải cách nhau nhiều thángkhông có rối loạn khí sắc đáng kể Bao gồm các nhóm nhỏ sau;
- Rối loạn trầm cảm tái diễn, hiện tại giai đoạn nhẹ
Có đủ tiêu chuẩn cho một rối loạn trầm cảm tái diễn và giai đoạn hiện nay phảiđáp ứng đủ tiêu chuẩn cho giai đoạn trầm cảm nhẹ
- Rối loạn trầm cảm tái diễn, hiện tại giai đoạn vừa
Có đủ tiêu chuẩn cho một rối loạn trầm cảm tái diễn và giai đoạn hiện nay phảiđáp ứng đủ tiêu chuẩn cho giai đoạn trầm cảm vừa
- Rối loạn trầm cảm tái diễn, hiện tại giai đoạn nặng không có các triệu chứngloạn thần
Có đủ tiêu chuẩn cho một rối loạn trầm cảm tái diễn và giai đoạn hiện nayphải đáp ứng đủ tiêu chuẩn cho giai đoạn trầm cảm nặng không kèm theo cáctriệu chứng loạn thần
- Rối loạn trầm cảm tái diễn, hiện tại giai đoạn nặng có các triệu chứng loạnthần
Có đủ tiêu chuẩn cho một rối loạn trầm cảm tái diễn và giai đoạn hiện nayphải đáp ứng đủ tiêu chuẩn cho giai đoạn trầm cảm nặng có kèm theo các triệuchứng loạn thần (có các hoang tưởng, ảo giác hoặc sững sờ trầm cảm)
Trang 33Áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán các mức độ trầm cảm theo ICD-10.
* Tiêu chuẩn chẩn đoán RLCXLC hiện tại giai đoạn trầm cảm:
Bệnh nhân được chẩn đoán là trầm cảm trong RLCXLC đáp ứng đầy đủ cáctiêu chuẩn chẩn đoán của ICD -10 (1992) ở các thể :
- Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn trầm cảm nhẹ hoặc vừa (F31.3).+ Giai đoạn hiện tại phải có đầy đủ các tiêu chuẩn cho một giai đoạn trầm cảmnhẹ hoặc vừa (F32.0; F32.1)
+ Phải có ít nhất một giai đoạn rối loạn cảm xúc hưng cảm nhẹ, hưng cảm hoặchỗn hợp trong quá khứ
- Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn trầm cảm nặng không có cáctriệu chứng loạn thần (F31.4)
+ Giai đoạn hiện tại phải có đầy đủ các tiêu chuẩn của của một giai đoạntrầm cảm nặng không có các triệu chứng loạn thần (F32.2)
+ Phải có ít nhất một giai đoạn rối loạn cảm xúc hưng cảm nhẹ, hưng cảmhoặc hỗn hợp trong thời gian trước đây
- Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn trầm cảm nặng có các triệuchứng loạn thần (F31.5)
Giai đoạn hiện tại phải có đầy đủ các tiêu chuẩn cho một giai đoạn trầmcảm nặng có các triệu chứng loạn thần (F32.3)
+ Phải có ít nhất một giai đoạn rối loạn cảm xúc hưng cảm nhẹ, hưngcảm hoặc hỗn hợp trong quá khứ
* Thời gian nghiên cứu: chúng tôi tiến hành thu thập bệnh nhân từ tháng
06/2013 đến tháng 12/2013.
* Các bệnh nhân trên đều tự nguyện tham gia vào nhóm nghiên cứu và
được sự đồng ý của gia đình.
2.2.2 Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân:
Trang 34Không đưa vào nghiên cứu những trường hợp sau:
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia vào nhóm nghiên cứu hoặc khôngtuân thủ các yêu cầu của nhóm nghiên cứu
- Trầm cảm sau phân liệt
- Rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm
- Các bệnh nhân không đáp ứng đủ tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn trầmcảm theo ICD-10
- Loại trừ những bệnh nhân trầm cảm do căn nguyên thực tổn và nghiệnchất
- Bệnh nhân chậm phát triển tâm thần
- Trầm cảm do thuốc: Một số thuốc có thể gây rối loạn trầm cảm nhưcorticoid, α-Methyldopa …
2.3 Phương pháp nghiên cứu:
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu:
- Sử dụng nghiên cứu mô tả cắt ngang, quan sát, mô tả các triệu chứngtrầm cảm phù hợp với mục tiêu nghiên cứu
2.3.2.Cỡ mẫu nghiên cứu:
Cỡ mẫu được tính theo công thức “Ước tính một tỉ lệ trong quần thể”[Error: Reference source not found] (15 hà)
n =
Trong đó:
n : là cỡ mẫu nghiên cứu
Trang 35p : là tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn trầm cảm biểu hiện bằng 3 triệu chứngđặc trưng là: Khí sắc trầm, mất mọi quan tâm thích thú, giảm nănglượng theo nghiên cứu trước đó = 90% (2005) [59]
α : ước tính trong nghiên cứu = 0,05 ứng với độ tin cậy là 95%
Z2 - α / 2 : là hệ số tin cậy = 1,96 (với α = 0,05)
ε: khoảng sai lệch mong muốn giữa mẫu và quần thể Ước tính = 0,95
Do vậy n tối thiểu = 43
Như vậy cỡ mẫu tối thiểu cần thiết cho nghiên cứu này là 43 bệnh nhân.Nghiên cứu của chúng tôi gồm 45 bệnh nhân
2.3.3 Công cụ thu thập thông tin để chẩn đoán và đánh giá
- Bảng phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 (ICD - 10F) mục chẩn đoánrối loạn trầm cảm
- Sử dụng bệnh án nghiên cứu theo mẫu thiết kế chi tiết
- Dùng test Beck để đánh giá mức độ trầm cảm:
Đây là thang đánh giá để khảo sát các RLTC (Beck DepressionInventory - BDI) Thang đánh giá này do A.T Beck và cộng sự giới thiệunăm 1974 từ những quan sát lâm sàng bệnh nhân trầm cảm, được Tổ chức Y
tế Thế giới (WHO) thừa nhận để đánh giá trạng thái trầm cảm và hiệu quả củacác phương pháp điều trị
Trắc nghiệm có 21 mục, bao gồm 95 mục nhỏ thể hiện trạng thái cảmxúc của đối tượng với 4 mức độ được ghi điểm từ 0 đến 3 Tổng số điểm:
21 x 3 = 63
Phân tích kết quả: ≤ 13 điểm : Không có trầm cảm
14 - 19 điểm : Trầm cảm nhẹ
20 - 29 điểm : Trầm cảm vừa
Trang 36≥ 30 điểm : Trầm cảm nặng
- Dùng test Zung để đánh giá lo âu: Trắc nghiệm có 20 mục, thể hiện tình trạng lo âu của đối tượng với 4 mức độ, được ghi điểm từ 1 đến 4 Tổng số điểm là 20 x 4 = 80
Phân tích kết quả: 0 – 50 điểm: Không lo âu
° Tiếp xúc: phỏng vấn trực tiếp người bệnh, người thân trong gia đình
- Tiếp xúc với người bệnh để thăm khám lâm sàng, khai thác bệnh sử, các biểuhiện lâm sàng, các vấn đề liên quan đến bệnh, hướng dẫn làm các trắc nghiệmtâm lý
- Tiếp xúc với người chăm sóc (bố, mẹ, anh chị em, bạn bè thân …) để khai thác vềcác biểu hiện bệnh, tiền sử và các vấn đề về gia đình, các vấn đề ở trường học, cácbiến cố liên quan đến người bệnh và các biểu hiện lâm sàng…
°Tham khảo và trao đổi với các bác sỹ khác trong khoa và cán bộ tâm
lý về các vấn đề của người bệnh
2.3.4.2 Phương pháp cận lâm sàng:
Trang 37Sử dụng các trắc nghiệm tâm lý phục vụ cho chẩn đoán bệnh, đánh giá
sự tiến triển của bệnh bao gồm:
- Trắc nghiệm Beck: Để đánh giá trầm cảm và các mức độ trầm cảm
- Thang đánh giá lo âu Zung để đánh giá rối loạn lo âu
2.3.5 Các biến số và chỉ số nghiên cứu:
- Các biến số độc lập: Tuổi, giới, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, tìnhtrạng hôn nhân, tiền sử, hoàn cảnh kinh tế
- Các biến số phụ thuộc: các đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm
2.3.5.1.Biến số khảo sát về đặc điểm chung của bệnh nhân
- Đặc điểm về tuổi
- Đặc điểm về giới: Nam, nữ
- Tình trạng hôn nhân: có gia đình, độc thân, ly hôn, ly thân, goá bụa
- Trình độ học vấn: Đại học - cao đẳng, trung học phổ thông, trung học
cơ sở, tiểu học
- Đặc điểm về nghề nghiệp: cán bộ công chức, công nhân, nông dân, tự
do, sinh viên
- Tiền sử gia đình: có người bị tâm thần (RLTC, RLCXLC, Tâm thầnphân liệt, rối loạn tâm thần khác)
- Đặc điểm về tuổi khởi phát, tuổi tại thời điểm nghiên cứu
- Thời gian mắc bệnh (từ lúc khởi phát đến thời điểm nghiên cứu): tínhbằng năm
2.3.5.2 Các biến số khảo sát về đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở lứa tuổi 19 – 29.
• Đặc điểm lâm sàng trước khi nhập viện:
- Lý do đến khám bệnh
- Thời gian từ khi bắt đầu cấc triệu chứng bệnh đến khi biểu hiện bệnh rõ ràng
- Tính chất khởi phát bệnh cấp tính hay từ từ
Trang 38- Các chẩn đoán ở tuyến trước
- Đặc điểm các biểu hiện lâm sàng ở giai đoạn sớm của bệnh
• Đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở tuổi 19 – 29
- Ảnh hưởng của rối loạn trầm cảm đến học tập, công việc
Đánh giá các biểu hiện lâm sàng ở giai đoạn toàn phát: Các triệu chứngcủa trầm cảm (các triệu chứng chủ yếu, các triệu chứng phổ biến, đặc điểmcác triệu chứng cơ thể của trầm cảm)
+ Các biến số về hoang tưởng ảo giác, các rối loạn hành vi, rối loạn lo âu + Ý tưởng và hành vi tự sát
• Đặc điểm cận lâm sàng
- Kết quả trắc nghiệm Beck
- Kết quả trắc nghiệm Zung
2.3.5.3 Các yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm ở độ tuổi từ 19 – 29.
- Tiền sử người mẹ trong quá trình mang thai
- Tiền sử phát triển và bệnh tật, khả năng thích nghi
- Tính cách
- Tiền sử gia đình; Bệnh nặng, mạn tính, bệnh tâm thần
- Tình trạng kinh tế và các mối quan hệ trong gia đình của người bệnh
- Tìm hiểu hoàn cảnh sống; chăm sóc, ngược đãi, phân biệt đối xử,lạm dụng
- Tìm hiểu các mối quan hệ của người bệnh: Quan hệ với các thànhviên trong gia đình, quan hệ với bạn bè thầy cô giáo, quan hệ vớiđồng nghiệp
- Các yếu tố liên quan đến nhà trường: áp lực học tập, áp lực liên quanđến các kỳ thi
- Các yếu tố xã hội: không có việc làm, mất việc làm, thu nhập không
ổn định, tính chất công việc căng thẳng…
Trang 39- Tìm hiểu một số vấn đề khác; lạm dụng chất gây nghiện, ham mêInternet, các biến cố xảy ra đối với người bệnh (chuyển trường,thất tình ….)
2.3.6 Kỹ thuật thu thập thông tin:
- Phỏng vấn trực tiếp người bệnh, người nhà hoặc người thân về tìnhhình bệnh tật của người bệnh để thu thập thông tin về quá trình bệnh lý cũngnhư tiền sử của người bệnh
- Khám lâm sàng chi tiết và toàn diện về tâm thần, thần kinh và nội khoa
- Tham khảo ý kiến bác sỹ tại phòng bệnh, hội chẩn để làm chẩn đoánxác định khi cần thiết
- Theo dõi diễn biến bệnh hàng ngày
- Ghi chép một cách chi tiết vào hồ sơ bệnh án của bệnh nhân trongsuốt quá trình điều trị tại bệnh viện
Trang 402.5 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
- Thông báo rõ mục đích nghiên cứu với bệnh nhân và gia đình bệnhnhân và chỉ đưa vào danh sách nghiên cứu khi được sự đồng ý của họ
- Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đồng ý tự nguyện tham gia nghiêncứu và có quyền rút khỏi nghiên cứu không cần phải giải thích lý do
- Các thông tin do đối tượng nghiên cứu cung cấp được đảm bảo giữ bí mật
- Đây là nghiên cứu mô tả, không can thiệp nên mọi chỉ định dùngthuốc đều do bác sỹ điều trị quyết định theo tình trạng của người bệnh
- Những kết quả nghiên cứu, ý kiến đề xuất, giải pháp can thiệp được
sử dụng vào mục đích nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho lứa tuổi từ
19 – 29